Bà bầu tăng cân quá nhanh phải làm sao? Việc tăng cân quá mức trong thai kỳ khiến mẹ bầu đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp đôi phụ nữ tăng cân bình thường. Nó cũng khiến thai nhi có xu hướng to hơn, dẫn đến việc mẹ bầu mệt mỏi hơn, việc sinh con sẽ khó khăn hơn, mất sức hơn, tỉ lệ mổ lấy thai tăng cao. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ khó lấy lại vóc dáng sau sinh nếu tăng cân “vù vù”.
Bà bầu tăng cân quá nhanh phải làm sao?
Việc mẹ bầu tăng cân khi mang thai quá nhanh ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mẹ mà còn đến sự phát triển của bé. Do đó, nếu mẹ đang có số cân nặng vượt quá chuẩn cho phép thì hãy thay đổi chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt cho phù hợp. Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu cách khắc phục hiện tượng tăng cân nhanh khi mang thai qua bài viết dưới đây nhé!
Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 9 – 12 kg, trong đó 3 tháng đầu tăng khoảng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4-5 kg và 3 tháng cuối là 5-6 kg. Nếu mẹ bầu đã tăng quá số cân chuẩn cho phép thì trong những tháng cuối nên hạn chế tăng cân quá nhiều. Bởi việc tăng cân khi mang thai quá nhanh sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Tăng cân nhanh nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Việc tăng cân quá mức trong thai kỳ khiến mẹ bầu đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp đôi phụ nữ tăng cân bình thường. Nó cũng khiến thai nhi có xu hướng to hơn, dẫn đến việc mẹ bầu mệt mỏi hơn, việc sinh con sẽ khó khăn hơn, mất sức hơn, tỉ lệ mổ lấy thai tăng cao. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ khó lấy lại vóc dáng sau sinh nếu tăng cân “vù vù”.
Bên cạnh đó, tăng cân nhanh còn khiến thai nhi dễ mắc bất thường về tim, dẫn đển xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ. Việc thai nhi quá to cũng khiến bé dễ bị ngạt khi sinh hoặc dễ bị chấn thương khi chào đời bởi quá to dẫn đến sinh khó.
“Hãm” cân cho mẹ bầu “sumo”
Để có thể giảm tốc độ tăng cân, mẹ bầu có thể làm theo các gợi ý sau:
– Chia nhỏ các bữa ăn (5-6 bữa/ngày), ăn chậm, nhai kỹ: Điều này sẽ giúp mẹ bầu no lâu, không có cảm giác quá đói, dẫn đến việc nạp thức ăn một cách không kiểm soát.
– Hạn chế đồ ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo như khoai tây chiên, bánh kẹo, nước có ga… vì chúng vừa không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi lại khiến mẹ bầu tăng cân “chóng mặt”.
– Uống thật nhiều nước để hạn chế bớt cảm giác đói bụng.
– Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ, rau củ quả, nước trái cây và nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp.
– Hạn chế lượng muối trong thức ăn vì chúng sẽ khiến mẹ bầu bị tích nước, kết quả là cân nặng của mẹ sẽ tăng thêm khá nhiều.
– Gạt bỏ khẩu hiệu “ăn cho hai người” bởi mỗi khi mẹ cố ăn thêm một chút nữa “vì con” sẽ khiến cân nặng tăng lên không ngờ.
– Tập thể dục khi mang thai đều đặn sẽ giúp duy trì cân nặng của mẹ bầu ở trạng thái ổn định và nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh hơn.
– Không nên có ý nghĩ nhịn ăn để giảm cân bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con bạn. Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục sẽ có lợi hơn nhiều việc nhịn ăn.
– Khám thai định kỳ: Điều này sẽ giúp mẹ bầu biết được cân nặng của mình đang ở mức nào và cần phải thay đổi như thế nào để an toàn hơn.
Mong rằng, với những lời khuyên trên, các mẹ bầu “su mô” sẽ sớm duy trì được cân nặng phù hợp để bé yêu không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nếu bạn đang có những dấu hiệu mang thai & hay có kế hoạch sinh con năm 2019 – 2019, đừng quên truy cập gonhub.com để cập nhật kiến thức mang thai hữu ích khác nhé!Mẹ – Bé – Tags: bà bầu tăng cân