Bà Bầu Ăn Sữa Chua Nếp Cẩm Được Không / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Tác Dụng Của Sữa Chua Nếp Cẩm? Lợi Ích Khi Bà Bầu Ăn Sữa Chua Nếp Cẩm

Ăn sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì? Ăn sữa chua nếp cẩm nhiều có tốt không? Những tác dụng của sữa chua nếp cẩm mang đến cho sức khỏe và làm đẹp sẽ khiến cho bạn cảm thấy bất ngờ đấy.

Tác dụng của sữa chua nếp cẩm là gì?

Tác dụng của sữa chua nếp cẩm với dạ dày và hệ tiêu hóa

Các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp cho quá trình tiêu hóa của cơ thể được tăng cường rất tốt. Còn nếp cẩm lại có nhiều chất như vitamin C, chất diệp lục, carotene. Nhờ đó sự kết hợp giữa sữa chua và nếp cẩm có tác dụng giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, trong nếp cẩm còn có protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm… cùng với đó một số vi chất khác. đặc biệt là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene có trong gạo nếp cẩm thường không có nhiều trong các loại gạo thông thường khác.

Sử dụng sữa chua nếp cẩm ở mức độ vừa đủ sẽ giúp các hoạt động của dạ dày trở nên chơn chu hơn; khí huyết được lưu thông, chống suy nhược cơ thể.

Ăn sữa chua nếp cẩm giúp bổ máu

Theo nghiên cứu, trong mỗi 200g gạo nếp cẩm sau khi nấu chín có đến 169 calories; 3,5g protein; 37g carbohydrate; 1,7g chất xơ; 9,7g cmg selenium và 0,33g chất béo. Đây đều là những loại chất có tác dụng rất tốt trong việc sản sinh ra máu.

Đem lên bàn cân so sánh với các loại gạo nếp thông thường khác có thể thấy hàm lượng Protein trong gạo nếp cẩm cao hơn đến 6,8%; hàm lượng chất béo cao hơn 20% cùng với 8 loại axit amin khác.

Ăn sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì – tốt cho tim mạch và chắc xương

Ăn sữa chua nếp cẩm có tốt không? Nếp cẩm có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh đột quỵ và cao huyết áp. Các chất như lovastatine và ergostero trong nếp cẩm có khả năng giúp tái tạo máu; nhờ vậy có thể phòng ngừa được căn bệnh tai biến.

Không chỉ tốt cho tim mạch; sữa chua nếp cẩm còn có tác dụng bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe. Nhờ lượng canxi, magie, photpho cao; chính vì thế nếu ăn nhiều sữa chua nếp cẩm có thể giúp xương, răng chắc khỏe. Ngăn ngừa các bệnh do thiếu hụt canxi như: loãng xương, thoái hóa xương khớp…

Công dụng của sữa chua nếp cẩm giúp giữ gìn vóc dáng

Tất cả mọi người, đặc biệt là các chị em; ai cũng muốn có một vóc dáng đẹp. Để làm được điều đó bên cạnh việc luyện tập thể dục, các bài tập giữ dáng…thì chế độ ăn uống phù hợp là một yếu tố cực kỳ quan trong.

Bên cạnh các loại thực phẩm như hoa quả; rau xanh thì bên cạnh đó sữa chua nếp cẩm cũng là một món ăn được gợi ý rất tốt với việc giữ gìn vóc dáng. Việc sử dụng sữa chua nếp cẩm ở mức độ hợp lý có thể giúp các tế bào chất béo trong cơ thể bạn sản sinh ít cortisol; loại thực phẩm này cũng hỗ trợ sản sinh canxi đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể; giúp bạn có vóc dáng đẹp như mong muốn.

Sữa chua nếp cẩm giúp làn da luôn sáng mịn tự tin

Dân gian có câu “nhất dáng nhì da”. Vì thế bên cạnh vóc dáng đẹp ra thì việc chăm sóc da tốt cũng là vấn đề mà các chị em đặc biệt quan tâm. Chắc hẳn ai cũng biết lợi ích của sữa chua đối với da là lớn thế nào rồi; Tuy nhiên khi sữa chua được kết hợp với nếp cẩm thì công dụng của nó còn trở nên tuyệt vời hơn nữa.

Hàm lượng vitamin E và vitamin C trong nếp cẩm lớn nhiều lần so với các loại gạo khác. Không những vậy nếp cẩm là một món ăn ít đường và giàu chất xơ. Bởi vậy việc ăn sữa chua nếp cẩm thường xuyên có thể giúp cơ thể được bổ xung một lượng collagen. Có tác dụng giúp làn da của bạn trở nên mềm mịn; làm mờ được các vết sạm. Giúp bạn luôn có một làn da tươi sáng, mịn màng và tươi tắn.

Ăn sữa chua nếp cẩm có béo không?

Trên thực tế sử dụng nhiều sữa chua nếp cẩm có gây béo phì không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Tuy rằng nếp cẩm hay cơm rượu nếp cẩm là món ăn tăng cân dành cho người gầy; người đau yếu sớm bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết.

Tuy nhiên món ăn này lại hoàn toàn không gây tích tụ mỡ hay cholesterol dư thừa. Ngược lại, nó còn là siêu thực phẩm giúp cơ thể thanh lọc những cholesterol có hại ra bên ngoài. Đặc biệt hơn, những trường hợp bị cao huyết áp tuy nhiên lại bị dị ứng với thuốc điều trị; cơm rượu nếp cẩm chính là thần dược tuyệt vời để ổn định huyết áp.

Ngoài ra, trong nếp cẩm còn chứa các chất như anthocyanin, lovastatine và ergosterol có tác dụng chống các gốc tự do có hại cho cơ thể, đẩy lùi nguy cơ bị ung thư, ngăn chặn khả năng bị các bệnh về tim mạch và trên hết là cải thiện và tái tạo các tế bào máu. Chính vì những lý do tuyệt vời như vậy mà bạn nên dùng nếp cẩm khoảng 3 lần/tuần để bảo vệ mình khỏi những căn bệnh nguy hiểm.

Còn bây giờ, bạn đã hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nếp cẩm, chè nếp cẩm hoặc sữa chua nếp cẩm chưa? Đây là các món ăn không những không làm bạn tăng cân mà còn giúp bạn tránh được các căn bệnh tiềm ẩn. Bên cạnh việc dùng loại thần dược này, bạn cũng nên có một chế độ ăn uống khoa học và một lối sống lành mạnh để có thể nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Bà bầu có được ăn gạo nếp cẩm?

Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm có được không? Sữa chua nếp cẩm có tốt cho bà bầu không? Gạo nếp cẩm còn được gọi bằng một cái tên mĩ miều khác là bổ huyết mễ; một loại gạo rất phổ biến ở nước ta.

So với gạo nếp, gạo tẻ thì gạo nếp cẩm chứa một lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe hơn 20%. Ngoài ra trong gạo nếp cẩm còn chứa hơn 8 loại axit amin, carotene cùng các nguyên tố vi lượng quan trọng với cơ thể người. Nhờ đó, nó trở thành nguồn thực phẩm bổ dưỡng dành cho tất cả các lứa tuổi; mọi thể trạng và đặc biệt sữa chua nếp cẩm rất tốt cho bà bầu.

Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm thường xuyên có thể nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng; phòng chống được một số căn bệnh; hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.

Các chị em khi mang thai ăn nếp cẩm sẽ được cung cấp một lượng lớn protein, chất béo lành mạnh cùng các vitamin giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, ăn nếp cẩm còn là món ăn bổ dưỡng giúp bồi bổ cơ thể cho chị em sau sinh; sớm phục hồi sức khỏe.

Sữa chua nếp cẩm là một món ăn nổi tiếng thơm ngon và phổ biến cho sức khỏe mọi người kể cả bà bầu. Chị em có thể dùng nếp cẩm nấu thành xôi hoặc lên men sau đó kết hợp với mẻ sữa chua trắng dẻo mịn tự làm để thưởng thức. Thế nhưng, các mẹ bầu cần chú ý hạn chế ăn những món ăn lên men. Thay vào đó, chị em hãy nấu chín xôi nếp cẩm rồi ăn cùng sữa chua để đảm bảo an toàn và cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết hơn.

