Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Webtretho / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy

Bạn nên gọi bác sĩ nếu gặp tình trạng như:

Tiêu chảy nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn.

Tiêu chảy kèm theo sốt và nôn mửa.

Phân chứa máu.

Tiêu chảy kèm theo bị đau bụng dữ dội.

Không tiểu khoảng hơn 5 giờ.

Những triệu chứng của tiêu chảy

Thông thường, bà bầu thường bị tiêu chảy trong những ngày cuối của thai kì.

Những triệu chứng của tiêu chảy có thể gồm: Nôn và buồn nôn, háo nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng hoặc thường xuyên bị co rút…

Tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Thông thường các bà bầu thường bị táo bón hơn là bị tiêu chảy. Vì khi hấp thụ vitamin tổng hợp trước khi mang thai, bà bầu hấp thụ nhiều sắt khiến cho việc đi tiêu khó hơn.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy

Nhiễm khuẩn: Một vài loại vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn dẫn tới việc bạn bị tiêu chảy.

Virus như Rota, Cyptomegalo cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy.

Động vật kí sinh có thể vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống rồi nó cư ngụ trong hệ tiêu hóa. Một vài loại có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu như Giardia, Cryptosporidium và Entamoeba.

Thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm axit trong dạ dày chứa magiê và kháng sinh có thể gây ra chứng tiêu chảy ở thai kì.

Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy.

Tiêu chảy cũng có thể do nguyên nhân bạn uống nhiều nước. Bạn ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau xanh…

Những nguyên nhân khác bao gồm như không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn.

Điều trị tiêu chảy ở bà bầu

Bạn không nên tự điều trị mà hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.

Theo Thực Phẩm Chức Năng

Nhận diện chính xác độ an toàn các loại nhãn mác thực phẩm gồm thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ hàng ngày. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây… Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.

Chỉ nên ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ.

Tránh những loại thức ăn có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống…

Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…

Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu

Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này.

Thực Phẩm Cho Bà Bầu Bị Tiêu Chảy. Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì?

Khi mang thai nội tiết tố của bà bầu bị thay đổi để phù hợp với giai đoạn thai kỳ. Những thay đổi của nội tiết tố mang lại những vấn đề nhất định cho mẹ bầu, trong đó có tiêu chảy. Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, mất sức, mất nước và những rắc rối khác. Những vấn đề diễn ra với mẹ cũng gây ảnh hưởng nhiều cho thai nhi. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Những thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy là gì? Bị tiêu chảy khi mang thai ăn gì để khỏe nhưng không gây ảnh hưởng cho thai nhi?

Thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy: cà rốt

Món ăn cho bà bầu bị tiêu chảy là cà rốt và các thực phẩm từ cà rốt. Trong cà rốt chứa hàm lượng pectin dồi dào. Chất này khi vào trong ruột sẽ biến thành một dạng keo làm tăng trọng lượng phân và tạo ra môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, qua đó hạn chế được tiêu chảy.

Ngoài ra, cà rốt còn bổ sung nước, kali và các loại muối khoáng giúp bà bầu cân bằng được chất điện giải trong cơ thể. Kali và muối khoáng cũng giúp bù đắp lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy.

Nếu bị tiêu chảy khi mang thai, bà bầu có thể dùng cà rốt nấu thành súp, canh và ăn 3 – 4 lần một tuần. Chắc chắn các mẹ sẽ thấy bất ngờ vì hiệu quả mang lại.

Dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy: chuối

Món ăn cho bà bầu bị tiêu chảy đó là chuối. Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy được khuyến khích ăn chuối vì những lý do sau:

Chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin giúp hấp thụ bớt nước trong đường ruột. Từ đó làm tăng khối lượng phân, giảm tiêu chảy.

Thành phần carbohydrate trong chuối rất dễ tiêu hóa. Điều này giúp cung cấp cho bà bầu nguồn năng lượng dồi dào mà không làm tăng gánh nặng cho đường ruột.

Lượng kali dồi dào từ chuối sẽ giúp bù đắp lượng điện giải bị mất do đi lỏng nhiều lần.

Chuối bổ sung vitamin A, B12, C, K, sắt, kẽm, mangan, photpho,… Có lợi cho mẹ và rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy: cơm

Cơm chính là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì. Thực phẩm này giúp giảm đi ngoài phân lỏng bằng cách bổ sung nhiều tinh bột để hút bớt nước, axit và dịch vị tiêu hóa trong đường ruột. Đồng thời làm cho khối phân trở nên cứng và to hơn trước khi được đào thải ra ngoài.

Thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy: khoai lang

Khoai lang là một trong những món ăn tốt cho bà bầu bị tiêu chảy. Ngoài tinh bột, khoai lang còn rất giàu vitamin A, C và kali. Ăn thực phẩm này sẽ giúp bà bầu chắc bụng và ngăn ngừa thiếu hụt chất điện giải khi bị tiêu chảy.

Bà bầu có thể chiến biến khoai lang theo những cách sau để ăn:

Khoai lang luộc

Súp khoai lang

Khoai lang nghiền

Canh khoai lang nếu xương…

Thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy: bánh mì nướng

Ngoài bánh mì nướng bà bầu có thể ăn những thực phẩm khác như:

khoai tây nghiền (không có phụ gia),

Bánh quy

Mì. nui pasta (không có phụ gia)

Cháo

Bột yến mạch…

Lưu ý dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy

Ngoài những thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy như trên, các mẹ hãy lưu ý những điều sau để giải quyết vấn đề tiêu chảy thai kỳ được hiệu quả hơn:

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn uống như thế nào

Uống dung dịch bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng sữa chua hàng ngày vì chúng có thể loại bỏ tiêu chảy.

Không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả).

Không ăn thực phẩm có dầu hoặc bơ.

Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy

Tránh các thức uống không lành mạnh như nước soda và nước ngọt.

Bị tiêu chảy khi mang thai không ăn gì? Sắn

Trong sắn có chứa nhiều axit cyanydric khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày gây nên tình trạng đau bụng, nặng hơn nữa là ngộ độc.

Nấm

Nấm là thực phẩm sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng có một số loại nấm độc nếu ăn phải có thể bị đau bụng, nôn mửa, hôn mê thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

Củ dền

Củ dền được rất nhiều người cho rằng rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống củ dền pha với sữa sẽ gây ngộ độc natri dẫn đến đau bụng…

Qua bài chia sẻ hôm nay mong rằng đã giúp các mẹ trả lời các câu hỏi về thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy là gì? Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh và những lưu ý sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Có Sao Không, Mẹo Chữa Tiêu Chảy Cho Bà Bầu

Bà bầu bị tiêu chảy có thể do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh, dị ứng thành phần lactose trong sữa tươi hoặc sữa bầu,…Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy, bà bầu bị tiêu chảy có sao không, mẹo chữa tiêu chảy…

Bà bầu bị tiêu chảy có thể do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh, dị ứng thành phần lactose trong sữa tươi hoặc sữa bầu,…Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy, bà bầu bị tiêu chảy có sao không, mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu như thế nào?

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy là gì?

Có rất nhiều trường hợp bà bầu bị tiêu chảy do bị tác động từ nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm bẩn, ngay lúc đó thì sức đề kháng của bà bầu yếu, là dịp để vi khuẩn tấn công dễ dàng, gây nên tình trạng tiêu chảy.

Thực tế có không ít chị em mang thai bị phản ứng với đồ ăn có quá nhiều chất mỡ, đạm gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, làm cho thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy. Hoặc có thể do ăn uống quá nhiều nước (ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau cải…). Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng.

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa.

Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, do Rotavirus, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu

Phần đa các bà bầu bị tiêu chảy sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, tiêu chảy là cho các mẹ mất khá nhiều nước, điều cần làm là giữ nước và điện giải. Mẹ cần uống nhiều nước, dùng gói Oresol pha và uống theo nhu cầu để bổ sung nước bị mất, nước trái cây giúp bổ sung lượng kali, và nước canh để bù lượng natri giúp mẹ.

Bổ sung chế độ ăn BRAT: BRAT (Bananas, Rice, Apple sauce and Toast: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng) được các bác sĩ khuyến cáo, để làm dịu hệ thống tiêu hóa đối với bà bầu.

Cách phòng tiêu chảy cho bà bầu thế nào?

Để hạn chế bị tiêu chảy trong thời gian mang thai, bà bầu cần:

– Có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ

– Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống chín, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống…

– Hạn chế ăn uống ở hàng quán để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Tránh ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm và nghi nhiễm hóa chất độc hại. Nên mua các thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt như rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,… và mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín.

– Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

– Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm các mẹ từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

– Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.

– Sữa chua là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể đẩy lùi tiêu chảy.

Bà bầu bị tiêu chảy nên đi khám bác sĩ khi nào?

Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm… Nếu không đi khám ngay để được xử trí kịp thời thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, có thể tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ có thể cần đến kháng sinh. Nếu do virus gây ra tiêu chảy, kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám và tìm nguyên nhân để xử lý.

Dùng kháng sinh không đúng chỉ định bác sĩ gây loạn khuẩn ruột dẫn đến tiêu chảy. Khi bị bệnh nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện mua kháng sinh để dùng khi chưa có chỉ định.

Tóm lại, bà bầu bị tiêu chảy thường có rất nhiều nguy cơ đi kèm, tuy nhiên chủ yếu do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sức đề kháng của chị em thường bị giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng, vì trong thời gian này hệ tiêu hóa của chị em có phần yếu đi.

Từ khóa:

bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối

bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu

bà bầu bị tiêu chảy uống smecta

các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu

bà bầu bị đau bụng tiêu chảy có sao không

bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa

bà bầu bị tiêu chảy tháng thứ 7

Vì Sao Bà Bầu Bị Tiêu Chảy?

Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là một trong những sự khó chịu không may có thể có kinh nghiệm. Tiêu chảy nghĩa đen là “chảy qua” và được định nghĩa là có ba hoặc nhiều ruột lỏng hoặc ruột lỏng trong một khoảng thời gian 24 giờ. Nếu bạn đang trải qua ba đợt chảy nước dãi, chảy nước trong một ngày, mối quan tâm chính là giữ được nước. Bạn có thể mất một lượng đáng kể chất lỏng khi trải qua bị tiêu chảy trong thời kỳ mang thai. Mất nước có thể nghiêm trọng, thậm chí chết người. Bạn sẽ cần phải chắc chắn rằng bạn đang tái hydratating chính mình. Tiêu chảy hiếm khi đe dọa đến mạng sống, nhưng không nên quá nhẹ, đặc biệt là khi mang thai.

Đừng ngạc nhiên nếu bạn bị tiêu chảy trong thời gian mang thai. Có một vài mối liên hệ giữa mang thai và tiêu chảy. Khi bạn lần đầu tiên khám phá ra bạn đang mang thai, bạn có thể thực hiện những thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống của bạn để đảm bảo rằng con bạn đang nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu bạn thay đổi thực phẩm bạn ăn, đôi khi có thể gây ra đau bụng hoặc tiêu chảy.

Một lý do khác gây tiêu chảy là vì một số phụ nữ mang thai cảm thấy nhạy cảm với thực phẩm đặc biệt. Đây có thể là những loại thực phẩm mà bạn thường ăn trước đó, nhưng ăn chúng trong khi mang thai có thể khiến bạn đau bụng hoặc tiêu chảy. Một nguyên nhân gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là thay đổi hoocmon.

Tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ ba không phải là hiếm gặp và có nhiều khả năng xảy ra khi bạn đến gần ngày đến hạn. Nó có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng lao động gần, và nó có thể xảy ra ngay trước khi chuyển dạ hoặc vài tuần trước khi chuyển dạ. Nếu đó là một vài tuần trước ngày hẹn hò của bạn, một sinh non sớm không nên mong đợi.

Nếu bạn đang bị tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ ba, điều đó không có nghĩa là em bé của bạn đang đến ngay bây giờ, vì vậy bạn không nên hoảng sợ. Đây chỉ là cách một số cơ thể phụ nữ chuẩn bị cho lao động sẽ bắt đầu ở một thời điểm nào đó. Bạn cũng có thể muốn biết các dấu hiệu lao động khác .

“Bà Bầu” Cũng Bị Tiêu Chảy Cấp

Bệnh nhân nằm ghép giường trong khu điều trị cách ly ở Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia.

Có mặt tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, chúng tôi chứng kiến những bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Một bệnh nhân nam tên T. ở Hà Nội được chuyển đến trong tình trạng sức khỏe đã suy kiệt.

Gặp bệnh nhân trong khu điều trị cách ly

Các bác sỹ rất khẩn trương khám phân loại và bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào Khoa Điều trị tích cực. Anh T. bị tiêu chảy gần 20 lần gia đình mới đưa tới viện, dẫn đến bị mất nước quá lâu, khiến da bị khô, nhăn nheo, huyết áp hầu như không đo được. Ngay lập tức, các bác sỹ phải quyết định đặt 4 đường truyền cho anh T.

Sau mấy ngày trực dịch, các bác sỹ đã quyết định thường xuyên giành ít nhất hai giường trống để tiếp đón bệnh nhân, mặc dù cả viện đang bị quá tải trầm trọng.

Việc cấp cứu cho bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm đòi hỏi các bác sỹ phải xử trí rất quyết đoán, phải có ngay biện pháp tổng lực cứu lấy mạng sống bệnh nhân, bởi chỉ chậm ít phút hay quyết định sai lầm, bệnh nhân có thể mau chóng dẫn đến tử vong.

Vì thế, vào Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, chúng tôi không chỉ cảm nhận được sự căng thẳng ở các phòng bệnh đông nghẹt người, bệnh nhân nằm tràn ra cả hành lang, mà còn cảm thấy một sự căng thẳng khác. Đó là tâm thế trực chiến 24/24h, sẵn sàng đối mặt với các ca bệnh cùng là nguy kịch nhưng đòi hỏi những cách xử lý không giống nhau.

Trường hợp cấp cứu của anh T. nói trên vẫn may mắn hơn so với các bệnh nhân nhập viện khi đã bị suy thận vô niệu. Hiện Viện có 6 bệnh nhân nặng, đã được điều trị tích cực song bị tổn thương thận, phải tiến hành lọc máu.

Từ đầu đợt dịch, Viện đã tiếp nhận ít nhất bốn “bà bầu” bị tiêu chảy cấp nguy hiểm do ăn mắm tôm – thịt chó. Trong đó có hai chị mang bầu gần tới ngày sinh, Viện đã cho chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Phía Bệnh viện Phụ sản Trung ương khá bất ngờ trước tình huống này, bởi trong điều kiện quá tải kéo dài, họ phải nhanh chóng thu xếp phòng cách ly riêng cho hai sản phụ đặc biệt. Tuy hiện hai chị đã sinh con an toàn, nhưng theo các bác sỹ, rất có thể do mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm, các chị đã phải sinh con sớm hơn so với dự kiến.

Ngoài “bà bầu”, số các gia đình có 3 – 4 người cùng vào viện vì tiêu chảy cấp, rồi anh – chị – em, mẹ – con, bạn bè… không phải là hiếm.

Hai chị em Lê Thị Hà và Lê Thị Hằng quê ở Nghĩa Đàn, Nghệ An mới bị chủ nhà trọ dọa đuổi đi sau khi bị tiêu chảy cấp nguy hiểm. Hai chị em cùng nhập viện nhưng không có người nhà chăm sóc. Hằng hiện đang là sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại, còn Hà mới xin đi làm được mấy hôm, có lẽ em sẽ bị mất việc sau khi khỏi bệnh.

Bác sỹ bị “giam lỏng”

So với các đợt dịch SARS, cúm A H5N1 trước đây, công việc của các bác sỹ Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia lần này có phần căng thẳng hơn. Bởi số bệnh nhân vào rất đông, ồ ạt, nhiều người trong tình trạng nguy kịch nhưng số bệnh nhân ra viện rất nhỏ giọt.

Thời điểm chúng tôi đến Viện, số bệnh nhân nội trú đã lên tới hơn 330 người, nhưng số ra viện chưa đầy 20 người.

Thạc sỹ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, kíp trực đêm của bệnh viện khoảng 30 người thì hiện đã tăng lên 50 người. Không chỉ có đơn vị trực điều trị, nhiều bộ phận khác đều phải tăng cường nhân lực.

Đặc biệt, có những đơn vị như phòng xét nghiệm, tất cả nhân viên không có ngày nghỉ và làm việc với công suất tối đa, bởi họ liên tục phải xử lý các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân. Bệnh viện phải mua thêm 5 giường cấp cứu, 6 giường inox và 50 giường bạt, đồng nghĩa với khối lượng công việc nhân lên gấp bội.

Điều đáng nói là trong đợt dịch này, số bệnh nhân nhập viện vào ban đêm thường nhiều hơn ban ngày. Vì thế công việc của các bác sỹ, y tá càng thêm vất vả.

Tuy các bác sỹ trực đêm làm việc rất căng thẳng, nhưng Viện không còn nhân lực để lo việc ăn uống bồi dưỡng cho anh em. Trong lúc như thế này, các bác sỹ cũng không dám gọi quán cơm hộp mang vào. Vì thế, các bác sỹ, y tá chỉ còn cách ăn mì gói để trực.

Mong sao đợt dịch này nhanh chóng chấm dứt, để cả bệnh nhân và bác sỹ đều sớm quay trở lại nhịp sống bình thường