Bà Bầu Ăn Bao Nhiêu Trứng Ngỗng Là Đủ / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Ăn Trứng Ngỗng Bao Nhiêu Là Đủ?

Ngoài ra, rất nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người cũng tập trung ở lòng trắng trứng và được tiêu hóa, hấp thu rất dễ dàng. Bên cạnh đó, đa số thành phần lipit sẽ nằm ở lòng đỏ, một nửa trong số đó là Lecithin. Chất này có tác dụng cực lớn đối với sự phát triển của não và các tổ chức thần kinh.

Các khoáng chất trong trứng ngỗng chủ yếu cũng nằm ở phần lòng đỏ. Đặc biệt là sắt, canxi, magie với hàm lượng tương đối nhiều, dễ được cơ thể hấp thu và tận dụng. Vitamin trong trứng ngỗng cũng vô cùng phong phú, bao gồm vitamin A, D, E, riboflavin và thiamin (cả hai đều thuộc nhóm vitamin B).

Bà bầu ăn trứng ngỗng có lợi gì?

Trước tiên cần phải làm rõ vấn đề bà bầu liệu có thể ăn trứng ngỗng hay không? Theo các chuyên gia trên Erbohui thì với các thành phần dưỡng chất tuyệt vời nêu trên, bà bầu hoàn toàn có thể cho trứng ngỗng vào thực đơn ăn uống. Tuy nhiên, do trứng ngỗng có tính hàn nên bà bầu có thể chất hàn cần thận trọng khi ăn. Ngược lại chị em có thể chất theo hướng “nhiệt” thì lại thích hợp hơn, nhưng vẫn không nên ăn quá nhiều.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có thể giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ bị “trúng độc bào thai”

Sau tuần thai thứ 2 hoặc 3 thì bà bầu có thể ăn khoảng 10 quả trứng ngỗng mỗi tháng. Thực đơn ăn uống này rất có lợi để giúp em bé sinh ra không bị tình trạng trúng độc.

Cụm từ “trúng độc bào thai” chính là các triệu chứng dị ứng nặng cấp tính sau khi trẻ được sinh ra, phổ biến là làn da bé bị sưng phù, nổi mụn nước hay bong tróc v.v…

Trứng ngỗng được hấp thu từ quá trình ăn uống của mẹ có tác dụng rất lớn đối với việc lấy đi các độc tố gây kích thích da của trẻ sơ sinh, giúp làn da của bé được khỏe mạnh hơn.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có lợi cho sự phát triển não bộ và tổ chức thần kinh

Dù là trứng gà, trứng vịt hay trứng ngỗng thì hàm lượng lipit chủ yếu tập trung ở lòng đỏ, trong đó phải kể đến Lecithin. Nguyên tố này giúp thúc đẩy tế bào thần kinh phát triển vượt trội, có lợi cho trí não của cả mẹ và bé.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có thể tăng cường trí nhớ

Biến đổi cơ thể cộng với áp lực trong thai kỳ khiến nhiều chị em mắc chứng hay quên. Lúc này, bạn có thể tự chế biến món ăn đơn giản với trứng ngỗng để giúp cải thiện trí nhớ.

Hãy cho một quả trứng ngỗng vào chén, thêm ít đường cát trắng và đánh cho tan đều, sau đó nấu chín và ăn vào sáng sớm lúc bụng đói.

Bên cạnh đó, dù tốt thế nào thì bạn cũng cần lưu ý vấn đề bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ. Thực tế, bạn chỉ cần ăn liên tục món trứng ngỗng với đường cát trong khoảng 5 ngày, trí nhớ sẽ cải thiện rõ rệt.

* Tiêu đề do Phụ nữ & Pháp luật đặt

Bà Bầu Ăn Trứng Ngỗng Vào Lúc Nào Và Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

1. Bà bầu ăn trứng ngỗng có thực sự tốt không?

Xét theo thành phần dinh dưỡng, thì trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà, khoảng 13,5%. Tuy nhiên, nếu như tính theo các chất dinh dưỡng khác, trứng ngỗng lại không bằng so với trứng gà, nhất là hàm lượng vitamin A. Cụ thể, hàm lượng vitamin A có trong trứng ngỗng chỉ bằng khoảng một nửa so với trứng gà.

Ngoài ra trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn so với trứng gà, nhưng đây lại là những chất không hề có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Nếu chỉ xét riêng về thành phần dinh dưỡng, thì thực tế, trứng ngỗng không tốt như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Thậm chí là so với trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng còn có ít dinh dưỡng và khó ăn hơn rất nhiều.

Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lợi ích của thực sự của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ như người ta vẫn nghĩ.

Vì vậy thay vì xem trứng ngỗng như là một một loại “thần dược” bắt buộc phải có trong thai kỳ để giúp bé thông minh, thì mẹ chỉ nên xem đó là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ như là trứng gà. Còn muốn sinh ra được thông minh, các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo… đầy đủ và hợp lý là cách tốt nhất.

Trứng ngỗng không “thần thánh” như nhiều người nghĩ.

2. Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?

Không có quy định cụ thể nào về thời gian bà bầu ăn trứng ngỗng hay bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy là tốt nhất. Vì vậy mẹ có thể ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ của mình. Tuy nhiên, ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu thường sẽ bị ốm nghén nên vấn đề ăn uống cũng gặp khó khăn. Mà trứng ngỗng lại khá là to, khó ăn và là một loại thức ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, để có thể ăn hết không phải là chuyện dễ dàng. Vậy nên, để quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn, mẹ bầu nên bắt đầu ăn trứng ngỗng từ tháng thứ 4 của thai kỳ thay vì ăn từ sớm.

Đối với mẹ bầu, mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng, ngoài ra nếu như không có nhu cầu, mẹ không cần phải ép mình ăn mà có thể thay thế bằng các loại thực phẩm có lượng dinh dưỡng tương tự trứng ngỗng mà thậm chí còn có chất dinh dưỡng nhiều hơn trứng ngỗng như là trứng gà, trứng vịt.

3. Cách lựa chọn trứng ngỗng cho bà bầu nào chưa biết

Để lựa chọn được những quả trứng ngỗng có chất lượng tốt, mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:

– Soi trứng trên nguồn ánh sáng: Mẹ có thể nắm quả trứng trong lòng bàn tay sao cho hở hai đầu trứng. Mắt nhìn vào trong một đầu, đầu còn lại soi trên ánh sáng. Nếu như thấy quả trứng soi có màu hồng với một chấm nhỏ, nhìn rõ túi khí thì mẹ nên chọn. Không nên lấy trứng có vệt máu, giun sán hay vật lạ có trong trứng.

– Thử trứng bằng dung dịch nước muối 10%: Khi thả trứng vào nếu như trứng chìm xuống đấy thì có nghĩa là trứng mới. Nếu như trứng lơ lửng thì là trứng đã đẻ từ 3 – 5 ngày. Còn trứng nổi trên mặt thì có nghĩa là trứng đã cũ, đẻ quá 5 ngày. Bạn nên mua loại trứng mới đẻ để đảm bảo chất lượng và cũng có thể để lâu hơn cho lần ăn tiếp theo.

Mang Thai Mấy Tháng Thì Ăn Được Trứng Ngỗng? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ

Mang thai mấy tháng thì ăn được trứng ngỗng cũng như tác dụng của trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không & hướng dẫn cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu chín ngon đảm bảo được dưỡng chất.

Mang thai mấy tháng thì ăn được trứng ngỗng

Theo kinh nghiệm dân gian thì mẹ nào muốn con sinh ra thông minh khi mang thai ăn trứng ngỗng sẽ có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên đây chỉ là những gì truyền miệng làm các mẹ bầu thêm phần pấhn chấn và chịu khó bổ sung chát dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai.

Với các mẹ thực hiện theo đúng như các truyền miệng thì cứ chia thai kỳ ra làm 03 kỳ – hay còn gọi là tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt ăn hết 1 quả là được.

Trứng ngỗng cũng như các loại trứng gia cầm khác đều có thành phần dinh dưỡng và canxi như nhau, tuy nhiên theo nghiên cứu thì trứng Ngỗng còn ít dinh dưỡng hơn cả trứng gà, vịt. Tác dụng thật sự là giúp các mẹ bầu ngán ăn các loại trứng kai thì dùng trứng ngỗng thay thay thế để dễ tiêu hoá thức ăn.

Em hồi vừa đc 3 tháng thì mẹ mua cho 1 quả trứng ngỗng cho ăn. Mẹ em bảo toàn bộ thai kỳ ăn 3 quả, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng. Trứng ngỗng thường phải dặn trước để lựa đc lứa trứng so, chỉ to hơn quả trứng vịt khoảng 2/3, đàu và đuôi nhọn.

Khi ăn em chỉ luộc lên thôi, và chỉ ăn 1 mình, ko được để ai ăn cùng. Dù trứng to hay nhỏ thì chị cố ăn 1 lần cho hết, luộc lên chấm muối tiêu ăn cho đỡ ngán. Mẹ em bảo cái này giống như làm phép, chứ thực ra ăn trứng gà còn nhiều chất hơn. Vì vậy chỉ cần ăn 3 quả vào 3 mốc ở trên là được rồi.

Theo dân gian ăn trứng ngỗng mà con thông minh đc thì con cháu nhà chăn ngỗng đều là giáo sư tiến sỹ hết. Nên cái gì mình ăn đc thì ăn thôi, ko phải cố các mẹ nhỉ.

Em có rắn con được 16w rồi, nhưng vc em đang cãi nhau về việc ăn trứng ngỗng. Qua nhiều thông tin, em thấy nó cũng đâu thực sự tốt và bổ dưỡng như trứng gà (trứng gà toàn bố mẹ đẻ em gửi cho), mà nhìn quả trứng phát sợ, em nhìn muốn ói. Các mẹ giúp em với!!!!

Chia sẻ về điều này, các mẹ đã có kinh nghiệm sinh con cũng như chiu khó tìm hiểu thông tin cụ thể đã đóng góp khá nhiều ý kiến bổ ích.

Mình hỏi mẹ mình rồi, mẹ mình cũng nói là trứng ngỗng ko tốt như trứng gà nhưng theo quan niệm của ông bà từ xưa bắt ăn trứng ngỗng để mai mốt sinh con ra dễ nuôi thôi chứ đâu phải vì bổ dưỡng gì đâu, cho nên cái zụ ăn trứng ngỗng thuộc về tâm linh

Lần trước mình bầu cũng đc cho 3 quả trứng ngỗng, mình nhìn đã thấy ngán rồi. Được cái MC mình cũng không ép, thế là đập ra rán, cả nhà cùng ăn. Mình thì quan điểm là ăn uống phong phú, ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tích cực uông sữa

mình cũng sợ trứng ngỗng lắm. Trứng mẹ mình gửi ở quê lên mà cũng chỉ cố ăn được dăm quả. Mình và chồng đã giải thích cho các cụ nhưng các cụ cứ ép ăn, nghĩ cũng thương thế là lại ì ạch nuốt. Đến quả thứ 5 thì nghỉ, ko cố nữa. Có bữa mình ăn xong bị đau bụng nữa chứ. Mà ăn trứng ngỗng đầy bụng lắm. Ăn trứng gà là tốt nhất.

Oái, dzụ trứng ngỗng này khiến mình ớn lắm dù mình chỉ bị Mẹ chồng ép ăn có 1 quả thôi. Mình thấy nó to oạch, luộc lên ăn chắc ngán tận cổ nên đập ra chiên ăn zới cơm , bị nói quá chừng, theo các cụ là phải ăn luộc mới có tác dụng, dân gian đôi khi hơi mê tín tí đó mà … túm lại nó nhạt phèo, dở ẹc, trong khi mình là người cực thích ăn trứng (trứng gà cơ) … mà thực tế thì độ bổ trứng gà hơn hẳn trứng ngỗng. Cái việc mẹ ăn trứng ngỗng khiến thai nhi sẽ thông minh hơn là ăn các loại trứng khác, chưa có công trình nghiên cứu nào ok vấn đề này hết, mà nếu đúng thế thì cả nước VN này ai cũng thông minh ráo vì ai cũng ăn trứng ngỗng từ lúc còn trong bụng mẹ

e tham khảo nhiều ý kiến thấy trứng gà là tốt nhất chị ạ, trứng ngỗng chỉ được cái là to thôi chứ chất dinh dưỡng kém xa trứng gà và còn khó tiêu nữa, ăn đc nhiều trứng gà là tốt. khoản này e sợ lắm, cứ nhìn thấy trứng luộc là nôn cho dù biết là rất giàu dinh dưỡng

Về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng có

Protein 13,5% (so với trứng vịt 11,8% và trứng gà là 12,5%)

Lipid 13,2% (so với trứng vịt 13,5% và trứng gà 11,6%).

hàm lượng vitamin trong trứng chứa các loại vitamin như:

Vitamin A: 0,28; vitamin B1: 0,09; vitamin B2: 0,26; vitamin PP: 0,10.

Tương ứng trong trứng gà là 0,06; 0,14; 0,24; 0,20

Trong trứng vịt là 0,32; 0,13; 0,26; 0,10.

Như vậy về vitamin, trứng ngỗng đều có ít hơn trứng gà, mà vitamin A lại rất cần cho phụ nữ có thai.

Rửa sạch trứng trước khi luộc.

Nhẹ nhàng cho trứng vào trong nồi.

Đổ nước lạnh vào nồi, đổ theo kiểu từ trên đỉnh quả trứng xuống. Cho nồi lên bếp và đun sôi.

