Bà Bầu Ăn Gì Để Mát / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Đẻ Nên Ăn Gì Để Mát Sữa?

0 lượt xem

Những cơn nóng bức của mùa hè dễ làm cho trẻ sơ sinh bị nhiệt, bị nổi mụn nguyên nhân có thể là do bé uống quá nhiều sữa nên nóng trong người. Do vậy mẹ cần tìm cách để làm sữa mẹ mát và đặc biệt là khoảng thời gian 3 tháng đầu sau sinh. “Bà đẻ nên ăn gì để mát sữa?” luôn là câu hỏi thường trực ở các bà mẹ và cả gia đình.

Thực tế, nổi mụn là điều hết sức thường thấy ở hầu hết trẻ sơ sinh, hơn nữa sữa mẹ sẽ không bị nóng như sữa bột. Nhưng cũng có trường hợp, do mẹ lúc mang bầu hoặc sau sinh phải uống nhiều loại thuốc và đặc biệt là kháng sinh từ đó ngấm vào sữa mẹ rồi vào cơ thế bé làm cho bé bị nóng, bị nhiệt.

Bà đẻ nên ăn gì để mát sữa?

Ngoài ra, sữa mẹ mát cũng được hiểu phổ biến là nhiều sữa và sữa đầy đủ chất dinh dưỡng. Để được như vậy thì chính người mẹ phải có sức khỏe tốt và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Các loại nước uống

Thành phần chính của sữa mẹ là nước, vì vậy mẹ cần phải uống nhiều hơn bình thường để đảm bảo lượng sữa cho con và cả lượng nước cần thiết cho cơ thể mình. Mẹ nên uống ít nhất 3 lít nước/ngày. Ngoài nước lọc mẹ có thể uống thêm một số loại nước rau má hoặc nước lá đinh lăng, các loại nước hoa quả nhiều vitamin C như nước cam, nước bưởi ép…

Nước rau má: Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, và còn giúp cải thiện làn da sau sinh. Mẹ đem rau má rửa sạch, cắt khúc cho vào máy xay, bạn nên thêm chút nước để quá trình xay dễ dàng hơn, xay xong, bạn lọc qua rây, bỏ bã và pha thêm đường để dễ uống.

Nước lá đinh lăng: Nước lá đinh lăng có tác dụng tăng tiết sữa, với cách làm đơn giản, lành tính và hiệu quả nên được rất nhiều bà mẹ sử dụng. Cách nấu nước lá đinh lăng: Lá đinh lăng rửa sạch, cho nước đổ ngập vào nồi lá, đun sôi, chắt nước uống. Uống tốt nhất khi nước còn ấm.

Các loại rau

Mồng tơi, rau đay: 2 loại rau này có rất nhiều vào mùa hè và phổ biến trong các bữa cơm ngày hè. Đặc biệt, 2 loại rau này còn có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa.

Rau mồng tơi có vị ngọt, hơi nhớt, tính mát, có chứa các vitamin A, B, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho phụ nữ mới sinh. Rau đay có vị cay có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng.

Rau đay nấu với rau mồng tơi, cua đồng ăn với cơm hàng ngày có tác dụng giải nhiệt, dễ tiêu, bổ sung can xi,…

Rau ngót, rau lang: Rau ngót và rau lang có tính mát, giàu giá trị dinh dưỡng, giàu chất sắt, vitamin A, B, và C. Ngoài ra, 2 loại rau này còn có tác dụng khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, nhuận tràng, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau sau khi sinh…

Các loại trái cây

Cà chua: Trong cà chua có rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, sắt, mangan, kali và nhiều chất có lợi cho sức khỏe khác. Vì vậy phụ nữ cho con bú nên ăn nhiều cà chua để bổ sung vitamin và tăng lượng lycopene trong sữa mẹ.

Họ nhà cam, quýt: Họ nhà cam quýt rất giàu vitamin C và dồi dào canxi. Vì vậy, ăn những loại trái cây này sẽ cung cấp được thêm lượng canxi gián tiếp cho con thông qua sữa mẹ và từ đó chống còi xương suy dinh dưỡng cho bé. Bên cạnh đó các loại quả họ nhà cam, quýt còn có tác dụng lợi sữa, chống tắc sữa, thông tuyến sữa giúp mẹ phòng tránh các bệnh viêm tuyến sữa và mất sữa. Nhưng mẹ cũng nên hạn chế ăn các loại hoa quả này vì trong chúng có chứa axit có thể theo con đường sữa mẹ vào cơ thể của con sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non, yếu của bé.

