Bà Bầu Mọc Mụn Ở Mặt / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mọc Mụn Nước Ở Vùng Kín Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Nhiều bạn nữ đã rất quan tâm đến việc vệ sinh vùng kín hàng ngày nhưng vẫn bị mọc mụn nước ở vùng kín. Vậy mọc mụn nước ở vùng kín là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Hỏi:

Chào bác sĩ, em là nữ, năm nay 27 tuổi và đã lập gia đình. Hàng ngày em rất quan tâm đến việc giữ vệ sinh vùng kín nhưng khoảng 5 ngày gần đây, em lại gặp tình trạng mọc mụn nước và ngứa ngáy vùng âm đạo. Em có tìm hiểu một số thông tin thì thấy triệu chứng này phần nhiều do vệ sinh không sạch sẽ vùng kín mà nên, như vậy có đúng không và mọc mụn nước ở vùng kín là bệnh gì ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em. (H.T.T – Hải Phòng).

Mọc mụn nước ở vùng kín là bệnh gì? (ảnh Internet).

Đáp:

Chào em!

Trước hết xin trả lời em rằng mọc mụn nước ở vùng kín do nhiều lý do khác nhau gây nên và một trong số đó đúng là vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.

1. Giải pháp chữa mọc mụn nước ở vùng kín2. Lưu ý khi điều trị mọc mụn nước ở vùng kín

Theo như thông tin em cung cấp, em rất quan tâm đến việc vệ sinh vùng kín, nhưng liệu cách em vệ sinh vùng kín có đem lại hiệu quả hay không?

Rất nhiều chị em phụ nữ nghĩ rằng mình vệ sinh vùng kín rất sạch sẽ nhưng thực tế thì không phải là như vậy! Nhiều trường hợp vệ sinh thái quá như dùng dung dịch tẩy rửa mạnh hay thụt rửa âm đạo đã dẫn đến mất cân bằng môi trường PH trong âm đạo khiến nổi mụn nước ở vùng kín.

Ngoài ra, bị mọc mụn nước ở vùng kín cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo em đanh mắc bệnh mụn rộp sinh dục do virus Herpes (HSV) gây ra. Có hai loại virus gây bệnh là HSV loại 1 và HSV loại 2, trong đó chủ yếu do HSV loại 2 gây bệnh, một loại virus lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn.

Đối với cơ thể phụ nữ, virus HSV thường ủ bệnh khoảng 2 – 7 ngày trước khi bộc phát và xuất hiện các nốt mụn nước, chảy mủ, viêm loét vùng kín gây ra đau rát vùng kín. Các vết loét đó có thể nhanh chóng lành lại nhưng sẽ tái đi tái lại nhiều lần, cùng với đó là hiện tượng ra khí hư bất thường (khí hư có màu vàng hoặc trắng đục và có mùi khó chịu). Ngoài ra, người bệnh còn bị đau rát khi đi tiểu.

Mụn rộp sinh dục là bệnh lí dễ lây lan qua đường tình dục, nếu em đã có gia đình thì nên cùng chồng mình đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và hộ trợ điều trị dứt điểm bệnh.

Đến gặp bác sĩ nếu có bất thường nào xảy ra (ảnh Internet).

1. Giải pháp chữa mọc mụn nước ở vùng kín

Mọc mụn nước vùng kín do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó cần phải xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này thì mới đề ra được giải pháp điều trị bệnh thích hợp. Nếu sau khi thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm chuyên khoa mà kết quả chỉ ra mọc mụn nước vùng kín là do bệnh mụn rộp sinh dục gây nên thì các bạn có thể điều trị theo phác đồ mức độ bệnh lý như sau:

– Ở giai đoạn khởi phát: thường chỉ sử dụng các loại thuốc kháng sinh để kháng virus HSV và làm lành các thương tổn do virus gây ra.