Khi nước sôi, cho thêm xíu muối (giúp trứng dễ bóc vỏ khi chín và sát khuẩn trứng), hạ nhiệt và đậy vung.

Luộc trong khoảng 13 phút.

Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm nước lã sau khi trứng chín để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, cách làm này lại thiếu vệ sinh bởi vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng. Vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nước sôi để nguội để ngâm trứng chín thay vì nước lã.

nếu các mẹ ngán ngẩm món trứng luộc chấm muối thì có thể đổi món theoc ác thực đợn gợi ý như sau

nấm đùi gà chiên trứng ngỗng

Nguyên liệu:

Trứng ngỗng: 1 quả

Nấm đùi gà: 200g

Thịt heo băm nhuyễn: 100g

Hành băm, gia vị

cách rán trứng ngỗng với nấm đùi gà thơm ngon

Trứng ngỗng đánh tan thêm vào nửa muỗng hạt nêm.

Ngâm nấm với muối loãng, rửa sạch, cắt bỏ gốc và xắt nhỏ hạt lựu.

Thịt heo đem ướp với muối và hạt nêm, để khoảng 10 phút cho thấm.

Đun nóng dầu, cho hành băm vào phi thơm và cho nấm vào xào chừng 1 phút. Trút thịt vào nấm, xào đảo nhanh rồi bắc xuống.

Làm nóng dầu và đổ trứng vào tráng, rải đều nấm và thịt lên mặt trứng, đậy vung để trứng chín hẳn.

Cho trứng ra dĩa, rắc thêm tiêu để có mùi thơm. Dùng khi còn nóng.

Nguyên liệu:

Trứng ngỗng: 1 quả

Lá hẹ: 100g

Gia vị vừa đủ

Trứng ngỗng đập váo bát, đánh tan. Lá hẹ rửa sạch, cắt bỏ gốc, thái nhỏ rồi cho vào đánh đều với trứng.

Nguyên liệu:

Trứng ngỗng đập vào bát, đánh tan, thêm ít hạt nêm, bột ngọt. Nấm mỡ ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút, rửa sạch, cắt bỏ phần gốc và băm nhỏ.

Đặt chảo nóng, đổ dầu, phi thơm hành tỏi đã băm nhuyễn rồi cho nấm vào xào khoảng 2 phút.

Phi thơm hành cho thịt bò đã thái nhỏ vào xào chín, múc ra bát.

Phi thêm dầu, đổ trứng vào, rải đều nấm lên trên, đậy vun lại và vặn nhỏ lửa để trứng và nấm chín đều, cho lá hành vào trên mặt khi trứng đã chín.

Cho trứng ra đĩa, cho thêm thịt bò vào, vậy là mẹ đã có món trứng ngỗng chiên nấm thịt bò thơm ngon.

cách chế biến món thịt bò băm trứng ngỗng với nấm

SNgoài các món trên các mẹ còn có thể làm cả Salad trứng ngỗng cực ngon

Trứng ngỗng: 1 quả

Xà lách: 100g

Hành tây: ½ củ

Cà chua: 1 quả

Dầu oliu, gia vị

Trứng ngỗng luộc chín, cắt khoanh.

Rau xà lách rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút để diệt vi trùng, vớt rau ra để trên rổ thưa cho ráo nước.

Cà chua và hành tây rửa sạch, sau đó cắt khoanh tròn mỏng.

Pha nửa muỗng giấm với đường thành hỗn hợp rồi cho hành tây vào ngâm. Khi hành tây đã ngấm, vớt ra. Cho thêm 1 muỗng dầu oliu, nửa muỗng muối vào hỗn hợp đường và giấm, đánh tan.

Cuối cùng, sắp rau ra dĩa, trứng và cà chua lên trên, rưới nước trộn giấm lên trên cùng và trộn đều khi dùng. Mẹ bầu có thể thay giấm bằng chanh cho có mùi thơm ngon hơn.

Lịch sinh trai gái của người trung quốc

Năm 2018 là năm con gì?

Nguyên liệu:

Đến đây chắc hẳn các mẹ đã biết rõ thành phần dinh dưỡng cũng như công dụng của trứng ngỗng cho bà bầu, nếu mẹ nào không vượt qua được cửa ải mẹ chồng về việc bà bầu ăn trứng ngỗng con thông minh thì ngoài cách chế biến đơn thuần như luộc ăn thì còn có thể chế biến theo gợi ý các món ăn làm từ trứng ngỗng cho bà bầu để chống ngán mà lại khá ngon miêng.

nen an trung ngong vao thang thu may khi mang thai, an trung ngong khi mang thai co tac dung gi, khi mang thai an bao nhieu trung ngong la du, trứng ngỗng dành cho bà bầu, bà bầu ăn nhiều trứng ngỗng có tốt không, ăn trứng ngỗng tháng thứ mấy thì tốt

Comments

Bà Bầu Ăn Mấy Quả Trứng Ngỗng Là Đủ?

Trứng ngỗng giàu protein, lipid, vitamin A và một số vitamin nhóm B khác rất tốt cho bà bầu nên theo kinh nghiệm dân gian bà bầu ăn trứng ngỗng đẻ con đẹp, thông minh, trắng trẻo. Tuy nhiên đây chỉ là lời đồn, khoa học chưa chứng minh được.

[adinserter block=”1″]

Trứng ngỗng có tác dụng gì?

Các cụ ngày xưa thường quan niệm, ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh bởi trứng ngỗng nhiều dưỡng chất. Phụ nữ mang thai con trai nên ăn 7 quả và mang thai con gái thì ăn 9 quả. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học hiện đại đã khẳng định, trứng ngỗng không phải là thần dược như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Thậm chí, các dưỡng chất trong trứng ngỗng còn không thể bằng trứng gà.

Hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà). Mặt khác, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho sức khoẻ phụ nữ có thai. Chị em có thể bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao nếu lạm dụng những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.

Trên thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh. Các mẹ cũng cần biết rằng việc ăn uống khoa học, cân bằng mới là quan trọng. Mẹ bầu có thể bổ sung trứng gà, trứng ngỗng, trứng chim cút vào thực đơn mỗi ngày tuy nhiên cần ăn ở mức độ vừa phải, với trứng gà là 3-4 quả 1 tuần, trứng ngỗng chỉ nên ăn 1 quả/tuần. Mẹ đừng bao giờ ép mình ăn nếu cơ thể không có nhu cầu.

Mang bầu phải ăn 7 quả trứng ngỗng

Chị Phương Mai (Hà Đông, Hà Nội) hiện đang mang thai ở tháng thứ 5. Ngay từ khi mới mang thai, mẹ chồng chị đã chạy vạy đủ nơi để tìm mua trứng ngỗng cho con dâu. Theo quan niệm của bà thì trứng ngỗng rất tốt cho sức khỏe thai kỳ và đặc biệt giúp thai nhi thông minh nữa. Không tin tưởng trứng ngỗng bán ngoài chợ vì sợ trứng công nghiệp và không đảm bảo dưỡng chất, mẹ chị còn phải gửi người ở quê để mua. Chị Mai kể: “ Chẳng hiểu sao với mẹ chồng mình thì trứng ngỗng như thần dược vậy. Bà bảo ngày xưa có được quả trứng ngỗng ăn thì quý lắm chứ không tìm được dễ như bây giờ. Vì mình mang bầu con trai nên mẹ chồng bắt ăn đủ 7 quả. Quan niệm của các cụ dù chưa được khoa học chứng minh nhưng mọi người vẫn răm rắp thực hiện theo. Mà mình cư nghe ai bảo ăn gì để con thông minh là làm theo thôi.”

Cùng hoàn cảnh với chị Phương Mai, chị Linh (Long Biên, Hà Nội) cũng thường xuyên phải ăn trứng ngỗng. Điều đáng nói là mẹ chị không chỉ bắt ăn 7 quả hay 9 quả mà phải ăn hàng ngày, ăn suốt thai kỳ. Vừa biết tin con gái có bầu, mẹ chị Linh ở quê đã gửi lên hết thùng này đến thùng khác nào là trứng gà vườn, trứng chim cút và không thể thiếu trứng ngỗng. Chị nói: “Mình mới ăn được 4 tháng, chắc khoảng 10 quả trứng ngỗng mà ngán lắm rồi ý. Mỗi lần ăn trứng ngỗng là phải để trước mặt 2-3 ly nước lọc. Ăn xong một quả trứng thì bụng cũng lo căng vì uống kèm nhiều nước.”

Ăn trứng ngỗng như việc làm cực hình thế nhưng chị Linh vẫn cố gắng ăn vì chị nghĩ ăn trứng ngỗng sẽ rất tốt cho con, đặc biệt giúp con thông minh, khỏe mạnh. “Thôi dù gì thì cũng chỉ có 9 tháng mang bầu, đành cố gắng nhắm mắt, nhắm mũi để nuốt vì con vậy.”, chị Linh nói.

tu khoa

ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào là tốt nhất

ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy

bà bầu có nên ăn trứng ngỗng

bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì