Bà Bầu Ăn Gì Để Hết Tiêu Chảy / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Nên Tránh Ăn Gì Để Không Bị Tiêu Chảy

Tiêu chảy thường khiến cơ thể mẹ bầu bị mệt mỏi, mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thai kỳ.

Trong thời gian mang bầu chị em cần phải chú ý thận trọng với chế độ dinh dưỡng. Không những cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà bà bầu nên tránh một số thực phẩm sau đây để hạn chế bị ” tào tháo đuổi”.

Mẹ bầu không nên ăn Pate

Theo số liệu thống kê cho thấy pate là món ăn chứa nhiều khuẩn Listeria, tác nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, pate được làm nhiều từ gan, thường không phải thực phẩm lành tính đối với chị em bầu bí. Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều loại pate không rõ nguồn gốc, được làm từ nguyên liệu bẩn rất nguy hiểm. Chính vì vậy, chị em nên tránh món ăn này để không bị tiêu chảy.

Ăn lẩu cũng là thủ phạm gây tiêu chảy cho bà bầu

Những món ăn lẩu thường dễ có xu hướng bị chưa chín hẳn hoặc dễ bị ảnh hưởng của đồ sống. Những thức ăn chưa kỹ thường là mầm mống của ký sinh trùng như sán, vi khuẩn có hại. Bởi vậy, việc ăn lẩu nếu ăn đồ chưa chín kĩ dễ khiến chị em bị thào tháo đuổi.

Một số món gỏi hay thịt sống còn chứa vi khuẩn nguy hiểm mang tên Listeria, Ecoli chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy phổ biến. Chính vì vậy, bà bầu nên tuyệt đối tránh ăn các loại thực phẩm này.

Đồ ăn vặt ngoài vỉa hè

Ở Việt Nam, có rất nhiều món ăn vỉa hè hấp dẫn như trứng vịt lộn, bánh khoai, bánh gối, chè … Tuy nhiên, một số món ăn này thường được chế biến không hợp vệ sinh hoặc sử dụng nguồn nguyên liệu không đảm bảo. Để tránh nguy cơ bị tào tháo đuổi, bà bầu cần hạn chế ăn các đồ ăn vỉa hè. Cách tốt nhất bạn nên ra chợ mua và về nhà tự chế biến để đảm bảo sức khoẻ.

Món ăn có quá nhiều gia vị

Những đồ ăn chứa quá nhiều các gia vị như tỏi, ớt, … thường là nguyên nhân gây quả tải cho dạ dày của mẹ bầu khiến chị em rơi vào tình trạng đầy bụng, đầy hơi, thậm chí tiêu chảy.

Đồ chứa chất ngọt nhân tạo

Việc nhai nhiều kẹo cao su cũng có thể gây nguy cơ tiêu chảy hoặc chuột rút bởi loại kẹo này chứa chất sorbitol . Nếu phụ nữ mang bầu ăn quá 50 g sorbitol mỗi ngày có thể dẫn tới rối loạn tiêu hoá.

Thậm chí, ngay cả các thực phẩm ngọt chứa nhiều fructose như nước ngọt, bánh kẹo, nước ép trái cây hay bánh ngọt đều có thể gây ra rắc rối với hệ tiêu hoá và các triệu chứng tiêu chảy dễ dàng.

Từ khóa được tìm kiếm:

bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn

ba bau an gi bi tieu chay

bà bầu ăn trứng vịt lộn có bị vỡ ối trước sinh

ba bau nên ăn gi để tránh cho trẻ sơ sinh bi tiêu chay

bi tieu chay khong nen an gi

lam sao de ba bau tranh bi tieu chay

nen an gi de tranh tieu chay

nguyên nhân me bầu bi tiêu chảy

tào tháo với bà bầu

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Để Ổn Định Chức Năng Hệ Tiêu Hóa?

Mỗi lần rơi vào trường hợp đau bụng đi ngoài, câu hỏi bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì thật sự rất quan trọng với các mẹ đang trong giai đoạn thai kỳ.

Thực phẩm giàu tinh bột ít chất xơ: Những món ăn giàu tinh bột ít chất xơ như cơm trắng, bánh mì trắng, khoai tây, cà rốt giúp mẹ được chắc bụng, kiểm soát tình trạng đi ngoài, hỗ trợ làm khuôn phân đặc hơn trước khi đào thải ra ngoài.

Thịt nạc gà/nạc heo: Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ hải sản, thịt đỏ, các loại thịt mỡ, da động vật. Thay vào đó, phụ nữ mang thai có thể tăng cường nạc gà/nạc heo. Thịt nạc sẽ lành tính hơn cho hệ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo lượng đạm cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm ninh nhừ, chứa lượng nước nhất định: Tiêu chảy làm cơ thể bị mất một lượng nước nghiêm trọng nên các mẹ cần ăn món nào chứa nhiều nước để bù lại nước và cân bằng điện giải. Một số thức ăn điển hình là cháo, canh, súp, thực phẩm ninh nhừ, hấp, luộc v.v.

Trái cây chứa nhiều chất khoáng, vitamin: Một số loại hoa quả như chuối và táo chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali sẽ rất tốt cho những ai đang bị tiêu chảy. Mẹ bầu nên ăn từ 2 – 3 loại quả như vậy mỗi ngày để ổn định và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

Sữa chua: Tuy sữa chua được làm từ sữa bò nhưng chúng có men vi sinh hỗ trợ rất tốt cho đường ruột. Phụ nữ mang thai có thể ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua một ngày.

Nước ấm: Nước lọc ấm sẽ là bài thuốc lành tính nhất mà mẹ bầu cần uống đầu tiên sau khi bị tiêu chảy. Đồng thời, chúng ta có thể hòa một ít muối và gừng vào nước để tăng hiệu quả cầm tiêu chảy và cân bằng lượng điện giải đã mất.

Ngoài ra, mẹ bầu khi bị tiêu chảy nên hạn chế ăn uống ngoài đường và phải rất cẩn trọng trong việc chế biến thức ăn tại nhà, ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Tránh ăn thực phẩm tái sống như rau sống, bò tái, trứng lòng đào, thực phẩm tanh như hải sản, mắm tôm, thực phẩm lên men như nem chua, rau dưa muối và cuối cùng là thức ăn để tủ lạnh qua ngoài.

Thực Phẩm Cho Bà Bầu Bị Tiêu Chảy. Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì?

Khi mang thai nội tiết tố của bà bầu bị thay đổi để phù hợp với giai đoạn thai kỳ. Những thay đổi của nội tiết tố mang lại những vấn đề nhất định cho mẹ bầu, trong đó có tiêu chảy. Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, mất sức, mất nước và những rắc rối khác. Những vấn đề diễn ra với mẹ cũng gây ảnh hưởng nhiều cho thai nhi. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Những thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy là gì? Bị tiêu chảy khi mang thai ăn gì để khỏe nhưng không gây ảnh hưởng cho thai nhi?

Thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy: cà rốt

Món ăn cho bà bầu bị tiêu chảy là cà rốt và các thực phẩm từ cà rốt. Trong cà rốt chứa hàm lượng pectin dồi dào. Chất này khi vào trong ruột sẽ biến thành một dạng keo làm tăng trọng lượng phân và tạo ra môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, qua đó hạn chế được tiêu chảy.

Ngoài ra, cà rốt còn bổ sung nước, kali và các loại muối khoáng giúp bà bầu cân bằng được chất điện giải trong cơ thể. Kali và muối khoáng cũng giúp bù đắp lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy.

Nếu bị tiêu chảy khi mang thai, bà bầu có thể dùng cà rốt nấu thành súp, canh và ăn 3 – 4 lần một tuần. Chắc chắn các mẹ sẽ thấy bất ngờ vì hiệu quả mang lại.

Dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy: chuối

Món ăn cho bà bầu bị tiêu chảy đó là chuối. Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy được khuyến khích ăn chuối vì những lý do sau:

Chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin giúp hấp thụ bớt nước trong đường ruột. Từ đó làm tăng khối lượng phân, giảm tiêu chảy.

Thành phần carbohydrate trong chuối rất dễ tiêu hóa. Điều này giúp cung cấp cho bà bầu nguồn năng lượng dồi dào mà không làm tăng gánh nặng cho đường ruột.

Lượng kali dồi dào từ chuối sẽ giúp bù đắp lượng điện giải bị mất do đi lỏng nhiều lần.

Chuối bổ sung vitamin A, B12, C, K, sắt, kẽm, mangan, photpho,… Có lợi cho mẹ và rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy: cơm

Cơm chính là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì. Thực phẩm này giúp giảm đi ngoài phân lỏng bằng cách bổ sung nhiều tinh bột để hút bớt nước, axit và dịch vị tiêu hóa trong đường ruột. Đồng thời làm cho khối phân trở nên cứng và to hơn trước khi được đào thải ra ngoài.

Thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy: khoai lang

Khoai lang là một trong những món ăn tốt cho bà bầu bị tiêu chảy. Ngoài tinh bột, khoai lang còn rất giàu vitamin A, C và kali. Ăn thực phẩm này sẽ giúp bà bầu chắc bụng và ngăn ngừa thiếu hụt chất điện giải khi bị tiêu chảy.

Bà bầu có thể chiến biến khoai lang theo những cách sau để ăn:

Khoai lang luộc

Súp khoai lang

Khoai lang nghiền

Canh khoai lang nếu xương…

Thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy: bánh mì nướng

Ngoài bánh mì nướng bà bầu có thể ăn những thực phẩm khác như:

khoai tây nghiền (không có phụ gia),

Bánh quy

Mì. nui pasta (không có phụ gia)

Cháo

Bột yến mạch…

Lưu ý dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy

Ngoài những thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy như trên, các mẹ hãy lưu ý những điều sau để giải quyết vấn đề tiêu chảy thai kỳ được hiệu quả hơn:

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn uống như thế nào

Uống dung dịch bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng sữa chua hàng ngày vì chúng có thể loại bỏ tiêu chảy.

Không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả).

Không ăn thực phẩm có dầu hoặc bơ.

Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy

Tránh các thức uống không lành mạnh như nước soda và nước ngọt.

Bị tiêu chảy khi mang thai không ăn gì?

Sắn

Trong sắn có chứa nhiều axit cyanydric khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày gây nên tình trạng đau bụng, nặng hơn nữa là ngộ độc.

Nấm

Nấm là thực phẩm sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng có một số loại nấm độc nếu ăn phải có thể bị đau bụng, nôn mửa, hôn mê thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

Củ dền

Củ dền được rất nhiều người cho rằng rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống củ dền pha với sữa sẽ gây ngộ độc natri dẫn đến đau bụng…

Qua bài chia sẻ hôm nay mong rằng đã giúp các mẹ trả lời các câu hỏi về thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy là gì? Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh và những lưu ý sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

Bật Mí Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì?

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu

Bà bầu bị tiêu chảy thường đến từ nguyên nhân do trong chế độ ăn quá nhiều nước như ăn nhiều hoa quả mọng nước (dưa hấu, dứa,…). Hoặc do uống quá nhiều nước khiến ruột không hấp thu hết sẽ đào thải ra ngoài theo phân gây tiêu chảy.

Mẹ bầu bị tiêu chảy thường do chế độ ăn uống

Thêm một nguyên nhân từ thức ăn đó là do mẹ bầu dùng các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, các loại thức ăn bị ô nhiễm, ôi thiu cũng có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, bà bầu bị mắc bệnh về đường ruột, viêm đại tràng co thắt hoặc bị nhiễm một số loại virus, ký sinh trùng gây tiêu chảy như Rota virus, cytomegalo virus, Giardia lamblia cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu.

Các loại thực phẩm bà bầu bị tiêu chảy nên ăn

Các loại thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm nhiều tinh bột phổ biến như khoai lang, khoai tây, cơm,… Bởi vì tinh bột giúp hút bớt nước trong đường ruột nếu đường ruột quá yếu nên sẽ làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Ngoài ra, các loại thực phẩm nêu trên cũng chứa nhiều vitamin A, C, Kali, giúp bà bầu dễ hấp thu thức ăn và bụng đỡ bị đau.

Khoai lang giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa

Các loại đồ ăn giàu probiotic

Probiotic là một loại vi sinh vật đường ruột có tác dụng kích thích tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc đường ruột khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn có hại. Bà bầu có thể bổ sung probiotic qua một số loại sữa chua, sữa lên men, các sản phẩm chức năng bổ sung probiotic,…

Bổ sung rau củ và hoa quả

Đối với hoa quả thì táo và chuối là 2 loại có chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện đường ruột thông qua việc điều hòa quá trình chuyển hóa và hấp thu nước.

Táo và cà rốt cho mẹ bầu bị tiêu chảy

Còn củ quả thì mẹ bầu nên ăn cà rốt, bí đỏ. Trong 2 loại củ quả này chứa nhiều chất keo giúp phân trở nên rắn hơn để phòng tiêu chảy. Ngoài ra chúng cũng chứa nhiều chất điện giải để bổ sung cho bà bầu.

Ngoài mục đích làm giảm bớt tình trạng tiêu chảy thì việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu cũng vô cùng cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Việc bổ sung dinh dưỡng chủ yếu là thông qua các thực phẩm giàu chất đạm, vitamin, chất khoáng như các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau củ quả,…

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu

Bên cạnh việc bổ sung các loại thức ăn bổ ích như trên thì bà bầu cũng nên thay đổi các thói quen không khoa học như uống nước quá độ, ăn thức ăn lạnh, đồ ăn nhanh, thực phẩm không hợp vệ sinh,… để phòng tránh bệnh tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy gây hại thế nào đối với bà bầu?

Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng khi bị tiêu chảy. Đối với tiêu chảy nhẹ thường sẽ tự hết sau 5 – 10 ngày. Lúc đầu bà bầu có thể bị mệt mỏi, khó chịu. Nếu bệnh chỉ ở mức này sẽ không đáng lo, các mẹ cũng không cần thiết phải dùng thuốc.

Bà bầu khó chịu khi bị tiêu chảy

Tuy nhiên, tiêu chảy nếu kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất nước, điện giải trong cơ thể bà bầu. Việc mất nước sẽ dẫn tới cơ thể bị thiếu sức sống, nếu kéo dài có thể dẫn tới suy kiệt cho bà bầu.

Đối với thai nhi, nếu bà mẹ bị mất nước thì thai nhi sẽ không được cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng nên thai dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, chậm phát triển,… Trong trường hợp này, bà bầu nên được bổ sung nước, điện giải bằng các cách an toàn như uống nước oresol, nếu cần thiết thì phải truyền dịch.

Tóm lại, tiêu chảy không phải tình trạng bệnh đáng lo ngại nhưng các bà bầu nên chú ý và phòng tránh vì khi cơ thể mẹ bị bất thường sẽ ít nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Bà bầu và gia đình nên thiết lập chế độ ăn hợp lý để không bị tiêu chảy trong thời kỳ mang thai. Chúc các mẹ bầu luôn có một thai kỳ khỏe mạnh.