Bà Bầu Bị Táo Bón Có Dùng Được Thuốc Thụt / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Dùng Được Thuốc Thụt Không?

Dùng thuốc thụt hậu môn là biện pháp được nhiều người sử dụng khi bị táo bón không đại tiện được. Tuy nhiên phương pháp này có thể không an toàn đối với bà bầu. Vậy bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hậu môn không?

Nhiều bà bầu bị táo bón đã nghĩ đến phương pháp dùng thuốc thụt hậu môn để nhanh chóng đại tiện được vì lý do thuốc thụt hậu môn không hấp thụ qua đường uống, không ngấm được vào máu nên an toàn và không ảnh hưởng gì.

Thực tế lại không phải như vậy. Các chuyên gia cho hay khi bà bầu bị chứng táo bón hành hạ thì tuyệt đối không được dùng thuốc thụt tháo hậu môn bởi vì chúng không có lợi cho sức khỏe của thai nhi. Nói cách khác chúng có thể gây hại cho thai nhi.

Bà bầu bị táo bón không nên dùng thuốc thụt hậu môn vì sao?

Về bản chất thuốc thụt hậu môn là một dạng của thuốc nhuận tràng được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch. Thuốc được đựng sẵn trong một tuyp nhựa hoặc chai có gắn sẵn đầu chuyên dụng để dễ dàng bơm thuốc vào sâu bên trong đại tràng.

Mục đích chính của thuốc thụt tháo hậu môn là bôi trơn hậu môn, kích thích đại tràng co thắt để đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng.

Thuốc thụt tháo hậu môn là một giải pháp điều trị nhanh chóng cho những bệnh nhân bị táo bón tuy nhiên bà bầu bị lại không nên sử dụng vì thuốc có thể gây ra một số tác hại cho thai nhi. Sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây xảy thai hoặc dị tật cho thai nhi.

Mặc dù chúng ta không dùng trực tiếp qua đường uống nhưng khi đưa thuốc vào bên trong đại tràng là thuốc đã có thể ngấm vào cơ thể và gây ra một số tác hại nguy hiểm chẳng kém khi chúng ta dùng trực tiếp đường uống. Hơn nữa việc bà bầu lạm dụng thuốc trong thời gian dài cũng sẽ gây mất phản xạ rặn và khiến cho niêm mạc hậu môn dễ bị tổn thương, chảy máu.

Nếu như bà bầu bị táo bón mà áp dụng các phương pháp điều trị thông thường như thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt mà không cải thiện được tình trạng bệnh của mình thì nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ hướng dẫn các phương pháp điều trị triệt để hơn. Nhiều khi không phải bệnh táo bón mà bà bầu đã mắc phải một số bệnh lý hậu môn trực tràng khác như trĩ, nứt kẽ hậu môn nên phải kiểm tra cụ thể ở những cơ sở y tế uy tín mới có thể điều trị dứt điểm bệnh được.

Không dùng thuốc thụt hậu môn vậy bà bầu bị táo bón phải làm sao?

Trước khi đại tiện mẹ bầu lấy tay xoa xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích sự hoạt động của nhu động ruột, làm phân mềm hơn và dễ đại tiện hơn. Tuy nhiên các mẹ mang thai trên ba tháng mới nên sử dụng phương pháp này. Lưu ý xoa nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Khi bị táo bón mẹ bầu tuyệt đối cũng không nên rặn vì rặn có thể làm bà bầu bị sảy thai, nứt hậu môn dẫn đến bệnh trĩ và ung thư đại tràng.

Trước khi đại tiện bà bầu cũng nên ngâm hậu môn trong nước muối ấm và uống một ly nước chanh tươi có hòa với mật ong thì sẽ có cảm giác buồn đại tiện.

Vào buổi tối trước khi đi ngủ bà bầu nên ăn thêm 1-2 hũ sữa chua để các vi khuẩn có lợi phân giải thức ăn nhanh hơn, đồng thời đào thải các chất cặn bã được nhanh hơn.

nguồn: phòng khám chữa bệnh trĩ

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Dùng Được Thuốc Thụt Không? * Hello Bacsi

Táo bón – Nỗi ám ảnh thường trực của bà bầu

Táo bón là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân chính khiến bà bầu hay bị táo bón là do sự rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ. Ngoài nguyên nhân này, bà bầu bị táo bón còn có thể là do:

Sử dụng thuốc bổ sung sắt

Bà bầu ít vận động

Quá trình phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên khung xương chậu.

Để điều trị táo bón, đa phần bà bầu sẽ nghĩ đến việc sử dụng thuốc thụt để kích thích việc đi đại tiện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này.

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Thuốc thụt hậu môn là một loại thuốc nhuận tràng được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch. Thuốc được đựng sẵn trong một tuýp nhựa hoặc chai có gắn sẵn đầu chuyên dụng để dễ dàng bơm thuốc đi sâu vào trong trực tràng, mục đích nhằm bôi trơn ống hậu môn và kích thích đại tràng co thắt để đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng.

Sử dụng thuốc thụt được xem là biện pháp điều trị táo bón khá hiệu quả. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì đây không phải là lựa chọn tốt, đặc biệt là khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bởi trong các loại thuốc này có thể chứa một số hóa chất gây hại cho thai nhi.

Ngoài ra, thụt hậu môn cũng thường không được khuyến khích trong ba tháng đầu và ba tháng cuối bởi trong 3 tháng đầu, thụt hậu môn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai còn trong 3 tháng cuối, việc làm này có thể gây ra các cơn co thắt, dẫn đến chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, nếu được sự đồng ý của bác sĩ thì bạn vẫn có thể sử dụng.

Các loại thuốc thụt thường được bác sĩ chỉ định cho bà bầu

Sử dụng thuốc thụt khi mang thai thường không an toàn. Tuy nhiên, nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số cách thụt hậu môn sau:

Dầu khoáng: Giúp ruột hấp thu nước từ từ, từ đó làm phân mềm và dễ thải ra ngoài.

Thuốc thụt cà phê: Đây là cách để giải độc gan và làm sạch ruột. Tuy nhiên, vì caffeine là một chất kích thích nên khi sử dụng, phụ nữ mang thai cần xin lời khuyên của bác sĩ.

Thuốc thụt Microlax: Loại thuốc này có tác dụng khá nhanh, khoảng 30 phút sau khi sử dụng.

Thuốc thụt lợi khuẩn: Loại thuốc thụt này có tác dụng cân bằng vi khuẩn xấu và vi khuẩn tốt, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho bà bầu.

Thuốc thụt Natri Phosphate: Đây là loại thuốc thụt khá phổ biến với tác dụng chính là làm tăng chất lỏng trong ruột non.

Cách khắc phục các triệu chứng táo bón dành cho bà bầu

Ăn nhiều sữa chua: sữa chua rất giàu lợi khuẩn, giúp loại bỏ các vi khuẩn xấu ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, lượng canxi trong sữa chua còn giúp ngăn cản sự phát triển của các tế bào vi khuẩn ở niêm mạc đại tràng.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Bà bầu nên thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu, rau và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn để giúp đường ruột khỏe mạnh.

Uống đủ nước: Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày để giúp loại bỏ các độc tố và giữ ẩm cho cơ thể.

Tập thể dục: Đi bộ và tập yoga thường xuyên là cách đơn giản để giúp bà bầu giảm nguy cơ bị táo bón.

Thuốc không kê đơn: Cố gắng không dùng thuốc thụt khi mang thai. Nếu các biện pháp điều trị không hữu ích, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng.

Ngừng uống thuốc sắt hoặc giảm liều lượng: Hãy thử bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn thay vì uống thuốc. Nếu bạn vẫn cần uống, chỉ uống theo chỉ định của bác sĩ để tránh bị táo bón.

Bấm huyệt: Đây cũng là cách giúp điều trị táo bón khá tốt thay vì sử dụng thuốc.

Bà bầu có cần thụt hậu môn trước khi sinh con không?

Có cần thụt hậu môn trước khi sinh không là trăn trở của rất nhiều bà bầu. Theo các chuyên gia, việc thụt hậu môn trước khi sinh sẽ giúp giảm nguy cơ bà bầu đi đại tiện trong quá trình sinh nở, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé. Không những vậy, việc thụt hậu môn còn giúp giảm thời gian chuyển dạ, giúp mẹ bầu bớt đau đớn.

Thông thường, khi nhập viện để sinh nở, các bác sĩ sẽ hỏi lần gần nhất bạn đi đại tiện là khi nào, lượng phân đi được nhiều hay ít. Nếu đã lâu bạn chưa đi đại tiện hoặc đi đại tiện khó khăn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thụt hậu môn để đảm bảo vệ sinh cho quá trình sinh đẻ. Nếu bạn mới đi đại tiện thì việc làm này là không cần thiết.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người, bạn nên chủ động thụt phân ngay từ lúc ở nhà khi có dấu hiệu đau đẻ vì không phải bệnh viện nào cũng thụt rửa cho bạn và có thể lúc lên cơn đau, bạn sẽ quên mất việc này.

Khi nào bạn nên đi khám?

Táo bón khi mang thai có thể khiến bạn khó chịu, thậm chí tình trạng này còn có thể gây chảy máu trực tràng. Việc sử dụng thuốc thụt để khắc phục chỉ nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ bởi việc sử dụng thuốc thụt không đúng trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến sẩy thai, còn trong 3 tháng cuối thì có thể dẫn đến chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, việc thụt hậu môn trước khi sinh là điều cần thiết vì điều này có thể giúp tăng tốc độ chuyển dạ và giảm nguy cơ bé bị nhiễm trùng.

Thuốc thụt có thể hiệu quả với người này nhưng có thể không hiệu quả với người khác, điều này phụ thuộc vào sức khỏe của từng người. Dù có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều nhược điểm, do đó nếu bạn không tùy tiện thụt hậu môn trước khi sinh, bạn có thể đề cập vấn đề này với bác sĩ.

