Bà Bầu Có Nên Waxing / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

【Góc Chia Sẻ】Có Nên Wax Lông Chân?

Quy trình wax lông chân như thế nào?

Để wax lông chân bạn có thể sử dụng một số các loại sáp như: Hỗn hợp mật ong chanh, hỗn hợp đường mật ong, hỗn hợp chanh đường… Theo đó quy trình cụ thể được diễn ra như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 4 thìa mật ong

– 2 thìa chanh

– 1 thìa đường

– Nồi, thìa, bát sạch…

Cách thực hiện:

– Chanh cắt đôi chắt lấy nước, tiếp đến trộn với mật ong, đường theo tỉ lệ đã chia, khuấy đều tay thành dạng sền sệt.

– Bước tiếp theo đun hỗn hợp này ở nhiệt độ cao nhất, cho tới khi chúng chuyển sang màu vàng nâu thì bắc ra để nguội bớt.

– Sau khi bước làm sạch da hoàn tất, bạn có thể dùng thanh tre mỏng phết trực tiếp hỗn hợp lên chân thành 1 lớp dày rồi lấy khăn mỏng miết nhẹ. Lưu ý nên thoa theo chiều lông mọc.

– Kết hợp thư giãn chừng 10 – 15 phút khi hỗn hợp khô lại thì giật thật mạnh miếng vải ngược chiều lông mọc. Bước cuối cùng rửa lại với nước lạnh, thấm khô bằng khăn mềm.

Wax lông chân cần lưu ý gì?

+ Chú ý nhiệt độ hỗn hợp wax: Trước khi wax lông chân, bạn nên chú ý hỗn hợp wax. Bởi nếu quá nóng sẽ khiến da bị bỏng, nếu quá nguội sẽ làm giảm hiệu quả wax lông.

+ Không wax khi lông quá dài hoặc quá ngắn: Lông quá ngắn khiến tẩy lông rất đau rát còn nếu lông quá dài sẽ rất khó mất đi. Chiều dài lông lý tưởng nhất là từ 0.6 đến 1.2 cm.

+ Không nên lạm dụng các cách wax lông: Mặc dù da chân không quá nhạy cảm như da vùng mặt nhưng chúng cũng rất mỏng manh. Do đó các bạn nên tẩy lông chân nhiều nhất hai lần cùng một lúc trên một vùng da. Lạm dụng tẩy lông sẽ làm da dễ bị bóc tách và tổn thương.

+ Không wax lông khi da bị tổn thương: Khi da tổn thương và mắc các vấn đề về như bị mụn, chàm, vảy nến, cháy nắng hoặc có bất kỳ vết thương nào chưa lành, thì bạn không nên waxing hay sử dụng bất kỳ một nguyên liệu tự nhiên nào. Bởi trong những trường hợp này sẽ làm tình trạng bệnh lý của da thêm tồi tệ.

Wax lông chân bằng nguyên liệu tự nhiên tuy đơn giản, dễ thực hiện chi phí lại cực rẻ nhưng chúng tồn tại những nhược điểm như không duy trì được hiệu quả dài lâu, bên cạnh đó nếu không thực hiện đúng cách rất dễ dây tổn thương hay viêm nhiễm trên da. Do đó để khắc phục những nhược điểm này, bạn nên tới các trong trung tâm thẩm mỹ để được áp dụng công nghệ hiện đại nhằm loại bỏ những cọng lông cứng đầu một cách nhanh chóng – an toàn – hiệu quả. Hiện nay, công nghệ đang được chuyên gia đầu ngành đánh giá cao là công nghệ Laser Diode, đây là phương pháp triệt lông hiện đại được cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ kiểm duyệt và chứng nhận mức độ an toàn và hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Với sự kết hợp hoàn hảo hệ thống máy Laser Diode thế hệ mới và sóng RF, công nghệ này tác động trực tiếp vào mầm nhú nang lông, triệt sạch lông từ gốc tới ngọn, đồng thời phá hủy nguồn dinh dưỡng nuôi nang lông. Đặc biệt với bước sóng 808nm, Laser Diode giúp loại bỏ các sợi lông, không gây đau rát hay tổn thương đến các vùng da xung quanh. Muốn biết thông tin chi tiết về công nghệ này, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900558896 để được hỗ trợ trực tiếp và tư vấn miễn phí.

Phụ Nữ Đang Có Thai Triệt Lông, Wax Lông Được Không?

Bác sĩ cho cháu hỏi, phụ nữ có thai triệt lông hay wax lông được không? Trước chân tay cháu nhẵn nhụi, ít lông mà từ khi mang bầu thì lông mọc nhiều hơn, nhìn rất mất thẩm mỹ. Cháu ngại không dám thường xuyên mặc váy nữa. Giờ muốn tẩy lông nhưng lại sợ, có ảnh hưởng tới thai nhi không ạ?

(Thảo Hoàng, Hà Nam)

Trả lời

Bạn Thảo Hoàng thân mến! Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Mebeaz. Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bà bầu. Trong thai kỳ, do nội tiết tố thay đổi, lưu lượng máu tăng cao nên các nang lông phát triển, mọc rậm rạp hơn, đặc biệt là vùng “tam giác mật”, nách, cánh tay, chân….

Cũng vì điều này mà chị em cảm thấy tự ti, ngại diện váy áo. Vì vậy, việc triệt lông, wax lông khi có thai cũng là nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, hầu hết đều lo sợ ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

Vậy phụ nữ có thai triệt lông, wax lông được không?

Wax lông, hay còn gọi là waxing là một trong những phương pháp tẩy lông bằng sáp được nhiều người áp dụng vì tính hiệu quả cao, giúp lấy đi tận gốc sợi lông và tế bào chết trên bề mặt da.

Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào cho rằng phụ nữ có thai triệt lông, wax lông sẽ gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, việc này có thể gây một số ảnh hưởng nhất định đối với thai phụ như:

– Ảnh hưởng tới sức khỏe: Việc sử dụng các loại kem triệt lông, wax lông chứa nhiều hóa chất có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng.

– Tổn thương làn da: Khi mang thai, làn da của mẹ nhạy cảm hơn. Khi triệt lông, wax lông có thể dẫn đến những kích ứng, tổn thương, viêm da.

– Phụ nữ có thai triệt lông, wax lông cũng không cho hiệu quả như mong đợi vì nội tiết tố trong cơ thể thường xuyên thay đổi để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Dù có triệt lông thì cũng chỉ được trong thời gian ngắn, lông sẽ lại mọc dài ra bình thường.

Vì vậy, tốt nhất phụ nữ có thai KHÔNG nên triệt lông, wax lông, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa không lo việc phải tẩy đi, tẩy lại. Nên đợi cho tới khi nội tiết tố trong cơ thể ổn định trở lại (6 tháng sau khi sinh là khoảng thời gian thích hợp nhất).

Nếu vẫn muốn triệt lông, wax lông thì mẹ cần lưu ý những gì?

Như đã nói ở trên thì chưa có nghiên cứu cho rằng phụ nữ có thai triệt lông, wax lông gây hại cho thai nhi nên không thể cấm cản các mẹ làm đẹp, “dọn dẹp” vùng da nhiều lông của mình. Vì vậy, với những thai phụ quyết tâm triệt lông thì cần lưu ý:

– Nên triệt lông bằng những phương pháp tự nhiên, an toàn.

– Sử dụng các sản phẩm triệt lông, wax lông lành tính, không chứa hóa chất.

– Nếu làm ở các spa thì nên chọn nơi uy tín, hỏi kỹ về các sản phẩm sẽ dùng để triệt lông (thành phần, xuất xứ…)

– Chỉ triệt lông, wax lông tại những vùng da như cánh tay, chân, nách. Đối với những vùng da nhạy cảm như trên gương mặt, vùng “tam giác mật”, vùng da bị mụn, có nốt ruồi, nứt nẻ… thì không nên vì có thể dẫn đến đau rát, tổn thương da.

Một số phương pháp triệt lông an toàn cho phụ nữ có thai

– Phụ nữ có thai triệt lông bằng bơ: Bôi 1 lớp bơ lên vùng da cần tẩy lông. Dùng 1 lớp giấy mềm miết nhẹ trên bề mặt da, để khoảng 2 – 5 phút. Cuối cùng lột miếng giấy ngược lại theo chiều lông mọc. Động tác cần nhanh, gọn, dứt khoát để loại bỏ sợi lông.

– Triệt lông bằng chanh, mật ong, đường: Chuẩn bị 1 bát đường nhỏ, 1 thìa nước cốt chanh và 3 – 4 thìa mật ong. Trộn đều rồi đun nóng hỗn hợp này lên đến khi đường tan ra và tạo thành hỗn hợp sền sệt. Để nguội bớt đến khi còn ấm thì bôi đều lên vùng da muốn tẩy lông. Đặt 1 miếng giấy mỏng, miết đều theo chiều lông mọc, khoảng 30 giây thì lột ngược lại để lấy đi các sợi lông.

– Có thai triệt lông bằng lá trầu: Sử dụng khoảng 100g lá trầu không, đun sôi lên, nghiền nát lá và chắt lấy phần nước cốt. Dùng bông thấm nước lá trầu không rồi thoa lên da, để khoảng 10 phút rồi thực hiện thoa lần thứ 2. Cứ lặp lại như thế cho đến lần thứ 5 thì miết nhẹ trên da ngược theo chiều lông mọc, giúp lấy đi các sợi lông dễ dàng. Nên thực hiện phương pháp này 3 lần/tuần.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Thảo Hoàng giải đáp được thắc mắc của mình. Chúng tôi khuyến cáo phụ nữ có thai KHÔNG nên triệt lông, wax lông để tránh rủi ro, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Hơn nữa, thực hiện tẩy lông trong thời gian này hiệu quả cũng sẽ không như mong đợi. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn tẩy lông thì hãy thực hiện những phương pháp tự nhiên chúng tôi đã nói bên trên nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Bà Bầu Có Nên Cắt Tóc Ngắn? Bà Bầu Có Nên Cắt Tóc Trước Khi Sinh?

Bà bầu có nên cắt tóc? Bà bầu có nên cắt tóc ngắn trước khi sinh hay không? Bà bầu có nên cắt tóc mái?… Có rất nhiều lời khuyên của mọi người về việc nên bà bầu cắt tóc. Tuy nhiên, các lời khuyên ấy đều chưa hẳn đã đúng. Việc muốn cắt tóc ngắn khi có thai cũng khiến nhiều mẹ bầu e ngại. Nên chị em phụ nữ khi mang bầu cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng trước khi kiêng khem.

Bà bầu có nên cắt tóc ?

Quan niệm xưa kia cho rằng mái tóc là yếu tố bề ngoài thể hiện sức khỏe của một người phụ nữ. Nếu chị em có mái tóc dài, đen nhánh và dầy thì đó là người có sức khỏe tốt, ngược lại nếu có mái tóc ngắn, tóc thưa thì sức khỏe không tốt.

Chính vì vậy, rất nhiều lời khuyên chị em không nên cắt tóc ngắn, nhất là trong thai kỳ sẽ tác động đến thai nhi. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định sự liên quan giữa việc cắt tóc ngắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và của thai nhi.

Không chỉ việc cắt tóc ngắn, mà có rất nhiều điều khác chúng ta cũng đã từng được nghe mọi người khuyên không nên làm, như: việc chụp hình khi đang mang bầu, hay mua sắm quần áo cho em bé trong những tháng đầu, không được khoe tin có bầu sớm…vì dễ gây hư thai.