– Ở giai đoạn bệnh lí nặng hơn, bệnh đã tái phát thì cần điều trị theo liệu pháp làm ức chế virus gây bệnh. Bằng cách sử dụng nhiều loại kháng sinh với liều lượng khác nhau sẽ hạn chế được sự phát triển của virus gây bệnh.

– Ở giai đoạn bệnh lâu năm, tái phát liên tục cần phải điều trị kháng sinh lâu dài kết hợp với sử dụng công nghệ thì mới có hiệu quả. Hiện nay, tại các bệnh viện lớn đã kết hợp sử dụng công nghệ điện dung sóng ngắn với thuốc đặc trị và cho hiệu quả rất tích cực.

Giải pháp chữa mọc mụn nước ở vùng kín (ảnh Internet).

2. Lưu ý khi điều trị mọc mụn nước ở vùng kín

– Không quan hệ tình dục khi đang điều trị bệnh.

– Dù ngứa đến đâu cũng không nên gãi ngứa, việc gãi ngứa sẽ làm mụn nước vỡ ra khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

– Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho phụ nữ như rau xanh, hoa quả, mầm đậu nành, trứng…

– Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể (ảnh Internet).

Hy vọng những thông tin bên trên có thể giúp đỡ được cho em và tất cả các chị em phụ nữ.

Chúc cho phái đẹp luôn khỏe đẹp!

Theo Sức khỏe hàng ngày

Mang thai giả: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mang thai giả có thể khiến bạn dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu mang thai thường gặp. Thế nên, nắm rõ những đặc điểm của mang thai giả sẽ giúp bạn tránh khỏi thất vọng không đáng có khi cho rằng bản thân đã thật sự mang thai.

Mang thai giả là gì?

Mang thai giả là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng bạn cảm thấy như mình đang mang thai, dù thật ra là không phải. Mang thai giả có thể khiến bạn gặp phải các triệu chứng giống như các dấu hiệu mang thai thường gặp.

Hiện tượng này không chỉ xảy ra đối với người vợ mà còn gặp phải ở người chồng. Khi xuất hiện ở nam giới, hội chứng này có thể được gọi là mang thai đồng cảm (Couvede), khiến họ có những triệu chứng tương tự như người bạn đời của mình, chẳng hạn như tăng cân, buồn nôn hay đau lưng.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai giả

Có rất nhiều giả thuyết xung quanh hiện tượng kỳ lạ này. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện tại chỉ ra 3 giả thuyết chính lý giải nguyên nhân mang thai giả như sau:

1. Tâm lý lo sợ hoặc mong muốn mang thai

Các nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cho rằng, nỗi sợ hoặc khao khát mang thai tột cùng có khả năng chính là nhân tố tạo nên ảo tưởng rằng mình có các dấu hiệu mang thai nhưng thực chất đó chỉ là các triệu chứng mang thai giả. Yếu tố tâm lý – thần kinh này kích thích hệ nội tiết ở phụ nữ và gây ra các biểu hiện rất giống việc mang thai.

2. Áp lực làm vợ

3. Vấn đề về hệ thần kinh

Một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra các triệu chứng của thai kỳ giả, bao gồm thai ngoài tử cung, béo phì và ung thư.

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng mang thai giả

Việc nhận biết mang thai giả khá khó khăn nếu bạn không thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm về thai kỳ vì các dấu hiệu của hiện tượng này rất giống các dấu hiệu mang thai thông thường.

Bụng phình to

Triệu chứng mang thai giả phổ biến nhất là bụng phình to. Bụng có thể to dần lên trông như thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, đây thực sự không phải là dấu hiệu mang thai thật sự. Trên thực tế, tình trạng bụng phình to này có thể là do:

Đầy hơiTăng cân, tăng mỡ bụngSự tích tụ các chất thải (phân, nước tiểu)Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường chính là triệu chứng mang thai giả phổ biến thứ hai. Theo thống kê, có khoảng 1/2 – 3/4 phụ nữ được chẩn đoán mang thai giả nói rằng họ có cảm giác đau bụng dữ dội giống như thai nhi máy trong chu kỳ kinh nguyệt mặc dù sự thật không có thai.

Các triệu chứng khác

Một số triệu chứng sau thường rất khó phân biệt với tình trạng mang thai thông thường:

Ốm nghén, nôn óiTrễ kinhBầu ngực căngMàu đầu ti thay đổiChảy sữaTăng cânĐau bụngTăng cảm giác thèm ănTử cung mở rộng.

Các triệu chứng này có thể rõ ràng đến mức khiến các bác sĩ cũng cho rằng bạn đã mang thai nếu không thực hiện các kiểm tra chi tiết hơn.

Chuẩn đoán hiện tượng mang thai giả

Để xác định xem một phụ nữ có đang mang thai giả hay không, bác sĩ thường sẽ đánh giá các triệu chứng gặp phải, đồng thời thực hiện khám vùng chậu và siêu âm bụng. Đây cũng là các xét nghiệm được sử dụng để phát hiện và theo dõi thai nhi khi mang thai thật sự. Đôi khi, bác sĩ cũng sẽ phát hiện một số thay đổi về thể chất vốn xảy ra trong khi mang thai, chẳng hạn như tử cung mở rộng hoặc mềm cổ tử cung.

Nếu mang thai giả, kết quả siêu âm sẽ cho thấy không có sự hình thành của thai nhi và nhịp tim thai. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, siêu âm là xét nghiệm duy nhất có thể giúp bạn xác định chính xác 100% liệu bạn có đang mang thai không.

Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng giúp bạn có được câu trả lời chính xác nếu bạn mang thai giả, chỉ trừ khi bạn mắc phải các bệnh ung thư hiếm gặp có khả năng tạo ra các hormone tương tự như hormone thai kỳ.

Điều trị hiện tượng mang thai giả

Mang thai giả không được xem là một tình trạng bệnh lý, vì vậy không có khuyến nghị chung nào để điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc bất thường, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc để cải thiện sức khỏe.

Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ cho rằng đây là một vấn đề tâm lý hơn là một vấn đề về thể chất. Bởi khi một người phụ nữ tin rằng cô đang mang thai, đặc biệt là nếu niềm tin này tồn tại trong một thời gian dài, có thể cô ấy sẽ rất thất vọng khi biết rằng mình chỉ đang mang thai giả. Người thân và các bác sĩ cần nhẹ nhàng và kiên nhẫn để giải thích về kết quả các kiểm tra và nên hỗ trợ trong việc điều trị tâm lý hoặc trị liệu nếu cần nhằm đảm bảo bệnh nhân có thể khôi phục tâm trạng nhanh nhất.

Theo Hellobacsi.

Thường xuyên bị cơn đau bụng kinh hành hạ, bạn cần biết những điều này là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ khi hành kinh. Đối tượng thường gặp tình trạng đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt thường là những cô gái trẻ, chưa sinh con hoặc đang trong độ tuổi dậy thì. Vậy, đau bụng kinh là gì và…

Sắt Không Gây Nóng Trong, Mọc Mụn Cho Mẹ Bầu

(15/03/2017)

Với những loại thuốc sắt bổ sung thông thường, nhiều mẹ sẽ gặp các vấn đề khó chịu như: nóng trong, mọc mụn, ợ hơi, táo bón,… Vậy loại sắt nào không gây nóng trong mọc mụn? Để làm được điều này, mẹ cần chọn loại sắt tốt dành cho bà bầu để thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Câu hỏi: Thưa bác sĩ! Tôi hiện đang có bầu ở tháng thứ 2 và được khuyên dùng viên bổ sung sắt để có thai kỳ khỏe mạnh. Vậy nhưng quá trình uống sắt bổ sung tôi lại có dấu hiệu nóng trong người, nổi mụn rất khó chịu. Bác sĩ có thể cho tôi biết tại sao uống sắt lại gây nóng trong người và mọc mụn, cách khắc phục là gì? Cảm ơn bác sĩ. (Thu Thủy – Bắc Ninh) Trả lời:

Thân chào bạn!

Rất cảm ơn Thu Thủy đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về câu hỏi của bạn với thắc mắc: “Nguyên nhân nóng trong người và nổi mụn khi uống viên sắt bổ sung, cách khắc phục tình trạng trên là gì?”, chúng tôi xin được trả lời cụ thể như sau:

Tại sao mẹ bầu uống sắt bị nổi mụn, nóng trong?

Uống sắt khi mang thai là việc làm cần thiết, giúp bảo vệ mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ cũng như sự phát triển của bé sau này. Vậy nhưng quá trình bổ sung sắt, mẹ thường gặp phải các triệu chứng khó chịu. Không những nóng trong, mọc mụn, uống sắt bổ sung còn khiến mẹ gặp các vấn đề hệ tiêu hóa, táo bón thai kỳ.

Chính bởi vậy, mẹ còn nhiều băn khoăn khi bổ sung sắt, đặc biệt là nỗi lo uống sắt có nóng không, uống sắt có nổi mụn không?

Trong quá trình mang thai sự thay đổi về hormone trong cơ thể mẹ khiến ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn dẫn đến dễ bị táo bón. Bên cạnh đấy, hormone cũng là “thủ phạm” khiến mẹ thường có cảm giác nóng trong và nổi mụn, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên, các triệu chứng nóng trong, nổi mụn hay táo bón đều có nguy cơ bị nặng hơn khi mẹ bầu dùng các viên uống bổ sung như sắt, canxi. Nguyên nhân là do thành phần các khoáng chất trong viên uống bổ sung không hấp thụ được vào cơ thể, phải thải ra ngoài và trở thành gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón. Cũng chính vì lượng tồn dư khoáng chất trên mà mẹ bầu uống sắt bị nóng trong, nổi mụn, mẹ bị bứt rứt khó chịu. Ngoài ra còn phải nhắc đến nguyên nhân trong sản phẩm bổ sung có chứa thành phần kích ứng với cơ thể của mẹ.

Lựa chọn viên sắt bổ sung chứa thành phần sắt hữu cơ

Để không bị nóng trong, mọc mụn khi uống thuốc bổ sung sắt, việc đầu tiên mẹ cần làm là thay đổi loại sắt phù hợp với cơ thể, đặc biệt nên chú ý thành phần có trong viên sắt.

Trên thực tế, nếu viên sắt mẹ đang sử dụng chứa sắt vô cơ sẽ khó hấp thu, từ đó gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đồng thời, nếu bổ sung sắt vô cơ kéo dài, mẹ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ dù vẫn đang uống bổ sung sắt.

Bởi vậy, mẹ nên chọn sản phẩm sắt ở dạng hữu cơ uy tín, hấp thu hiệu quả, được sản xuất theo công nghệ hiện đại, hỗ trợ hấp thu sắt tối đa mà không gây hại cho dạ dày. Hiện nay trên thị trường có Ferrochel là dòng sắt ion thế hệ mới, được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại Châu Âu và trên thế giới.

2. Uống sắt đúng thời điểm trong ngày

Để sắt được hấp thu tốt nhất, mẹ bầu nên uống sau khi ăn sáng 1-2 tiếng, không uống cùng canxi và các chất có thể gây cản trở hấp thu sắt như: trà, cà phê, sữa,… Ngoài ra, mẹ cũng tích cực ăn thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi,…để hỗ trợ hấp thu sắt tốt nhất

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên tích cực ăn nhiều rau xanh, chia nhỏ bữa ăn, uống nhiều nước trong ngày để hạn chế tình trạng khó chịu trong thai kỳ. Mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe thai kỳ.

Đánh Tan Mụn Với #7 Loại Mặt Nạ Cho Bà Bầu Bị Mụn Tại Nhà

#7 loại mặt nạ cho bà bầu bị mụn an toàn nhất

Mặt nạ cho bà bầu – Mặt nạ yến mạch, sữa chua

Đây là loại mặt nạ cho bà bầu bị mụn có tác dụng loại bỏ những tác nhân gây mụn, bụi bẩn tích tụ trong da và tế bào chết nhanh chóng. Bên cạnh đó, sữa chua còn được biết đến trong việc nuôi dưỡng làn da trắng hồng, ngăn ngừa mụn.

Sự kết hợp giữa yến mạch và sữa chua vừa mang lại hiệu quả trị mụn vừa dưỡng da cho bà bầu an toàn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm mặt nạ trị mụn cho bà bầu gồm có:

Bột yến mạch

½ thìa cafe mật ong

Nửa hộp sữa chua không đường

Cách làm mặt nạ yến mạch, sữa chua

Bạn trộn bột yến mạch cùng với sữa chua tạo thành một dạng hỗn hợp sệt.

Nhỏ vài giọt mật ong, sau đó trộn đều hỗn hợp lên.

Rửa mặt sạch sẽ, dùng chổi nhỏ thoa đều hỗn hợp lên mặt, giữ nguyên trong 10 phút rồi rửa lại với nước ấm là xong.

Bà bầu đắp mặt nạ lá tia tô

Cách thực hiện loại mặt nạ trị mụn cho bà bầu này rất đơn giản.

Đầu tiên, các mẹ phải rửa sạch lá tía tô rồi xay nhuyễn.

Dùng vải sạch vắt lấy nước cốt, bỏ bã.

Lấy bông thẩm nước tía tô thoa nhẹ lên các đầu mụn, giữ nguyên khoảng 20 – 30 phút.

Sau cùng, bạn rửa mặt hoặc để qua đêm càng tốt, sáng hôm sau rửa với nước ấm.

Mặt nạ cho bà bầu bị mụn làm từ dưa chuột và cà chua

Loại mặt nạ cho bà bầu bị mụn này sử dụng 2 loại thực phẩm rất quen thuộc trong đời sống nên rất dễ làm. Nó không chỉ có tác dụng trị mụn mà còn dưỡng da, ngăn ngừa nếp nhăn.

Nguyên liệu

1 quả cà chua

½ quả dưa chuột

Cách làm mặt nạ dưa chuột

Rửa sạch rồi cho 2 loại quả trên vào máy xay nhuyễn.

Thoa đều hỗn hợp thu được lên mặt, để nguyên trong khoảng 15-20 phút rồi rửa lại với nước ấm là xong.

Mặt nạ cho bà bầu bị mụn đắp dưa chuột và cà chua

Bà bầu nên đắp mặt nạ gì? Ít ai biết trong trái mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe lại rất hữu hiệu cho việc dưỡng da, đặc biệt là làm giảm mụn hiệu quả cho bà bầu. Cách thực hiện như sau: Rửa sạch mướp đắng rồi thái thành nhiều lát mỏng và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Trước khi đi ngủ, bạn lấy mướp đắng ra và đắp lên mặt, giữ nguyên khoảng 20 phút, cuối cùng là rửa lại với nước ấm.

Nguyên liệu làm mặt nạ cho bà bầu Cách làm mặt nạ dưa chuột

Cho 2 loại quả này vào máy xay nhuyễn thành hỗn hợp.

Thoa đều hỗn hợp lên toàn vùng mặt. Sau đó, mẹ để trong 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Mẹ bầu đắp mặt nạ mướp đắng (Khổ qua)

Khoai tây và chanh thường được dùng làm mặt nạ cho bà bầu bị mụn. Loại mặt nạ này chứa nhiều vitamin C, giúp làm mờ các vết rạn, trị mụn, dưỡng da an toàn cho mẹ bầu.

Nguyên liệu

½ quả chanh

½ củ khoai tây

Cách thực hiện mặt nạ khoai tây và chanh

Hấp chin rồi tán nhuyễn.

Nhỏ vào 2-3 giọt chanh, đánh đều tạo thành hỗn hợp.

Rửa sạch mặt rồi thoa hỗn hợp lên mặt. Giữ nguyên trong vòng 15-20 phút và rửa lại với nước mát là xong.

Bà bầu đắp mặt nạ chanh và khoai tây

Khoai tây và chanh được các mẹ thường sử dụng trong các loại mặt nạ cho bà bầu bị mụn. Mặt nạ này rất giàu vitamin C, có công dụng xóa tan các vết rạn da, trị mụn, làm sáng da đồng thời rất an toàn, không ảnh hưởng đến mẹ khi mang thai. Mẹ đắp mặt nạ chanh, khoai tây vừa dưỡng da vừa trị mụn nhanh chóng

Nguyên liệu làm mặt nạ dành cho bà bầu Cách làm mặt nạ khoai tây với quả chanh

Đem khoai tây hấp chín, đánh nhuyễn.

Sau đó vắt 2-3 giọt chanh vào khoai tây thành hai hỗn hợp khuấy đều

Thoa mặt nạ lên mặt đã rửa sạch trước đó. Giữ nguyên trong vòng 15-20 phút để cho chất dưỡng thẩm thấu vào làn da. Cuối cùng, mẹ rửa lại mặt thật sạch bằng nước mát.

Dùng nghệ, mật ong làm mặt nạ cho mẹ bầu

Sử dụng nguyên liệu mật ong và nghệ làm mặt nạ trị mụn cho bà bầu được rất nhiều người tin dùng nhờ hiệu quả và an toàn. Đặc biệt, ngoài tác dụng trị mụn và giảm thâm, loại mặt nạ này còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, nuôi dưỡng da trắng mịn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm mặt nạ dưỡng da cho bà bầu

2 muỗng bột nghệ

1 muỗng mật ong

Cách làm

Trộn đều 2 nguyên liệu mật ong và nghệ để cho ra hỗn hợp sánh, mịn.

Mẹ rửa mặt thật sạch rồi thoa đều hỗn hợp lên, để khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước.

Bà Bầu đắp mặt nạ rau má

Trong hợp chất của lá rau má có chứa thành phần Saponin sẽ kích thích tái tạo da, hình thành những mô liên kết mới và giúp giảm thâm mụn hiệu quả, an toàn. Chỉ cần xay rau má đắp lên mặt sẽ giúp trị mụn, dưỡng trắng vô cùng hiệu quả. Nguyên liệu:

Cách làm:

Với cách làm mặt nạ cho bà bầu bị mụn bằng rau má, đầu tiên bạn phải rửa sạch rau má. Để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, thuốc trừ sâu tích tụ trên lá, bạn ngâm rau má trong nước muối ít nhất từ 5-10 phút.

Đem rau má cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó bạn rửa mặt, đắp trực tiếp rau má lên vùng da cần điều trị mụn và giữ nguyên trong khoảng 5-10 phút. Cuối cùng bạn chỉ cần rửa sạch lại mặt với nước mát.

Một số lưu ý cho bà bầu giảm bớt mụn

Bên việc sử dụng các loại mặt nạ cho bà bầu bị mụn, để nhanh chóng đạt được hiệu quả trị mụn, các mẹ cần lưu ý:

Bổ sung nhiều nước, tăng cường các loại rau xanh và cố gắng thư giãn để tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Không nặn, cậy mụn bằng tay sẽ dễ gây nhiễm trùng và để lại thâm sẹo.

Nên rửa mặt nhẹ nhàng, không chà xát mạnh da mặt bằng bông hoặc khăn sẽ gây trầy xước da..

Thoa kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài.

Hạn chế những tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông như mỹ phẩm, mang khẩu kín mít, bó sát da,…

Thực Hư “Ho Mọc Tóc” Ở Bà Bầu

(12/10/2017)

Nhiều chị em mang bầu bị ho cho rằng đó là sinh lý bình thường của bà bầu, gọi là ho mọc tóc. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng không có ho nào là ho mọc tóc cả.

Đang mang thai ở tháng thứ 4, chị Phạm Thị Nhung trú tại Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội bị ho có đờm, rát cổ hỏng, đau thắt ngực. Chị Nhung không dám uống thuốc vì nghĩ đó là ho mọc tóc, một triệu chứng bình thường của bà bầu. Chị còn hi vọng ho nhiều là sau này em bé sinh ra sẽ mọc nhiều tóc.

Đến khi bệnh trở nặng, chị Nhung đi khám bác sĩ cho biết chị bị viêm phế quản phải điều trị. Lúc này chị vẫn còn ngơ ngác cho rằng chỉ ho mọc tóc, sao phải nằm viện.

Trường hợp chị Ngô Thanh Hà trú tại Phương Liệt, Hà Nội cũng tương tự. Chị Hà đang mang thai tháng thứ 5 của thai kỳ. Ngày nào chị cũng bị ho khan. Đêm đến, chị nằm ho không ngủ nổi. Cảm giác ho co thắt ngực lại. Tuy nhiên, mọi người đều cho rằng ho mọc tóc nên chị Hà cũng nghĩ là ho mọc tóc, chủ quan không đi khám bệnh.

Nhất là vào thời điểm thời tiết đang chuyển mùa, bà bầu cũng không tránh khỏi nhưng hiện tượng ho hắng nhẹ do viêm họng hoặc chỉ là ho do phản xạ, dị ứng thời tiết, dị ứng lông thú nuôi như lông mèo, lông chó…

Lương y Vũ Quốc Trung – Phòng Chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm ứng, Hà Nội cho biết nhiều người có bầu ngại uống thuốc Tây y vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, chị em có thể chọn các bài thuốc đông y khác. Tuy nhiên phải từng theo mùa, từng theo nguyên nhân để có bài thuốc trị bệnh khác nhau.

Nguyên nhân lúc bị ho là ngoại tà xâm nhập. Mùa xuân thì do tạng can thụ bệnh, mùa hạ thì tạng tâm thụ bệnh, mùa đông thì tạng thận thụ bệnh. Dù tạng nào thụ bệnh nhưng chúng đều ảnh hưởng đến tạng phế, do đó mà gây ra ho, đờm.Để điều trị bệnh ho lúc mang thai, trong đông y cũng chia ra từng tạng gây bệnh khác nhau. Mùa xuân phụ nữ sau khi tắt kinh có thai ho, đờm ít đặc nguyên nhân phong tà xâm nhập làm tổn thương phế. Điều trị bằng các vị thuốc nhân sâm, can khương, tứ tộ, tiền hồ, bản hạ, trần bì, chỉ xác, mộc hương, phục linh, can thảo, cát cánh sắc uống ngày 1 thang chia đều 3 lần/ngày.

Về mùa hạ, phụ nữ sau khi tắt kinh có thai mà bị ho có đờm ít, kèm theo phiền khát sử dụng bài thuốc sau để trị bệnh ngũ vị tử, tri mẫu, nhân sâm, thiên môn đông, thanh bì, cam thảo, phục linh, trần bì, địa cốt bì để sắc uống ngày 1 tháng chia đều làm 3 ngày.

Mùa thu phụ nữ sau khi có thai bị ho, ho khan, ít đờm, đờm vàng hoặc đặc quánh là do nguyên nhân phong táo xâm nhập cơ thế làm tổn thương đến công năng tuyên phát của phế làm cho phế lạc bị khô ráo mà gây ra ho. Đối với những triệu chứng này có thể sử dụng bài thuốc kim phí thảo, kinh giới,bán hạ, cam thảo, đại táo, tiên hồ, tế tân, phục linh, sinh khương sắc uống ngày 1 tháng chia làm ba lần sáng chiều, tối.

Mùa đông nếu bị ho dùng sài hồ, xuyên khung, khương hoạt, phục linh, nhân sâm, tiền hồ, chỉ xác, độc hoạt, cát cánh, cam thảo sắc uống đều.

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?