Sử dụng thuốc thụt được xem là biện pháp hữu hiệu cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai thì nên hạn chế dùng loại thuốc này, đặc biệt là khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Để phòng tránh táo bón, bà bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp giữ ẩm mà còn đảm bảo cung cấp đầy dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mang Thai Bị Táo Bón, Dùng Thuốc Gì?

Tôi đang mang thai tháng thứ 7, vẫn ăn uống bình thường nhưng khoảng 1 tuần nay tôi bị táo bón. Vậy đối với người mang thai nên dùng thuốc chống táo bón nào?

Đỗ Thị Bình (Thanh Chương-Nghệ An)

Táo bón xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng. Nguyên nhân là do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai, ngoài ra còn do việc uống viên sắt để bù sắt, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý.

Để điều trị táo bón, trước hết người bệnh cần tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ và có chế độ vận động phù hợp. Các chất xơ từ ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Với những biện pháp không dùng thuốc này, biểu hiện táo bón thường bắt đầu giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần. Khi những biện pháp nêu trên không tác dụng mới cần dùng đến các thuốc nhuận tràng. Các thuốc này thường có hiệu quả tương đối sớm, sau 1-3 ngày.

Táo bón xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Ảnh: minh họa

Nhiều loại thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng an toàn ở phụ nữ có thai như sorbitol, lactulose, polyethylene glycol, senna (cây muồng), bisacodyl, macrogol… Tuy nhiên, khi dùng cần chú ý tới các tác dụng phụ do thuốc nhuận tràng gây ra. Ví dụ, sorbitol và lactulose có thể gây trướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn, bisacodyl và macrogol có thể gây ra co thắt đại tràng và các cơn đau bụng.

Ngoài ra, do có chứa cả đường galactose và lactose nên lactulose cần được dùng thận trọng ở những người bị đái tháo đường. Không được dùng thuốc nhuận tràng như dầu thầu dầu vì có thể gây co cơ tử cung và các loại muối tăng thẩm thấu như magne sulfate gây các rối loạn nước điện giải cho phụ nữ có thai.

Bs. Nguyễn Khánh

Phụ Nữ Mang Thai Bị Táo Bón Có Nên Dùng Thuốc Làm Mềm Phân?

Táo bón là tình trạng phổ biến khi mang thai nên mẹ cần tìm hiểu và đề phòng

Tiến sỹ Yvonne S. Butler Tobah - Bác sỹ sản phụ khoa tại Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota (Mỹ), trả lời:

Táo bón khi mang thai được xác định khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần và khi đi vệ sinh bạn sẽ thường cảm thấy khó khăn và không thoải mái. Các thuốc này hoạt động bằng cách lấy nước từ trong ruột để làm mềm phân từ đó giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Natri docusate (Colace) là thuốc làm mềm phân phổ biến nhất.

Các loại thuốc làm mềm phân không gây hại cho thai nhi vì hoạt chất trong chúng được cơ thể hấp thu tối thiếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn hãy tham khảo ý kiến với bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào (bao gồm các loại thuốc làm mềm phân và các loại thuốc nhuận tràng khác) để điều trị táo bón khi mang thai.

Nên đọc

Hãy nhớ rằng táo bón khi mang thai thường có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống. Ví dụ:

Uống nhiều nước: Nước là một lựa chọn tốt giúp giảm táo bón. Do vậy, để hạn chế táo bón, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống nước ép mận để giảm táo bón.

Tập luyện hàng ngày: Tập luyện hàng ngày có thể tăng cường hoạt động của nhu động ruột, từ đó ngăn ngừa táo bón khi mang thai.

Bổ sung đầy đủ chất xơ trong chế độ ăn uống: Để giảm táo bón, bạn nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc trong chế độ ăn uống. Ngoài việc bổ sung chất xơ qua các loại thực phẩm, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia để sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ.

Nếu bạn đang bổ sung sắt khi mang thai, thì hãy thông báo cho bác sỹ biết để đổi sang loại sắt ít gây táo bón. Mặc dù sắt là một dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ nhưng bổ sung quá nhiều sắt có thể góp phần gây ra tình trạng táo bón khi mang thai. Bạn có thể phải uống thuốc làm mềm phân nếu bạn bị táo bón khi bổ sung sắt.

Mayo Clinic là một tổ chức phi lợi nhuận có nhiều cơ sở ở các thành phố lớn của nước Mỹ như: Rochester, Minnesota, Scottsdale, Phoenix, Arizona, Jacksonville, Florida. Tính đến năm 2018. Maoyo Clinic có hơn 4.500 bác sỹ và nhà khoa học, 58.400 nhân viên y tế và hành chính. Mayo Clinic cũng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục y tế với các trường y như Mayo Medical School, Mayo Graduate School, Mayo School of Health Sciences.

Nguyên Hương H+ (Theo Mayo Clinic)