Quả na: Na cũng giàu vitamin C và có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể phụ nữ sau sinh phòng chống được bệnh tật.

Thực phẩm giàu chất đạm (protein)

Sau sinh cơ thể mẹ bị mất nhiều sức và mất nhiều máu nên mẹ càn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể nhanh chóng phục hồi trong đó chất dinh dưỡng cần bổ sung là chất đạm và chất sắt. Mẹ nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu năng lượng mà vẫn đảm bảo chất lượng sữa như: Thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng, sữa… Ngoài ra, đạm còn có nhiều trong đậu nành, đậu đen, đậu xanh, những thực phẩm này còn có tác dụng lợi sữa và dễ chế biến.

Ngoài ra, trong khi cho con bú, để tăng cường chất lượng và số lượng sữa mẹ nên uống thêm viên uống tổng hợp để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ vào sữa mẹ như DHA/EPA, sắt, canxi, iod, vitamin và các khoáng chất, nhờ đó con cũng được cung cấp dưỡng chất tối ưu.

PM Procare / PM Procare Diamond cung cấp 18 dưỡng chất cần thiết nhằm cùng với bữa ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu tăng lên của cơ thể. Thành phần Omega 3( DHA, EPA) cung cấp ở dạng Triglycerid dễ hấp thu với tỷ lệ DHA/EPA ~4/1 phù hợp đối với phụ nữ có thai và cho con bú, cho cơ thể mẹ mạnh khỏe, mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con.

Những điều cần lưu ý khi cho con bú

Dù trong mùa hè nóng bức nhưng các mẹ tuyệt đối không được ăn đồ đã nguội, uống nước lạnh mà nên ăn những đồ vẫn còn nóng ấm.

Tránh xa các tác nhân gây stress, gây bệnh, bạn cần giữ cho tình thần thoải mái vì không chỉ có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi mà còn cả tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng và chất lượng sữa.

Nên cho con bú thật nhiều giúp con tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng phát triển và phòng tránh các bệnh tật trong mùa hè.

Hạn chế sử dụng các loại thuốc trị bệnh và đặc biệt là kháng sinh, với những trường hợp đặc biệt thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia và tuân thủ theo các quy định của bác sĩ

Tránh các chất kích thích/ độc hại: Trong giai đoạn cho con bú bạn nên hạn chế và tốt nhất là nói không với rượu, cà phê,…tránh xa khói thuốc và bụi bẩn.

Không nên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp và các loại thức ăn chiên rán, nướng có tẩm ướp nhiều gia vị đặc biệt là vị cay

Sau sinh mẹ được khuyến khích ăn tất cả những gì mình thích miễn là không gây hại đến sức khỏe của bản thân và em bé. Với những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp bạn phần nào giải đáp được thắc mắc “bà đẻ ăn gì để mát sữa”.

Theo Dinhduongbabau.net

Bà Bầu Nên Ăn Gì Cho Mát ? Vào Mùa Hè 2022 Bà Bầu Ăn Gì Cho Mát ?

Khi mang thai nội tiết tố thay đổi, tăng tỷ lệ trao đổi chất và do sự thay đổi hormone ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác trong cơ thể mẹ bầu, lưu lượng máu đến da tăng lên nhiệt độ trong cơ thể sẽ tăng nhẹ, vậy bà bầu nên ăn gì cho mát đang được các mẹ quan tâm.

Bà bầu ăn gì cho mát ?

1. Bí đao

Bí đao có tác dụng lợi phế, giải nhiệt, nhuận tràng tốt cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nóng trong ăn bí đao luộc hoặc nấu canh mỗi ngày sẽ giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, lợi tiểu, thải độc hiệu quả. Đặc biệt bà bầu ốm nghén nặng, cơ thể mệt mỏi ăn bí đao rất tốt.

2. Ngó sen

Trong những ngày hè nóng bức mẹ bầu ăn những thực phẩm chế biến từ sen như củ sen, ngó sen, hạt sen …làm mát cơ thể, an thần có tác dụng tốt cho sức khỏe bà bầu, giúp mẹ bầu khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai.

3. Rau dền

Rau dền chứa nhiều protid, gluxit, vitamin và khoáng chất, sắt và can xi. Trong rau dền có hoạt chất betacaroten giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch. Mùa hè nóng bức mẹ bầu ăn canh dau dền vừa thơm ngon, bổ dưỡng, giúp cho nhiệt độ trong cơ thể được điều hòa.

Nấm rơm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể bà bầu hiệu quả, trong nấm rơm có hàm lượng axít amin, các chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và các nguyên tố vi lượng khác cần thiết cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.

5. Đu đủ chín

Đu đủ chín nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt chiếm hơn 70% là nước có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung nguồn nước cho mẹ bầu, bổ sung vitamin, khoáng chất và tăng cường sức đề khán.

Giảm chuột rút và bảo vệ xương khớp, kiểm soát cân nặng và và ngăn chặn hiệu quả chứng táo bón, ngoài ra bà bầu ăn đu đủ chín đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển não bộ và thị lực thai nhi.

6. Trái cây họ cam quýt

Cam, quýt, bưởi, chanh giàu vitamin và các chất oxy hóa giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả khi thời tiết vào hè. Mẹ bầu uống một ly nước cam, chanh hoặc ăn vài múi bưởi mỗi ngày sẽ làm mát cơ thể và cải thiện làn da tối màu của các chị em.

7. Các loại dưa

Trong dưa giàu vitamin, khoáng chất và chứa nhiều nước giúp bà bầu chống mất nước, lợi tiểu và thanh nhiệt. Lưu ý mẹ bầu chỉ nên ăn dưa vừa phải, không ăn khi bị cảm, rối loạn tiêu hóa, tiểu đường thai kỳ và bị loét miệng.

Nước dừa là loại nước tinh khiết, ngon, sạch, nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu và thai nhi và còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống 01 ly nhỏ nước dừa giúp mẹ giảm ợ nóng, táo bón.

Tuy nhiên bà bầu chỉ nên uống vừa phải uống từ 2-4 lần/tuần hoặc mỗi ngày 01 ly nhỏ và không nên uống ngay khi vừa đi nắng về, không uống quá lạnh hoặc uống vào buổi tối. trong 03 tháng đầu thai kỳ những mẹ bầu bị tiểu đường thì hạn chế uống nước dừa.

9. Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây là thực phẩm rất tốt trong mùa nóng, cung cấp các loại vitamin, chất khoáng, chất xơ và các thành phần chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi ngày bà bầu nên bổ sung ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh các loại.

Mía có vị ngọt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhiều axít amin cần thiết , đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Khi mang thai bà bầu nên uống 01 ly mỗi ngày giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước nhiều dưỡng chất, giúp cơ thể giải nhiệt, chống mệt mỏi, chống táo bón và hiện tượng nôn nghén.

10. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh có tác dụng giải nhiệt và giải độc rất tốt, trong đậu còn giàu chất xơ nên giúp mẹ bầu ngăn ngừa được chứng táo bón hiệu quả.

Bà bầu cần lưu ý việc làm mát cơ thể không chỉ ăn nhiều thực phẩm giải nhiệt mà còn cần uống nhiều nước, không ăn đồ cay nóng, thức ăn dầu mỡ và thức ăn nhiều muối. Ngoài ra, để bảo vệ an toàn cho thai nhi, bà bầu nên hạn chế ra ngoài lúc trời nắng, giữa trưa…

Bà Bầu Nóng Trong Người Nên Ăn Gì Để Làm Mát Cơ Thể?

1. Tại sao bà bầu luôn thấy nóng trong người?

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, chị em phụ nữ rất dễ gặp phải nhiều vấn đề thay đổi sức khỏe thất thường. Và nhiều chị em thường thắc mắc rằng tại sao bà bầu lại nóng hơn người bình thường, cơ thể luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Các chuyên gia đã giải thích phần nào các nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do:

– Nồng độ các loại hormone thay đổi đáng kể bên trong cơ thể khi mang thai. Đáng chú ý là tình trạng tăng quá mức của hormone progesterone làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên cao hơn người bình thường.

– Khi bước sang tuần thứ 8 của thai kỳ, tim của mẹ bầu sẽ hoạt động mạnh và nhanh hơn, máu được bơm nhiều hơn khoảng 20%. Đây được xem là một trong những lý do khiến các bà bầu bị nóng trong người.

– Khi tim co bóp nhiều hơn thì lượng máu cũng tăng lên gần 50%. Điều này khiến các mạch máu bắt đầu giãn nở và di chuyển đến bề mặt da, làm cho các mẹ bầu có cảm giác thân nhiệt tăng dần lên theo tuổi thai.

– Người mẹ sẽ hấp thụ nhiệt độ được tỏa ra từ cơ thể thai nhi đang phát triển. Vấn đề này thường xảy ra trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế, thân nhiệt của mẹ bầu sẽ cao hơn bình thường và chị em sẽ cảm thấy nóng trong thường xuyên.

– Khi mang thai, tốc độ trao đổi chất tăng lên để cung cấp đủ nguồn năng lượng cho sức khỏe thai kỳ, gây ra các thay đổi về mặt thân nhiệt và khiến mẹ bầu bị nóng trong người.

– Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể, việc bà bầu không uống đủ nước khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm chạp nên nóng trong người là điều dễ hiểu.

Nếu không có cách chữa nóng trong người cho bà bầu kịp thời và để tình trạng diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu cho thai phụ. Và điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ mà còn gián tiếp tác động không tốt đến sự phát triển của bào thai.

Một số vấn đề thường gặp ở các chị em mang thai bị nóng trong người là:

– Nổi nhiều mụn nhọt hay các nốt mẩn ngứa khắp cơ thể.

– Mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

– Thường xuyên mỏi mắt, mắt bị thâm quầng mất thẩm mỹ.

– Ăn uống kém, có dấu hiệu sụt cân.

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

2. Bà bầu bị nóng trong người nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp được đánh giá là giải pháp thiết thực, an toàn giúp cải thiện hữu hiệu các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ. Trời nắng nóng bà bầu nên ăn gì là từ khóa rất “hot” đối với các chị em mang thai trong mùa hè oi bức, việc ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu, nóng trong người.

+ Bí đao

Nếu được hỏi là bà bầu ăn quả gì cho mát thì dẫn đầu danh sách chính là bí đao. Theo ghi chép từ các tài liệu Đông y, bí đao có tính hàn, vị ngọt, nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như thải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi phế, dễ tiêu hóa và dưỡng thai.

Chúng ta có thể dùng loại quả này làm vị thuốc cho bà bầu để chữa cảm nắng, phù nề, sốt cao mà không cần phải dùng đến các loại tân dược. Ngoài lợi ích làm mát cơ thể thì trong thành phần dinh dưỡng của bí đao còn chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe thai kỳ như: nước, vitamin A, B1, B2, B3, B9, E, C, chất xơ, glucid, sắt, canxi, phốt pho,… Đây đều là những thành phần rất tốt cho sức khỏe làn da, giúp duy trì cân nặng, giảm nghén, giảm phù thũng, tốt cho hệ tiêu hóa,…

Một lưu ý quan trọng là không nên ăn hay uống nước bí đao khi còn sống và tránh dùng loại quả này cho những mẹ bầu bị huyết áp thấp. Bà bầu cũng chỉ nên ăn bí đao 1-2 lần/ tuần.

+ Nước dừa

Quả dừa đã quá quen thuộc trong đời sống hằng ngày, nhất là ở các quốc gia nhiệt đới. Công dụng lớn nhất phải kể đến của loại quả này chính là thanh nhiệt, giải khát và bổ sung chất chất điện giải cho cơ thể.

Nước dừa còn rất an toàn và lành tính đối với phụ nữ mang thai. Sử dụng loại quả này thường xuyên có thể giúp thai phụ cải thiện tình trạng ốm nghén, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất. Hơn nữa nước dừa còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón thai kỳ.

Chất xơ cùng các loại vitamin B1, B3, B6, C mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe thai kỳ như cải thiện miễn dịch, cung cấp năng lượng, bảo vệ hệ tiêu hóa và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên quá lạm dụng nước dừa và uống chúng quá nhiều thay cho nước lọc hằng ngày vì có thể gây phản tác dụng, nguy hiểm cho cơ thể và bào thai.

+ Dâu tây

Đây là loại quả ngon miệng rất được nhiều chị em ưa chuộng trong mùa hè vì không chỉ thơm ngon mà chúng còn lành tính với bà bầu, giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể rất tốt.

Giàu vitamin C, canxi và magie folate nên dâu tây được đánh giá cao bởi khả năng giúp nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều peptic và acid hữu cơ.

Thường xuyên ăn dâu tây với liều lượng hợp lý có thể giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa chất béo diễn ra tốt hơn, đồng thời tăng nhu động ruột và kích thích thèm ăn ở bà bầu. Bạn có thể ăn dâu tây trực tiếp hoặc chế biến chúng thành những món bổ dưỡng như sinh tố dâu, nước ép hay yaourt dâu.

+ Trái cây họ cam quýt

Bưởi, cam, quýt,… đều là những loại trái cây có tác dụng thanh nhiệt, giàu vitamin C tăng sức đề kháng, rất tốt khi cơ thể bị nóng trong. Đồng thời, lượng acid folic hay kali còn giúp thúc đẩy quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu. Từ đó thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.

Trong các loại trái cây họ cam quýt thì cam phổ biến và được ưa chuộng nhất. Khi bị nóng trong người, một ly nước ép cam tươi có thể giúp làm mát cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại quả này khi thai phụ đang gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày.

+ Dưa chuột

Trong dưa chuột chứa đến 96% là nước. Điều này rất tốt trong việc ngăn ngừa tình trạng mất nước cũng như giúp thanh nhiệt hiệu quả. Chúng giúp hỗ trợ hoạt động của hệ bài tiết, ngăn ngừa phù nề và tăng cường quá trình thải độc tố.

Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào có mặt trong dưa chuột còn giúp cải thiện sức khỏe làn da, giúp chị em đang mang thai có được làn da sáng mịn, tránh tình trạng thâm nám, mụn nhọt.

Bên cạnh đó, ít người biết lượng vitamin B trong dưa chuột còn hỗ trợ cải thiện tâm trạng, lượng chất xơ dồi dào ngăn ngừa táo bón hiệu quả và làm giảm lượng đường trong máu. Các vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, kali, iốt,… dồi dào trong dưa chuột còn hỗ trợ tích cực cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Một chú ý khi sử dụng dưa chuột là nên loại bỏ phần đầu và cuối của quả dưa vì những bộ phận này thường đắng và chứa một số thành phần không tốt như cucurbitacin và triterpenoids tetracyclic. Đồng thời chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải.

+ Táo

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong táo có chứa nhiều thành phần dưỡng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai như: vitamin, acid malic, chất xơ hòa tan, tanin,…

Ngoài công dụng giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể thì thói quen ăn táo thường xuyên còn giúp nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ sinh non. Hơn nữa, lượng chất xơ hòa tan có nhiều trong táo còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, chúng có thể giúp ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ táo bón thai kỳ. Đây còn là loại quả đặc biệt phù hợp với những chị em muốn duy trì cân nặng khi mang thai.

+ Nho

Do cũng được xếp vào danh sách các loại trái cây mọng nước vì lượng nước trong nho chiếm tới hơn 85%. Việc ăn nho chín sau bữa chính thường xuyên sẽ giúp giải nhiệt và làm mát cơ thể rất tốt.

Phụ nữ mang thai ăn nho còn giúp ngăn ngừa chứng táo bón thai kỳ. Hơn nữa, trong nho chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng tốt cho sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi.

3. Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh ăn khi bị nóng trong người

Bên cạnh các loại thực phẩm có tác dụng giúp giải nhiệt, an toàn cho thai phụ thì việc tiêu thụ những thức ăn sau đây có thể khiến tình trạng nóng trong người càng nghiêm trọng thêm:

– Thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh kẹo, chè, nước ngọt đóng chai

– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng

– Nội tạng và động vật

– Rượu bia và những loại đồ uống có cồn.

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/ba-bau-nong-trong-nguoi-nen-an-gi-de-lam-mat-co-the-376739.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/ba-bau-nong-trong-nguoi-nen-an-gi-de-lam-mat-co-the-376739.html

Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/ba-bau-nong-trong-nguoi-nen-an-gi-de-lam-mat-co-the-376739)

Bà Bầu Nên Ăn Gì Cho Mát Và Dễ Sinh?

Ngay từ tuần 33 – 34 trở đi, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy khó chịu trong người, đặc biệt hay đổ mồ hôi, rôm sẩy, nóng bức. Tình trạng này sẽ kéo dài tới khi sinh và sau sinh. Vậy trong giai đoạn này, bà bầu nên ăn gì cho mát và dễ sinh?

1. Vừng đen

Từ lâu, vừng đen đã được coi là món ăn bổ và vị thuốc quý trong Đông y. Trong đó, vừng có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt với phụ nữ mang thai, vừng có tác dụng giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng.

Đó là lí do, khi mẹ bầu bước sang những tuần cuối thai kỳ, ăn vừng đen sẽ giảm nóng, đi tiêu dễ và dễ chuyển dạ trong quá trình sinh thường.

2. Bột sắn dây

Bột sắn dây được coi là “cứu cánh” cho những ai thân nhiệt nóng, táo bón, trĩ. Tuy nhiên, với mẹ bầu ở thai kỳ đầu, bột sắn dây thường khuyên không nên ăn vì quá mát có thể dễ làm hư thai. Ngược lại, với mẹ bầu thai kỳ cuối, bột sắn dây được khuyến khích nên sử dụng để bà bầu luôn cảm thấy dễ chịu, không nóng, giảm mụn nhọt, dễ tiêu hóa và dễ dàng sinh thường.

Rau lang không chỉ thực phẩm lành tính, lợi sữa cho các sản phụ sau sinh mà khi mang thai, các bác sĩ cũng khuyên bà bầu nên thường xuyên ăn khoai lang để thanh nhiệt cơ thể, hạn chế táo bón.

Theo đó, bà bầu nên ăn 3-4 bữa rau lang/tuần để chống táo bón, nhuận tràng. Đến cuối thai kỳ, bà bầu nên ăn nhiều rau lang hơn để việc sinh đẻ theo phương pháp thường diễn ra thuận lợi, thời gian đẻ ngắn, ít đau.

4. Dứa (thơm)

5. Rau húng quế

Đây là một trong những loại rau thơm phổ biến ở nước ta, nó không chỉ làm gia vị trong bữa ăn mà còn có tác dụng tuyệt vời trong việc giải nhiệt và giúp bà bầu sinh dễ dàng. Trong đó, vào 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu nên thường xuyên xay 1 cốc rau húng quế (300ml) và uống để giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng.

6. Nước lá tía tô

Đây là loại lá có tính ấm, vị cay có tác dụng an thai, giải trừ ốm nghén. Tuy nhiên, đến gần thai kỳ, để quá trình sinh nở dễ dàng, chị em nên vò nát một nắm lớn lá tía tô và sắc với 2 lít nước, lấy 1 lít nước và uống liên tục. Với cách này, cửa mình sản phụ sẽ mở ra dễ dàng, giúp em bé lọt nhanh ra ngoài tử cung hơn, nhờ vậy mẹ cũng sinh nhanh và giảm đau đớn.

7. Cà tím

Cà tím là loại quả nhiều chất xơ, dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu suốt thai kỳ. Cà tím có tác dụng chữa táo bón, giảm nóng và giúp co giãn cổ tử cung ở cuối thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn cà tím vào những tuần cuối thai kỳ để tử cung nhanh mềm và giãn rộng, giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt tính bình giúp giải độc, bổ tỳ dưỡng vị, hóa đàm. Trong đó, trà cam thảo cũng được coi là thức uống tao nhã, giải nhiệt ngày nắng nóng. Đặc biệt, đối với thai phụ, trà cam thảo ở những tuần cuối vừa thanh nhiệt cơ thể lại giúp quá trình lâm bồn trở nên dễ dàng hơn. Do trà có chất làm các cơn co thắt đến sớm, nhanh thúc đẩy quá trình chuyển dạ. Đó là lí do bà bầu chỉ nên sử dụng từ tuần 38 trở đi.

9. Nước hoa hướng dương

Các loại nước từ thảo dược thiên nhiên như hướng dương đều có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giảm táo bón, giúp bà bầu có thai kỳ khỏe mạnh, dễ chịu. Đặc biệt vào cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu thường xuyên và uống nhiều nước hoa hướng dương sẽ khiến mẹ dễ dàng vượt qua cơn đau đẻ và sinh thường dễ dàng hơn.