Bạn đang xem bài viết Tiểu Nhắt Khi Có Thai – Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện tượng tiểu nhắt khi có thai là gì?
Tiểu nhắt là hiện tượng thường gặp hầu hết ở phụ nữ mang thai. Đây là dấu hiệu cho bạn biết rằng thai kỳ của mẹ bầu đã bắt đầu. Khi có thai, tần suất đi tiểu của bà bầu sẽ cao gấp 3 lần so với ngày thường.
Tiểu nhắt là hiện tượng thường gặp khi mang thai
Nhưng tiểu nhắt được xem là bình thường với một tần suất ổn định, nếu vượt quá thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên phụ nữ mang thai cần hết sức lưu ý tới vấn đề này.
Nguyên nhân gây tiểu nhắt cho bà bầu
Tiểu nhắt khi có thai là hiện tượng bình thường nhưng có thể là bất thường khi xác định đúng nguyên nhân gây ra.
Áp lực lên bàng quang
Khi cơ thể mang thai, trọng lượng và kích thước cơ thể sẽ ngày một tăng lên khi em bé ngày một phát triển. Tùy vào từng thời điểm mà số lần đi tiểu của bà bầu sẽ thay đổi theo. Cụ thể:
Vào 3 tháng giữa thai kỳ: Kích thước tử cung tăng nhưng vì có sự nâng đỡ của xương chậu nên không gây nhiều áp lực lên bàng quang. Vì thế nhu cầu đi tiểu cũng giảm xuống.
Vào 3 tháng cuối thai kỳ: Lúc này em bé đã xoay đầu và chuẩn bị ra đời nên gây một lực lớn áp lực lên bàng quang khiến bà bầu đi tiểu nhiều hơn.
Dư thừa chất lỏng
Lượng máu trong thời kỳ mang thai sẽ tăng cao tới 50% so với lúc bình thường. Thế nên buộc thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc và đào thải chất lỏng dử thừa ra ngoài. Điều này khiến lượng nước tiểu tăng lên và khiến thai phụ đi tiểu thường xuyên.
Nội tiết tố thay đổi
Chính sự hoạt động của hóc môn hCG trong thai kỳ làm bà bầu đi tiểu nhắt khi có thai. Hóc môn này khiến lượng máu chảy về nhiều hơn ở thận, tử cung và vùng chậu. Bàng quang vì thế bị chèn ép và làm tăng nhu cầu đi tiểu.
Bàng quang hoặc đường tiết niệu bị nhiễm trùng
Nếu cơ thể thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang không sớm điều trị dứt điểm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả là bà bầu đi tiểu nhiều, nước tiểu kèm máu, nóng rát hay cảm thấy đau đớn khi tiểu. Nguy hiểm hơn tình trạng này có thể khiến sảy thai hoặc sinh non.
Thai nhi càng lớn sẽ càng gia tăng lực ép lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều
Khắc phục tình trạng tiểu nhắt khi có thai
Để hạn chế việc đi tiểu nhiều mà vẫn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Trước khi ngủ không uống quá nhiều nước
Trước giờ đi ngủ nên hạn chế nạp chất lỏng vào cơ thể nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước. Chuyên gia cho rằng mỗi phụ nữ mang thai có thể uống khoảng 8 – 10 ly nước lọc hoặc các loại đồ uống khác mỗi ngày cho các hoạt động sống của cơ thể.
Nhìn vào nước tiểu bạn có thể biết được bản thân đã uống đủ nước hay chưa. Nếu màu nước tiểu vàng nhạt hoặc trong, chứng tỏ đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu có màu đục hoặc vàng đậm thì bạn phải bổ sung thêm lượng nước cần uống mỗi ngày.
Không sử dụng các sản phẩm có tác dụng lợi tiểu
Tiểu nhắt khi có thai là hiện tượng bình thường. Trong thai kỳ bà bầu cần tránh sử dụng các loại nước có công dụng lợi tiểu như nước ngọt, cà phê, trà…
Hết sức chúi người về phía trước khi đi tiểu
Khi đi tiểu, bạn hãy cố gắng chúi người về phía trước để tạo lực ép lên bàng quang. Như thế lượng nước tiểu trong bàng quang sẽ bị ép hết ra ngoài, điều này cũng kéo giãn khoảng cách thời gian dài hơn giữa các lần đi tiểu.
Khi có nhu cầu cần đi tiểu ngay
Nếu có cảm giác buồn tiểu, hãy đi ngay chứ không được nhịn. Lý do là vì việc nhịn tiểu lâu ngày sẽ làm cơ sàn chậu bị suy yếu và kết quả là tiểu không tự chủ. Tốt nhất là khi có nhu cầu thì cứ đi.
Nên đi tiểu trước khi ngủ để giảm thiểu tình trạng tiểu nhắt khi có thai
Đi tiểu trước khi ngủ
Trước khi lên giường đi ngủ nên cố gắng đi tiểu. Lưu ý rằng nhà vệ sinh hay quãng đường tới nhà vệ sinh phải kê tấm lót chống trơn trượt, không chứa vật cản và cần có đèn chiếu sáng để đảm bảo an toàn.
Tập Kegel
Phụ nữ mang thai thực hiện tập Kegel sẽ giúp cơ sàn chậu được khỏe mạnh, chống đỡ được sức nặng của thai nhi giúp giảm thiểu chèn ép lên bàng quang.
Mặt khác bài tập này rất đơn giản, có thể thực hiện bất cứ lúc nào và rất hiệu quả với những người sau sinh muốn nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Như vậy tiểu nhắt khi có thai là một hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, thai phụ cũng nên kiểm tra và xác định xem việc đi tiểu nhiều là do mang thai hay vì mắc bệnh lý để sớm có phương pháp xử lý.
Ngoài ra để quá trình mang thai an toàn và khỏe mạnh, hãy tìm cho mình một địa chỉ thăm khám uy tín, nơi sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn và cung cấp các dịch vụ chất lượng như: khám thai định kỳ, soi cổ tử cung, xét nghiệm tiền sản, HPV định tuýp…
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA
– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM
– Hotline: 098 367 88 72
– Email: phongkhamana@gmail.com
Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Đầu, Nguyên Nhân Và 5 Cách Xử Lý Hiệu Quả
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu trong thai kỳ
Nga Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do tâm trạng lo âu, căng thẳng:
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bắt đầu xuất hiện các hormone thai kỳ (hay còn gọi là progesterone) khiến cho tâm trạng người mẹ trở nên cực kỳ nhạy cảm. Mẹ sẽ dễ cảm thấy lo âu, bực bội hay nóng giận vì những chuyện dù là nhỏ nhặt.
Ngoài ra, những lo lắng thường trực về sự phát triển của con, những kế hoạch của mẹ sau khi sinh con, các mối quan hệ gia đình Nga xã hội chồng chéo, phức tạp cũng có thể ảnh hưởng xấu tới tâm lý của mẹ bầu, từ đó dẫn đến căng thẳng và gây ra chứng mất ngủ cho bà bầu.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do tâm trạng lo âu, căng thẳng
Nga Mẹ bầu gặp phải vấn đề về tiêu hóa: Trong suốt thai kỳ, việc thai nhi ngày càng phát triển to dần khiến dạ dày bị chèn ép, đồng thời thức ăn bị đẩy ngược lên trên thực quản. Thêm nữa, hệ tiêu hóa của mẹ bầu cũng hoạt động kém hơn trong thời gian thai kỳ dẫn đến tình trạng thức ăn không tiêu được mà bị ứ đọng tại dạ dày lâu ngày, gây ra các triệu chứng như: khó tiêu, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón.
Nga Mẹ gặp vấn đề về hô hấp: Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, việc thay đổi hormone khiến cho hơi thở của người mẹ trở nên chậm và sâu hơn, dẫn đến cảm giác hít thở cũng trở nên khó khăn.
Trong những giai đoạn sau, khi dạ con đã xâm lấn và chèn ép lên và cản trở hoạt động của cơ hoành, khiến cho thai phụ càng cảm thấy khó thở hơn. Hàm lượng carbon dioxide trong máu giảm thấp xuống khiến cho mẹ bầu cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày, trong đó có giấc ngủ.
Nga Thai nhi đang phát triển ngày một lớn: Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu ngày càng lớn khiến cho người mẹ khó mà tìm được tư thế ngủ thoải mái mà vẫn giữ được an toàn cho trẻ, do đó dẫn đến chứng mất ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái vì đây là tư thế phù hợp nhất.
Nga Nhịp tim tăng nhanh trong 3 tháng đầu: Trong suốt quá trình mang thai, tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường để bơm máu tới dạ con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ ở thai phụ.
Nhịp tim tăng nhanh khiến mẹ bầu bị mất ngủ trong 3 tháng đầu
Nga Thường xuyên tiểu đêm và hàm lượng urê tăng:
Trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ, thận phải làm việc nhiều hơn từ 30 – 50% so với bình thường, dẫn đến tình trạng hàm lượng urê trong cơ thể tăng cao và bàng quang của mẹ cũng chứa nhiều nước tiểu hơn.
Ngoài ra, khi tử cung phát triển lớn hơn sẽ chèn ép bàng quang, gây khó chịu và mẹ buộc phải tiểu tiện thường xuyên, kể cả ban đêm dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc ở những phụ nữ mang thai.
Nga Ốm nghén gây mất ngủ: Những tháng đầu tiên mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều xuất hiện triệu chứng ốm nghén khó chịu như: mệt mỏi, uể oải, chán ăn, buồn nôn,… Việc cơ thể luôn cảm thấy không thoải mái cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị mất ngủ.
Nga Chuột rút và đau lưng khiến mẹ bầu mất ngủ:
Chuột rút ở đùi, bắp chân thường xuất hiện đột ngột rồi chuyển hóa thành những cơn đau dai dẳng khi mang thai khiến cho giấc ngủ ban đêm của mẹ bầu bị gián đoạn. Hiện tượng này thường diễn ra trong 3 tháng đầu và cả những tháng cuối thai kỳ.
Một nguyên nhân khác cũng dễ gây ra tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu là do bụng ngày càng lớn, chân và lưng của mẹ bầu sẽ phải chịu sức nặng của cơ thể lớn hơn, dẫn đến tình trạng đau lưng trong 3 tháng đầu khi mang thai.
Chuột rút và đau lưng khiến mẹ bầu mất ngủ trong 3 tháng đầu
Nga Mất ngủ do thiếu vitamin B: Cơ thể mẹ bầu thiếu vitamin B trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc ở trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung thêm hàm lượng vitamin B cho cơ thể. Tuy nhiên mẹ lưu ý nên uống vào sáng sớm, tránh uống vào buổi tối trong các trường hợp bổ sung bằng viên uống.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu, phải làm sao?
Khi gặp khó khăn trong việc dỗ giấc ngủ cho bản thân, mẹ bầu có thể cân nhắc và làm theo một số gợi ý sau đây để phòng tránh tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu:
Nga Hạn chế lượng caffein hấp thụ vào cơ thể: Những thức uống phổ biến như trà, cà phê, ca cao,… đều có chứa một hàm lượng đáng kể chất caffeine. Việc tiêu thụ một trong những loại thức uống này vào buổi tối sẽ khiến mẹ bầu thức giấc “chong chong” cả đêm.
Nga Tắm nước ấm chữa mất ngủ: Mẹ bầu tắm nước ấm trước khi ngủ sẽ hỗ trợ thư giãn cơ bắp sau 1 ngày dài hoạt động vô cùng mỏi mệt. Ngoài ra, các mẹ bầu còn có thể ngủ ngon hơn khi các cơn đau nhức mỏi ở cơ bắp đã được làm vơi bớt phần nào sau khi tắm nước ấm.
Nga Dùng đến gối để kê chân: Mẹ bầu nên đặt thêm một chiếc gối vào giữa hai đầu gối cũng như phía kế bên bụng để có được một giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, mẹ có thể đầu tư một khoản tiền nho nhỏ để sắm cho mình một chiếc gối ôm chuyên dụng dành cho bà bầu (khoảng trên dưới 500K). Đây là sản phẩm được thiết kế vô cùng đặc biệt, nhằm hỗ trợ cho chị em phụ nữ mang thai trong việc nghỉ ngơi thoải mái hơn.
Nga Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu là tập thể dục đều đặn: Các mẹ bầu hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Mẹ có thể đi bộ, thiền hoặc tập yoga. Việc vận động cơ thể thường xuyên sẽ giúp giải phóng các hormone có lợi, đồng thời giảm căng thẳng và bớt khó chịu, từ đó giúp cho mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.
Các mẹ bầu hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục
Nga Tắt hết các thiết bị điện tử: Thiết bị điện tử và cả sóng điện từ cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trí của chúng ta bằng cách làm căng thẳng và gây gián đoạn giấc ngủ. Do vậy, mẹ bầu hãy cố gắng không sử điện thoại, tắt hết laptop, máy tính bảng hoặc tắt nguồn cục phát Wifi ít nhất trong vòng một giờ trước khi đi ngủ.
Nga Làm gì đó nếu như mẹ không thể ngủ: Nếu mẹ bầu đã cố gắng vẫn không thể ngủ, hãy ra khỏi giường và thử đọc một cuốn sách, nghe 1 bản nhạc hoặc làm bất cứ điều gì khác để có khả năng khiến cho năng lượng cạn dần. Ngoài ra, các bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc tập thở khi mang thai 3 tháng đầu cũng sẽ giúp cho cơn buồn ngủ đến với mẹ bầu nhanh hơn đấy.
Nga Ngủ vào bất kỳ thời điểm nào: Mẹ bầu nên tranh thủ chợp mắt vào ban ngày hay bất cứ khi nào có thể. Việc đi ngủ quá sớm vào buổi tối hoặc cố tình “ngủ nướng” vào buổi sáng cũng là một ý tưởng khá hay bởi sẽ giúp cho mẹ bầu có thêm thời gian nghỉ ngơi, bù lại thời gian mất ngủ vào buổi tối trước đó.
Nga Tạo ra không gian ngủ phù hợp: Vào ban đêm, mẹ hãy tạo điều kiện thư giãn cho tâm trí dễ dàng đi vào giấc ngủ bằng cách bật điều hòa trước khi ngủ khoảng 10 phút để phòng ngủ được mát mẻ. Có thể kéo rèm hoặc đóng kín cửa sổ lại sẽ giúp tạo thêm sự yên tĩnh cho không gian ngủ.
Nga Hãy uống trà thảo mộc để dễ ngủ hơn: Mẹ bầu có thể thử các loại trà như:
Trà hoa cúc: Trong hoa cúc có chứa một chất chống oxy hóa được gọi là apigenin, có khả năng giúp bà bầu nhanh đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, việc uống trà hoa cúc còn có thể giúp mẹ bầu ngủ sâu và ngon hơn.
Mẹ bầu hãy uống trà thảo mộc để dễ ngủ hơn
Trà hoa oải hương: Từ lâu, tác dụng thư giãn của loài hoa oải hương đã được nhiều người biết đến. Mặt khác, việc uống trà hoa oải hương cũng có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở những mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ hoặc bị rối loạn giấc ngủ do quá lo lắng.
Trà bạc hà chanh: Bạc hà chanh hay còn gọi là trà lá tía tô đất có tác dụng làm dịu căng thẳng và giúp giảm bớt sự cáu kỉnh, xua tan lo lắng, cho mẹ bầu ngủ ngon hơn.
Kết luận
Tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu khiến nhiều chị em bị suy nhược cơ thể, thai nhi chậm tăng cân. Vì vậy, các mẹ bầu cần chú ý thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để cải thiện giấc ngủ của mình trong suốt thai kỳ.
Nguyên Do Dây Chằng Bị Yếu Khi Mang Thai Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
Yếu dây chằng khi mang thai là vấn đề mẹ bầu thường gặp khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này, sự phát triển của em bé sẽ khiến tử cung của mẹ lớn dần lên, dây chằng sẽ bị căng ra dẫn đến các cơn đau như đau bụng dưới hoặc đau lưng.
Vì sao dây chằng bị yếu khi mang thai?
Dây chằng là một nhóm mô xơ cứng có vai trò hỗ trợ hoạt động của cơ bắp cũng như nâng đỡ các cơ quan nội tạng. Dây chằng còn có bên trong tử cung của mẹ, lúc này dây chằng được gắn vào mỗi bên của tử cung và bên thành khung xương chậu. Khi tử cung to lên, dây chằng theo đó cũng bị giãn ra, dẫn đến tình trạng dây chằng bị yếu khiến mẹ bị đau nhức.
Đau nhức dây chằng thường xuất hiện khi mẹ bầu bước sang giai đoạn mang thai 3 tháng giữa. Cơn đau dây chằng thường ở mức độ nhẹ và tần suất ít. Tuy nhiên, ở 3 tháng cuối thai kỳ, lúc này thai nhi đã phát triển hơn thì mức độ đau càng nặng và tần suất xuất hiện càng nhiều.
Biểu hiện của dây chằng bị yếu khi mang thai
Dây chằng bị yếu khi mẹ bầu mang thai sẽ gây ra những cơn đau cho mẹ. Đau dây chằng thường là những cơn đau ở phần bụng dưới. Có khi đau dây chằng diễn ra ở sâu bên trong háng hoặc kéo dài lên trên và ra phía ngoài hông. Đôi khi cơn đau còn diễn ra ở vùng khung xương chậu hoặc đùi, lưng và vùng bụng mẹ. Các cơn đau gây ra cảm giác nề ở vùng đau. Kèm theo đó là sự đau nhói khi mẹ thay đổi tư thế.
Mẹ bị yếu dây chằng khi mang thai sẽ gây ra đau âm ỷ hoặc đau nhói trong các trường hợp:
Bị khi đột ngột thay đổi vị trí
Đau khi giữ ở một vị trí quá lâu như đứng hoặc ngồi quá lâu
Vận động, đi lại nhiều dẫn đến cơn đau
Bị đau khi làm việc quá tải
Mức độ đau sẽ nặng hơn khi sinh con nhiều lần
Nếu mẹ bầu thấy các cơn đau dây chằng xuất hiện cùng với triệu chứng đau dữ dội, kéo dài, chảy máu, sốt, ớn lạnh, co thắt, ói mửa… thì cần đến ngay bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Lúc này có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Mẹ cần phải làm gì khi bị yếu dây chằng?
Chú ý tư thế nằm
Khi bị yếu dây chằng dẫn đến tình trạng bị đau, mẹ nên nằm nghỉ tại chỗ. Mẹ cần chờ cho cơn đau qua đi mới tiếp tục làm việc. Nếu mẹ bầu bị đau dây chằng trong lúc ngủ, mẹ hãy nằm nghiêng về bên không đau. Đồng thời, mẹ nên cong đầu gối về phía bụng, kê gối bên dưới bụng, giữa hai chân và đằng sau lưng để giảm áp lực của dây chằng.
Chườm khăn nóng
Trong trường hợp bị đau quá, mẹ có thể chườm nóng bằng khăn nhúng nước ấm để làm dịu các cơn đau. Mẹ nên lưu ý đến nhiệt độ của nước, mẹ không nên chườm quá nóng. Ngoài ra mẹ bầu cũng không nên chườm quá lâu, làm ảnh hưởng tới nhiệt độ của vùng bụng.
Sử dụng đai đỡ bụng
Mẹ nên sử dụng đai đỡ bụng bầu khi phải đứng, ngồi lâu hay di chuyển nhiều. Đai đỡ bụng bầu sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực của bụng bầu lên dây chằng. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng đai quá nhiều.
Việc sử dụng dây đai đỡ bụng quá nhiều sẽ khiến dây chằng, cơ lưng hông hoạt động ít đi. Điều đó gây ra hậu quả về vấn đề trương lực sau sinh của mẹ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng dây.
Tập thể dụng nhẹ nhàng
Mẹ bầu tập thể dục khi mang thai cũng là cách giảm đau dây chằng hiệu quả. Khi mẹ tập thể dục sẽ giúp các cơ, dây chằng khỏe và co giãn tốt hơn. Trong thai kỳ, mẹ nên tập một vài môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, bơi, đi bộ. Mẹ đừng quên khởi động các cơ và khớp thật cẩn thận và linh hoạt.
Mẹ có cần gặp bác sĩ khi bị yếu dây chằng lúc mang thai?
Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu bất thường như: đau dây chằng càng ngày càng nhiều, xuất hiện nhiều hơn 4 cơn cơ thắt trong 1 giờ, đau lưng dưới hoặc gia tăng áp lực ở vùng xương chậu, chảy máu, ra máu hoặc dịch âm đạo tiết ra quá nhiều thì lúc này mẹ cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.
Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị yếu dây chằng trong quá trình mang thai. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường. Hiện tượng này chứng tỏ em bé trong bụng mẹ đang ngày một phát triển lớn hơn. Tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan. Yếu dây chằng sẽ gây ra những cơn đau, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của mẹ. Mẹ nên theo dõi các cơn đau để có thể có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Buồn Bực Chân Tay Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Bước vào thai kỳ, bà bầu thường cảm thấy buồn bực chân tay khi mang thai giống như bị kiến bò, kim châm rất khó chịu. Cần phải “thanh toán” tình trạng này nhanh chóng để trả lại sự thoải mái cho các mẹ bầu.
Từ tháng thứ 5-6 thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh do vậy gây ra sự chèn ép các mạch máu khiến cho tuần hoàn máu bị ảnh hưởng nên gây ra hiện tượng buồn bực chân tay ở bà bầu.
Nếu thai phụ lười vận động, tay chân bị chèn ép nhiều khi ngủ, chỉ ngủ một tư thế, ngồi xổm quá lâu… máu lưu thông kém.
Nhiều thai phụ còn có triệu chứng phù nề tay chân, có hiện tượng rãnh cổ tay bị sưng gây ra sự co kéo các dây thần kinh nên khiến cả bàn tay bị tê.
Ngoài ra, buồn bực chân tay khi mang thai còn do mẹ bầu thiếu canxi, trong cả thai kỳ lượng canxi cần bổ sung liên tục và tăng theo sự phát triển của bé.
Thai nhi phát triển sẽ rút canxi trong người mẹ ra sử dụng cho nên mẹ thiếu canxi. Nếu để kéo dài tình trạng này sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường cho bé sau khi sinh ra.
Một số nguyên nhân khác khiến bà bầu buồn bực chân tay là thiếu magie, axit folic, vitamin B1, B2… thiếu máu do thiếu sắt, thiếu nước, mỡ máu cao, đái tháo đường, béo phì,…
II – Cách giảm tình trạng buồn bực chân tay khi mang thai bằng tự nhiên
Hiện tượng bị tê buồn chân tay khi mang thai thường xuất hiện vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.
Một số mẹ bầu thường nằm 1 tư thế suốt đêm. Nhưng nếu thấy đau mỏi hãy thay đổi tư thế nằm để giảm sự khó chịu. Việc thay đổi tư thế nằm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm buồn tay chân khi mang thai.
Thai phụ lười vận động sẽ làm máu lưu thông kém, gây buồn tay chân khi mang bầu. Vì thế, để giảm tình trạng bị buồn chân tay khi mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, vừa sức, không ngồi hoặc nằm quá lâu ở một tư thế.
Nếu làm việc tại văn phòng bên máy vi tính nhiều bạn hãy dành thời gian khoảng 5-10 phút nghỉ giữa giờ để đi lại nhẹ nhàng.
Đồng thời, mẹ bầu nên tìm cho mình một môn thể thao phù hợp với sức khỏe chẳng hạn như đi bộ, yoga… điều này giúp tăng cường máu đến các bộ phận trong cơ thể, giảm buồn chân khi mang thai.
Mẹ bầu bị buồn bực chân tay có thể ngâm tay chân trong nước muối ấm trước khi đi ngủ.
Nước muối có tác dụng tăng lưu thông máu và làm ấm cơ thể. Vì thế, ngâm chân trong nước muối ấm 15 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu thư giãn, thoải mái và ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, sau khi ngâm tay chân, mẹ bầu có thể massage nhẹ nhàng để cảm thấy thư giãn hơn.
Bổ sung canxi đầy đủ với lượng phù hợp trong cả thai kỳ để bé phát triển toàn diện, mẹ khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp hoặc uống thuốc bổ sung canxi.
– Sữa và chế phẩm từ sữa: Đây là nguồn thực phẩm rất giàu canxi. Mẹ bầu có thể uống sữa hàng ngày để bổ sung canxi hoặc ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…
– Quả sung: Thật bất ngờ phải không mẹ? Nhưng quả sung cũng là một nguồn bổ sung canxi rất hợp lý trong thai kỳ đấy ạ. Ngoài ra, quả sung còn chứa rất nhiều chất xơ, ngăn ngừa triệu chứng táo bón khi mang thai.
– Quả chuối: Bên cạnh tăng cường sự tập trung của trí não, cung cấp Kali, chất điện phân, quả chuối còn giúp bổ sung canxi cho mẹ bầu.
– Rau cải chíp: Rau cải chíp chứa nhiều thành phần giúp bổ sung canxi cho mẹ. Đồng thời, rau cải chíp còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, Kali…
– Bột yến mạch: Trong các loại ngũ cốc, yến mạch chứa hàm lượng canxi dồi dào nhất. Do đó, mẹ có thể nấu cháo yến mạch với mè đen để bổ sung canxi hiệu quả hơn.
– Hạnh nhân: Theo nghiên cứu, 23 hạt hạnh nhân có thể cung cấp khoảng 75mg canxi. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng hạnh nhân ăn vặt để bổ sung thêm canxi.
– Đậu phụ: Đậu phụ cũng thuộc nhóm thực phẩm giàu canxi. Thậm chí, mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần ăn 2 miếng đậu phụ là có thể đáp ứng đủ nhu cầu canxi hàng ngày.
– Cua biển: Cua biển giúp bổ sung canxi, protein và ít chất béo, kẽm, vitamin C, vitamin A,…
– Cá mòi: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 85g cá mòi chứa 325mg canxi. Xương cá mòi chứa nhiều canxi nhất. Do đó, mẹ nên ăn cá mòi nguyên con.
Hàm lượng canxi cần bổ sung trong thai kỳ của mẹ bầu tùy thuộc vào từng thời kỳ: Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung 800mg canxi, 3 tháng giữa là 1000mg canxi và 3 tháng cuối là 1500mg canxi.
Bên cạnh ăn uống, bạn có thể uống viên canxi NextG Cal có kết hợp thêm vitamin D3 và K1, sản phẩm 3 trong 1 này sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng buồn bực chân tay khi mang thai do thiếu canxi hiệu quả.
PM NextG Cal 120mg là canxi hữu cơ nên dễ hòa tan và dễ hấp thu hơn canxi vô cơ, cung cấp cho mẹ bầu hàm lượng canxi vừa đủ, giảm tình trạng táo bón và lắng đọng canxi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Nhắt Khi Có Thai – Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!