An Mang Cau Xiem Khi Mang Thai / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Dau Lung Khi Mang Thai, Đau Lưng Khi Mang Thai

Dau lung khi mang thai, đau lưng khi mang thai, đau lưng khi có thai, đau lưng khi mang thai tháng 7, đau lưng khi tuần đầu mang thai

dau bung di ngoai khi mang thai

dau bung duoi khi mang thai thang dau

dau bung khi mang thai thang thu 7

đau cửa mình khi mang thai

đau đầu khi mang thai

dau hong khi mang thai

dau mat khi mang thai

dau mong khi mang thai

dau nguc khi mang thai

đau răng khi mang thai

đau rốn khi mang thai

dau vai khi mang thai

Triệu chứng đau lưng khi mang thai tháng đầu :

Mang thai là giai đoạn vô cùng tuyệt vời và hạnh phúc của bất cứ người phụ nữ nào, tuy nhiên những thay đổi trong cơ thể bà bầu lại khiến họ luôn trong tình trạng mệt mỏi và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thường ngày. Một trong những triệu chứng khiến bà bầu khổ sở nhất là đau lưng. Nhiều người cảm thấy rất đau khi ngồi hoặc làm việc lâu một tư thế, người khác lại cảm thấy đau đến mức mất ngủ. Vậy lí do nào dẫn đến đau lưng khi mang thai tháng đầu?

– Trong những tuần đầu tiên của thai kì, cơ thể bạn sẽ tiết ra một loại hocmon (follicle stimulating – FSH) để kích thích trứng trưởng thành. Sự gia tăng hoocmon này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau lưng ở bà bầu.

Sự gia tăng này khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường của bạn.

– Tăng cân nhẹ: trong tháng đầu tiên của thai kì, nhất là ở tuần thai thứ 4, các bạn sẽ tăng cân nhẹ. Việc tăng trọng lượng cơ thể tạo ra sức ép khiến lưng bạn phải chống đỡ nặng hơn, đẫn đến đau lưng

– Ngồi làm việc và nghỉ ngơi sai tư thế: vào tháng đầu khi mang thai đa số chị em phụ nữ đều chưa biết mình có thai do đó chưa có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ngồi quá lâu khi làm việc hay ngủ nghỉ không đúng tư thế khiến cơ lưng của bạn bị mỏi và dẫn dến đau lưng. Do đó các bà bầu cần có chế độ làm việc thật phù hợp

Những biện pháp khắc phục đau lưng khi mang thai tháng đầu :

1. Chữa đau lưng từ ngải cứu:

Nguyên liệu: Lá ngải cứu (già càng tốt), muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng.

Cách làm:

– Lá ngải cứu rửa sạch t rộn lẫn muối hạt to đem nướng nóng hoặc rang lên.

– Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải.

– Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp

2. Chữa đau lưng bằng lá ớt cay:

Các bạn chuẩn bị: Lá ớt cay, một cốc rượu trắng, túi vải hoặc khăn mỏng.

Cách làm như sau:

– Rửa sạch lá ớt, giã nát rồi đem sao nóng.

– Thêm rượu trắng vào rồi sao tiếp.

– Bọc lá ớt đã sao nóng với rượu trắng vào chiếc khăn mỏng hoặc túi vải chườm lên phần lưng bị đau, xoa đi xoa lại nhiều lần.

– Mỗi ngày làm 1 lần, làm liên tục chỉ trong khoảng 2 tuần chứng đau lưng sẽ hết.

– Nếu lá ớt đã nguội có thể tận dụng lại 1-2 lần, đem sao nóng lên dùng lại vẫn đem lại hiệu quả.

3. Chữa đau lưng khi mang thai tháng đầu bằng rượu gừng:

Nguyên liệu: Gừng tươi, rượu trắng.

Cách làm:

– Dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với vài cốc rượu trắng để 3 ngày. Sẽ tốt hơn nếu các bạn ủ trong 15-30 ngày

– Chăm chỉ xoa bóp mỗi buổi tối ở những nơi bạn bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.

4. Bà bầu cần phải bổ sung nhiều dinh dưỡng như: sắt, canxi… vừa tốt cho bé yêu vừa giúp các bạn tránh đau lưng.

5. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không ngồi làm việc quá lâu một tư thế và năng vận động nhẹ nhàng như bơi lội, yoga và đi bộ.

6. Luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng lo âu

7. Kiểm soát cân nặng, không nên để trọng lượng tăng quá giới hạn cho phép.

Đau lưng khi mang thai tháng đầu chỉ mới biểu hiện ở những triệu chứng nhẹ, đến những tháng tiếp theo, nhất là những tháng cuối của thai kì thì tình trạng này còn kéo dài và tăng lên đáng kể. Do đó các bà bầu nên thực hiện theo những cách chỉ dẫn trên để đảm bảo một cơ lưng tốt và tránh đau lưng khi mang thai tháng cuối.

( ST)

Dau lung khi mang thai, đau lưng khi mang thai, đau lưng khi có thai, đau lưng khi mang thai tháng 7, đau lưng khi tuần đầu mang thai

Sốt Khi Mang Thai

Sốt khi mang thai là triệu chứng bạn cần phải lưu ý đặc biệt là 3 tháng đầu.Bà bầu bị sốt nhẹ thì hầu như không nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên,nếu bà bầu bị sốt trên 38 độ, hoặc có chuẩn đoán sốt virus thì cần được đi khám bác sĩ ngay. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về cách hạ sốt cho bà bầu cũng như những thông tin về bệnh sốt liên quan đến thai nhi bạn phải biết.

Nguyên nhân khiến cho bà bầu bị sốt khi mang thai

Sốt là một phản ứng của cơ thể với quá trình bệnh lí. Biểu hiện của sốt là nhiệt độ tăng cao hơn so với mức bình thường của cơ thể là 37 độ. Một số nguyên nhân như : do nhiễm khuẩn vi rút, kí sinh trùng……xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, đường máu… là những nguyên nhân chủ yếu.

Những ảnh hưởng của sốt đối với các bà mẹ đang mang thai sẽ tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây ra sốt, mức độ sốt nặng hay nhẹ. Nếu sốt ở mức 37,5 độ thì được xét vào mức nhẹ, điều này có thể không gây ra hoặc ít khi gây ra ảnh hưởng đến thai nhi.Nếu sốt ở mức 38 độ trở nên kéo dài có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra một số tình trạng nghiêm trọng : sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn huyết thai kì, để lại di tật cho bé…Điều này phụ thuộc rất lớn và cơ địa của người phụ nữ.

Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm?

Hắt hơi, sổ mũi và sốt là chuyện thường ngày đối với người bình thường, nhưng khi có bầu thì những cơn sốt có ảnh hưởng khá lớn đến em bé trong bụng.

Bà bầu bị sốt 38 độ trong 3 tháng đầu

Nếu bị sốt nặng trên 38 độ trong ba 3 tháng đầu mang thai có thể sẽ khiến bé mắc những khuyết tật không đáng có hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống, bệnh tim bẩm sinh, thậm chí có thể gây lưu thai, sảy thai hoặc sinh non tùy vào tuổi thai nhi và tình trạng sốt của mẹ.

Vì vậy, khi các mẹ bị sốt trong giai đoạn đầu thai kỳ thì nên thận trọng, bởi đây là thời điểm thai nhi đang hình thành các cơ quan và rất mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Các cơn sốt vào giai đoạn sau tam cá nguyệt thứ nhất sẽ ít nguy hiểm hơn với bé.

Sốt nhẹ có phải dấu hiệu mang thai

Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sau khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.

Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.

Vậy nên khi mới mang thai, bạn sẽ cảm nhận cơ thể có nóng lên chút ít so với bình thường hay còn gọi là sốt nhẹ. Nếu bị sốt như trên bạn không được tự ý uống thuốc mà cần đi khám để biết mình có thai hay không để có phương pháp điều trị phù hợp nhé.

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh. Thực tế, có rất nhiều điều băn khoăn khi cho bà bầu dùng thuốc. Bởi nó phụ thuộc vào việc thuốc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi hay không.

– Việc đầu tiên cần làm để hạ sốt cho bà bầu an toàn là để bà bầu trong môi trường thoáng mát, thay ít y phục, dùng khăn ướt lau mát khắp người, giúp tăng thải nhiệt qua da. Một số trường hợp bệnh nhân khi sốt lại kèm cảm giác ớn lạnh, đôi khi lạnh run và muốn ủ ấm, do đó cần phải lau mát là tốt nhất.

Lau mát hạ sốt bằng nước ấm nếu sốt 39- 40 độ C, lau cổ, ngực, hai nách, bẹn, lau liên tục cho đến khi nhiệt độ còn 38 độ C.

Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu, không nên mở cửa khi có gió, nên chọn lúc không khí mát mẻ mở các cửa cho thông thoáng sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

– Mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng, nhưng cần tránh gió lùa không tốt cho sức khỏe của bà bầu do sức đề kháng yếu. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu.

– Không nên chủ quan việc bà bầu bị sốt. Trước và trong khi mang thai, cần có biện pháp ngăn ngừa một cách thích hợp nhất. Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, bà bầu nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa. Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh. Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không. Thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Dùng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bạn thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.

– Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, nên ăn lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bù đắp lại phần mất nước.

Uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt. Nước cam rất tốt để tăng sức để kháng và hồi phục sức khỏe

Bà bầu bị sốt có nên truyền nước

Nếu hạ sốt cho bà bầu theo những cách trên mà không giảm hoặc giảm rồi sốt trở lại bạn nên đưa đến bác sĩ để được khám và tư vấn cách dùng thuốc an toàn cho mẹ và con.

Khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên mắc phải các hiện tượng mất sức, buồn nôn và cơ thể cực kì mệt mỏi. Khi đó, các mẹ thường lạm dụng việc truyền nước để lấy lại sức. Trên thực tế điều này không đúng về mặt khoa học bởi không phải trường hợp nào cũng có thể truyền dịch. Có một quan niệm khá phổ biến cho rằng dùng thuốc tiêm tốt hơn thuốc uống. Do đó, khi đến phòng khám, một số mẹ bầu cứ năn nỉ thầy thuốc cho dạng thuốc tiêm. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin vô “nước biển”, vô “đạm” hay vô “mỡ”. Cần nhấn mạnh rằng truyền dịch, tức vô mấy thứ dịch truyền vừa kể, là rất quý khi hữu sự nhưng không phải luôn là phương cách tốt nhất để chữa bệnh hoặc để bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe.

Về mặt y khoa, việc dịch truyền, truyền nước có nhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau:

– Thứ nhất là dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên Ringer Lactat.

– Loại thứ 2 là dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan trong cơ thể được dùng trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan hoặc thừa kiềm. Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.

– Loại thứ 3 là dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch, đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các axít amin thiết yếu, các vitamin và chất khoáng, một số chất béo cho bệnh nhân.

Mang thai bị sốt nên ăn gì?

Đảm bảo rằng khi nghe tên các loại quả quen thuộc này mẹ bầu sẽ cảm thấy ứa nước miếng và ao ước có ngay một đĩa để xuýt xoa với muối ớt cay nồng. Như bạn đã biết, vitamin C rất cần thiết để nâng cao khả năng miễn dịch của chúng ta nhằm chống lại các tác nhân có hại như bệnh cúm.

-Bưởi

Một vài múi bưởi thơm ngon tráng miệng sau bữa ăn trưa sẽ cung cấp rất nhiều vitamin C cho cơ thể bạn. Hoặc những miếng ổi giòn giòn, chua chua pha lẫn vị chát nhẹ đem đến cho bạn một trải nghiệm thích thú về vị giác, đồng thời cũng có tác dụng tương tự. Cam, chanh hoặc nho khô cũng giúp bà bầu sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, làn da đẹp và tránh khỏi nguy cơ bị bệnh cúm.

-Tỏi

Đừng vội lo lắng mùi vị kén người ăn của loại gia vị kén người ăn này. Trong tỏi có chứa chất kháng sinh có tác dụng chống viêm nhiễm và các vi khuẩn, virus, đặc biệt là virus cúm. Một vài cách chế biến để tận dụng được lợi ích của tỏi đối việc điều trị và phòng ngừa cúm ở bà bầu như : ăn sống, giã nát lấy nước uống, xông hơi bằng tinh dầu tỏi…

Tuy nhiên với vị cay, tính nóng của tỏi, cộng thêm mùi vị sau khi ăn thường khiến hơi thở không được thơm tho nên các chị em thường ngại không ăn tỏi. Nếu ngại mùi tỏi sau khi ăn thì chị em có thể kết hợp tráng miệng với các loại quả giàu vitamin C như ổi, nho… vừa thơm miệng, giàu chất dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa.

-Cháo trứng, hành và tía tô

Màu sắc đẹp mắt hòa quyện bởi sắc xanh của hành, vàng rộm của trứng và tím của tía tô cùng hương thơm ngào ngạt chắc hẳn sẽ đánh thức vị giác đang kén ăn của bạn.

Hành lá có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng… Đây cũng là một vị thuốc an thai mà ít người biết, chính vì vậy bà bầu khi bị cúm có thể thoải mái sử dụng mà không sợ ảnh hưởng đến bé.

Tía tô có tính ấm, cũng có tác dụng chống động thai và giúp giảm buồn nôn, đau họng khi trời lạnh. Còn trứng rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein cho cơ thể của mẹ bầu trong công cuộc chống lại bệnh cúm. Kết hợp ba nguyên liệu ngon – bổ -rẻ này lại trong một chén cháo trắng nóng sốt thực sự là một phương thuốc giải cảm “thần kỳ” không chỉ dành cho những người bị sốt khi mang tha i mà còn cho tất cả những ai không may bị sốt ghé thăm.

Gợi ý cho mẹ bài thuốc an thai từ củ gai

an thai là một vị thuốc quý được cha ông ta dùng từ rất lâu đời. Chúng có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh đặc biệt là dành cho phụ nữ mang thai. Bị ra huyết đỏ hoặc nâu, túi thai bị bóc tách từ mức độ nhẹ ( dưới 10%) đến mức độ trung bình ( 10 – 20%) hay mức độ nặng và tỉ lệ dọa sảy cao (20% trở lên). Các trường hợp động thai, dọa sảy thai do cơ địa hoặc do vận động,tai nạn đều có thể sử dụng củ gai tươi cho hiệu quả cực kì tốt . Có rất nhiều trường hợp bị nặng tưởng chừng như không giữ được con. Nhưng đã mẹ tròn con vuông khỏe mạnh chỉ sau một thời gian sử dụng.

———————

Hiện tại bên ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG chúng tôi có bán sản phẩm CỦ GAI – AN THAI, củ gai tươi với bài thuốc hiệu quả giúp bà bầu và thai nhi khỏe mạnh đến khi mẹ tròn con vuông. Sản phẩm củ gai tươi An Thai, Chữa Động Thai, Dọa Sảy Thai của Đông Y Thái Phương Sản phẩm củ gai tươi an thai và trị động thai của Đông Y Thái Phương vinh dự được Chứng nhận và huy chương vàng giải thưởng : Sản phẩm tin cậy – dịch vụ hoàn hảo – nhãn hiệu ưa dùng 2014-2015-2016

♥Để được tư vấn thêm vui lòng liên hệ Hotline: 0163.249.6789

Chồng Đánh Khi Mang Thai

Bị chồng đánh rồi lao vào bóp cổ khi đang mang thai hoặc bị tát dúi dụi tới chảy máu mồm khi trên tay vẫn bế con gái… Đó là chân dung những người vợ tủi nhục và đầy mệt mỏi khi chung sống với người chồng vũ phu, vô trách nhiệm.

Đời Vân Hương (Hoàn Kiếm, HN) chưa lúc nào tủi nhục như bây giờ. Hiện, mỗi ngày với người phụ nữ bụng mang dạ chửa 8 tháng này trôi qua thật quá nặng nề và mệt mỏi.

Ngay từ khi mang thai bé đầu được 1 tháng, chồng Vân Hương đã xui vợ bỏ thai vì sợ không nuôi được con. Dù lúc ấy hai vợ chồng họ đều đã đi làm và lương khá. Thấy chẳng có lý do gì để bỏ con, Vân Hương quyết giữ con lại.

Khi con gái nhỏ được hơn 2 tuổi, Vân Hương lỡ mang bầu tập 2. Lần này, chồng cô cũng xui đi bỏ vì sợ không lo được cho con. Vân Hương vẫn quyết giữ và hiện em bé thứ 2 đã hình thành được gần 8 tháng. Đi siêu âm bác sĩ bảo bé trai, Vân Hương mừng lắm vì nhà đã có nếp tẻ. Bố mẹ chồng cô cũng vui ra mặt vì chồng cô là con trai duy nhất trong nhà.

Nhưng đến lần mang thai tập 2 này, Vân Hương cảm thấy mệt mỏi và buồn bã. 8 tháng mang bầu là 2 lần cô đã bị chồng đánh không thương tiếc vì tội “xấc láo với chồng”. Những lúc như vậy, cô lại ấm ức khóc vì tủi thân và càng cảm thấy thương con hơn.

Lần thứ nhất Vân Hương bị chồng đánh là khi cô mang thai lần 2 được 9 tuần. Lần ấy, nguyên nhân là do cô “dám lên mặt dạy dỗ chồng” khi anh đi sớm về khuya.

Chẳng là, chồng Vân Hương hàng ngày đi làm nhưng hết giờ làm, anh lại la cà uống rượu bia cùng mấy ông bạn nhậu. Đêm nào sớm nhất cũng 10h đêm mới về nhà, muộn thì 12h đêm. Mọi việc ở nhà, Vân Hương đi làm về phải lo từ A-Z.

Hôm ấy, thấy chồng về muộn như mọi ngày, do không chịu được nên cô cằn nhằn lại vài câu. Vừa dứt lời, bà mẹ một con này đã bị chồng xông đến túm cổ đạp vào góc tường vì tội dám lên mặt dạy dỗ chồng. Lần này, cô bị chồng đánh đến nỗi động thai và buộc lòng phải nằm im bất động hơn 1 tháng mới giữ được.

Vẫn ám ảnh về lần bị chồng đánh này, Vân Hương tủi thân nói: “Thấy mẹ bị đánh, con gái nhỏ cứ khóc thét lên vì sợ hãi. Nó quá bé để hiểu mọi chuyện. Đêm ấy, mình cứ ôm con khóc cả đêm. Mình khóc vì tủi thân, khóc vì thương 2 con và vì thương bản thân mình”.

Chồng Vân Hương mang tiếng là giám đốc kinh doanh của một công ty nhưng lương của anh cũng chỉ 15 triệu đồng/tháng. Số tiền này, chồng Vân Hương bảo chỉ đủ cho anh tiêu dùng cá nhân và tiếp bạn bè, đối tác. Thế nên từ ngày lấy chồng đến giờ, mọi việc lớn nhỏ trong nhà chỉ do một mình Hương lo liệu.

Cũng may, thu nhập của bà mẹ trẻ 27 tuổi này không đến nỗi tồi nên cô có thể tự lo lắng và chi tiêu ổn thỏa. Song, hơn một tháng nay, Vân Hương không thể chịu được người chồng của mình nữa vì: “Mệt mỏi mấy mình cũng chịu được cho đến mới đây, mình phát hiện ra chồng có người thứ 3. Mình đã không nhịn nữa”.

Và đấy cũng là lý do bà bầu 8 tháng này bị chồng đánh không thương tiếc lần 2 vì tội dám vu oan giá ọa cho chồng ngoại tình.

Chuyện là, một ngày mới đây khi dọn dẹp nhà cửa cuối tuần, Vân Hương phát hiện một điện thoại bí mật của chồng để quên trong tủ. Tò mò check, cô phát hiện một điều, chồng cô có người thứ 3 ở bên ngoài từ lâu. Hai người lén lút nhắn tin nói chuyện hàng ngày với nhau qua chiếc điện thoại ấy.

Chồng đi nhậu về, Vân Hương tra hỏi gay gắt thì anh cãi bay cãi biến. Anh còn cho đó là điện thoại của một nhân viên phòng kinh doanh và anh mượn về để chơi trò chơi.

Quá bực tức với người đàn ông dám làm không dám chịu còn đổ vỏ cho người khác, Vân Hương nói chồng là người đàn ông hèn mọn. Sau hồi cãi vã, lời qua tiếng lại, người phụ nữ bị chồng xông vào đánh đến mức bị ra máu và động thai.

“Nghĩ lại chuyện bị chồng xông vào đánh, mình vẫn ghê sợ con người giả dối như chồng mình. Mình bị ra máu thế, anh biết nhưng cũng không thèm đưa vợ đi khám và vẫn vô tư bỏ nhà đi qua đêm. Đêm ấy, chỉ có mình nằm trên giường chống chọi với cơn đau tê tái. Mình khóc và sợ hãi vì nỗi lo sợ mất con” – Hương Vân chan chứa nước mắt kể với mumcare.org

Khó Thở Khi Mang Thai

1. Bà bầu bị khó thở là do đâu? Khó thở khi mang thai là một triệu chứng phổ biến ở thai kỳ. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị khó thở có rất nhiều. Không phải lúc nào cũng xác định được chính xác nên mẹ bầu cần lưu ý hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng kèm khó thở như: tim đập nhanh, chóng mặt… để biết mức độ của biểu hiện này.Khó thở khi mang thai có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, từ tử cung đang phát triển đến những thay đổi trong nhu cầu của tim. Mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở ngay từ khi mới mang thai hoặc khó thở có thể xảy ra muộn hơn ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.

2.Thiếu máu cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu bị mệt mỏi, khó thở Khi mang thai, nhu cầu tạo máu của mẹ tăng cao nên bà bầu thường bị thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai chiếm tỷ lệ cao. Các biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, hay chóng mặt, da dẻ xanh sao, môi và lòng mắt nhợt nhạt. Do vậy, mẹ bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt hoặc thuốc sắt cho bà bầu để tránh tình trạng thiếu máu thường gặp.3.Bà bầu khó thở có thể do các nguyên nhân khác Những thay đổi về hoocmon, cấu tạo xương của cơ thể trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu khó thở. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bị khó thở do những nguyên nhân khác như:– Bà bầu bị hen suyễn: Mang thai là giai đoạn mẹ bầu phải đối mặt với nhiều sự biến đổi. Điều này có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. Do đó, nếu mẹ bầu bị hen suyễn thì cần chú ý hơn khi có biểu hiện tức ngực, khó thở. Hãy cho bác sĩ biết để nhận được tư vấn và các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.

– Bệnh cơ tim Peripartum: Đây là một dạng bệnh suy tim có thể xảy ra ở bà bầu hoặc phụ nữ ngay sau khi sinh. Các biểu hiện bao gồm: cơ thể mệt mỏi, mắt cá chân sưng, huyết áp thấp và tim đập nhanh. Những triệu chứng này dễ khiến mẹ bầu nhầm lẫn với những biểu hiện thông thường khi mang thai. Tuy nhiên bệnh này không được chủ quan. Vì bà bầu bị bệnh cơ tim có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên, khi phát hiện mình bị những dấu hiệu khác ngoài khó thở, các mẹ nên đi khám để nếu cần được điều trị kịp thời.– Thuyên tắc phổi: Căn bệnh này xảy ra khi cục máu đông bị tắc nghẽn trong động mạch phổi. Thuyên tắc phổi ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống hô hấp. Nó gây tình trạng khó thở, gây ho, đau ngực. Bà bầu hãy cẩn trọng khi gặp các biểu hiện này.– Thiếu máu, thiếu sắt: Trong quá trình mang thai, nhu cầu tạo máu tăng cao nên cần lượng sắt nhiều – nguyên liệu sản xuất các tế bào hồng cầu giúp đưa oxy đến các cơ quan và nuôi dưỡng thai nhi. Nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt đầy đủ sẽ khiến các cơ quan phải làm việc nhiều hơn để tạo ra oxy. Vì vậy tác động xấu đến tình trạng khó thở khi mang thai.4. Khó thở khi mang thai như nào là bất thường? Khó thở là tình trạng hay gặp ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không được cải thiện hay xuất hiện một số dấu hiệu sau thì mẹ nên đi kiểm tra ngay: – Ngón chân, ngón tay và môi chuyển màu xanh. – Tim đập nhanh hay nhịp tim cao. – Đau ngực khi thở, khó thở trầm trọng ngày càng tồi tệ hơn. – Khò khè khi thở. 5.Làm thế nào để khắc phục tình trạng bà bầu khó thở? Khó thở khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái và hạn chế nhiều hoạt động thường ngày. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau:– Tư thế đúng Các tư thế đúng sẽ cho phép tử cung di chuyển ra khỏi cơ hoành giúp mẹ bầu dễ thở hơn. Để làm được điều này mẹ có thể sử dụng đai đỡ bụng bầu, giúp mẹ vận động dễ dàng hơn. Chèn gối ở phần lưng trên khi ngủ làm cho tử cung bị đẩy xuống nhờ đó phổi nhiều không gian hơn. Tư thế nằm hơi nghiêng sang bên trái rất lý tưởng cho bà bầu. Lúc này, tử cung sẽ không bị chèn ép lên động mạch chủ – động mạch chính dẫn máu chứa oxy cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể.– Nghỉ ngơi hợp lý Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy khó thở. Khi mang thai, mẹ nên chú ý đến một số hoạt động thường ngày, mang vác đồ đạc, leo cầu thang nhiều sẽ khiến mẹ càng thấy khó thở.