Bà Bầu Ăn Gì Cho Con Nhanh Tăng Cân / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mẹ Bầu Ăn Gì Để Con Tăng Cân Nhanh?

Khi khám thai được bác sĩ thông báo cân nặng của thai nhi thấp hơn so với tiêu chuẩn, chị em rất băn khoăn mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

Nguyên tắc giúp thai nhi tăng cân nhanh

Để đưa ra được chế độ ăn phù hợp, mẹ bầu cần biết những nguyên tắc cần thiết để con yêu trong bụng tăng cân nhanh và đúng chuẩn.

– Thứ nhất: Về cơ bản sự tăng cân của thai tỉ lệ thuận với sự tăng cân của mẹ. Trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng từ 9-14 kg là phù hợp, tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng của chị em trước khi mang thai. Không cần thiết phải tăng cân quá nhiều vì béo phì thai kỳ có thể gây ra biến chứng sản khoa, khó sinh nở.

– Thứ hai: Thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học để đáp ứng sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Nếu thai nhi quá nhẹ cân so với tiêu chuẩn thì việc bổ sung thực phẩm giàu protein hay nguồn đạm cao là rất cần thiết. Để thai tăng cân nhanh, lúc này mẹ bầu cần bổ sung thêm 15 gram đạm mỗi ngày.

– Thứ b a: Mẹ bầu có lối sống lành mạnh, năng động sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, đồng thời tăng cân nhanh.

Thực phẩm cho mẹ bầu để con tăng cân nhanh

Từ tam cá nguyệt thứ 3 trở đi, thai nhi sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện các cơ quan, chức năng bộ phận trong cơ thể, đồng thời cũng tăng cân nhanh chóng. Nếu mẹ bầu đang muốn bổ sung dinh dưỡng để thai nhi tăng cân đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo chế độ ăn như sau:

* Chất béo giúp phát triển trí não và tăng cân cho thai nhi

Các chất béo lành mạnh có trong các loại hạt, bơ, dầu thực vật và đặc biệt là omega-3 có trong hải sản có vai trò quan trọng giúp não bộ và hệ thần kinh của thai nhi khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn.

Đây cũng là những dưỡng chất giúp thai nhi tăng cân nhanh vào 3 tháng cuối. Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung 70 – 80g chất béo loại này trong bữa ăn của mình.

Ngược lại, thực phẩm có chứa chất béo bão hòa đã qua chế biến như thịt rán, khoai tây chiên,… mẹ bầu cần hạn chế ăn.

* Sắt và canxi giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khỏe

Trong cả thai kỳ, đây là 2 loại khoáng chất quan trọng giúp bé yêu phát triển cả về chiều cao lẫn cân nặng.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, đặc biệt vào tháng cuối bầu bí, chị em cần bổ sung 1500mg canxi và 27mg sắt mỗi ngày.

Ngoài sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, các loại cá, tôm, tép nhỏ cũng rất giàu canxi. Bên cạnh đó thịt bò, bí đỏ, gan động vật lại rất giàu sắt.

+ Sữa: Có rất nhiều loại sữa uống cũng như chế phẩm từ sữa cho mẹ bầu lựa chọn giúp phát triển xương và chiều cao của thai nhi. Trong trường hợp thai nhi hơi nhẹ cân, chị em nên tăng cường uống 2-3 ly sữa bầu mỗi ngày vào bữa phụ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa bầu ngoài bổ sung canxi, còn có thêm các dưỡng chất như DHA, cholin, kẽm giúp bé yêu thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

+ Trứng: Trứng chứa nhiều axit amin cần thiết cho mẹ và thai nhi, đặc biệt lòng đỏ trứng gà giúp phát triển cơ bắp và trí thông minh cho trẻ. Trứng gà, trứng chim cút được chứng minh là có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn. Khi thắc mắc mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, nhiều chị em truyền tai nhau mẹo đánh lòng đỏ trứng gà cùng mật ong và sữa ăn thường xuyên sẽ giúp thai nhi trắng trẻo lại tăng cân nhanh.

Tuy nhiên vào những tháng cuối thai kỳ, hàng tuần mẹ bầu nên ăn thêm 3-4 quả trứng vịt lộn sẽ giúp thai nhi tăng cân tốt. Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 600mg cholesterol ,12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho và đặc biệt 13,6g protein (nhiều hơn cả trứng gà), cùng các vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Nhưng mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, thừa cân cần hạn chế ăn trứng vịt lộn để tránh tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.

+ Thịt bò: 100 gram thịt bò có chứa đến 36 gram protein, tức là chứa hàm lượng đạm cao. Thịt bò ít mỡ nên mẹ bầu ăn nhiều cũng không sợ tăng cân. Nếu chị em bị thiếu máu thai kỳ thì rất nên bổ sung thịt bò thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

+ Hạt bí ngô: Ngoài bí ngô có tác dụng chống táo bón cho phụ nữ mang thai thì hạt bí ngô lại chứa đến 33 gram protein. Đây là món ăn vặt dễ ăn để mẹ bầu nhâm nhi nhưng lại giúp bé yêu tăng cân nhanh chóng

+ Gan động vật: Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bà bầu cần hạn chế ăn gan động vật nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể ăn được. Bạn chỉ cần lưu ý không nên ăn quá nhiều nội tạng động vật, còn thỉnh thoảng bổ sung món gan trong bữa ăn hàng ngày cũng không vấn đề gì.

* Vitamin và chất xơ – tăng sức đề kháng

Những tháng cuối thai kỳ mẹ và bé cần có sức đề kháng thật tốt để chống lại các tác nhân gây bệnh tật từ môi trường bên ngoài, đồng thời tăng sự dẻo dai để chuẩn bị cho cuộc sinh gần kề. Do vậy, chị em cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, khoai mì…để bà bầu hấp thu canxi, sắt tốt hơn.

+ Gạo lứt: So với gạo trắng, gạo lứt rất giàu năng lượng, khoáng chất và chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có ăn thêm gạo lức như bữa phụ hoặc món ăn vặt thay cho các loại bánh ngọt.

+ Quả bơ: Vào tháng cuối mang thai nếu mẹ muốn thai nhi tăng cân nhanh thì nên ăn từ 2 – 3 quả bơ mỗi tuần sẽ giúp cải thiện tình hình cân nặng của con yêu nhanh chóng, vì 1 quả bơ có chứa đến 40 gam protein.

+ Nước cam: Không chỉ giàu vitamin C, nước cam vừa giàu chất xơ và sắt. Mẹ bầu có thể pha nước cam cùng một thìa cà phê mật ong uống hàng ngày để thai nhi tăng canh nhanh chóng.

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Theo Phương Thanh (Dịch theo BC) (Khám phá)

Ăn Gì Để Mẹ Bầu Tăng Cân Chậm, Con To Nhanh?

Trước khi mở topic này, thực sự em đã hỏi han vài chị em đã kinh qua thời kỳ bầu bí rồi. Thế nhưng, họ cũng chẳng nắm được hay có chút kinh nghiệm về vụ ăn uống khi mang bầu để chỉ con tăng cân nhiều mà mẹ không tăng cân.

Số là, chẳng hiểu vì sao 3 tháng đầu thai kỳ, em bị nghén khủng khiếp. Hầu như em không ăn uống được mấy mà vẫn tăng cân ầm ầm. Rùi khi hết nghén ngẩm, giờ em có thai 22 tuần mà cơ thể tính ra đã tăng hơn 12 kg rồi. Em đang lo Tết nhất này, ăn uống thả ga như vậy em còn tăng khủng khiếp hơn nữa trong khi con em vẫn bị bác sĩ kêu nhỏ.

em có thai 22 tuần mà cơ thể tính ra đã tăng hơn 12 kg rồi. Em đang lo Tết nhất này, ăn uống thả ga như vậy em còn tăng khủng khiếp hơn nữa.

Cứ cái đà này, chẳng biết đến lúc sinh em còn tăng bao nhiêu nữa kg nữa. Mang bầu mà cứ người ngợm phát tướng thế này khiến em chán nản. Đành rằng tất cả thay đổi của cơ thể là vì con. Nhưng buồn một nỗi, con em lại tăng cân rất chậm. Trong khi mẹ bầu thì cứ tăng cân vù vù.

Dạo này lo lắng ngấm hết vào người mẹ nên em ăn uống tự kìm hãm em ăn ít. Em chủ yếu là ăn sáng, bữa trưa và chiều em thường ăn nhẹ. Vì hết nghén, nên em cũng không ra ngoài ăn vặt, không uống sữa bà bầu luôn. Chỉ vì thèm ngọt nên ngày nào em cũng ăn 1-2 mẩu mía.

Cũng may em thử máu và nước tiểu thì không có dấu hiệu tiểu đường. Em mong ước sao 3 -4 tháng cuối thai kỳ, tổng số cân nặng của em chỉ tăng lên khoảng 14kg cho bản thân đỡ nặng nề. Với lại, mang bầu mà chỉ vào mẹ, chẳng thấy vào con như thế này em chán đời và buồn lắm. Chưa kể, em rất sợ sau khi sinh thì con còi mà mẹ mất 2 năm mới trở lại được hình dáng cũ thì khốn khổ quá.

Hôm qua, lúc đi chợ em gặp một bà bầu cũng đi mua thức ăn. Thấy bụng bà bầu này rất gọn gàng và nhỏ nhắn, em quay sang hỏi han. Nào ngờ, em giật em khi biết bà bầu ấy đang mang bầu tháng thứ 7.

Theo bà bầu ấy nói, hiện giờ tháng thứ 7 rồi mà chị ấy mới tăng 7kg cơ thể so với hồi con gái. Như vớ được cọc, em hỏi luôn chế độ ăn uống thế nào mà mẹ tăng ít cân còn con tăng cân nhiều rồi vẫn to khỏe.

Chị ấy nói rằng, theo như kinh nghiệm của chị ấy trong suốt thời gian bầu bí, mẹ bầu nên ăn nhiều chất đạm và rau quả, giảm ăn tinh bột. Chẳng hạn như bà bầu không cần thiết phải ăn nhiều cơm, mà thay vào đó là ăn nhiều thức ăn, hoa quả. Uống nhiều sữa đã tách béo.

Bà bầu ấy cũng nói thêm, trong suốt thời kỳ bầu bí, chị ấy chỉ ăn nhiều thịt bò và uống nhiều sữa. Chính vì thế, bé nhà chị 7 tháng đã được 2,9kg rồi. Còn chị ấy thì rất thon thả, gọn gàng mà nếu nhìn đằng sau thì chẳng ai bảo chị ấy mang bầu cả.

Em tăng cân khủng khiếp như vậy, trong khi con em vẫn bị bác sĩ kêu nhỏ.

Thấy kinh nghiệm của chị ấy rất hay, em về và muốn áp dụng như chị ấy ngay lập tức vì bản thân em cũng đang bị tăng cân nhiều mà vào con ít. Tối qua, em đã tự hạn chế ăn cơm, ăn khoai lang rồi. Nói chung em quyết định giảm tinh bột và chỉ uống sữa, ăn hoa quả.

Song chồng em thấy vậy, phản đối cách ăn uống này của vợ nhiều lắm. Chồng em bảo mang bầu ăn uống thế làm sao mà đủ chất. Bà bầu nào ăn uống vào mẹ thì vẫn vào mẹ, vào con nhiều thì dù ăn ít vẫn cứ vào con. Anh bảo cứ ăn uống thoải mái như bình thường đi.

Phương Hà

Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Thai Nhi, Để Con Tăng Cân Nhanh

Giai đoạn mang thai, bà bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để tăng cường sức khỏe và nuôi em bé khỏe mạnh. Kể cả những loại thực phẩm xưa nay chưa từng dùng qua. Nhưng trong số đó bạn có biết bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi nhất? Làm thế nào để em bé trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh, tăng cân đều đặn? Dưới đây sẽ là phần thông tin dành cho bạn.

1. Bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi?

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ diễn ra nhiều thay đổi và có nhu cầu cao về dinh dưỡng. Các thực phẩm mẹ dung nạp không chỉ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn là nguồn dưỡng chất để bé phát triển, đạt các chỉ số phát triển như kỳ vọng. Vậy bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi? Dưới đây là chi tiết những loại thực phẩm bạn nên quan tâm:

Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi được nhiều mẹ quan tâm.

1.1. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Việc thiếu hụt canxi là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Đây là nguyên nhân khiến mẹ có tình trạng chuột rút, mệt mỏi. Còn bé yêu thì có thể gặp phải chứng còi xương ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm bổ sung canxi lý tưởng cho cơ thể của mẹ bầu và thai nhi. Thêm vào đó, thực phẩm này còn chứa lượng men vi sinh quý giá giúp ngăn ngừa chứng táo bón ở mẹ bầu hiệu quả.

1.2. Các món ăn từ đậu

Bà bầu ăn gì tốt cho em bé thì chắc chắn không thể bỏ qua các món ăn từ đậu. Đây là nguồn cung cấp protein, folate (B9), sắt và canxi tuyệt vời cho cơ thể của mẹ và bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu và các cây họ đậu có tác dụng giúp phát triển mô và cơ ở thai nhi. Thực phẩm này cũng giàu chất xơ để mẹ bầu thoát khỏi táo bón, giúp mẹ thoải mái, dễ chịu hơn trong suốt thai kỳ.

1.3. Khoai lang

Khoai lang sở hữu hàm lượng beta-carotene giàu có. Đây là hợp chất sẽ chuyển đổi thành vitamin A rất cần thiết cho sự biệt hóa của các tế bào và mô trong cơ thể của bé. Quá trình tăng trưởng này rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu chứng minh rằng, phụ nữ mang cần tăng lượng vitamin A lên khoảng 40% so với bình thường.

Hơn nữa, khoai lang còn là lọai củ có hương vị ngọt nhẹ, giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu.

1.4. Cá hồi

Chế độ ăn thông thường của phụ nữ mang thai thường rất hạn chế các thực phẩm chứa omega-3. Trong khi đó, các axit béo có omega-3 lại đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng não bộ và thị giác của thai nhi. Chính vì vậy, việc sử dụng cá hồi – loại cá giàu omega-3,6,9 thực sự lý tưởng với sức khỏe của mẹ bầu.

Thực đơn với 2 bữa cá mỗi tuần sẽ giúp mẹ bầu bổ sung được được lượng omega-3, tăng nồng độ EPA và DHA trong máu lên mức lý tưởng.

1.5. Trứng và các món ăn chế biến từ trứng

Nếu mẹ bầu đang băn khoăn bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi thì trứng chính là một “siêu thực phẩm” phổ biến và dễ thưởng thức. Các nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, trứng cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển xương, ống thần kinh và não bộ của thai nhi như sắt, omega-3, choline, kẽm, canxi, vitamin D…

1.6. Bông cải xanh và các loại rau cải xanh

Bông cải xanh và các loại rau xanh mang đến hệ dưỡng chất vô cùng phong phú như: vitamin K, vitamin A, vitamin C, sắt, kẽm, canxi, folate, kali và chất xơ. Đặc biệt, trong bông cải xanh còn giàu chất chống oxy hóa nên sẽ giúp mẹ bầu tăng đề kháng, ngăn ngừa chứng táo bón trong thai kỳ.

Ngoài ra, các nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng, các loại rau xanh là có mối quan hệ mật thiết với việc giảm nguy cơ em bé được sinh ra có tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Do đó, mẹ nên lưu ý bổ sung rau vào thực đơn mỗi ngày nhé!

1.7. Thịt nạc

Thịt nạc rất giàu protein, các khoáng chất quan trọng giúp mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ. Những dưỡng chất như sắt, canxi, kẽm và các loại vitamin có trong thịt giúp thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào máu và tăng lượng oxy mà cơ thể mẹ cung cấp cho thai nhi.

1.8. Dầu gan cá

Bổ sung dinh dưỡng từ dầu gan cá là một việc làm cần thiết để bé và mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt trong thai kỳ. Dầu gan cá rất giàu có omega 3, vitamin D, A cần thiết cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi.

1.9. Các loại quả mọng nước

Bà bầu nên ăn gì cho mát chắc chắn không thể thiếu những loại quả mọng nước. Không chỉ có tác dụng kích thích khẩu vị, những loại hoa quả này còn giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu. Trong nhiều loại quả mọng nước như chanh, mận, xoài còn chứa rất nhiều khoáng chất tự nhiên giúp ngăn ngừa xuất huyết bên trong, làm ổn định huyết áp cho mẹ bầu.

1.10. Ngũ cốc

Bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi chắc chắn nên tham khảo và sử dụng các loại ngũ cốc. Đây là nguồn bổ sung omega 3, vitamin, kẽm, axit folic, selen, protein, glucid,… rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Ngũ cốc cũng giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh của trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu.

1.11. Bơ và các món ăn từ quả bơ

Bơ và các món ăn từ bơ là đáp án chính xác nhất cho câu hỏi: bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh? Với hàm lượng vitamin nhóm B, các axit béo không bão hòa đơn, chất xơ, vitamin K, vitamin C, A,… giàu có, bơ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Không những vậy, loại quả này còn giúp giảm chuột rút ở chân khi mang thai rất hiệu quả. Cũng cần phải nói thêm rằng, lượng kali trong bơ lý tưởng hơn trong chuối rất nhiều.

1.12. Trái cây sấy khô

Không chỉ trái cây tươi mà trái cây khô cũng rất tốt cho mẹ bầu. Việc nhâm nhi các loại trái cây khô giúp mẹ bầu cải thiện thị giác. Thực phẩm này cũng giúp cung cấp chất xơ, sắt, kẽm và các vitamin nhóm B vô cùng tốt cho thai nhi.

1.13. Uống đủ nước

Nghe có vẻ lạ lùng nhưng thực tế uống đủ nước cũng là cách rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Hơn 70% cơ thể là nước, nước có vai trò thực hiện các chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, uống đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình này, rất có lợi cho cơ thể.

1.14. Cam, quýt, trái cây có múi

Cam, quýt và các loại trái cây có múi là nguồn thực phẩm giàu có vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Các loại quả này cũng là xúc tác để mẹ bầu hấp thu sắt tốt hơn.

1.15. Sữa chua

Sữa chua giàu canxi hơn các sản phẩm khác đồng thời cũng chứa hàng tỷ lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

2. Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?

Bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi? Trên thực tế, trọng lượng của thai nhi tăng trong suốt thai kỳ nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm 3 tháng cuối. Đây là lúc mẹ bầu nên đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng để có thể giúp bé đạt được cân nặng lý tưởng cũng như các phát triển đồng đều về thể chất. Một vài gợi ý về các loại thực phẩm “vàng” giúp bé tăng cân bao gồm:

Nên thực hiện chế độ ăn khoa học để bé yêu tăng cân nhanh ngay từ khi ở trong bụng mẹ nhé!

Tinh bột: mẹ bầu nên duy trì ăn 2-3 bát cơm vào các bữa chính. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại hạt, khoai lang, ngũ cốc vào các bữa phụ và bữa sáng.

Thịt: nên sử dụng khoảng 2-3 mỗi món thịt trên một tuần và luân phiên thay đổi các loại thịt để mẹ bầu không có cảm giác nghén.

Cá: mỗi tuần nên thưởng thức 2-3 bữa cá với nhiều hình thức chế biến: hấp, kho, rán,…

Rau xanh: thực đơn mỗi ngày cần có rau xanh. Ngoài ra, có thể bổ sung với các loại củ để đa dạng và thay đổi khẩu vị.

Trứng: bà bầu cần bổ sung 3-4 quả trứng/ tuần là vừa đủ.

Hoa quả: mẹ bầu nên ăn hoa quả mỗi ngày. Có thể ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước đều được.

Để biết bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi, cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn khoa học nhất. Hiện nay, tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã có sẵn gói chăm sóc thai sản với đầy đủ dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, siêu âm và hỗ trợ sinh con. Mẹ bầu có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ này để có được thai kỳ khỏe mạnh, an tâm nhất. Đừng quên tải ngay app VinID và sử dụng ví điện tử VinID Pay để thanh toán chi phí dịch vụ tại Vinmec nhanh chóng, thuận tiện nhé!

Tải ngay app VinID nhé! Xem thêm bài viết liên quan: Đánh giá dịch vụ thai sản trọn gói Vinmec có tốt không? Đến Vinmec, thanh toán dễ dàng bằng VinID Pay

Ăn Gì Để Con Tăng Cân Nhanh Trong Tháng Cuối?

Dinh dưỡng cho bà bầu tăng cân nhanh trong 3 tháng cuối 4-5kg: ăn nhiều chất đạm, uống sữa tách béo dành riêng cho bà bầu, tinh bột vừa đủ, bổ sung sắt, canxi, kẽm có trong các loại hải sản, ăn nhiều chất xơ.

Mang thai cần tăng bao nhiêu kg?

Thông thường, một người phụ nữ chỉ nên tăng 10-15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp mang đa thai hoặc có các biến chứng thai kỳ thì có thể sẽ tăng hơn. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều bà bầu sẽ tăng cân nhẹ, nhưng cũng có người bị sụt cân. Ốm nghén cộng với việc thay đổi trong khẩu phần ăn có thể sẽ làm sụt một vài kg. Tuy nhiên, 2 tam cá nguyệt tiếp theo, hầu hết các bà bầu đều dần dần lấy lại cân nặng ban đầu và bắt đầu tăng cân.

Vì sao bà bầu cần tăng cân?

Tăng cân trong thai kỳ có thể được đánh giá thông qua hai việc: bản thân người mẹ tăng bao nhiêu kg và con tăng bao nhiêu kg. Một bà bầu có thể coi là tăng cân bình thường nếu cơ thể tăng thêm khoảng 3kg trong thời gian mang bầu, tập trung vào phần bắp đùi, hông, mông và cánh tay, là hình thức dự trữ năng lượng cho việc cho con bú sau này.

Bà bầu cần tăng bao nhiêu kg trong từng giai đoạn là hợp lý?

Tam cá nguyệt đầu tiên: 900gr – 1.8kg

Tam Cá nguyệt thứ hai: 500gr/ tuần, tương đương với 5-6kg trong 3 tháng

Tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 500gr/ tuần, tương đương với 3-5kg trong 3 tháng

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối mà không bị béo?

Tăng cân quá nhanh sẽ khiến mẹ đối diện với nguy cơ thai to dẫn đến sinh khó, phải mổ lấy thai ngoài ý muốn cũng như dễ mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp. Chưa kể đến những trường hợp mẹ tăng cân vượt chuẩn mà con sinh ra vẫn còi cọc. Vậy phải ăn như thế nào để con phát triển đủ cân, khỏe mạnh trong khi mẹ vẫn gọn gàng?

Đa số chị em bầu có thói quen ăn nhiều hoa quả, điều này là tốt nếu bạn biết ăn vừa phải và chọn loại quả không quá nhiều đường sẽ khiến mẹ nhanh béo và dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Thay vào đó, nên chọn những trái cây nhiều chất xơ và vitamin, không chỉ tốt cho sự phát triển của thai nhi mà còn có ích cho quá trình hấp thu sắt của cơ thể.

Bổ sung thêm gạo lức/ngũ cốc: So với gạo trắng, gạo lức/ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lức hoặc các loại ngũ cốc và cũng có thể dùng chúng như bữa phụ hoặc món ăn vặt thay cho các loại bánh ngọt.

Thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, tách béo: Tuy chưa có kết luận cụ thể nhưng nhiều mẹ đã từng mang thai và sinh con có nhận xét rằng uống sữa bầu sẽ khiến mẹ rất nhanh béo vì có hàm lượng đường cao. Các loại sữa ngọt nhiều còn có thể gây nên tình trạng khó tiêu, tiêu chảy hoặc nghén nếu cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường có trong sữa. Thay vào đó, các mẹ nên thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, tách béo, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai,…

tu khoa

ăn gì để thai tăng cân nhanh trong tháng cuối

thuc pham giup thai nhi tang can nhanh trong thang cuoi

thai nhi không tăng cân tháng cuối

tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào

Bài viết Ăn gì để con tăng cân nhanh trong tháng cuối? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .