Ăn Gì Để Chữa Táo Bón Cho Bà Bầu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Bị Táo Bón Nên Ăn Gì? Chữa Táo Bón Thai Kỳ

Thay đổi hormone khi mang thai

Thai nhi phát triển, chiếm chỗ trong ổ bụng gây chèn ép không gian đường tiêu hóa, thức ăn di chuyển chậm hơn.

Mẹ bầu lười vận động do cơ thể trở nên nặng nề, khó nhọc, chân sưng đau.

Ốm nghén trong 3 tháng đầu làm bà bầu nôn nhiều, mất nước khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả.

Bổ sung dinh dưỡng không đúng cách: nhiều mẹ khi mang thai đã bổ sung thật nhiều chất đạm để con phát triển tốt nhưng lại ăn không đủ chất xơ như rau xanh, trái cây gây nên tình trạng táo bón.

Hậu quả của việc sử dụng thuốc như canxi và sắt để cải thiện hệ xương và máu trong bà bầu và em bé. Tuy nhiên, nạp chất sắt quá nhiều trong cơ thể cũng là lý do gây nóng trong, táo bón khi mang thai. Thay vì vậy, mẹ bổ sung canxi bằng các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên.

Nguyên nhân bà bầu thường bị táo bón

Táo bón là bệnh lý mà ai cũng lo lắng nhưng thật không may là tình trạng này lại khá phổ biến với những phụ nữ mang bầu. Nguyên nhân là do:

Bà bầu ăn gì để không bị táo bón?

Thực phẩm giàu chất xơ giúp nhuận tràng như mồng tơi, rau đay, cải bó xôi, cà rốt, rong biển, bí đỏ, khoai lang, súp lơ xanh, ngũ cốc, mơ khô… Các loại quả như: Táo, cam, đu đủ chín, chuối, dâu tây, bưởi… Mẹ chỉ nên bổ sung từ từ, mỗi ngày tăng thêm một lượng nhỏ, tránh ăn cùng một lúc quá nhiều sẽ dễ bị đầy hơi.

Ăn 1 ly sữa chua mỗi ngày để tăng cường lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu.

Bên cạnh các món mà bà bầu ăn gì để không bị táo bón, mẹ nên chia khẩu phần ăn thành 4 – 6 bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ để việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Uống đủ từ 8 -10 ly nước, tương đương khoảng 2,5 -3 lít nước mỗi ngày dù mẹ có cảm thấy khát hay không.

Đồ ăn, gia vị cay nóng như tỏi, tiêu, ớt

Những thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao như mì tôm.

Thức ăn được chế biến bằng cách chiên xào nhiều dầu mỡ vì chúng khiến việc đi vệ sinh gặp khó khăn. Mẹ nên ưu tiên ăn các món luộc hoặc nấu canh.

Không uống các chất kích thích, có cồn như cà phê, rượu, bia, trà đặc vừa không tốt cho thai nhi lại khiến cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Cắt giảm liều lượng canxi và chất sắt: dù 2 chất này không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh nhưng một khi cơ thể không hấp thụ hết, chúng sẽ trở thành “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ táo bón khi mang thai. Mẹ chỉ nên bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ, ưu tiên chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột. Nếu muốn bổ sung sắt một cách an toàn, mẹ có thể tăng cường thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Bà bầu nên tránh ăn gì để không bị táo bón?

Giải pháp dinh dưỡng không làm mẹ nóng trong, táo bón

Chẳng những bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi, yến sào với 45 – 55% protein không béo, 18 loại axit amin cùng 31 loại vitamin khoáng chất thiết yếu sẽ làm da mẹ mịn màng, tươi trẻ, ngăn ngừa tình trạng nóng trong, nổi mụn, táo bón. Để tránh mua nhầm hàng giả, kém chất lượng gây ảnh hưởng sức khỏe, bạn nên lựa chọn mua tổ yến hoặc nước yến từ các thương hiệu chất lượng. 12 năm trong nghề sản xuất và chế biến tổ yến, Thượng Yến tự hào là công ty nghiên cứu, nuôi yến bằng công nghệ cao đạt chuẩn tự nhiên gần như duy nhất tại Việt Nam. Tổ yến (yến sào) 100% nguyên liệu nguyên chất được thu hoạch từ hệ thống nhà Yến, trải qua quá trình kiểm định gắt gao theo tỉ lệ kim cương cam kết sẽ làm khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng và nguồn gốc.

Sản phẩm gợi ý cho bạn

Trái với các loại nước yến công nghiệp có thể bảo quản lên đến 6 tháng, Thượng Yến là thương hiệu sản xuất yến chưng tươi thủ công, cam kết sử dụng 100% yến sào nguyên chất, không sử dụng phụ gia, chất bảo quản, chưng thủ công giúp giữ nguyên hương vị và độ mềm dẻo của tổ yến. Đặc biệt là khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng: 5gr, 15gr, 30gr yến tươi tương ứng với chai 70ml, 100ml, 300ml – mang đến hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.

Yến chưng tươi Thượng Yến có 12 vị tùy khách hàng chọn lựa dựa theo sở thích và nhu cầu như yến chưng táo đỏ, mật ong, hạt chia, hạt sen, lá dứa, gừng, sữa tươi, bạch quả, đường phèn, long nhãn, thập cẩm hoặc không đường. Thêm vào đó, khách có thể thêm bớt độ ngọt tùy ý.

Táo Bón Là Gì? Ăn Gì Cho Hết Táo Bón?

Táo bón là bệnh thường xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Khi bạn có chế độ sinh hoạt không phù hợp, ăn ít rau xanh, không cung cấp đủ nước cho cơ thể, có thói quen nhịn đi vệ sinh thì sẽ rất dễ bị mắc táo bón. Vậy táo bón là gì và làm thế nào để không bị táo bón? Hãy tham khảo bài viết sau.

Táo bón là bệnh gì?

Là tình trạng khó đại tiện, phải rặn khi đại tiện và khoảng cách giữa mỗi lần đại tiện kéo dài hơn mức bình thường. Khi bạn đại tiện ít hơn 3 lần trên tuần thì điều này đồng nghĩa là bạn đang bị táo bón. Nếu như bạn thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, thì táo bón sẽ tự hết. Nhưng với táo bón mạn tính cần phải có phương pháp điều trị và đây thương là triệu chứng của các loại bệnh khác (Polyp đại trực tràng,… thậm chí nguy hiểm như ung thư đại trực tràng)

Khi các cơ trong đại tràng co thắt chậm và kém, khiến thức ăn di chuyển chậm và mất đi nhiều nước hơn trong quá trình tiêu hóa thành phân. Khí đó, phân sẽ rắn lại và làm cho việc đi đại tiện cũng vì thế mà khó khăn hơn. Đó là nguyên lý gây ra táo bón.

Những nguyên nhân gây ra táo bón khác:

Ăn uống không bổ sung chất xơ, uống không đủ nước.

Lười vận động, ngồi nhiều cũng dễ gây ra táo bón

Nhịn đi vệ sinh khi cơ thể có nhu cầu

Mang thai cũng dễ gây ra táo bón

Triệu chứng nhận biết bị táo bón

Chúng ta có thể nhận biết mình có đang bị táo bón hay không qua các triệu chứng sau:

Đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần

Phân cứng, khô, có kích thước lớn nên khó đưa ra ngoài

Đại tiện ra máu

Chướng bụng đầy hơi

Đau bụng

Vẫn còn cảm giác muốn đại tiện sau khi đại tiện xong

Điều trị táo bón

Để điều trị bệnh táo bón thông thường khá đơn giản. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tập thể dục nhiều hơn, uống đủ nước (từ 1,5l – 2l nước) mỗi ngày, ăn nhiều các loại rau củ quả có tác dụng làm nhuận tràng: đu đủ, rau mồng tơi, chuối,…

Thuốc chữa táo bón

Thuốc trị táo bón tạo khối (metamucil, igol): Nhóm thuốc này có khả năng hấp phụ nước gấp nhiều lần so với thể tích của chúng, nên làm tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Nhóm thuốc này tác dụng tương đối chậm nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của ruột.

Thuốc trị táo bón có tác dụng thẩm thấu (như forlax, sorbitol, lactitol): Thường ở dạng muối vô cơ hay đường, có tác dụng làm gia tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, nên làm tăng lượng nước ở ruột và kích thích nhu động ruột.

Thuốc có tác dụng làm mềm phân (như Duphalac): Thuốc tác động trực tiếp lên cơ trơn của ruột, kích thích nhu động ruột, giúp phân mềm và dễ di chuyển hơn.

Thuốc có tác dụng bôi trơn (như norgalax microlax): Thành phần chứa các chất giúp thấm nước tốt và các loại dầu khoáng chất. Dùng để bơm hậu môn, không dùng quá lâu ngày vì có thể gây tổn thương niêm mạc trực tràng.

Thuốc trị táo bón có tác dụng kích thích (như cascara bisacodyl): Thuốc có tác dụng kích thích lên hệ thần kinh chức năng bài tiết gây co bóp các cơ thành ruột để đưa phân ra ngoài. Chỉ nên dùng loại thuốc này nhiều nhất 7 ngày vì có thể gây tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy.

Bên cạnh việc loại thuốc nào chữa được táo bón, người bệnh cần lưu ý không được sử dụng loại thuốc nhiều hơn 7 ngày và phải theo hướng dẫn chi tiết của các bác sĩ. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bạn cần phải kết hợp ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ, sữa chua, uống các loại trà thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, sống khoa học, tích cực luyện tập thể dục thể thao, tăng lượng rau củ quả trong mỗi bữa ăn và không được nhịn đi đại tiện…Từ đó sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh táo bón.

Bài thuốc dân gian chữa táo bón

Ngoài sử dụng các loại thuốc Tây Y, chúng ta cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị táo bón hiệu quả. Phương pháp điều trị bệnh từ xa xưa vốn đem lại rất nhiều hiệu quả cũng như không gây tác dụng phụ đối với cơ thể. Một số phương pháp điều trị bằng bài thuốc dân gian có thể kể đến như:

Mè đen: Mè đen rửa thật sạch đem phơi khô, sau đó rang lên và giã nhỏ, mỗi bữa ăn sử dụng cùng cơm hoặc cháo. Sử dụng mè đen từ 3 – 4 ngày để thấy được sự hiệu quả.

Đu đủ: Một lát đu đủ chín vào mỗi buổi sáng cũng có thể làm thuyên giảm táo bón, hết sức đơn giản phải không nào. Ăn từ 3 – 4 ngày để thấy sự thay đổi.

Đỗ đen: Cũng như với mè đen, hãy rửa thật sạch đem phơi, sau đó rang lên rồi đem đi ninh nhừ. Uống nước đỗ đen rang sẽ giúp bạn dễ đi tiêu hơn.

Đây là những bài thuốc dân gian giúp phòng ngừa táo bón rất hiệu quả. Có tác dụng với những ai bị táo bón nặng và lâu ngày.

Cao Đại Tràng Tâm Minh Đường: Giải pháp cho người bị táo bón lâu ngày

Cao Đại Tràng là bài thuốc chữa táo bón lâu ngày được nghiên cứu và phát triển bởi Nhà thuốc Tâm Minh Đường. Bài thuốc là sự kế thừa tinh hoa y học cổ truyền, tận dụng nguồn thảo dược quý trong nước, kết hợp với những nghiên cứu khoa học hiện đại trong thực tiễn điều trị.

Cao Đại Tràng không chỉ giải quyết tình trạng táo bón mà còn giúp đào thải cặn bã, làm sạch đường ruột, tăng cường chức năng niêm mạc đường ruột, phòng ngừa bệnh tái phát và những biến chứng nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra.

Toàn bộ thảo dược bào chế thuốc được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đảm bảo an toàn về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng luôn tốt nhất. Ngoài ra, để tối ưu hiệu quả trong điều trị, bài thuốc được bào chế ở dạng cao đặc nguyên chất. Đây là dạng thuốc được đánh giá là tốt nhất trong Đông y, dễ dàng được cơ thể người bệnh hấp thu để cho hiệu quả nhanh hơn.

Theo thống kê thực tế điều trị của nhà thuốc, 90% trường hợp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị chỉ sau 3-5 ngày sử dụng Cao Đại Tràng. Tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, bí bách được giải quyết triệt để sau 5-7 ngày. Sau 10-15 ngày, người bệnh đi tiêu dễ dàng, phòng ngừa tái phát.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

Về thương hiệu Tâm Minh Đường: Đây là Nhà thuốc Đông y uy tín lâu đời, có nhiều đóng góp thiết thực trong điều trị nhiều bệnh lý và những hoạt động trong cộng đồng. Năm 2018, Tâm Minh Đường đã được trao tặng cúp vàng và bằng khen “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Đây là những minh chứng cho uy tín của nhà thuốc đối với cộng đồng.

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0903.876.437

Nên ăn gì khi bị táo bón

Khi bị táo bón bạn cần ăn những loại thực phẩm dễ tiêu, có tác dụng làm nhuận tràng như: Các loại rau củ có màu xanh, chuối, cà rốt, khoai lang,..Ngoài ra bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, điều này rất cần thiết cho cơ thể không chỉ trong việc điều trị bệnh táo bón mà còn trong rất nhiều những vấn đề khác.

Bạn có biết: Nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?

Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Tránh Táo Bón?

Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, táo bón khi mang thai còn làm mẹ bầu luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn, làm mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Bà bầu nên ăn gì để tránh táo bón? Thao khảo danh sách những thực phẩm sau đây nhé!

Do sự thay đổi hormone trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên vùng chậu khiến nguy cơ bị táo bón của mẹ bầu cao hơn bình thường. Ngoài việc gây cảm giác khó chịu, việc tích tụ các chất thải lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại sức khỏe mẹ và bé. Chưa kể việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh có thể sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

Mẹ bầu khó có thể “tiêu diệt” triệu chứng táo bón hoàn toàn trong thai kỳ của mình. Tuy nhiên, một số thay đổi về chế độ dinh dưỡng có thể giảm bớt những khó chịu mà táo bón mang lại. Bà bầu nên ăn gì đây?

1/ Uống nhiều nước

Trong suốt 9 tháng mang thai, tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm,đặc biệt là ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Không tốt chút nào đau mẹ nhé! Không chỉ góp phần khiến cho tình trạng táo bón thêm trầm trọng, không cung cấp đủ nước cho cơ thể khi mang thai rất dễ khiến cho cơ thể bị mất nước, dẫn đến chóng mặt, ngất, rất nguy hiểm. Mẹ bầu nên uống đủ từ 8 -10 ly nước, tương đương khoảng 2,5 -3 lít nước mỗi ngày, uống nước ngay cả khi không khát, mẹ nhé!

2/ Thêm chất xơ trong bữa ăn hằng ngày

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều chất xơ trong cùng một lúc có thể làm mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Chính vì vậy, mẹ nên thêm chất xơ một cách từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi dần.

3/ Cắt giảm liều lượng canxi và chất sắt

Canxi và sắt là hai dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng sắt và canxi sư thừa, không được cơ thể hấp thụ hết sẽ trở thành “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ táo bón khi mang thai. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện bổ sung theo ý mình.

Thay vì uống bổ sung sắt, mẹ bầu nên tăng cường lượng sắt cho cơ thể thông qua thực phẩm hằng ngày. Nếu có uống bổ sung sắt, nên chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

4/ Hạn chế những thực phẩm chiên, xào

Các món chiên, xào là một trong những “thủ phạm” làm triệu chứng táo bón của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu là một “tín đồ” của những thực phẩm này, mẹ nên sử dụng dầu oliu hoặc dầu hướng dương để chế biến các món này. Dầu thực vật ít thấm vào thức ăn nên tốt hơn cho sự tiêu hóa của dạ dày.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Làm Thế Nào Để Chữa Và Điều Trị Táo Bón Cho Bà Bầu Hiệu Quả

Cứ 100 phụ nữ mang bầu thì có tới 10-40 phụ nữ bị táo bón. Táo bón khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mẹ mà còn ảnh hưởng tới cả sức khỏe của thai nhi. Vậy chữa và điều trị táo bón cho bà bầu như thế nào?

Cách trị táo bón cho bà bầu mà không dùng thuốc

Để tăng cường chất xơ, mẹ bầu nên ăn nhiều đậu, cám, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi và rau xanh. Chất xơ vừa hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, vừa giúp làm giảm táo bón.

Để việc điều trị táo bón cho bà bầu hiệu quả, các mẹ cần kết hợp chế độ ăn giàu cám với uống nhiều chất lỏng. Bởi nếu thiếu chất lỏng, việc di chuyển của phân sẽ trở nên khó khăn hơn. Để bổ sung chất lỏng, mẹ bầu có thể uống nước lọc, các loại canh, nước hoa quả, sữa, vv. Mỗi ngày nên bổ sung ít nhất 1,5 lít chất lỏng vào cơ thể.

Mỗi buổi sáng ngủ dậy, mẹ bầu nên uống một cốc nước chanh ấm trước khi ăn, mỗi buổi tối thì nên uống 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này có tác dụng giúp bài tiết các chất cặn bã dễ dàng hơn.

Một số loại thực phẩm giúp giảm táo bón

Tất cả các loại rau và trái cây tươi. Tiêu biểu trong đó là:

Trái cây: mâm xôi, kiwi, táo, chuối, nho, mơ, vv

Rau: Các loại rau có lá xanh như rau cải xoăn, cải bó xôi

Các loại củ: khoai lang, cà rốt, vv

Các loại quả sấy khô: mận khô (nước ép mận khô rất tốt cho đường tiêu hóa), hạnh nhân

Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì, đậu lăng.

Hoạt động thể chất hỗ trợ rất tốt trong việc chữa táo bón ở bà bầu. Vì vậy mẹ bầu hãy duy trì hoạt động thể chất và tập thể dục nhẹ nhàng. Một số bộ môn mà mẹ bầu có thể tham gia là:

Đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp, hoặc tham gia các lớp tập thể dục cho bà bầu.

Ngoài ra, có một số động tác yoga, các động tác Pilates cũng giúp điều trị táo bón cho bầu hiệu quả, đây là những bài tập làm tăng cường các cơ bụng, giúp tăng cường vận chuyển của ruột.

Thái cực quyền hoặc khí công có thể giúp bà bầu duy trì sức khoẻ về thể chất và tinh thần, thông qua một chuỗi các chuyển động nhẹ nhàng, 2 bộ môn này giúp ngăn ngừa hoặc trị táo bón cho bà bầu.

Thiết lập thói quen đi vệ sinh cũng là một trong những cách chữa táo bón cho bà bầu. Để thiết lập thói quen này, mẹ bầu có thể:

Cố gắng đi nhà vệ sinh vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh.

Đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy thực sự thôi thúc

Tư thế ngồi xổm tốt hơn cho việc đi tiêu, tuy nhiên nếu phải ngồi bệ bệt mẹ bầu có thể sử dụng một chiếc ghế để kê dưới chân hoặc ngồi nhón chân để tạo tư thế ngồi xổm

Khi đi vệ sinh, bạn nên hít sâu, sau đó thở ra để cơ sàn chậu được thư giãn.

Thay đổi cách bổ sung sắt

Nhiều mẹ bầu khi dùng viên sắt thường bị táo bón, nóng ngực. Vì vậy để hạn chế mang thai bị táo bón cũng như để việc chữa táo bón cho bà bầu có hiệu quả, các mẹ có thể thay thế dạng sắt đang sử dụng sang dạng có nguồn gốc hữu cơ như fumarat, sắt gluconat. Sắt dưới dạng lỏng có thể ít gây táo bón hơn. Việc đổi thuốc nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Ăn các chế phẩm probiotics

Probiotics là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong môi trường đại tràng, các vi khuẩn này có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, giúp tăng cường miễn dịch đường ruột. Nhờ đó đường ruột được khỏe mạnh, thực hiện được tốt chứng năng tiêu hóa và hấp thụ.

Để bổ sung probiotics, sữa chua chính là sự lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng men vi sinh, tuy nhiên việc sử dụng men vi sinh vẫn cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Tránh uống trà, cà phê và nước ngọt có ga, vì chúng có chứa caffein và làm lợi tiểu, điều này có thể làm mất nước và làm tình trạng táo bón của bạn tồi tệ hơn.

Điều trị táo bón cho bà bầu bằng thuốc nhuận tràng

Khi nào bà bầu cần dùng thuốc?

Nếu đã thực hiện tất cả các phương pháp không dùng thuốc trên mà táo bón vẫn chưa giảm, mẹ bầu có thể dùng thuốc để điều trị táo bón.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc nhuận tràng để chữa táo bón cho bà bầu có thể gây lệ thuộc vào thuốc, thuốc làm giảm táo bón nhưng cũng làm cho bệnh nhân không có cảm giác muốn đi vệ sinh trong nhiều ngày, việc dừng thuốc có thể làm tình trạng táo bón quay trở lại.

Chỉ dùng thuốc nhuận tràng khi việc thay đổi chế độ ăn, lối sống thất bại.

Khi uống thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón cho bà bầu, cần uống nhiều nước. Điều này giúp tăng hiệu quả của thuốc đồng thời tránh tình trạng mất nước khiến táo bón nặng thêm.

Đặc điểm của nhóm thuốc này là hòa tan trong nước, không hấp thu trong ruột. Chúng giúp hấp thu nước vào khối phân, làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thuốc sẽ có tác dụng sau 1-3 ngày, kể từ khi uống.

Lưu ý khi sử dụng:

Thuốc nhuận tràng cơ học có thể cản trở hấp thu một số chất

Do thời gian tác dụng chậm, thuốc chỉ được sử dụng để dự phòng và điều trị táo bón mãn tính

Thuốc có thể gây đầy bụng và đầy hơi ở một số người

Nhuận tràng thẩm thấu

Là loại thuốc có chứa các chất không hấp thu, giữ nước trong ruột và gây kích thích đi vệ sinh. Thời gian thuốc có tác dụng phụ thuộc vào hoạt chất và dạng dùng.

Dạng muối natri, muối magie, glycerin, sorbitol, dùng ở dạng thụt trực tràng, thường có tác dụng sau 15-30 phút

Dạng uống có tác dụng sau 2 – 6 giờ

Ở dạng lactullose, macrogol 4000 thường sau 1 – 3 ngày thuốc mới có tác dụng.

Lưu ý khi sử dụng:

Mẹ bầu bị cao huyết áp không nên sử dụng các chế phẩm chứa muối natri trong thời gian dài

Phụ nữ có tiền sử bệnh tim hay đang mắc bệnh tim, co giật, giảm canxi huyết nên hạn chế sử dụng hoặc cần theo dõi khi sử dụng các muối phosphate. Bởi các loại thuốc này làm trăng phosphate huyết và làm giảm canxi huyết.

Hạn chế dùng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân

Nhuận tràng làm trơn. Thành phần dầu khoáng có trong thuốc nhuận tràng làm trơn có thể cản trở hấp thu các vitamin tan trong dầu, làm mất các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé.

Nhuận tràng làm mềm phân.Được phân loại nhóm C cho phụ nữ có thai, tức là thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra nhiều tác hại đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, nhưng không gây dị tật thai nhi. Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng có thể làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn ở bà bầu.

Không dùng: Nhuận tràng kích thích

Nhóm thuốc này làm tăng đăng nhu động ở ruột non và ruột già, kích thích cơ co giật để đào thải chất thải ra ngoài, thời gian tác động sau 6-12 giờ uống thuốc. Thuốc nhuận tràng kích thích không nên sử dụng trong khi mang thai bởi vì nó có thể kích thích sự co tử cung.

Isilax Mamma – Phòng và hỗ trợ điều trị táo bón cho bà bầu – Một giải pháp an toàn, hiệu quả đến từ thiên nhiên

Dịch chiết cây Manna (Fraxinus ornus)

Nước ép cô đặc Mận khô (Prune)

Nước ép cô đặc Kiwi

Inulin

Pectin Táo

Về tính an toàn. Các loại thảo dược có trong chế phẩm đều đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu ( như: MP-FDA, GMP – EU, ISO 9001:2008, ISO 13485:2012, ISO 22000:2005), vậy nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú. Đặc biệt, Isilax Mamma có thể dùng trong suốt thời gian thai kì, thậm chí là cả 3 tháng đầu của thai kì.

Về công dụng. Isilax Mamma có tác dụng:

Giúp chống táo bón trong thai kỳ, bổ sung chất xơ tự nhiên, điều hòa nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh.

Duy trì lượng phân bình thường.

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột

Bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên