Bà Bầu Ăn Gì Để Có Nhiều Sắt / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Thiếu Sắt Có Sao Không? Ăn Gì Để Bổ Sung Sắt?

(05/11/2020)

Bà bầu thiếu sắt có sao không? Tìm hiểu những nguy hiểm mà thiếu sắt gây ra và những thực phẩm giàu sắt để bổ sung cho bà bầu trong suốt thai kỳ.

Bà bầu thiếu sắt có sao không?

Ngoài ra thiếu sắt còn khiến bà bầu bị suy giảm chức năng hệ miễn dịch, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, môi trường. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ và chất lượng cuộc sống.

Ở giai đoạn chuẩn bị sinh, lượng sắt không được duy trì ở mức cần thiết sẽ kéo dài quá trình chuyển dạ. Điều này sẽ khiến mẹ bầu bị mất sức đặc biệt là với những bà bầu sinh thường. Như vậy không chỉ gây hại với mẹ mà bé cũng sẽ gặp nguy hiểm. Khi nước ối vỡ mà thai nhi vẫn ở trong tử cung thời gian quá dài sẽ bị ngợp thở. Nếu không hô hấp kịp thời còn gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.

Mẹ bầu thiếu sắt phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm khi sinh nở như:

Chưa dừng lại ở đó, nếu trong thai kỳ, bà bầu không bổ sung đầy đủ chất sắt cũng sẽ khiến mẹ bị băng huyết hoặc nhiễm trùng hậu sản, vô cùng nguy hiểm.

Vấn đề thiếu sắt ở bà bầu có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn ở thai nhi bao gồm:

Suy dinh dưỡng

Chậm phát triển trí não và thể lực

Rối loạn cảm xúc

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch

Để phòng ngừa những nguy hiểm có thể xảy đến với bào thai, bổ sung sắt là việc vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu. Bên cạnh đó, bổ sung sắt cũng là cách để hỗ trợ bào thai hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, nhằm giảm thiểu vấn đề thai nhi bị suy dinh dưỡng, không đạt số cân tiêu chuẩn.

Bà bầu nên ăn gì để bổ sung sắt?

Các loại thịt: Thịt bò, thit gà, thịt lợn, thịt dê,…

Các loại rau củ: Măng tây, cải chíp, rau bina, su su, củ cải, cà rốt, các loại quả họ đậu, súp lơ, bông cải trắng, ớt chuông,….

Các loại thủy – hải sản: cá hồi, cá ngừ, tôm, cua,…

Các loại trái cây: cam, quýt, táo, nho, bưởi,….

Đặc biệt, bà bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao khi bổ sung sắt. Vitamin C có tác dụng giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Đồng thời khi bổ sung hàm lượng vitamin C, bà bầu còn có thể tăng sức đề kháng chống lại một số yếu tố gây bệnh từ vi khuẩn và virus trong suốt thai kỳ.

Chúc mẹ bầu có một thai kỳ mạnh khỏe!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Có Nhiều Canxi

Canxi là khoáng chất cần được chú ý trong thời gian mang thai. Vì nếu không được cung cấp đầy đủ canxi lúc mang thai thì khi thai tăng trưởng sẽ sử dụng canxi trong xương của người mẹ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Việc cung cấp đủ canxi trong thời kỳ mang thai sẽ giúp phát triển bộ xương thai nhi, đảm bảo toàn vẹn bộ xương của mẹ. Vậy bà bầu nên ăn gì để có nhiều canxi?

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều canxi?

Một vài lưu ý cần tránh trong việc sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi hàng ngày đó là một số thực phẩm chứa oxalat và các loại hạt ngũ cốc chứa phytat, cả 2 loại này gắn kết với canxi và sắt làm hạn chế một phần sự hấp thu của 2 loại chất khoáng này. Vì vậy, cần uống canxi xa bữa ăn để tránh hiện tượng này.

Thực phẩm chứa nhiều canxi mà mẹ bầu nên dùng là: sữa, lá rau xanh đậm, tôm đồng, cá ăn cả xương. Bạn có thể tham khảo hàm lượng canxi (mg) trong 100g thức ăn dưới đây để bổ sung cho hợp lý:

– Tôm đồng:1.120mg canxi.

– Rau dền cơm: 341mg canxi.

– Sữa bột tách bơ: 1.400 mg canxi.

– Rau cần ta: 310mg canxi.

– Rau đay: 182mg canxi.

– Pho mát: 760mg canxi.

– Rau ngót: 169mg canxi.

– 100g lòng đỏ trứng vịt: 146mg canxi.

– 100g rau muống: 100mg canxi.

– 100g cua bể: 141mg canxi.

– Hạt dẻ: 815 mg canxi.

– Trái me: 74mg canxi.

– Chà là: 1 quả chà là có khoảng 15 mg canxi.

Tuy thức ăn có chứa nhiều hàm lượng canxi, tuy nhiên không phải bà bầu ăn bao nhiêu sẽ hấp thu được vào cơ thể hết bấy nhiêu. Vì vậy, mẹ bầu cần phải uống thuốc bổ sung canxi. Ngoài ra, Vitamin D cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và việc hấp thụ canxi của cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu hãy dành 15 phút tắm nắng mỗi ngày nhằm giúp cơ thể xây dựng vitamin D tự nhiên. Ngoài ra, việc dung nạp quá nhiều chất caffein có thể làm suy yếu xương vì nó sẽ gia tăng tốc độ bài tiết canxi. Hãy tránh nguy cơ này thông qua việc giới hạn lượng caffein vào trong cơ thể bằng cách không nên uống quá nhiều cà phê, trà hay các thức uống chứa caffein khác. Những thực phẩm này còn có thể khiến cho mẹ bầu mất ngủ hoặc căng thẳng.

Bên cạnh các thực phẩm có nhiều canxi hàng ngày thì các mẹ bầu cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung canxi có trên thị trường tiêu biểu như: Canxi ossocal. Nếu việc các mẹ bầu nên bổ sung canxi lẫn vitamin D nhằm đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và con thì Canxi ossocal là sản phẩm tích hợp cả 2 yếu tố này. Canxi ossocal chứa canxi hữu cơ lẫn vitamin D giúp hấp thu lượng canxi tối đa vào cơ thể và được xem là sản phẩm uy tín hiện nay.

Nếu còn bất cứ vướn mắc nào về Canxi ossocal hoặc cần tư vấn đặt hàng quý khách hàng vui lòng liên hệ qua: CÔNG TY TNHH STARPHAR

Hotline: 0986420077

Địa chỉ: 21/1E Nguyễn ảnh Thủ, ấp Hưng Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm:

Bà Bầu Thiếu Sắt Nên Ăn Gì Để Bổ Sung?

Khi mang thai, mẹ luôn cần sắt để tạo ra hồng cầu cung cấp cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, có khá nhiều bà bầu thiếu sắt, dẫn đến nhiều tác động không tốt đến thai nhi. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu sắt là việc mẹ cần làm ngay.

Vai trò của sắt đối với bà bầu

Để đánh giá xem cơ thể có bị thiếu máu hay không, chúng ta phải làm xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb). Với người bình thường, tình trạng thiếu máu xảy ra khi nồng độ Hb trong máu dưới 13g/dl ở nam và ở nữ giới là dưới 12g/dl. Còn riêng với phụ nữ có thai, khi nồng độ Hb dưới 11g/dl sẽ được chẩn đoán là thiếu máu.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu máu nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt. Cơ thể mẹ không cung cấp đủ sắt để tạo hemoglobin, đảm nhiệm chức năng chủ yếu của hồng cầu và có bản chất là protein.

Vốn dĩ, phụ nữ độ tuổi sinh sản rất dễ bị thiếu máu. Đặc biệt, khi mang thai, nhu cầu sắt tăng lên nhiều lần để cung cấp cả cho mẹ và cho bào thai nên tình trạng thiếu máu lại càng dễ gặp. Thiếu máu do thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động xấu đến thai nhi, khiến quá trình phát triển của thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tác hại nghiêm trọng của việc bà bầu thiếu sắt

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và thai nhi. Khi bị thiếu máu, mẹ bầu không chỉ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, mà còn có thể dẫn đến nguy cơ bị sản giật, tiền sản giật, vỡ ối sớm. Khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, quá trình chuyển dạ có thể kéo dài hơn, khiến mẹ mệt mỏi và có thể gây hại cho thai nhi, mẹ cũng dễ bị băng huyết sau sinh và dễ nhiễm trùng hậu sản. Sau khi bé chào đời, sản phụ cũng dễ bị thiếu sữa.

Đối với bào thai, việc mẹ bầu bị thiếu sắt, thiếu máu sẽ khiến bé không được cung cấp đủ hồng cầu để phát triển trong suốt quá trình nằm trong bụng mẹ, bé dễ bị suy dinh dưỡng. Khi sinh ra, bé thường nhẹ cân, bị vàng da sau sinh, thậm chí dễ bị sinh non.

Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai, mẹ bị thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ bé mắc các bệnh lý về tim mạch ở giai đoạn sau này.

Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì?

Để đảm bảo cơ thể có đủ sắt để tạo hồng cầu nuôi dưỡng mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt trong mỗi bữa ăn hằng ngày vì nhu cầu sắt của mẹ lúc này tăng cao hơn bình thường.

Thịt bò là thực phẩm khá giàu sắt và cũng rất phổ biến trong bữa ăn của gia đình. Trong mỗi phần thịt bò có khoảng 2,5 – 3mg sắt. Trong đó, phần thịt nạc bò giàu sắt hơn phần có lẫn gân. Đặc biệt sắt từ động vật dễ hấp thụ hơn sắt từ thực vật nên mẹ có thể bổ sung thịt bò vào chế độ ăn hằng ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ sắt.

Chỉ cần một nửa bát rau bina mẹ bầu đã có thể cung cấp cho cơ thể 3,2mg sắt. Ngoài ra, rau bina còn rất giàu các dinh dưỡng tốt cho cơ thể mẹ và tốt cho sự phát triển của thai nhi như acid folic, vitamin C, canxi, Beta-carotene…

Cách chế biến rau bina rất đơn giản nên mẹ có thể làm mỗi ngày như xào rau không hoặc xào với thịt sẽ rất ngon.

Lâu nay, bà bầu vẫn được khuyên nên ăn trứng gà để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Với những mẹ bầu bị thiếu máu thì trứng gà là nguồn thực phẩm mẹ không nên bỏ qua.

Hơn nữa, trong trứng gà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt, canxi, photpho, các vitamin có lợi. Đặc biệt, lòng đỏ trứng là nơi chứa nhiều dinh dưỡng hơn cả.

Trong lòng đỏ trứng còn có cả các loại vitamin tan trong nước như B1, B6; các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, K. Chúng rất tốt và an toàn đối với bà bầu. Khi mang thai mẹ nên ăn 3 – 4 quả mỗi tuần để có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.

Chuối là loại trái cây rất phổ biến. Chuối rất giàu sắt và các khoáng chất cần thiết cho bà bầu. Mẹ có thể ăn chuối mỗi ngày để cung cấp dinh dưỡng, đồng thời giúp giảm tình trạng táo bón thường gặp ở bà bầu.

Khi ăn chuối, mẹ nên ăn vào buổi sáng để cơ thể có thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng và giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho một ngày tràn đầy năng lượng.

Các loại đậu là nguồn cung cấp sắt và protein tuyệt vời. Mẹ có thể ăn thay đổi các loại đậu khác nhau như đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan… Không chỉ dùng để chế biến thành các món ăn, các loại đậu sấy, rang cũng có thể là món ăn vặt để mẹ nhâm nhi cả ngày, vừa giúp mẹ không thấy đói, vừa cung cấp chất dinh dưỡng vượt trội.

Trong bí đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt, canxi, amino acid, các loại vitamin… Nếu mẹ bầu đang bị thiếu máu thì bổ sung bí đỏ sẽ giúp mẹ loại bỏ tình trạng này.

Tuy nhiên, khi chọn bí, mẹ nên chọn những quả bí đỏ chín vì chúng chứa nhiều canxi, sắt, kẽm, giúp bổ sung máu tốt hơn cho cơ thể.

Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca… được xem là thực phẩm vàng mẹ bầu nên bổ sung trong suốt thai kỳ. Chúng chứa nhiều sắt, omega-3, tốt cho sự phát triển cơ thể và trí tuệ của thai nhi. Mẹ có thể sử dụng những hạt này như đồ ăn vặt để nhâm nhi cả ngày.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ răng rằng ăn yến mạch giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng trong suốt thai kỳ. Thành phần yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein, sắt, canxi, magie, photpho… rất tốt cho sức khỏe.

Ăn yến mạch không chỉ ngăn ngừa thiếu máu mà còn rất có ích cho hệ tiêu hóa của mẹ, giúp làm giảm tình trạng táo bón hay rối loạn tiêu hóa mà nhiều mẹ bầu thường gặp phải.

Nước cam rất giàu vitamin C, giúp mẹ bầu hấp thu sắt tối đa. Hơn nữa, uống nước cam còn giúp tăng sức đề kháng, phòng tránh các bệnh thông thường để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu được khuyên nên ăn nhiều súp lơ xanh vì loại rau này có giá trị dinh dưỡng cao. Súp lơ xanh giàu sắt, canxi, protein, vitamin A, C … rất tốt cho bà bầu

Những loài động vật thân mềm, có vỏ cứng, sống dưới nước như ngao, sò, ốc, trai… rất giàu dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ngon cho mẹ bầu. Ví dụ như trong 100gram nghêu thì có đến 28mg sắt. Lượng sắt này đủ cho nhu cầu sắt một ngày của mẹ.

Có thể nhiều người không biết nhưng sô-cô-la đen cũng là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho mẹ bầu. Đây lại là món ăn vặt nhiều mẹ bầu yêu thích. Không những cung cấp sắt, trong sô-cô-la còn có hoạt tính chống oxy tương đối cao nên có thể giúp mẹ ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm giàu sắt trong khẩu phần ăn hằng ngày, mẹ có thể bổ sung thêm bằng cách uống thuốc sắt. Tùy vào tình trạng thiếu sắt của mỗi người, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp.

Lưu ý khi uống thuốc sắt mẹ bầu không nên uống chung với các sản phẩm từ sữa hoặc những thực phẩm giàu canxi. Uống thuốc sắt dễ khiến mẹ bị nên mẹ cần bổ sung thêm các sản phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng này.

Ăn Gì Để Có Nhiều Canxi

Cá hồi hoặc cá mòi đóng hộp có thể cung cấp từ 20% đến 30% lượng canxi hàng ngày mà bạn cần.

Một chén đậu trắng đóng hộp có chứa khoảng 191 mg canxi – gần 20% nhu cầu canxi được khuyến cáo bổ sung hàng ngày. Do đó đậu trắng chính là một trong những thực phẩm bạn nên trữ trong tủ lạnh.

Dù chứa ít canxi hơn các thực phẩm khác, nhưng canxi trong bông cải xanh lại rất dễ hấp thụ. Chính vì vậy, bông cải xanh là sự lựa chọn thông minh.

Các loại rau xanh chính là “bom tấn” canxi vì chúng cũng chứa hàm lượng vitamin K1 cao – đó chính là điều rất quan trọng để cơ thể hấp thụ và giữ được canxi trong xương!

Đây là một lựa chọn rất dễ dàng để tăng cường canxi. Theo đó, bạn nên khởi động buổi sáng của bạn với một liều lượng canxi lành mạnh của bột yến mạch, bạn sẽ cung cấp lượng canxi đủ với nhu cầu hàng ngày.

Nửa chén hạnh nhân chứa khoảng 18% nhu cầu canxi hàng ngày. Chưa kể hạnh nhân còn hỗ trợ trong việc giảm cân, sức khỏe tim mạch và nhiều thứ khác nữa.

Cam là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào và chứa khoảng 65 milligram canxi. Nước cam được khuyên là nên dùng ở mức vừa phải sẽ góp phần bổ sung hơn 500 mg canxi trong mỗi ly.

Tuy không nằm trong top các loại thực phẩm có thể đáp ứng nhu cầu ăn gì để có nhiều canxi nhưng để đảm bảo được cung cấp đủ canxi các mẹ nên uống bổ sung thêm canxi thông qua sản phẩm Canxi Ossocal.

Canxi Ossocal được đánh giá là dòng sản phẩm uống hỗ trợ canxi tốt nhất hiện nay nhờ vào các ưu điểm như:

Ossocal giúp hấp thu canxi tối ưu

Chứa cả vitamin D3 và PP

Dạng bào chế tiện lợi, phù hợp với mọi đối tượng

Ossocal có vị ngọt nhẹ, dễ chịu, không gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể, an toàn đối với người bị tiểu đường.

Địa chỉ: 21/1E Nguyễn Ảnh Thủ, ấp Hưng Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh