Bà Bầu Nên Ăn Cháo Trai Không / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Ăn Cháo Trai Được Không?

Bà bầu ăn cháo trai giúp bổ sung kẽm – một yếu tố vi lượng rất quan trọng trong quá trình mang thai.

Bà bầu ăn cháo trai được không?

Theo các chuyên gia, thịt trai sông giàu đạm, canxi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và có nhiều kẽm. Trong 100g thịt trai có 6,8g chất đạm, 0,6g chất béo, vitamin A, B1,…

Con trai nước ngọt hay trai sông thịt có vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, thịt trai sông phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp.

Bà bầu ăn cháo trai giúp bổ sung kẽm – một yếu tố vi lượng rất quan trọng trong quá trình mang thai.

Theo Đông y, trai vị ngọt đậm, tính hàn, có công năng bổ âm, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc; thường dùng cho trẻ em hay ra mồ hôi trộm, chậm lớn, phụ nữ có thai, cho con bú, băng huyết, khí hư và chữa mắt bị sưng đỏ do nhiệt, nhặm mắt. Thịt trai khô là thức ăn, thuốc bổ thận từ xưa của y học Đông phương.

Đối với bà bầu, món ăn từ trai giúp bổ sung canxi và đặc biệt làm giảm chứng hoa mắt, chóng mặt và thiếu máu.

Đặc biệt, bà bầu ăn cháo trai còn giúp bổ sung kẽm – một vi chất rất quan trọng trong quá trình mang thai. Bởi tình trạng thiếu kẽm sẽ gây nhiều rối loạn như tổn thương da, xương gãy lâu liền, giảm khả năng sinh sản…

Bà bầu ăn cháo trai có thể bổ sung kẽm mà không gặp những phiền toái như dùng thuốc. Trong 100 g thịt trai có 70 mg kẽm, gần gấp đôi so với thịt bò. Ngoài ra, thịt trai còn quý vì chất béo của nó không gây hại.

Cách nấu cháo trai ngon Nguyên liệu:

– Gạo xay vỡ (ra hàng xay bột hoặc tự xay bằng cối xay sinh tố, loại nhỏ để chuyên xay thịt)

– Trai

+ nếu nấu cho bé nên chọn loại trai cánh (màu xanh, mỏng có một đoạn cánh dài ở phần gáy giữa của con trai, nó có tác dụng chống mồ hôi trộm ở các bé và ăn rất mát)

+ Trai ăn thịt ngon thì nên lựa loại trai có phần bụng gần lưng lồi lên thật dày (giống như chọn xoài có bụng to thì nhiều thịt ý mà). Con trai này có một hình tròn u lên nhiều vân và óng ánh như miếng trai người ta thường khảm gỗ, màu đen nâu đất sẫm.

– Hành khô

– Rau dăm

– Hành lá tươi

– Hạt tiêu

– Tương ớt

Lấy bàn chải cọ sạch hai mặt của con trai

Cho vào nồi nước sấp sấp trai

Đun vừa sôi chín tới, con trai mở miệng ra là được

Vớt trai ra, để nước lắng cặn, chắt phần trên ra cho gạo vào quấy đều tay để nước trai ngấm vào từng hạt gạo sẽ rất đậm cháo. (nhớ pha gạo bằng nước lã rồi đổ vào nước trai từ từ, chứ không gặp nước nóng nó sẽ vón cục bột)

Trai để nguội 1 phút, lấy tay cấu toàn bộ phần lùng bùng, dây dợ để riêng ra một bên, rửa sạch những cái nhớt đen, xanh đi. Lấy lưỡi dao cạo sạch phía bên ngoài con trai cho thật sạch, chỉ còn một màu trắng mà thôi.

Rồi đặt con trai nằm ngang, lấy dao lách đôi con trai theo chiều từ trái qua phải, như kiểu lạng thịt cho mỏng để làm bít tết.

