Xu Hướng 6/2023 # Tiểu Buốt Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Như Thế Nào? # Top 11 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tiểu Buốt Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Như Thế Nào? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Tiểu Buốt Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai

Tiểu buốt khi mang thai có thể do 2 nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân bệnh lý và không phải do bệnh lý. Cụ thể như sau:

Phụ nữ đang trong thời gian mang thai thường có nhu cầu vệ sinh nhiều hơn, thường xuyên hơn do nội tiết tố trong cơ thể đào thải và tạo nên nhu cầu lớn. Có thể thấy đây là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường bởi trong thơi gian này, tử cung của các mẹ bầu càng ngày càng lớn do thai nhi phát triển lại nằm ở vị trí tiểu khung nên có thể sẽ đè lên bàng quang gây ra hiện tượng mắc tiểu nhiều lần và một số trường hợp gây ra tiểu buốt, tiểu rắt.

Tình trạng tiểu buốt có thể xuất phát từ những nguyên nhân là các bệnh lý, sau đây là các bệnh lý mà thưởng gặp nhất ở chị em phụ nữ đang mang thai:

Nhiễm khuẩn thông thường: các mẹ bầu gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn thông thường thì các dấu hiệu lâm sàng thường không mấy rõ ràng, nhưng khi xét nghiệm nước tiểu thấy vi khuẩn. Trường hợp này làm người bệnh khó phát hiện ra bệnh để điều trị sớm.

Viêm bàng quang cấp: tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu sẫm và cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi là những biểu hiện điển hình của bệnh lý này. Protein âm tính sẽ là kết quả khi các mẹ bầu đi thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

Viêm thận – bể thận cấp: Toàn thân của thai phụ sẽ rét run, có hiện tượng sốt, mạch đập nhanh, đau vùng hạ vị và thắt lưng đặc biệt là phía bên phải. Kèm theo đó là chứng rối loạn tiểu tiện, đi tiểu buốt khi có thai ở trường hợp này là rất nguy hiểm.

Các bệnh lây qua đường tình dục: vi khuẩn lậu là bệnh lây qua đường tình dục nhiều nhất và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu buốt. Ngoài ra, mụn rộp sinh dục cũng là nguyên nhân gây ra tiểu buốt khi mới mang thai. Để khắc phục thì quan hệ tình dục an toàn là biện pháp hiệu quả nhất.

Chứng tiểu buốt khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Khi quá trình mang thai được bắt đầu, đây là lúc sẽ đánh dấu sự suy giảm và rối loạn nội tiết tố, khả năng miễn dịch cũng như kháng viêm bị giảm sút, dẫn tới các hiện tượng viêm nhiễm đường sinh dục gây ra chứng tiểu buốt, khó khăn trong việc tiểu tiện và các bệnh về đường sinh dục. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày…

Trong trường hợp các mẹ bầu không may mắc phải các bệnh lý, các nguy hại không chỉ dừng lại ở những phiền toái, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày mà hơn thế nữa, nếu tình trạng này duy trì trong một thời gian dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng, ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi. Đã có rất nhiều các mẹ bầu phải đối mặt với tình huống dọa sảy thai, sinh non, sảy thai hay thai chết lưu trong bụng. Ngoài ra, khi các mẹ bầu gặp phải những viêm nhiễm nhưng chưa được điều trị triệt để, khi sinh thường có thể dẫn tới tình trạng lây lan viêm nhiễm sang cho con và khiến trẻ đối diện với các nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh cực kì nguy hiểm.

Làm sao để cải thiện được tình trạng tiểu buốt khi mang thai?

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, trong thời gian mang thai để có thể phòng tránh hoặc cải thiện được tình trạng tiểu buốt thì nữ giới cần chú ý những vấn đề sau:

Cần bổ sung thêm các nhóm rau, củ, quả, các thực phẩm giàu chất xơ…

Nên uống đủ ít nhất 1 lít nước mỗi ngày

Tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ vùng kín, vệ sinh đúng cách

Hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tuyết đối không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê trong khoảng thời gian này…

Khi buồn tiểu hãy đi tiểu ngay, không nên nhịn tiểu

Khi mắc các triệu chứng tiểu buốt nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm định khi chưa có ý kiến, chỉ định từ các bác sĩ.

Phụ nữ mang thai điều trị tiểu buốt ở đâu uy tín và an toàn ?

Nếu chị em đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội hoặc ở các tỉnh lân cận thì  phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một trong những địa chỉ hỗ trợ chữa trị ngứa âm đạo và tiểu buốt uy tín mà chị em có thể lựa chọn. Đây là một cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng cao đã được Sở Y Tế Hà Nội công nhận và cấp phép hoạt động về các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, điều trị các diện bệnh phụ khoa – nam khoa, các bệnh lý xã hội lây truyền qua đường quan hệ tình dục…

Hiện nay, tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế các bác sĩ chuyên khoa áp dụng chữa trị tình trạng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai rất hiệu quả bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp. Theo đó, sau khi thăm khám và dựa theo từng trường hợp bệnh lý cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc Tây y chuyên khoa hoặc áp dụng các biện pháp ngoại khoa phù hợp để tiêu viêm, loại bỏ tận gốc các tác nhân gây bệnh và cải thiện triệu chứng hiệu quả. Những loại thuốc này không hề có hại và ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, do các tác nhân gây bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và tái phát cao khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, sau khi áp dụng các phương pháp trên, tại phòng khám người bệnh còn được cho sử dụng thêm thuốc chuyên khoa Đông Y do các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền tại phòng khám trực tiếp kê đơn và được áp dụng theo đúng tiêu chuẩn mô hình Y Tế Xanh trong việc chữa trị bệnh với ưu điểm:

Giảm tác dụng phụ của thuốc tây y trong chữa trị. Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tăng cương hệ miễn dịch, sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật

Hỗ trợ chữa trị hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Cân bằng nội tiết tố, môi trường âm đạo.

Hạn chế tối đa khả năng tái phát của bệnh.

Tại đây là nơi tập trung của đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề vững vàng trực tiếp thực hiện khám chữa bệnh. Với đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng, đảm bảo vệ sinh và điều kiện vô trùng đạt chuẩn. Cùng cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, dịch vụ y tế chuyên nghiệp. Thủ tục khám chữa bệnh nhanh gọn không mất thời gian chờ đợi. Thông tin cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối, chi phí niêm yết giá công khai minh bạch phù hợp với quy định của bộ y tế.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – Địa chỉ 12 – 14 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Tư vấn Online [TẠI ĐÂY]

Hotline (miễn phí, 24/7): (024) 38.255.599 – 083.66.33.399

Tin mới cập nhật: chương trình ưu đãi đặc biệt, dành cho bệnh nhân đăng kí mã số khám online:

MIỄN PHÍ khám lâm sàng

Giảm 10% chi phí điều trị

Giảm 15% chi phí thủ thuật

Gói khám phụ khoa: 286.000đ

Gói khám nam khoa: 289.000đ

Đăng ký ngay:  TẠI ĐÂY! để được nhận mã số khám ưu tiên (Hiệu lực 1 tuần kể từ ngày đăng kí)

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – 12 Kim Mã- Ba Đình– Hà Nội. Làm việc từ 8h – 20h tất cả các ngày trong tuần (Cả thứ 7, chủ nhật).

Tiểu Buốt Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tiểu buốt ở bà bầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Hiện nay, không ít phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu buốt khi mang thai. Tình trạng này khiến các chị em vô cùng lo lắng và không biết phải làm thế nào. Để có những thông tin chi tiết nhất về chứng bệnh này, mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết này. 

Nguyên nhân phụ nữ bị tiểu buốt khi mang thai

Thực tế, tiểu buốt là trạng thái bình thường ở phụ nữ mang thai. Lúc này cơ thể người mẹ có lượng hormone HCG tăng cường đào thải làm chúng ta có cảm giác muốn đi tiểu, từ đó sinh ra chứng tiểu buốt.

Hơn nữa, bào thai trong bụng luôn phát triển mỗi ngày, việc này tạo ra các áp lực chèn lên bàng quang người mẹ. Do đó, phụ nữ mang bầu cũng dễ dàng gặp phải chứng tiểu buốt, muốn đi tiểu dù trong bàng quang đang không có nước.

Người phụ nữ có thể mắc chứng tiểu buốt khi mang thai tháng đầu hoặc vào thời kỳ cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, các bà bầu cũng cần chú ý theo dõi cơ thể, bởi tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác.

Tiểu buốt ở bà bầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Tiểu buốt có thể là sự thay đổi sinh lý bình thường của người mẹ, cũng có thể là lời cảnh báo cho những chứng bệnh nguy hiểm. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai bị tiểu buốt, rất có thể bạn đã mắc phải một số chứng bệnh sau đây.

Người mẹ bị mắc các căn bệnh xã hội

Tiểu buốt khi mang thai có thể là do bạn đã mắc một số chứng bệnh xã hội khá nguy hiểm như bệnh lậu. Đây là căn bệnh do các song cầu lậu gây ra. 

Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và làm người mắc phải bệnh bị tự ti trong đời sống vợ chồng. Người bệnh cũng gặp phải không ít khó khăn trong các sinh hoạt hàng ngày. Người bị lậu chắc chắn sẽ gặp phải chứng tiểu buốt khi mang bầu.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mắc phải bệnh mụn rộp sinh dục do virus HSV gây ra. Virus này cũng lây nhiễm thông qua đường tình dục tương tự như bệnh lậu.

Bệnh phụ khoa

Ở một số căn bệnh phụ khoa như: Viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm âm đạo,… Mẹ bầu cũng có thể xuất hiện tình trạng tiểu buốt.

Ở thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và rất nhạy cảm. Hệ miễn dịch hay sức đề kháng đều bị suy giảm, do đó các chị em sẽ dễ mắc các chứng bệnh phụ khoa hơn. 

Chứng viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng cũng như sức khỏe của người mẹ. Hơn nữa, phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ mang thai còn có thể khiến trẻ nhỏ sinh ra dễ mắc các chứng bệnh về da liễu. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường, người mẹ nên sớm đến các bệnh viện để điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng đường tiểu

Triệu chứng tiểu buốt ở bà bầu còn có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Các số liệu từ các cơ quan y tế cho biết, có đến hơn 50% phụ nữ khi mang thai bị tiểu buốt do đường tiểu nhiễm trùng. Đây có thể coi là bệnh lý phổ biến nhất gây ra tiểu buốt.

Các vi khuẩn qua niệu đạo và xâm nhập vào bàng quang gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Khi người bệnh không chữa trị kịp thời sẽ làm các cơ quan tại thận, niệu đạo chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Viêm bàng quang cấp

Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang cấp. Bệnh lý này khiến cho bàng quang của bà bầu bị tổn thương, hoặc do thai nhi phát triển lớn dần lên gây chèn ép lên tử cung và tử cung lại chèn ép lên bàng quang. Lúc này, bàng quang bị kích thích sẽ dẫn đến tình trạng thường xuyên muốn đi tiểu, nhưng lượng nước tiểu khá ít, tiểu rắt, tiểu không tự chủ và có cảm giác buốt rát khi tiểu.

Viêm thận – bể thận cấp

Viêm thận – bể thận cấp cũng có thể xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ. Lúc này toàn thân mẹ bầu sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, mạch đập nhanh, rét run, vùng hạ vị và thắt lưng đau, kèm theo đó là chứng tiểu buốt, tiể rắt, cảm giác đau âm đạo khi đi tiểu.

Tiểu buốt ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Tiểu buốt khi mang thai sẽ không nguy hiểm nếu đó là triệu chứng sinh lý bình thường. Tuy vậy, nếu triệu chứng này xuất hiện do các bệnh lý chúng tôi chia sẻ bên trên, người mẹ không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm tới cả 2 mẹ con như:

Gây ra nhiều phiền toái, khó chịu và bất tiện cho mẹ bầu trong sinh hoạt hàng ngày, gây ảnh hưởng tới tâm lý, tinh thần của mẹ.

Tiểu buốt khi mang thai có thể là lời cảnh báo cho nhiều bệnh lý và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi

Nghiêm trọng hơn nếu tiểu buốt là dấu hiệu của bệnh phụ khoa thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, thai lưu, sảy thai,…

Mức độ nguy hiểm mà mỗi người gặp phải sẽ khác nhau. Khi phát hiện chứng tiểu buốt do các bệnh lý, các bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Việc điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Trẻ khi sinh ra cũng không gặp phải các gián đoạn trong quá trình phát triển.

Chứng tiểu buốt có thể xảy ra ở đầu hoặc cuối thai kỳ. Các chị em không nên có tâm lý chủ quan, thờ ơ trước những thay đổi của cơ thể. Chúng ta cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng để có cách chăm sóc, bảo vệ cơ thể thật tốt.

Các triệu chứng của bệnh

Người mẹ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu hơi ngả vàng, màu đục và có mùi lạ.

Âm đạo của mẹ bầu có mùi khó chịu, dịch có màu.

Mẹ bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày, có thể tiểu ra máu và có biểu hiện sốt nhẹ.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu buốt khi mang thai

Các cách chữa tiểu buốt cho bà bầu cần phải dựa trên cơ sở tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Xác định đúng nguyên do sẽ giúp các bác sĩ chữa trị bệnh chính xác và đạt hiệu quả cao nhất.

Tây y điều trị chứng tiểu buốt

Khi phụ nữ trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng thuốc Tây y cần cẩn trọng hơn rất nhiều để không gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường ở trẻ. Vẫn có một số loại thuốc chữa tiểu buốt được chỉ định sử dụng cho mẹ bầu, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Các bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh không gây ảnh hưởng xấu cho bào thai như: Penicillin, Amoxicillin hay Erythromycin,…Đây là thuốc được sử dụng khi người mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu.

Với phụ nữ bị mắc các chứng bệnh xã hội sẽ có rất nhiều nguy hiểm. Ở trường hợp này, các bác sĩ luôn khuyến các bệnh nhân điều trị dứt điểm bệnh trước khi có kế hoạch mang thai. 

Phương pháp chữa tiểu buốt khi mang thai trong Đông y

Đông y có rất nhiều bài thuốc giúp điều trị chứng tiểu buốt, đặc biệt ở phụ nữ đang trong thai kỳ. Các bài thuốc sử dụng những vị thuốc an toàn, lành tính, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy với các bài thuốc này, các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Bài thuốc 1: Các bạn chuẩn bị các vị thuốc trúc diệp, ngọn cam thảo, sinh địa, cùng một chút mộc thông và mạch môn đông. 

Cách sử dụng:

Mẹ bầu đem thuốc sắc với 700 – 800ml nước cho đến khi thuốc ngả màu đậm. 

Phần nước thuốc thu được các bạn uống hết trong ngày. Mỗi ngày 1 thang thuốc, duy trì liên tục sẽ giúp người mẹ nhanh chóng cải thiện chứng tiểu buốt.

Bài thuốc 2: Trong bài thuốc này có trạch tả, sinh địa, tâm thảo, cùng với vị ngân hoa, cam thảo, hắc chi tử.

Cách sử dụng:

Các vị thuốc trên bạn mang sắc cùng 1 lít nước. Nước thuốc khi đã cạn còn khoảng ⅓, chúng ta chắt ra và uống 2 bữa trong ngày.

Mỗi ngày người bệnh uống 1 thang, thuốc nên uống khi còn ấm và không để qua ngày hôm sau.

Bài thuốc 3: Mẹ bầu cải thiện tiểu buốt nhờ các vị thuốc như mạch môn đông,  tri mẫu, đan bì, trạch tả, sơn thù du với liều lượng theo đơn đã kê.

Cách sử dụng:

Bạn mang các vị thuốc này sắc cùng 1000ml nước cho đến khi thuốc cạn còn khoảng 1 bát con.

Người mang thai duy trì uống thuốc đều đặn hàng ngày cho đến khi hết liệu trình để đạt kết quả tốt nhất.

Cách chữa tiểu buốt cho phụ nữ mang thai trong dân gian

Cùng với Tây y, Đông y, dân gian cũng có một số bài thuốc trị tiểu buốt tại nhà khá hiệu quả. Các chị em có thể tham khảo một số công thức sau đây.

Bí đao: Bí đao là loại thực phẩm quen thuộc của rất nhiều gia đình. Bên cạnh đó, bí còn là vị thuốc quen thuộc giúp người bệnh nhuận tiểu, điều chỉnh co giãn ở bàng quang. Phụ nữ khi mang thai bị tiểu buốt có thể sử dụng bí xanh để luộc ăn kèm cơm hoặc uống nước bí nguyên chất. 

Bột sắn dây: Bột sắn dây nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, điều hòa khí huyết cơ thể và đặc biệt có lợi cho phụ nữ đang mang thai. Mẹ bầu sử dụng bột sắn dây thường xuyên sẽ giúp cân bằng khu tiết, đẩy lùi chứng tiểu buốt hiệu quả. Chị em chỉ cần hòa bột sắn dây với nước ấm để uống hàng ngày, sau một thời gian kiên trì sử dụng sẽ thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt.

XEM THÊM

Top 15 cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất mà khá hiệu quả

Lá mồng tơi: Bên cạnh việc chế biến mồng tơi thành các món ăn canh giải nhiệt mát lành, mồng tơi còn được tận dụng để chữa tiểu buốt cho bà bầu. Các bạn chỉ cần rửa sạch mồng tơi và nấu với nước lọc. Chúng ta chắt phần nước uống hàng ngày sẽ làm chứng tiểu buốt, tiểu rắt thuyên giảm rõ rệt. 

Nghiêng người về phía trước khi tiểu: Động tác này giúp cho lượng nước tiểu trong bàng quang dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Đồng thời nó còn đảm bảo sau mỗi lần tiểu bàng quan hoàn toàn trống rỗng, nhờ đó mà giảm bớt được tần suất đi tiểu của bà bầu.

Uống đủ nước: Nhiều bà bầu khi đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt thì thường uống ít nước lại vì nghĩ sẽ ít đi tiểu hơn. Nhưng đây lại là một suy nghĩ sai lầm, bởi thực tế trong suốt thời gian thai kỳ, cơ thể thai phụ luôn cần một nguồn cung cấp nước ổn định. Do vậy các mẹ vẫn cần uống nước như bình thường nhưng nên uống nhiều vào ban ngày và hạn chế khi đi ngủ để đảm bảo cho giấc ngủ được trọn vẹn.

Các lưu ý cho mẹ bầu khi mắc chứng tiểu buốt

Mẹ bầu không tùy ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự tư vấn, chỉ định từ các bác sĩ. Sử dụng thuốc tùy thiện có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi.

Các bạn cần chú ý lựa chọn đế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiếu yếu. Mẹ bầu cần hạn chế các thức ăn cay nóng hay các chất kích thích.

Việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín cũng là yếu tố mẹ bầu cần chú ý. Các bạn lựa chọn đồ lót có chất liệu mềm mịn, thông thoáng tốt để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập.

Các chị em cần chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết hợp xét nghiệm nước tiểu để có thể kịp thời phát hiện các bệnh lý.

Tiểu Buốt Khi Mang Thai Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi từ ngoại hình đến sức khỏe. Một trong những thay đổi về sức khỏe khi mang thai đó là xuất hiện tình trạng tiểu buốt. Đi kèm cùng tiểu buốt là tiểu rắt.

Lý giải về tình trạng này, các chuyên gia y tế cho biết: Khi mang thai, lượng hormone HCG tăng cường đào thải qua thận khiến mẹ bầu thường muốn đi tiểu, gây nên triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.

Ngoài ra, do em bé phát triển từng ngày, đè lên bàng quang cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngay cả khi bàng quang không có nước, nhưng việc tử cung to dần cũng khiến chị em khi mang thai luôn buồn tiểu, tiểu buốt tiểu rắt.

Mặc dù luôn buồn tiểu nhưng khi đi vệ sinh lượng nước tiểu rất ít, thậm chí chỉ vài giọt, kèm theo đó là cảm giác đau buốt.

Hiện tượng này thường xuất hiện ở đầu và cuối thai kỳ. Tuy nhiên đó chỉ là nguyên nhân sinh lý, tiểu buốt ở bà bầu cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy khi chị em thấy tiểu buốt tiểu rắt cùng một số triệu chứng khác lạ cần đi khám ngay, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tiểu buốt khi mang thai là bệnh gì?

Như đã nói ở trên, tiểu buốt khi mang bầu có thể là do sự thay đổi nội tiết tố. Nhưng tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý gây nên chứng tiểu buốt ở chị em khi có thai như: Bệnh xã hội, viêm đường tiết niệu, hoặc các bệnh về phụ khoa. Cụ thể:

Phụ nữ mang thai mắc bệnh xã hội

Bệnh lậu là bệnh xã hội nguy hiểm, do các vi khuẩn song cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lậu là thường lây qua đường tình dục. Bệnh lậu khiến cho bạn luôn tự ti, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày cũng như đời sống tình dục vợ chồng. Không chỉ vậy bệnh lậu là căn bệnh xã hội với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Và đây cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang bầu.

Cùng với bệnh lậu, mụn rộp sinh dục cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang thai. Nguyên nhân gây ra mụn rộp sinh dục chính là virus Herpes Simplex Virus (HSV).

Virus HSV chia làm 2 loại: HSV1 (gây mụn rộp sinh dục phần thân trên như ngực, môi, má, cánh tay…) và HSV2 (gây mụn rộp sinh dục phần thân dưới như chân, cơ quan sinh dục…). Giống như bệnh lậu, mụn rộp sinh dục cũng lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn.

Tiểu buốt khi mang thai do mắc bệnh phụ khoa

Viêm âm đạo, viêm vùng chậu hay viêm cổ tử cung,… là các căn bệnh phụ khoa thường gặp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng tiểu buốt khi mang bầu.

Cơ thể phụ nữ khi mang thai rất nhạy cảm, sức đề kháng và hệ miễn dịch trong giai đoạn này đều giảm. Đây chính là yếu tố khiến chị em khi mang thai dễ mắc các bệnh về phụ khoa. Ngoài ra, việc vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh phụ khoa.

Nguyên nhân gây ra các bệnh như: Viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung hay viêm âm đạo… thường do vi khuẩn Bacterial Vaginosis hoặc nấm Candida gây nên. Mắc các bệnh phụ khoa khi mang thai thường đem đến nhiều nguy hiểm.

Cụ thể, bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu, sinh hoạt vợ chồng. Ngoài ra việc viêm âm đạo cũng khiến em bé khi sinh ra hay mắc các bệnh về da liễu như viêm da cơ địa. Chính vì vậy ngay khi phát hiện bất thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Nhiễm trùng đường tiểu gây tiểu buốt khi mang thai

Theo số liệu thống kê, có đến 60% chị em phụ nữ khi bị tiểu buốt khi mang thai do nhiễm trùng đường tiểu. Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiểu buốt khi mang thai.

Vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thông qua niệu đạo gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan sang các cơ quan khác như niệu quản, thận,… gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Triệu chứng bệnh tiểu buốt khi mang thai

Tiểu buốt khi mang thai có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Khi tiểu buốt đi kèm cùng các triệu chứng sau chị em nên đến bệnh viện kiểm tra ngay, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi:

Nóng rát khi đi tiểu

Nước tiểu đục màu, hơi vàng và có mùi lạ

Sốt nhẹ

Âm đạo tiết dịch có màu và mùi khó chịu

Tiểu rắt

Tiểu nhiều lần

Tiểu ra máu

Bị tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Như đã nói ở trên, tiểu buốt khi mang thai nếu là hiện tượng sinh lý do cơ thể thay đổi sẽ không nguy hiểm. Trong trường hợp này, các chị em chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên tiểu buốt khi mang thai do nguyên nhân bệnh lý nếu không được điều trị sẽ gây ra biến chứng, nguy hiểm đến mẹ và bé.

Tiểu buốt khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Tiểu buốt khi mang thai tháng đầu là tình trạng nhiều chị em gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt những tháng đầu thai kỳ. Vì vậy mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau.

Trong trường hợp tiểu buốt khi mang thai do nội tiết thay đổi, gây nóng trong người, sẽ không nguy hiểm. Với trường hợp này chị em cần thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ, vitamin B, C và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng tiểu buốt.

Với nguyên nhân bệnh lý, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé trong giai đoạn phát triển về sau.

Tiểu buốt khi mang thai tháng cuối có ảnh hưởng gì không?

Tiểu buốt không chỉ xảy ra ở đầu thai kỳ, những tháng cuối của thai kỳ chị em cũng thường gặp tình trạng này. Theo đó, vào những tháng cuối, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống dưới, gây chèn ép lên bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu buốt tiểu rắt.

Mặc dù vậy cũng không thể loại trừ khả năng tiểu buốt do bệnh lý. Các bệnh gây nên tiểu buốt khi mang thai tháng cuối như: Viêm âm đạo, bệnh xã hội, nhiễm trùng đường tiểu,… Bệnh nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có nguy cơ dẫn đến sảy thai, sinh non.

Dù tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai ở đầu hay cuối thai kỳ, mẹ bầu cũng nên lưu ý và nhanh chóng đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và sự phát triển của bé.

Cách chữa đi tiểu buốt ở phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia y tế, để điều trị tiểu buốt khi mang thai cần dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Việc điều trị sẽ hiệu quả hơn khi xác định được nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào nguyên nhân gây ra tiểu buốt khi mang thai các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Một số cách chữa tiểu buốt khi mang thai như:

Phương pháp nội khoa trị tiểu buốt ở bà bầu

Với các chị em đang có thai, phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh (nội khoa) sẽ khác hơn so với người bình thường. Bởi dùng thuốc sẽ phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên vẫn có những loại thuốc dành cho mẹ bầu, vì vậy chị em có thể yên tâm chữa trị.