Nên ăn sữa chua nếp cẩm vào lúc nào là tốt nhất

Gạo nếp cẩm là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi gia đình, nếp cẩm thường được chế biến thành các món ăn như: xôi nếp cẩm, chè nếp cẩm… Thế nhưng, ăn sữa chua nếp cẩm vào lúc nào là tốt nhất thì có thể nhiều bạn còn chưa biết. Vậy nên sử dụng sữa chua nếp cẩm khi nào?

Ăn sữa chua nếp cẩm vào buổi tối

Nên ăn sữa chua nếp cẩm khi nào? Ăn vào buổi tối sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng canxi lớn hơn. Theo chia sẻ của các chuyên gia; ăn sữa chua nếp cẩm vào buổi tối trước khi đi ngủ là rất tốt cho sức khỏe.

Bởi vì vào thời điểm này, dạ dày đã tiêu hóa được một phần thức ăn từ bữa tối; tuy nhiên chưa rơi vào trạng thái “rỗng hoàn toàn”. Khi đó độ pH đạt tiêu chuẩn; đây là một môi trường sống thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua phát triển.

Có thể bạn chưa biết, việc sử dụng sữa chua nếp cẩm vào buổi tối trước khi đi ngủ chính là gián tiếp cung cấp thêm các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể suốt thời gian ngủ một cách nhẹ nhàng.

Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý; sau khi ăn sữa chua vào buổi tối các bạn hãy uống nước tráng miệng. Hoặc tốt hơn hết là đánh răng để không bị sâu răng, gây hại đến chức năng răng miệng. Nên tránh ăn khi đang quá đói, bởi có thể gây hại cho dạ dày của bạn. Đặc biệt là những người bị đau dạ dày, nên ăn sữa chua nếp cẩm sau bữa ăn tối nhiều nhất là 2 tiếng.

Ăn sữa chua nếp cẩm vào buổi chiều

Nhân viên văn phòng thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với máy tính được khuyên rằng nên ăn sữa chua vào đầu giờ chiều khi bắt đầu làm việc; sau giờ nghỉ trưa. Bởi ăn sữa chua vào thời điểm này có thể giúp giảm bớt căng thẳng; tâm lý thoải mái, khỏe khoắn hơn; giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Ăn sữa chua nếp cẩm nhiều có tốt không? Các bạn nên ăn một hộp sữa chua mỗi ngày là phù hợp nhất, không nên ăn quá nhiều.

Gạo Nếp Cẩm, Sữa Chua Nếp Cẩm Tốt Cho Phụ Nữ Sau Sinh

Chị em thường thích những món như sữa chua nếp cẩm hay xôi nếp cẩm nhưng không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời của chúng.

Nếp cẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng

Gạo nếp cẩm là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các món ăn được chế biến từ gạo nếp như xôi, chè, bánh nhưng khi ăn gạo nếp cẩm, bạn có bao giờ nghĩ mình đang hấp thụ vào cơ thể một bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả không?

Trong y học cổ truyền, gạo nếp nói chung có tính ấm, vị ngọt, bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, đặc biệt gạo nếp cẩm còn rất tốt cho máu huyết và tim mạch.

Bổ máu

200gr cơm nếp đã nấu chín có chứa 169 calories; 3,5gr protein; 37 carbohydrate; 1,7gr chất xơ; 9,7 cmg selenium và 0,33gr chất béo, những chất này đặc biệt tốt cho máu, nhất là protein.

Nên đọc

Trong những loại nếp thường thấy thì đặc biệt có loại nếp cẩm còn được gọi là “bổ huyết mễ” có chứa hàm lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20% cùng 8 loại acid amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Do đó, góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khỏe cho cơ thể khi bị mất máu do kinh nguyệt hay sau sinh.

Tốt cho tim mạch

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ và tăng huyết áp. Theo đó, vì trong men nếp cẩm có chứa chất lovastatine và ergosterol nên có khả năng tái tạo mạch máu, phòng tránh tai biến tim mạch. Chúng cũng không gây ra các phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn nên rất tốt cho những người phẫu thuật tai biến mạch máu não.

Hơn nữa, dùng rượu nếp cẩm đúng liều lượng còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, hiệu quả cho những người có vấn đề về tim mạch hay huyết áp. Tuy nhiên, để hạn chế rượu lên men đậm lâu ngày sinh mùi cồn và bị chua, bạn nên bảo quản rượu nếp trong tủ lạnh để dùng lâu ngày.

Tốt cho dạ dày

Gạo nếp cẩm nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu dạ dày, nhất là những người bị viêm loét dạ dày không thể tiêu thụ cơm tẻ. Ngoài ra, với những người thường xuyên bị nôn mửa, có thể lấy một nắm nếp rang vàng cháy, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm. Khi bị chảy máu cam, rang vàng hạt nếp, tán nhuyễn, một lần uống khoảng 6 – 7 gr với nước nguội.

Tốt cho phụ nữ sau sinh

Trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, calci, phospho, kali, magne, sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene thường không có trong các loại nếp khác.

Mẹ sau sinh nếu thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt, ngoài ra còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con. Cháo gạo nếp nấu suông hay còn gọi là cháo hoa có tác dụng mát ruột đối với những trường hợp nặng bụng, nếu được nấu nhừ với móng giò, chân giò heo, đu đủ non, lõi thông thảo và lá sung sẽ vừa là món ăn ngon vừa là bài thuốc cổ truyền có tác dụng làm tăng tiết sữa, vừa bổ sung sắt cho phụ nữ cho con bú. Nước cháo gạo nếp cũng đặc biệt tốt cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Vì vậy, nếp cẩm không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn giúp mẹ sau sinh khỏe mạnh hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Lưu ý

Gạo nếp, đặc biệt là nếp cẩm mang lại những giá trị dinh dưỡng rất cao cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn chú ý khi dùng nếp cẩm nên kết hợp cũng một số loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc sẽ kích thích tiêu hóa và giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ dễ dàng hơn.

Theo Ngôi sao

Ăn Sữa Chua Nếp Cẩm Có Béo Không?Có Tốt Cho Bà Bầu Hay Không

Hàm lượng protein có trong sữa chua sẽ giúp bản có cảm giác no lâu sau khi ăn. Vậy nhưng, một số hãng sữa chua lại không ghi thành phần protein lên bao bì, tôi sẽ chỉ cho bạn 1 mẹo như sau: Ví dụ, bạn muốn mua 1 hộp sữa chua có đường nhưng không biết mua của hãng nào. Hãy để ý đến phần calo của nó, 100 calo thường chứa khoảng 7g protein. Do đó, bạn hãy chọn những sản phẩm có lượng calo cao hơn để chúng giúp bạn no lâu và không có cảm giác thèm ăn.

Ăn sữa chua nếp cẩm có tốt cho bà bầu

Ngoài ra, nếp cũng cũng rất tốt cho bà bầu. Gạo nếp cẩm chứa nhiều các chất như protein, chất béo, sắt, kẽm, canxi, magie, kali, photpho,… cùng các vitamin nhóm B và E. Do đó khi mang thai, nếp cẩm là một loại thực phẩm thuộc top những thực phẩm tuyệt vời nhất.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý vấn đề sau: Sữa chua nếp cẩm thường được chế biến làm 2 loại là nếp cẩm xôi và nếp cẩm lên men.Chị em phụ nữ không nên ăn nếp cẩm lên men vì nó có những chất biến đổi không phù hợp với bà bầu. Chính vì thế chị em chỉ được kết hợp sữa chua và nếp cẩm xôi bình thường để có sức khỏe tốt nhất.