Đây đều là những lời khuyên không có căn cứ khoa học mà chỉ dựa trên suy đoán của mọi người khi gặp một vài sự trùng hợp ngẫu nhiên. Việc phải kiêng quá nhiều thứ khiến tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng, cũng như khiến sinh hoạt hàng ngày của chị em khi mang thai gặp khó khăn.

Bà bầu có nên cắt tóc ngắn không ?

Nhưng đối với một mái tóc ngắn thì việc này sẽ được giảm đáng kể. Tóc càng ngắn thì cấu trúc của tóc càng ít bị phá vỡ, sợi tóc ít ảnh hưởng vì được nuôi dưỡng liên tục đến tận ngọn. Chị em mang bầu sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều cho các sản phẩm dưỡng tóc, giữ nếp hay tránh hư tổn.

Các kiểu tóc ngắn đẹp cho nữ

– Uốn cụp: Kiểu tóc này sẽ giúp tóc bà bầu ôm lấy gương mặt, che đi những khuyết điểm về mặt dài, mặt xương. Có thể kết hợp với mái bằng khiến bà bầu trông trẻ trung hơn.

Trong kiểu tóc này, bà bầu có thể sử dụng thêm công nghệ làm phồng chân tóc, giúp mái tóc trông bồng bềnh hơn. Hoặc có thể chỉ uốn cụp phần ngọn tóc, uốn hình chữ C để tóc được tự nhiên và ôm mặt gọn hơn.

– Uốn xoăn: Kiểu tóc này dễ chăm sóc hơn uốn cụp vì mong muốn được để cho sợi tóc xoăn một cách tự nhiên. Đây là kiểu tóc khá phù hợp với nhiều lứa tuổi, không kén chọn khuôn mặt và không mất công chăm sóc nhiều.

Chị em khi mang thai thường chọn kiểu uốn xoăn ngọn tóc thay vì cả sợi để tạo sự trẻ trung. Một số kiểu linh hoạt khác trong việc làm xoăn như xoăn sóng to, sóng nhỏ, mì tôm… Để tạo ra kiểu tóc phù hợp với cá tính và phong cách của bà bầu.

Bà bầu làm tóc có sao không ?

Bà Bầu Có Nên Ăn Măng?

Măng là một thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, được các chị em rất yêu thích. Ngoài nước và hàm lượng chất xơ dồi dào, trong măng còn có chứa protein, các loại vitamin, khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao, lại ít đường và chất béo sẽ có tác dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe của các tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ..

Tuy nhiên, có rất nhiều thông tin cho rằng, măng không phải là một thực phẩm tốt dành cho bà bầu vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bà bầu, thậm chí gây ngộ độc, tử vong. Và trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống với hiện tượng ngộ độc sắn.

Lý giải về vấn đề này, báo Gia đình Việt Nam cho biết, măng, đặc biệt là măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra hiện tượng ngộ độc măng.

Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp…, thậm chí nhiều trường hợp có thể gây tử vong.

Không chỉ thế, báo Khám phá còn cho biết, độc tố cyanide trong măng tươi còn tác động lên chuỗi hô hấp làm bất hoạt các enzym sắt, khiến người ăn bị thiếu oxy, gây ra tình trạng thiếu máu.

Chính vì vậy, dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, bà bầu nên hạn chế ăn măng, đặc biệt là măng tươi khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và em bé.

Lưu ý khi bà bầu ăn măng

Để ăn măng an toàn, bà bầu nên mua măng về, rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới nên ăn. Chú ý, trong khi luộc măng, mở vung để độc tố bay đi. Cách chế biến này cũng giảm đáng kể độc tố.

– Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.

– Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.

– Nói chung, để an toàn cho sự phát triển của cả thai phụ và thai nhi, bà bầu không nên ăn măng thường xuyên, chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tháng, mỗi bữa khoảng 200 – 300 gam. Bởi, các trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng thường là do ăn món này quá nhiều.

Theo Mạc Nhiên (Đời sống & Pháp luật)