Chóng mặt (Tên tiếng anh: Vertigo) theo y học lâm sàng là tình trạng rối loạn cân bằng, hệ thống tiền đình gặp nhiều tác động. Bà bầu gặp tình trạng này có nguyên nhân gì đặc biệt hay nguy hiểm đến thai nhi không?
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN BÀ BẦU BỊ CHÓNG MẶT?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt, buồn nôn. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau đây:
Đứng dậy quá nhanh
Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt đó chính là đứng dậy quá nhanh, làm mất cảm giác cân bằng. Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở phía bắp chân và bàn chân, việc bật dậy quá nhanh khiến máu chưa kịp lưu thông lên tim, gây ra triệu chứng chóng mặt và choáng váng. Hiện tượng này xuất hiện với cả những phụ nữ không mang bầu.
Nằm ngửa
Nằm ngửa khiến nhịp tim, huyết áp của mẹ bầu tăng nhanh, gây ra tình trạng choáng váng buồn nôn.
Thiếu dinh dưỡng
Hiện tượng chóng mặt ở bà bầu xảy ra có thể là do ăn uống không đầy đủ, thiếu dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Khi cơ thể không được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ, bà bầu dễ bị hạ đường huyết, gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Thiếu máu
Thiếu máu cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt. Tình trạng thiếu máu khiến cho hệ thần kinh, não bộ không được cung cấp hồng cầu và oxy đầy đủ. Khi đó phụ nữ mang thai sẽ gặp phải hiện tượng chóng mặt.
Quá nóng
Việc bà bầu ở lâu trong môi trường quá nóng, nhiệt độ ngoài trời cao có thể dẫn đến mạch máu bị giãn, huyết áp hạ nhanh gây choáng váng, chóng mặt. Chính bởi vậy khi ra ngoài đường vào buổi trưa nắng nóng, mẹ bầu cần lưu ý che chắn cơ thể đầy đủ, tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt để hạn chế tối đa nguy cơ chóng mặt có thể xảy ra.
Mất nước
Việc căng thẳng, lo lắng thường xuyên, tập luyện thể dục quá sức khiến cơ thể bà bầu mất nước dẫn đến choáng váng.
BÀ BẦU BỊ CHÓNG MẶT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI?
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt khá phổ biến, đa phần do thay đổi nội tiết tố cơ thể cùng với sự mệt mỏi khi mang thai gây nên. Khi gặp tình trạng này chị em cần hết sức chú ý bởi chóng mặt có thể báo hiệu cho nhiều mối tiềm ẩn về hiện tượng xấu ảnh hưởng đến thai nhi: tiền sản giật, mang thai ngoài tử cung, sẩy thai ở 3 tháng đầu và sinh non ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bà bầu, chính bởi vậy khi có những triệu chứng và dấu hiệu này chị em cần đến ngay trung tâm y tế để được siêu âm sản khoa, chẩn đoán và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Tuyệt đối mẹ bầu không được chủ quan bởi như vậy tiềm ẩn những mối nguy hiểm không thể lường trước.
CHÓNG MẶT KHI MANG THAI NÊN LÀM GÌ
Chọn tư thế ngủ phù hợp
Quá trình thai nhi lớn lên gây khó khăn cho bà bầu trong việc chọn tư thế ngủ phù hợp. Đa phần các mẹ đều suy nghĩ nằm ngửa sẽ tốt cho con nhưng điều này hoàn toàn không đúng và phản khoa học. Việc nằm ngửa khiến các mạch máu bị chèn ép và khó lưu thông, gây ra tình trạng chóng mặt.
Bởi vậy tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu là nằm nghiêng sang bên trái để giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn. Lưu ý: Mẹ bầu nên đặt một chiếc gối mỏng ở bên hông để đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.
Tiết chế các hoạt động
Khi đứng lên hoặc hoạt động nhanh, bất ngờ khiến máu chưa kịp lưu thông hết vòng tuần hoàn, gây ra triệu chứng chóng mặt buồn nôn. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và thường xuyên có thể khiến mẹ bầu choáng, té ngã, gây nguy hiểm cho thai nhi.
Các bà bầu nếu đang ngồi hoặc nằm thì cần tiết chế hoạt động, đứng dậy từ từ, tốt nhất là đứng im khoảng 1 phút trước khi di chuyển. Một mẹo nhỏ cho các chị em chuẩn bị bước sang giai đoạn làm mẹ là nên mặc quần ống rộng hoặc váy, hạn chế mặc quần bó để máu lưu thông phần dưới cơ thể được tốt hơn.
Tránh căng thẳng, mệt mỏi
Công việc căng thẳng, mệt mỏi gây ra nhiều phiền toái, đau đầu, chóng mặt cho bà bầu nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Để cải thiện tình trạng này, chị em cần phải học cách cân bằng cảm xúc và tâm lý, luôn suy nghĩ tích cực, cố gắng sắp xếp công việc khoa học, ngăn nắp.
Ngoài ra, bà bầu nên thường xuyên trò chuyện với người thân, bạn bè, chồng để chia sẻ những nhu cầu và vấn đề mình đang gặp phải, tìm cách tháo gỡ rắc rối đó một cách nhanh chóng nhất.
Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý
Bà bầu bị chóng mặt nên ăn gì?
Bà bầu bị chóng mặt thường xuyên nên ăn các thực phẩm giàu sắt, giàu vitamin C, Uống nước đầy đủ và dùng thêm trà gừng để bổ sung vitamin này cho cơ thể, đẩy lùi triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Trà gừng: Gừng có tính ấm nên có tác dụng cải thiện tình trạng bà bầu bị chóng mặt hiệu quả.
Thực phẩm giàu sắt:
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chóng mặt ở bà bầu là do thiếu máu. Chính bởi vậy nếu bị thiếu máu, mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình các thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, thịt lợn, sò, hến, rau cải xoong, cải xoăn, yến mạch, các loại đỗ, trứng gà… Những thực phẩm này tốt cho cơ thể rất nhiều so với sử dụng dược phẩm hoặc thuốc Tây.
Thực phẩm giàu vitamin C:
Vitamin C có vai trò tích cực trong việc giúp cơ thể bà bầu hấp thụ chất sắt từ thực vật. Bởi vậy bà bầu nên thường xuyên ăn nhiều trái cây: Cam, quýt, dâu tây, xoài… để bổ sung vitamin này cho cơ thể, đẩy lùi triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.
Gừng có tính ấm nên có tác dụng cải thiện tình trạng bà bầu bị chóng mặt hiệu quả. Bà bầu có thể pha nước gừng, bỏ thêm chút đường vào để dễ uống. Để tiện lợi hơn chị em có thể ăn kẹo gừng hoặc ô mai gừng cũng giúp giảm triệu chứng chóng mặt nhanh chóng.
Uống nước đầy đủ:
Để cải thiện được tình trạng chóng mặt trong thời kì mang thai thì bà bầu phải cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Một ngày bà bầu cần đảm bảo uống tối thiểu 1.5 đến 2 lít nước. Có như vậy cơ thể mới khỏe mạnh, các triệu chứng chóng mắt, đau đầu sẽ nhanh chóng biến mất.
Bà bầu bị chóng mặt không nên ăn gì?
Đồ ăn mặn và nhiều dầu mỡ:
Khi gặp hiện tượng chóng mặt, bà bầu nên hạn chế tối đa ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán hoặc những đồ ăn quá mặn. Việc ăn những đồ này không chỉ làm hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn mà còn khiến chị em gặp phải các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.
Các thức ăn chưa được chế biến kỹ:
Những thức ăn chưa chín tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm sức khỏe đối với khả năng sinh sản của bà bầu. Trong thức ăn chưa được chế biến chín kĩ chứa rất nhiều vi khuẩn độc hại. Ăn những thực phẩm này khiến mẹ bầu dễ bị ngộ độc, cảm thấy buồn nôn và chóng mặt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Chính bởi vậy bà bầu nên tránh xa thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Đồ uống có chứa cafein, chất kích thích
Trong thời gian mang bầu, bà bầu không nên sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia hay cà phê. Những đồ uống này tác động đến thần kinh học, khiến các giác quan trong cơ thể mất cân bằng, mẹ bầu có thể mất ngủ, khó ngủ, tình trạng này kéo dài gây ra các hiện tượng choáng váng, chóng mặt.
Tập những bài thể dục nhẹ nhàng
Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt là do sức đề kháng kém. Để khắc phục hiện tượng chóng mặt, bà bầu cần phải thường xuyên tập thể dục mỗi ngày.
Những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, mang đến cảm giác thoải mái cho chị em có thể kể đến như: Yoga, đi bộ… Việc tập thể dục đều đặn mang đến cho bà bầu hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh, hiện tượng chóng mặt sẽ nhanh chóng biến mất.
Không để cơ thể bị nóng quá
Để khắc phục tình trạng chóng mặt ở bà bầu thì chị em cần giữ nhiệt độ cơ thể và môi trường sống ổn định. Không tắm nước quá nóng hoặc ra ngoài trời khi thời tiết nắng gắt. Trong trường hợp bạn tắm nước nóng mà thấy hoa mắt, choáng váng, lúc này bạn nên ngừng tắm, nghỉ ngơi 2 – 3 phút trước khi bước ra khỏi phòng tắm.