Ăn sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì

Ăn kiwi buổi tối có mập, tốt không? Ăn đúng cách để không bị ngứa miệng Ăn thịt nướng có béo không? Ăn thịt nướng cần những gì

Đối với bà bầu, sữa chua nếp cẩm đem lại rất nhiều lợi ích như:

Bổ máu: gạo nếp cẩm hỗ trợ các bà bầu khắc phục tình trạng thiếu máu nhất là tình trạng mất máu trong thời gian kinh nguyệt sau sinh.

Phòng ngừa dị tật: Trong nếp cẩm có hàm lượng axit folic cao. Đây là chất dinh dưỡng cần cho người mẹ để tránh dị tật cho thai nhi.

Tốt cho dạ dày: Những mẹ bầu nào mắc phải các vấn đề về dạ dày trong thời kì mang thai thì nếp cẩm là một gợi ý tuyệt vời. Ngoài ra các bà bầu hay đầy bụng, dễ đầy hơi cũng có thể ăn gạo nếp cẩm thấy gạo cơm bình thường.

Không chỉ tốt trong quá trình mang thai mà sữa chua nếp cẩm (nếp cẩm dạng xôi) còn rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Ăn nếp cẩm hoặc sữa chua nếp cần vài lần 1 tuần sẽ hỗ trợ tốt trong việc phục hồi sức khỏe, lưu thông máu tốt, tránh suy nhược, tăng chất lượng và số lượng sữa cho con.

Lưu ý khi ăn sữa chua nếp cẩm và cách làm đơn giản tại nhà

Nên ăn sữa chua nếp cẩm từ 30 phút đến 2 tiếng sau bữa chưa: thời điểm này giúp bà bầu không bị đầy bụng, đem lại cảm giác dễ chịu cho khoảng thời gian sau. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để cơ thể mẹ bầu hấp thụ các chất idnh dưỡng trong sữa chua.

Bà bầu cũng nên hạn chế sử dụng những loại sữa chua được làm từ sữa nguyên kem, chứa nhiều chất béo bão hòa. Các chất này sẽ khiến bà bầu tăng cân và nguy cơ bệnh tim mạch cũng cao hơn

Chị em cũng không nên ăn sữa chua lúc đói. Các thành phần trong sữa chua sẽ kích thích dạ dày, khiến chị em cồn cào, khó chịu.

Để thuận tiện cho chị em, chúng tôi sẽ hướng dẫn các chị em làm sữa chua nếp cẩm tại nhà như sau:

Chuẩn bị sữa chua:

Nếu chị em tự làm sữa chua thì cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: sữa tươi, sữa đặc, 1 hộp sữa chua. Cách làm như sau:

Đem sữa đặc cùng với sữa tươi cho vào 1 tô sau đó khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sôi nhẹ. Đợi cho hỗn hợp nguội bớt, hòa hỗn hợp cùng với 1 hộp sữa chua, khuấy đều tay, càng đều thì sữa chua càng mịn, càng ngon. Đem hỗn hợp ủ trong 5 đến 8 tiếng trong môi trường ấm như ngâm bát hỗn hợp trong nồi nước 70 độ, đậy kín.

Cách Làm Sữa Chua Nếp Cẩm Tại Nhà Ngon Chuẩn Vị, Ko Bị Béo

Lượng canxi dồi dào trong yaourt nếp cẩm rất hữu ích cho việc phòng ngừa loãng xương, ngăn ngừa được các bệnh lý gây ra do thiếu hụt canxi.

Nếp cẩm được đánh giá là loại gạo có thành phần dinh dưỡng cao. Hỗ trợ rất tốt cho việc tái tạo máu, phòng ngừa được các bệnh tai biến, tim mạch,…

Sữa chua nếp cẩm có hàm lượng lớn vitamin E và vitamin C giúp cho da trở nên mềm mịn, căng bóng hơn. Hai loại vitamin này rất hữu hiệu trong việc cung cấp độ ẩm cho da, làm mờ các vết thâm nám và giúp bạn trở nên tươi tắn hơn.

2. Nguyên liệu làm sữa chua nếp cẩm – Lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu

Nguyên liệu thì các bạn sẽ rất dễ dàng tìm thấy ở các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa:

Sữa tươi không đường: 1 lít

Sữa chua không đường: 1 hộp

Nước cốt dừa: Bạn có thể mua cốt dừa có sẵn trong siêu thị

Đường phèn hoặc đường thốt nốt: Đây là 2 loại có thành phần tự nhiên nên an toàn cho các bé.

Với đầy đủ tất cả các nguyên liệu trên, mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách làm yaourt và nếp cẩm.

Chờ đến khi hỗn hợp này nguội dần và còn ấm thì đổ một hộp sữa chua không đường vào khuấy đều.

Nếu bạn nào thích độ chua nhiều thì vẫn có thể bổ sung thêm ½ hũ yaourt không đường.

Bạn sắp xếp các hũ nhỏ ngăn nắp vào nồi cơm điện và đổ nước ấm vào trong nồi ủ với tỷ lệ 2/3 hũ sữa chua.

Đậy nắp nồi cơm điện và bật chế độ giữ ấm trong vòng khoảng 20-25 phút rồi tắt điện. Sau đó, khoảng 2 tiếng sau thì bật lại chế độ giữ ấm trong vòng khoảng 25 phút.

Trong trường hợp nồi cơm điện nhà bạn đang cần cho mục đích khác thì các bạn vẫn có thể sử dụng nồi áp suất hoặc lò nướng để ủ yaourt.

Chế độ vẫn là giữ ấm và thời gian thực hiện tương tự.

Sắp xếp các hũ đã ủ xong vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng khoảng 2-3 tiếng trước khi dùng.

Nếp cẩm được vo sạch rồi ngâm trong nước ấm trong 6 tiếng. Cho hỗn hợp nếp cẩm này cùng với 600-700ml nước và đun sôi.

Lúc này, các bạn có thể thêm đường phèn hoặc đường thốt nốt. Tùy độ ngọt yêu thích thì các bạn có thể định lượng và nêm dần vào hỗn hợp trên.

Đối với người trưởng thành, yaourt nếp cẩm được khuyến khích nên ăn vào buổi tối, khoảng 30 phút sau bữa chính.

Không chỉ hỗ trợ việc hấp thụ canxi tốt hơn mà thành phần tryptophan trong sữa chua giúp cho hệ thần kinh cảm thấy thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Bởi vì, nhiệt độ tại ngăn đông quá lạnh khiến một số lợi khuẩn có ích cho đường ruột bị tiêu diệt. Khi ăn như vậy thì hàm lượng dinh dưỡng không còn được đảm bảo.

Tuy nhiên, cũng chính vì rất bổ dưỡng và nhiều canxi nên món ăn này được khuyến khích ăn sau bữa ăn trưa.

Nếu cho các bé ăn thì mẹ tốt nhất nên sử dụng khoảng 1h sau bữa trưa. Ngoài ra, trong yaourt có chứa men vi sinh (probiotic) và vitamin D có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Món sữa chua nếp cẩm này cũng rất có lợi cho cả phụ nữ mang thai. Ở đây mình đang hướng dẫn cách làm nếp cẩm bằng cách ủ đường chứ không phải phương pháp lên men.

Vì vậy, cả em bé và phụ nữ mang thai đều có thể sử dụng được với mục đích kích thích hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, giúp chắc khỏe xương, …

Sữa chua nếp cẩm nếu để trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 3-6 độ C thì có thể bảo quản được trong vòng một tuần.

Liều lượng cũng chỉ nên sử dụng khoảng 3 hũ/ tuần để đảm bảo cung cấp vừa đủ dưỡng chất.

Như mình đã nói trước đó, sữa chua nếp cẩm với nguồn nguyên liệu thành phẩm chủ yếu từ sữa, đường và nếp cẩm nên lượng protein và chất béo khá lớn (khoảng 100 calo).

Rất hữu ích cho các bạn đang có nhu cầu giảm cân, cải thiện vóc dáng hoặc người thường xuyên vận động thể thao, tập gym,…

Sữa chua nếp cẩm có thể trở thành một bữa ăn nhẹ để nạp thêm năng lượng trước khi tập luyện.

Yaourt nếp cẩm không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp cho chúng ta có một làn da khỏe mạnh.