Bà Bầu Ăn Gì Để Nhiều Sắt / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Thiếu Sắt Có Sao Không? Ăn Gì Để Bổ Sung Sắt?

(05/11/2020)

Bà bầu thiếu sắt có sao không? Tìm hiểu những nguy hiểm mà thiếu sắt gây ra và những thực phẩm giàu sắt để bổ sung cho bà bầu trong suốt thai kỳ.

Bà bầu thiếu sắt có sao không?

Ngoài ra thiếu sắt còn khiến bà bầu bị suy giảm chức năng hệ miễn dịch, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, môi trường. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ và chất lượng cuộc sống.

Ở giai đoạn chuẩn bị sinh, lượng sắt không được duy trì ở mức cần thiết sẽ kéo dài quá trình chuyển dạ. Điều này sẽ khiến mẹ bầu bị mất sức đặc biệt là với những bà bầu sinh thường. Như vậy không chỉ gây hại với mẹ mà bé cũng sẽ gặp nguy hiểm. Khi nước ối vỡ mà thai nhi vẫn ở trong tử cung thời gian quá dài sẽ bị ngợp thở. Nếu không hô hấp kịp thời còn gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.

Mẹ bầu thiếu sắt phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm khi sinh nở như:

Chưa dừng lại ở đó, nếu trong thai kỳ, bà bầu không bổ sung đầy đủ chất sắt cũng sẽ khiến mẹ bị băng huyết hoặc nhiễm trùng hậu sản, vô cùng nguy hiểm.

Vấn đề thiếu sắt ở bà bầu có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn ở thai nhi bao gồm:

Suy dinh dưỡng

Chậm phát triển trí não và thể lực

Rối loạn cảm xúc

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch

Để phòng ngừa những nguy hiểm có thể xảy đến với bào thai, bổ sung sắt là việc vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu. Bên cạnh đó, bổ sung sắt cũng là cách để hỗ trợ bào thai hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, nhằm giảm thiểu vấn đề thai nhi bị suy dinh dưỡng, không đạt số cân tiêu chuẩn.

Bà bầu nên ăn gì để bổ sung sắt?

Các loại thịt: Thịt bò, thit gà, thịt lợn, thịt dê,…

Các loại rau củ: Măng tây, cải chíp, rau bina, su su, củ cải, cà rốt, các loại quả họ đậu, súp lơ, bông cải trắng, ớt chuông,….

Các loại thủy – hải sản: cá hồi, cá ngừ, tôm, cua,…

Các loại trái cây: cam, quýt, táo, nho, bưởi,….

Đặc biệt, bà bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao khi bổ sung sắt. Vitamin C có tác dụng giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Đồng thời khi bổ sung hàm lượng vitamin C, bà bầu còn có thể tăng sức đề kháng chống lại một số yếu tố gây bệnh từ vi khuẩn và virus trong suốt thai kỳ.

Chúc mẹ bầu có một thai kỳ mạnh khỏe!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bà Bầu Thiếu Sắt Nên Ăn Gì Ở 3 Tháng Đầu Để Bổ Sung Sắt?

(05/12/2020)

Trong thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng thiếu sắt vì không được hấp thụ đầy đủ. Thiếu sắt cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến cả mẹ và bé đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ. Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì ở 3 tháng đầu để bổ sung sắt?

1. Bà bầu thiếu sắt 3 tháng đầu thai kì do đâu?

Cơ thể bị giảm khả năng hấp thu sắt: Mặc dù có bổ sung sắt theo hàm lượng được khuyến cáo, nhưng vẫn bị thiếu sắt, đó là do cơ thể đã giảm khả năng hấp thụ đối với sắt.

Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết: chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ lượng sắt cần thiết của cơ thể dẫn đến thiếu sắt.

Nhu cầu cung cấp máu tăng: Để đáp ứng cho sự phát triển tăng dần của thai nhi, mẹ bầu cần lượng máu nhiều hơn, từ đó cần lượng sắt nhiều hơn so với lượng đã được bổ sung.

Do bà bầu ăn kiêng hoặc ốm nghén: tình trạng này xảy ra nhiều ở 3 tháng đầu.

Bà bầu thiếu sắt do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên khi đã nắm rõ được nguyên nhân thì việc khắc phục sẽ trở nên dễ dàng.

2. Nguy hiểm gặp phải khi bà bầu thiếu sắt

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Đau đầu, ngủ không ngon, người uể oải

Trầm cảm sau sinh nếu thiếu máu kéo dài

Dọa sảy thai, sảy thai nếu thiếu máu kéo dài, thiếu máu nhiều

Mẹ bầu nên chú ý bổ sung chất sắt để đảm bảo mẹ và bé không bị ảnh hưởng xấu bởi bất cứ yếu tố nào trong suốt thai kỳ.

Thiếu máu trong 3 tháng đầu thai kì, thai nhi có thể gặp nhiều nguy hại:

Suy dinh dưỡng

Sức đề kháng kém

Vàng da

Chậm phát triển về trí tuệ và thể lực

Thai chết lưu

Những ảnh hưởng trên sẽ không có cơ hội xảy ra nếu như mẹ bổ sung sắt đúng cách và hiệu quả. Bởi vậy bổ sung sắt cũng chính là cách mẹ bảo vệ con yêu của mình ngay từ khi chưa chào đời.

3. Bà bầu thiếu sắt 3 tháng đầu nên ăn gì để bổ sung?

Bổ sung sắt là một việc rất quan trọng và cần thiết đối với bà bầu. Vì sắt tham gia quá trình tạo nên máu và là thành phần có trong hồng cầu. Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều bà bầu quan tâm. Ngoài việc uống thuốc có chứa sắt thì các mẹ bầu cũng được khuyên là nên bổ sung thêm sắt từ các loại thực phẩm có trong chế độ ăn hàng ngày.

Thịt gà ác – thực phẩm giàu sắt

Thêm vào đó, thịt gà ác chứa một hàm lượng sắt rất lớn, trong 100g thịt gà thì chứa tới 1,3 mg sắt heme. Hơn nữa, loại thịt này còn chứa rất nhiều protein, vitamin cùng với các chất dinh dưỡng khác.

Các loại cá giàu sắt dành cho bà bầu

Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì? Cá là một loại thực phẩm bổ sung chất sắt tương đối tốt, nhất là cá ngừ. Trong 100g cá ngừ sẽ chứa khoảng 1 mg sắt cùng với đó là một số chất dinh dưỡng cần thiết khác như selen và vitamin B12.

Trong cá cũng chứa nhiều acid béo omega-3 – một loại chất béo rất có lợi cho tim mạch. Theo các nhà nghiên cứu, omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nó sẽ giúp cho mẹ và bé phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều cá ngừ. Bởi vì trong cá có hàm lượng thủy ngân rất cao. Vì vậy, nên có chế độ ăn khoa học, hợp lý. Các mẹ cũng có thể lựa chọn các loại cá khác như cá hồi, cá thu để bổ sung thêm sắt.

Các loại hạt giàu sắt dành cho bà bầu

Các loại hạt sấy khô như điều, hạnh nhân, óc chó,…là nguồn cung cấp sắt dồi dào ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Mọi người nói chung và các mẹ bầu nói riêng nên ăn các loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.

Chúc tất cả các mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt để chuẩn bị chào đón thành viên mới!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.

– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.

– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Nhiều Sữa?

Dinh dưỡng khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến việc sau này mẹ có đủ sữa cho con bú hay không.

Hỏi: Tôi vừa sinh được 2 tuần, nhưng hiện nay lượng sữa của tôi rất ít nên phải cho bé ăn sữa ngoài. Tôi rất muốn có được nhiều sữa cho con bú nhưng không biết nên ăn gì để lợi sữa? Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi? (Nguyễn Trà My – Hà Giang).

Bác sỹ Nguyễn Thị Kiểm, trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn cũng là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm bởi vì từ xưa đến nay sữa mẹ vẫn được coi là nguồn sữa quý giá. Đây là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Nên đọc

Để có nhiều sữa cho con bú trong thời gian sau khi sinh con bạn nên chú ý đến việc ăn uống và nghỉ ngơi của mình. Chế độ ăn tốt cho các bà mẹ trong giai đoạn này là một chế độ đa dạng không kiêng. Mỗi ngày bạn nên uống thêm 1 – 2 ly sữa và uống nhiều nước. Khi bạn thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ có lượng sữa đủ cho bé bú. Một số điều mà bạn cần làm để có nhiều sữa cho bé bú:

Cho trẻ bú đều đặn: Bạn phải cho bé bú đều đặn sau khi sinh.Việc cho bé bú đều đặn sẽ tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp bạn tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa.

Luôn giữ sạch đầu vú: Để không bị tắc tia sữa, bạn phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho bé bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô.

Cho bé bú đúng cách: Cho con bú đúng cách sẽ làm cho bạn có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho bé bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: Miệng bé ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.

Một số món ăn lợi sữa:Móng giò hầm đu đủ: Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Sau sinh, sản phụ cũng nên nên uống canh hoặc nước rau ngót. Nó có tác dụng làm co tử cung sau sinh, sạch máu. Rau phải được rửa thật sạch để tránh bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không nên sử dụng rau cải xanh vì sẽ gây tiểu tiện nhiều và dễ làm rối loạn tiêu hóa.

Cây đinh lăng lá nhỏ: Lá đinh lăng tươi nấu với cá đồng hoặc thịt nạc giúp tăng dinh dưỡng và tăng lượng sữa; Rễ đinh lăng lâu năm (40 gram) nấu với 6 – 8 gram gừng tươi trị tắc tia sữa.

Đậu đỏ nấu với vừng đen: Giúp nhuận trường và tăng lượng sữa.

Rong biển: Rong biển cung cấp acid amin, khoáng chất, vitamin… giúp tăng lượng sữa cho mẹ.

Mướp hương: Mướp hương nấu với thịt hoặc cá giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho mẹ.

Một số dược liệu khi nấu uốngcũng giúp tăng lượng sữa hoặc dễ tiết sữa: Cây cỏ sữa, cây thông thảo, ngó sen, tảo spirulina.

nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp tốt nhất giúp bé phát triển và tăng sức đề kháng trong gia đoạn đầu đời. Vì vậy bạn hãy chọn cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể cung cấp sữa cho con một cách tốt nhất và nhiều nhất.

Nên đọc

Thùy Trang H+

Bà Bầu Ăn Gì Để Không Tăng Cân Nhiều?

– “Ăn cho 2 người”. Nói như vậy không có nghĩa là bạn tha hồ ăn tất cả những món mình thích, dù chúng có bổ dưỡng hay chỉ chứa mỡ và đường, cũng không bao gồm cả chuyện tăng gấp đôi khẩu phần ăn trong mỗi bữa. Ăn cho 2 người đơn giản là mọi thứ bạn ăn đều phải bổ dưỡng cho bản thân và cho thai nhi.

– Giám sát lượng calorie hấp thụ hàng ngày. Dù thai càng lớn, bạn sẽ càng mau đói và thèm ăn, nhưng như thế không khuyến khích bạn ăn càng nhiều thực phẩm chứa năng lượng càng tốt. Thông thường, nhu cầu năng lượng của bạn khi bầu bí chỉ cần tăng khoảng 15%, tức không tăng bao nhiêu so với giả định bạn phải ăn gấp đôi số lượng bình thường.

Thay vì chọn các món ăn kém chất dinh dưỡng mà quá giàu mỡ, đường, hãy đảm bảo bạn phải thu nạp đủ chất đạm, tinh bột và năng lượng, trong đó chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc là yếu tố cấu trúc chính hình thành tế bào, mô, tạo nên các cơ, mô liên kết, xương và các cơ quan nội tạng cho bé. Nhu cầu của mẹ bầu với chất đạm là khoảng 3 phần ăn, với đường và tinh bột là khoảng từ 4 – 5 phần mỗi ngày.

– Tránh xa các món ăn kém dưỡng chất. Thông thường, những món ăn sau đây dù ngon miệng nhưng chỉ làm cho bạn khổ sở vì ngày càng đẫy đà hơn do chứa số lượng lớn mỡ, đường mà không có nhiều giá trị với bé đang phát triển: các món ngọt chứa đường trắng, đường vàng, siro, mật hoặc đường nhân tạo, kẹo, socola sữa, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, bánh bích quy, bánh ngọt, mứt, trái cây ngào đường, kem, mì spaghetti, sốt mayonaise, khoai tây chiên…

Nếu quá thèm ngọt, bạn nên chọn các món ăn vặt có vị ngọt nhưng chứa nhiều dinh dưỡng như sữa chua, trái cây có vị ngọt, socola đen, bánh cookie chứa mật mía, chuối và quả khô, các loại hạt v.v…, với số lượng vừa phải trong ngày.

– Thực phẩm gần với trạng thái tự nhiên nhất. Đây chính là loại thực phẩm có chất lượng cao cũng như cung cấp được nhiều giá trị dinh dưỡng nhất cho cả bạn và bé, được xếp theo thứ tự ưu tiên từ thức ăn tươi, đông lạnh, sau cùng là thực phẩm đóng hộp. Với rau củ, trái cây, nên chọn loại tươi tốt theo mùa.

Nếu cần sử dụng dầu, nên chọn loại dầu chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé như dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu hướng dương v.v… Thay sốt mayonaise, kem chua trong món rau trộn bằng yaourt không đường cũng là cách hay để hạn chế nguồn năng lượng dư thừa. Sử dụng sữa không béo, không đường và tăng cường lượng rau cũng như trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày của 2 mẹ con.

– Ăn theo các bữa nhỏ trong ngày. Ngay từ đầu thai kỳ, bạn nên bắt đầu ngay với thói quen ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ 1 ngày thay vì từ 2 – 3 bữa ăn lớn. Đồng thời, đảm bảo quân bình nhu cầu dinh dưỡng trong khoảng thời gian từ 24 – 48 tiếng hơn là cố quân bình lượng dưỡng chất cần thiết trong từng bữa ăn.

Để đảm bảo các món ăn dùng hàng ngày đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cả bạn và bé, có thể tham khảo và áp dụng khẩu phần ăn hàng ngày được khuyến cáo sau đây, với mỗi nhóm thức ăn đại diện cho 1 phần ăn: 3 phần ăn chứa chất đạm hàng đầu từ thịt động vật; 2 phần thức ăn chứa vitamin C; 4 phần ăn chứa canxi; 4 – 5 phần ăn có tinh bột, đường phức hợp; 1 – 2 phần rau, trái cây tươi; 2 phần ăn giàu sắt và 8 ly nước lọc, nước hoa quả không đường.

– Chọn thực phẩm lành mạnh chứa nhiều dưỡng chất. Ngay từ khi bắt đầu bầu bí, bạn nên nắm vững danh sách những thực phẩm lành mạnh, ít chất béo, đường và năng lượng mà lại chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cả 2 mẹ con. Với các loại vitamin, nên chọn các loại quả có màu cam, rau màu xanh lá, sữa, trứng … để cung cấp vitamin A vốn rất cần thiết cho sự phát triển tế bào, ngăn chặn các vấn đề về mắt, da và thúc đẩy hệ miễn dịch.; các sản phẩm làm từ sữa, thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, các loại hạt, đậu, chuối v.v… v.v… cung cấp vitamin B12, B6 hỗ trợ phát triển tế bào máu, các chức năng của tế bào thần kinh và hoạt động của não bộ cho bé.

Trong khi đó, vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây, các loại rau như bông cải xanh, rau Bina v.v… giúp thúc đẩy chức năng não khỏe mạnh, hình thành xương, răng, lợi và mạch máu, đồng thời tăng khả năng hấp thụ sắt và can xi cho cơ thể, hình thành collagen. Lòng đỏ trứng, dầu cá và sữa cho nguồn vitamin D phong phú giúp tăng cường xương, vitamin E có trong ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật, các loại hạt và rau lá xanh giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào ở thai nhi ….

Đồng thời, bạn cũng cần làm phong phú bữa ăn của mình hơn nữa với các thực phẩm chế biến từ sữa, các loại rau màu xanh đậm, đậu nành và chế phẩm từ đậu nành, khoai tây, các loại đậu, quả hạch, các loại hạt như hạt lanh, óc chó, hạt điều, hạnh nhân, hạt hướng dương, các loại thịt cá, gia cầm, thịt heo, bò ít dầu mỡ, hải sản v.v…để bổ sung nguồn canxi cho xương bé phát triển; cung cấp axit folic giúp phát triển tế bào thần kinh, tránh dị tật thần kinh ở thai nhi; sắt tạo máu và tăng lượng oxy trong máu; magie thúc đẩy xương chắc khỏe, đảm bảo các hoạt động cơ bắp và chức năng thần kinh v.v…

– Tiêu hao năng lượng thừa sau khi ăn. Các mẹ nên biết rằng, nhu cầu năng lượng cần thu nạp trong từng giai đoạn khác nhau của thai kỳ cũng không giống nhau. Cụ thể, 3 tháng đầu mẹ bầu chỉ cần nạp khoảng 300 calorie mỗi ngày, 3 tháng giữa là 350 calorie và 3 tháng cuối tăng lên khoảng 500 calorie.

Do đó, nếu nhận thấy tổng năng lượng thu nạp của mẹ và bé trong ngày vượt quá con số này, mẹ bầu có thể năng vận động để làm tiêu hao năng lượng dư thừa bằng cách làm việc nhà, tăng các hoạt động thể chất như đi dạo, tập yoga, thể dục v.v…

Đi dạo được khuyến khích cho bà bầu vì nó không cần bất kì dụng cụ cồng kềnh nào. Đi dạo nhẹ nhàng cũng không khiến nhịp tim tăng tới 70% mức tối đa trong khi thai phụ vẫn có cơ hội giữ dáng và cơ thể năng động hơn rất nhiều. Vận động nhẹ còn khiến tinh thần được thoải mái, vui vẻ và bạn có thể ngủ ngon hơn vào cuối ngày.

– Dành ít nhất 150 phút mỗi tuần để tập thể dục. Nên chọn những món như bơi, đi bộ, yoga, đạp xe…

– Tăng cường độ tập luyện dần nếu thấy cơ thể khỏe và săn chắc hơn.

– Nếu cảm thấy chóng mặt, thở dốc, hoặc bất cứ khó chịu nào, hãy gặp bác sĩ ngay.

– Tránh các hoạt động như chạy, nhảy… và các hoạt động đòi hỏi sử dụng lưng nhiều.

– Uống nhiều nước.

– Ghi chép những thức ăn hàng ngày để kiểm soát dưỡng chất nạp vào cơ thể.

– Theo dõi cân nặng trong từng giai đoạn thai kỳ.

Medonthan Tổng hợp