Nếu mẹ bầu bị tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiểu điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh không gây hại cho thai nhi như: Amoxicillin, erythromycin hoặc penicillin.

Tiểu buốt do viêm bể thận hoặc viêm thận, mẹ bầu sẽ phải xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh. Dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị.

Tiểu buốt khi mang bầu do các bệnh xã hội là tình trạng nguy hiểm nhất. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị dứt điểm trước khi sinh để tránh nguy hiểm đến thai nhi.

Khi đi tiểu nghiêng người về phía trước

Đây là phương pháp được các bác sĩ hướng dẫn khi mẹ bầu gặp tình trạng tiểu buốt. Nghiêng người về phía trước giúp cho nước tiểu trong bàng quang được thải hết ra ngoài. Điều này giúp chị em mang thai cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu buốt.

Tập Kegel lúc bị tiểu buốt khi mang bầu

Nếu bạn đang gặp tình trạng tiểu buốt khi mang thai có thể tập các bài Kegel. Đây là các bài tập giúp tăng sức mạnh các cơ vùng xương chậu, cải thiện tiểu buốt.

Các thực hiện:

Các chị em thực hiện co cơ âm đạo (giống như nhịn tiểu) và giữ trong 10 giây.

Nghỉ 10 giây rồi tiếp tục lặp đi lặp lại 10 lần.

Khi đã quen dần với bài tập, bạn có thể tăng số giây mỗi lần thực hiện. Ví dụ như giữ trong 15 giây mỗi lần. 25 – 30 giây được đánh giá là thời gian tốt nhất cho mỗi lần thực hiện.

Lưu ý: Tuyệt đối không tập khi đang đi tiểu vì nó có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách chữa tiểu buốt cho bà bầu bằng bài thuốc Đông y

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị: Sinh địa, mạch môn đông, ngọn cây cam thảo, mộc thông, trúc diệp mỗi loại 9g.

Cách làm: Đem các thảo dược kể trên sắc lấy nước uống trong ngày. Ngày uống 1 thang.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị: Sinh địa, bạch thược và ngân hoa mỗi loại 12g. Phục linh, trúc diệp, hắc chi tử, hoàng cầm, trạch tả và xa tiền thảo mỗi loại 9g. Cùng với 5 cọng đăng tâm thảo và cam thảo 6g.

Cách thực hiện: Các loại thảo dược trên đem sắc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị: Thông thảo, thăng ma, nhân sâm và hoàng kỳ mỗi loại 9g. Tế tân, đăng tâm thảo, đương quy mỗi loại 6g. Cùng với 12g mạch môn đông, 15g hoạt thạch, 4g cam thảo.

Cách thực hiện: Đem các loại thảo dược trên sắc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang để chữa đái buốt ở phụ nữ.

Bài thuốc số 4

Chuẩn bị: Bạch truật, nhân sâm, thăng ma và tang phiêu sao mỗi loại 9g. Cùng với mạch môn đông và hoàng kỳ mỗi loại 15g.

Cách thực hiện: Các loại thảo dược đã kể trên đem sắc lấy nước uống. Ngày 1 thang.

Bài thuốc số 5

Chuẩn bị: Hoàng bá, tri mẫu, trạch tả, phục linh, hoài sơn, sơn thù du, đan bì và mạch môn đông mỗi loại 9g. Cùng với sinh địa và xa tiền tử mỗi loại 21g.

Cách thực hiện: Đem tất cả số thảo dược đã chuẩn bị trên sắc nước uống. Ngày 1 thang.

Trị tiểu buốt bằng mẹo dân gian

Ngoài phương pháp uống thuốc Tây y và Đông y, ngày nay khá nhiều chị em đã áp dụng các mẹo dân gian để trị tiểu buốt tại nhà khi mang thai.

Một số mẹo dân gian chị em mang thai có thể tham khảo như:

Chị em chuẩn bị 1 nắm rau sam tươi (hoặc cây chua me đất). Đem nắm rau sam tươi đã rửa sạch đun cùng nước. Số nước thu được chia làm 3 phần bằng nhau và uống trong ngày.

Đem sắn dây hòa với nước để uống. Đây là mẹo đơn giản nhưng công dụng nó mang lại rất cao.

Rau mồng tơi trị tiểu buốt khi mang thai. Chị em rửa sạch rau mồng tơi, và luộc chín. Sau đó lọc bỏ phần bã, lượng nước thu được hòa chung với nước đun sôi để nguội. Uống nước rau mồng tơi trong ngày, không để qua đêm.

Cỏ phượng vĩ và nước vo gạo trị tiểu buốt khi mang bầu. Theo đó chị em chuẩn bị khoảng 30g cỏ phượng vĩ và nước vo gạo khoảng 500ml. Tiếp đến đem cỏ phượng vĩ và nước vo gạo đun sôi đến khi cô lại còn khoảng 200ml. Nước thu được uống trong ngày.

Mẹ bầu lưu ý gì khi bị tiểu buốt

Các chị em đang mang thai bị tiểu buốt không nên quá hoang mang, giữ tâm lý thoải mái. Đồng thời đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Khi bị tiểu buốt, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều sau:

Không tùy ý sử dụng thuốc trị tiểu buốt. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến mẹ và bé khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời các loại thuốc kháng sinh có thể không phù hợp với người có thai cũng gây nguy hiểm.

Để điều trị đạt kết quả tốt nhất, chị em cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Để phòng ngừa tiểu buốt khi mang có thai, các chị em nên thay đổi chế độ ăn uống. Bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau củ quả, vitamin B, C…

Hạn chế các loại thức ăn đồ cay nóng

Không uống đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà,…

Nên uống nhiều nước, ít nhất 2l nước/ngày. Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ, hạn chế việc tiểu đêm.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Luôn giữ vùng kín khô thoáng.

Mặc những loại đồ lót có chất liệu mềm mại, thoáng khí.

Không được nhịn tiểu. Dù tình trạng tiểu buốt tiểu rắt khiến chị em khó chịu, nhưng nhịn tiểu sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Quan hệ tình dục an toàn. Trước và sau khi quan hệ cần rửa sạch vùng kín.

Thăm khám định kỳ. Thường 3 tháng nên xét nghiệm nước tiểu 1 lần.

Tiểu buốt khi mang thai là hiện tượng thường gặp, và sẽ biến mất sau khi sinh con. Chính vì vậy chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để yên tâm rằng mình không mắc bệnh gì nguy hiểm chị em có thể đến các bệnh viện để thăm khám.

Phụ Nữ Mang Thai Đi Tiểu Buốt Có Nguy Hiểm Không?

Hiện tượng mang thai đi tiểu buốt là triệu chứng thường gặp ở nhiều mẹ bầu trong giai đoạn thai nghén. Trong thai kỳ, sự gia tăng kích thước của tử cung dẫn tới sự chèn ép lên bàng quang, ngăn cản sự lưu thông nước tiểu gây tiểu buốt ở mẹ bầu. Tình trạng này có thể kèm theo các triệu chứng khác như tiểu rắt, tiểu nhiều lần hay nhỏ giọt, gây sự khó chịu và mệt mỏi cho mẹ bầu.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan khi gặp trường hợp này, vì rất có thể chứng tiểu buốt này là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường bị rối loạn nội tiết tố, hệ thống miễn dịch cũng bị giảm sút nên dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm, tiểu buốt. Những biến chứng viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Một số nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang thai

– Nhiễm trùng đường tiểu: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tiểu buốt. Sự nhiễm trùng có thể xảy ra ở niệu đạo, bàng quang, thận… do sự xâm nhập của vi khuẩn thông qua niệu đạo. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận ở mẹ bầu.

– Bệnh xã hội lây qua đường tình dục: Một số bệnh như bệnh lậu, Chlamydia, herpes sinh dục. Những loại bệnh này có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục dẫn đến hiện tượng đi tiểu buốt.

Cách khắc phục khi mang thai đi tiểu buốt

Mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau để có thể giảm hiện tượng mang thai đi tiểu buốt:

– Mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm nước tiểu định kỳ 3 tháng 1 lần.

– Mẹ bầu không nên nhịn tiểu

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể trong ngày, bổ sung thêm những loại thức uống có tính mát.

– Mẹ nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục

– Luôn vệ sinh cơ quan sinh dục và thân thể sạch sẽ để tránh hiện tượng viêm nhiễm.

Lưu ý: Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm nhiễm thì cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và nhận điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Buốt Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Như Thế Nào? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!