Bà Bầu Mang Thai Bị Tiêu Chảy / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy

Bạn nên gọi bác sĩ nếu gặp tình trạng như:

Tiêu chảy nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn.

Tiêu chảy kèm theo sốt và nôn mửa.

Phân chứa máu.

Tiêu chảy kèm theo bị đau bụng dữ dội.

Không tiểu khoảng hơn 5 giờ.

Những triệu chứng của tiêu chảy

Thông thường, bà bầu thường bị tiêu chảy trong những ngày cuối của thai kì.

Những triệu chứng của tiêu chảy có thể gồm: Nôn và buồn nôn, háo nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng hoặc thường xuyên bị co rút…

Tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Thông thường các bà bầu thường bị táo bón hơn là bị tiêu chảy. Vì khi hấp thụ vitamin tổng hợp trước khi mang thai, bà bầu hấp thụ nhiều sắt khiến cho việc đi tiêu khó hơn.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy

Nhiễm khuẩn: Một vài loại vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn dẫn tới việc bạn bị tiêu chảy.

Virus như Rota, Cyptomegalo cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy.

Động vật kí sinh có thể vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống rồi nó cư ngụ trong hệ tiêu hóa. Một vài loại có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu như Giardia, Cryptosporidium và Entamoeba.

Thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm axit trong dạ dày chứa magiê và kháng sinh có thể gây ra chứng tiêu chảy ở thai kì.

Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy.

Tiêu chảy cũng có thể do nguyên nhân bạn uống nhiều nước. Bạn ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau xanh…

Những nguyên nhân khác bao gồm như không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn.

Điều trị tiêu chảy ở bà bầu

Bạn không nên tự điều trị mà hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.

Theo Thực Phẩm Chức Năng

Nhận diện chính xác độ an toàn các loại nhãn mác thực phẩm gồm thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ hàng ngày. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây… Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.

Chỉ nên ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ.

Tránh những loại thức ăn có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống…

Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…

Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu

Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này.

Vì Sao Bà Bầu Bị Tiêu Chảy?

Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là một trong những sự khó chịu không may có thể có kinh nghiệm. Tiêu chảy nghĩa đen là “chảy qua” và được định nghĩa là có ba hoặc nhiều ruột lỏng hoặc ruột lỏng trong một khoảng thời gian 24 giờ. Nếu bạn đang trải qua ba đợt chảy nước dãi, chảy nước trong một ngày, mối quan tâm chính là giữ được nước. Bạn có thể mất một lượng đáng kể chất lỏng khi trải qua bị tiêu chảy trong thời kỳ mang thai. Mất nước có thể nghiêm trọng, thậm chí chết người. Bạn sẽ cần phải chắc chắn rằng bạn đang tái hydratating chính mình. Tiêu chảy hiếm khi đe dọa đến mạng sống, nhưng không nên quá nhẹ, đặc biệt là khi mang thai.

Đừng ngạc nhiên nếu bạn bị tiêu chảy trong thời gian mang thai. Có một vài mối liên hệ giữa mang thai và tiêu chảy. Khi bạn lần đầu tiên khám phá ra bạn đang mang thai, bạn có thể thực hiện những thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống của bạn để đảm bảo rằng con bạn đang nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu bạn thay đổi thực phẩm bạn ăn, đôi khi có thể gây ra đau bụng hoặc tiêu chảy.

Một lý do khác gây tiêu chảy là vì một số phụ nữ mang thai cảm thấy nhạy cảm với thực phẩm đặc biệt. Đây có thể là những loại thực phẩm mà bạn thường ăn trước đó, nhưng ăn chúng trong khi mang thai có thể khiến bạn đau bụng hoặc tiêu chảy. Một nguyên nhân gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là thay đổi hoocmon.

Tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ ba không phải là hiếm gặp và có nhiều khả năng xảy ra khi bạn đến gần ngày đến hạn. Nó có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng lao động gần, và nó có thể xảy ra ngay trước khi chuyển dạ hoặc vài tuần trước khi chuyển dạ. Nếu đó là một vài tuần trước ngày hẹn hò của bạn, một sinh non sớm không nên mong đợi.

Nếu bạn đang bị tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ ba, điều đó không có nghĩa là em bé của bạn đang đến ngay bây giờ, vì vậy bạn không nên hoảng sợ. Đây chỉ là cách một số cơ thể phụ nữ chuẩn bị cho lao động sẽ bắt đầu ở một thời điểm nào đó. Bạn cũng có thể muốn biết các dấu hiệu lao động khác .

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy: Mẹo Chữa Tiêu Chảy An Toàn, Hiệu Quả Cho Mẹ Bầu

Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai

Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy ở mẹ bầu là do việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Vào giai đoạn thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm dễ khiến vi khuẩn từ thức ăn tấn công vào cơ thể. Các nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy cụ thể có thể kể đến như:

Do nhiễm khuẩn: một số loại vi khuẩn xấu có trong thức ăn khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ ăn để lâu, không sạch sẽ, uống nước bị ô nhiễm cũng làm cho mẹ dễ bị tiêu chảy.

Do virus: các chủng virus điển hình như Rotavirus hay Cyptomegalovirus khiến hệ tiêu hóa rối loạn, gây tiêu chảy cho mẹ bầu.

Do ký sinh trùng: Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica là loại ký sinh trùng phổ biến gây tiêu chảy ở mẹ mang thai. Qua nghiên cứu của nhà khoa học, các loại ký sinh trùng này tấn công vào cơ thể qua nước và thực phẩm.

Do thay đổi nội tiết: khi mang thai, cơ thể của mẹ trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn. Có những đồ ăn trước đó mẹ vẫn sử dụng bình thường. Tuy nhiên, vào giai đoạn mang thai chúng lại khiến mẹ bị đau bụng đi ngoài.

Ngoài ra, bà bầu bị tiêu chảy còn xảy ra do hội chứng ruột kích thích, không dung nạp lactose, bệnh viêm loét đại tràng, bệnh celiac… Uống nhiều nước rất cần thiết trong các giai đoạn mang thai của mẹ. Tuy vậy nếu mẹ uống quá nhiều, dồn dập trong thời gian ngắn làm gia tăng lượng nước trong cơ thể. Đây cũng là 1 nguyên nhân khiến mẹ dễ bị tiêu chảy.

Bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ khi mang thai bị tiêu chảy thường nặng hơn so với người bình thường. Bởi bản thân mẹ lúc này sức đề kháng kém đi, kéo theo mức độ nguy hiểm tăng lên. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà tình trạng bà bầu bị tiêu chảy có thể kéo dài từ 1-10 ngày. Những cơn đau ở ổ bụng kích thích tử cung co bóp, sự an toàn của thai nhi bị đe dọa.

Chưa kể đến việc đi ngoài nhiều lần khi bị tiêu chảy khiến mẹ mệt mỏi, kiệt sức. Mẹ luôn cảm thấy chán ăn, thậm chí là sợ đồ ăn vào sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Tình trạng chán ăn của mẹ kéo dài tác động xấu khiến thai nhi suy dinh dưỡng, kém phát triển. Nguy hiểm hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến tính mạng của em bé trong bụng.

Mẹo chữa an toàn khi bà bầu bị tiêu chảy từ dân gian

Trà gừng chữa tiêu chảy cho bà bầu

Gừng là gia vị khá quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Trong Đông y, gừng được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, giải độc. Không những vậy, gừng còn có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây tiêu chảy. Đối với bà bầu, gừng còn có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, chống cảm cúm.

Mẹ chuẩn bị 100gr gừng tươi và 5gr lá chè khô. Nếu không có gừng tươi, mẹ có thể thay thế bằng 30gr gừng khô. Sau khi rửa sạch, mẹ đun gừng và chè khô với khoảng 1 lít nước. Mẹ canh thời gian sao cho nước trong nồi còn khoảng 2/3 thì thêm 15gr dấm gạo vào. Mẹ chia đều lượng trà ra uống mỗi ngày 3 lần. Mẹ nên uống khi trà còn ấm là tốt nhất. Sau 1-2 liều, tình trạng táo bón của mẹ sẽ được cải thiện đáng kể.

Nước gạo rang cho bà bầu bị tiêu chảy

Được ví như “hạt ngọc trời cho”, gạo lứt có nhiều công dụng tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Uống nước gạo rang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể, làm sạch máu. Ngoài ra, nước gạo rang còn giúp người bệnh không bị mất nước khi đi ngoài nhiều. Mẹo chữa tiêu chảy bằng nước gạo rang khá đơn giản và an toàn cho bà bầu.

Mẹ lấy khoảng 100gr gạo lứt rồi ho lên chảo rang đều. Mẹ đảo đều tay cho đến khi hạt gạo chuyển vàng thì cho 2 lít nước vào đun sôi. Mẹ nên chú ý để lửa nhỏ để hạt gạo chín mềm mà không bị nát. Sau khi nước sôi thì tắt bếp, mẹ chắt lấy phần nước gạo để uống hàng ngày.

Chữa tiêu chảy bằng lá ổi, búp ổi

Theo Đông y, lá ổi có tính đắng, vị ấm. Bên cạnh đó, thành phần của búp ổi non có tác dụng giảm đau, kích thích cơ trơn ruột. Chính vì thế mà búp ổi là bài thuốc cho bà bầu bị tiêu chảy khá thông dụng.

Mẹ chuẩn bị 20gr búp ổi hoặc lá ổi non, 10gr gừng tươi và 10gr vỏ quýt khô. Tiếp theo, mẹ đổ hỗn hợp trên vào bình, sắc cùng với 2 lít nước. Khi nước sôi, mẹ vặn nhỏ bếp và đun cho đến khi nước còn khoảng 500ml. Với lượng nước thuốc còn lại, mẹ chia đều làm 2 phần để uống trong ngày.

Vỏ cam trị tiêu chảy cho bà bầu

Vỏ cam tưởng chừng như vô dụng nhưng lại là bí kíp chữa tiêu chảy hiệu quả không ngờ. Thay vì vứt vỏ đi sau khi ăn cam, mẹ hãy giữ lại 1 ít vỏ cam. Tùy vào sở thích mà mẹ có thể sắt nhỏ hoặc để nguyên miếng vỏ cam to. Mẹ cho vỏ cam vào 1 cốc nước nóng, hãm như hãm trà trong khoảng vài phút. Trà vỏ cam không những giúp mẹ thoát khỏi tình cảnh “tào tháo đuổi” mà còn giúp thư giãn, phục hồi sức khỏe.

Hồng xiêm xanh chữa tiêu chảy cho bà bầu

Hồng xiêm có vị ngọt, tính mát, tác dụng sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng, điều trị rối loạn tiêu hóa. Trong thành phần của hồng xiêm chứa rất nhiều Tanin. Tanin là hoạt chất rất tốt trong việc chữa bệnh tiêu chảy. Đối với bà bầu bị tiêu chảy, hồng xiêm không những làm giảm các triệu chứng của bệnh mà còn cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể.

Hồng xiêm canh mẹ rửa sạch, cắt thành nhiều lát mỏng. Để bảo quản được lâu, mẹ mang hồng xiêm phơi khô rồi sao vàng. Mỗi lần sử dụng mẹ lấy khoảng 10 lát, sắc với nước nóng, uống 2 lần/ ngày.

Bà bầu bị tiêu chảy kéo dài, kèm theo những biểu hiện bất thường như chóng mặt, buồn nôn thì cần phải đi khám ngay. Bác sỹ sẽ đưa ra phương hướng điều trị kịp thời, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

BÀI CÙNG QUAN TÂM

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì?

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn cà rốt. Cà rốt chứa hàm lượng pectin dồi dào. Chất này khi vào trong ruột sẽ biến thành một dạng keo làm tăng trọng lượng phân và tạo ra môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, qua đó hạn chế được tiêu chảy.

Ngoài ra, cà rốt còn bổ sung nước, kali và các loại muối khoáng giúp bà bầu cân bằng được chất điện giải trong cơ thể, đồng thời bù đắp lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy. Mẹ bầu có thể chế biến món súp cà rốt và ăn 3 – 4 lần một tuần để đẩy lùi chứng tiêu chảy.

2. Bà bầu bị đau bụng, tiêu chảy nên ăn các thực phẩm giàu probiotics

Probiotics là các loại vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, kích thích tiêu hóa và sửa chữa tổn thương ở niêm mạc ruột. Bà bầu không nên bỏ qua nguồn thực phẩm chứa Probiotics, chẳng hạn như sữa chua không đường, sữa chua uống, kefir…

3. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn chuối

Chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin giúp hấp thụ bớt nước trong đường ruột, làm tăng khối lượng phân, giảm tiêu chảy. Carbohydrate trong chuối rất dễ tiêu hóa. Điều này giúp cung cấp cho bà bầu nguồn năng lượng dồi dào mà không làm tăng gánh nặng cho đường ruột. Lượng kali dồi dào từ chuối sẽ giúp bù đắp lượng điện giải bị mất do đi lỏng nhiều lần

Ngoài ra, chuối còn giúp bổ sung vitamin A, B12, C, K, sắt, kẽm, mangan, photpho cùng nhiều chất dinh dưỡng không chỉ có lợi cho mẹ mà còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Hãy thêm vào bữa ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày.

4. Bà bầu nên ăn cơm khi bị tiêu chảy

Cơm chính là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc mang thai bị tiêu chảy nên ăn gì. Thực phẩm này giúp giảm đi ngoài phân lỏng bằng cách bổ sung nhiều tinh bột để hút bớt nước, axit và dịch vị tiêu hóa trong đường ruột, đồng thời làm cho khối phân trở nên cứng và to hơn trước khi được đào thải ra ngoài. Tránh ăn cơm quá khô khiến đường ruột bị đau và khó chịu.

5. Ăn khoai lang, khoai tây khi bà bầu bị tiêu chảy

Ngoài tinh bột, khoai lang còn rất giàu vitamin A, C và kali. Ăn khoai sẽ giúp bà bầu chắc bụng và ngăn ngừa thiếu hụt chất điện giải khi bị tiêu chảy. Loại củ họ khoai này cũng rất giàu kali và chất xơ dễ tiêu hóa, an toàn cho sức khỏe bà bầu.

6. Có thai bị tiêu chảy nên ăn táo thường xuyên

Táo chứa chất xơ hòa tan pectin. Dưới tác động của lợi khuẩn, chất này sẽ tạo thành một lớp keo bảo vệ niêm mạc đường ruột trước các tác nhân gây tiêu chảy. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn vài quả táo một ngày trong thời gian bị tiêu chảy. Tốt nhất nên ăn táo tươi vì như vậy sẽ thu được nhiều chất xơ.

7. Ăn trứng gà tốt cho phụ nữ mang thai bị tiêu chảy

Bà bầu bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì giúp nhanh khỏi bệnh, thì trứng gà chính là một gợi ý hay. Trứng gà giàu dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bớt mệt mỏi cũng như không lo bị thiếu hụt dưỡng chất do đi tiêu nhiều.

Trứng gà tốt nhất là luộc chín tới rồi ăn. Không nên chiên, rán vì các chất béo này có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, mẹ có thể áp chảo trứng gà với lá mơ ăn để ổn định đường ruột, giúp cầm tiêu chảy hiệu quả.

8. Mang thai bị tiêu chảy nên ăn dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh được sử dụng như một phương thuốc chữa tiêu chảy, táo bón an toàn cho bà bầu nhờ chứa nhiều omega-3. Đây là một loại axit béo có tác dụng kháng viêm. Nó giúp làm lành tổn thương viêm nhiễm trong đường ruột. Bà bầu có thể dùng dầu hạt lanh vào trong cháo, súp hoặc thay thế các loại dầu khác khi xào nấu món ăn.

9. Bà bầu nên ăn thịt gà khi bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, ngoài nước thì phụ nữ mang thai còn phải đối mặt với tình trạng thất thoát nhiều protein và chất dinh dưỡng. Ăn thịt gà sẽ giúp bù đắp được các dưỡng chất thiếu hụt, nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tránh ăn gà rán nếu không muốn gia tăng các triệu chứng khó chịu ở dạ dày.