Cầm cả con trai, mở hai mặt trong ra (sẽ có hai mặt trái và phải) để thẳng vào vòi nước, nước sẽ sối sạch hết fertiliser và chất thải bên trong con trai theo các đường rãnh rất nhỏ, cứ chỗ nào có vết đen, nâu, xanh đậm (Tức là ngoài màu trắng ra) thì đưa thẳng vào chỗ vòi nước nó sẽ xối sạch sẽ.

Bạn đừng sợ nước sẽ làm mất hết chất trắng dinh dưỡng bên trong con trai, nếu bạn dùng tay để bóp cái phần cục phân ở đầu ra bạn sẽ chẳng bao giờ cấu hết được cái bẩn mà còn nặn cả phần dinh dưỡng ra nữa. Cứ dùng vòi nước, nước chỉ xối đi cái bẩn mà vẫn để nguyên phần dinh dưỡng.

Sau đó thái nhỏ trai ra, lấy mỡ phi hành khô cho trai vào sào, cho mắm, gia vị vào đảo đều một chút rồi bắc ra ngay.

Vậy là món cháo trai đã thành công.

Bà Bầu Có Nên Ăn Cháo Hải Sản

Đồ hải sản chứa hàm lượng đạm và canxi vô cùng dồi dào, nhưng không phải không phải loại hải sản nào dùng cho bà bầu cũng tốt, chẳng hạn: cá thu, cá kình, cá mập, cá ngừ xanh, các chỉ vàng, cá kiếm, cá cam, cá chẻm, cá tuyết, cá bơn, cá đuổi… có chứa hàm lượng thủy ngân cao, nếu tiêu thụ nhiều dễ khiến thai nhi bị dị tật

Đối với thai nhi khi bị nhiễm thủy ngân sẽ dẫn đến những biến chứng xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ. Khi sinh ra có thể chậm nói, chậm đi, chậm tư duy.

Những loại cháo hải sản cần thiết bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu

Đây là loại hải sản cần thiết bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu. Có nhiều người khi mang bầu lại không dám ăn cá ngừ vì sợ bị phong, nghĩ rằng không tốt cho sức khỏe. Đó là quan niệm sai lầm. Cá ngừ là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 có tác dụng rất tốt cho sức khỏe cơ bắp, da và máu của bà bầu.

Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần

Lưu ý: Các loại thủy hải sản có vỏ cần được kiểm định an toàn trong quá trình thu hoạch và ăn. Tương tự sò điệp, hàu cũng được khuyến cáo không dùng cho nhóm những người dễ bị tổn thương vì những nguy cơ bệnh tật từ thực phẩm.

Cá mòi rất giàu canxi – là nguồn dưỡng chất cần thiết cho thai phụ. Bạn có thể ăn món cá này với salad khoai tây và nước sốt sẽ rất ngon miệng đấy.

Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.

Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần

Tôm rất giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi. Vì vậy, chị em đừng bỏ qua loại hải sản cần thiết bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu này trong chế độ ăn hàng tuần. Tôm có thể chế biến được rất nhiều món ngon như tôm chiên, tôm hấp… Một lưu ý nhỏ là bà bầu nên bóc vỏ tôm trước khi ăn để tránh bị ho.

Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần

Lưu ý: Thứ tự ưu tiên gồm: Tôm đánh bắt trong tự nhiên, tôm nuôi (với các điều kiện an toàn).

Cá hồi là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin B12, canxi. Bạn hãy thử chế biến món này với củ cải đường, nước sốt sữa chua và các loại gia vị khác… sẽ rất hấp dẫn đấy.

Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.

Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần

Lưu ý: Đề nghị này chỉ áp dụng cho mực tươi đã được kiểm định về an toàn thực phẩm.

Những loại hải sản cần thiết bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu nếu được cung cấp điều độ và cân bằng trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bà bầu nạp đủ chất dinh dưỡng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bà bầu nên bổ sung đủ 350-400 gram hải sản mỗi tuần.

Lợi ích của hải sản dành cho phụ nữ mang thai

Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân. Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ ăn biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.

Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn hải sản

Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.

Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào?

– Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.

– Một tuần nên ăn khoảng 340 gram hải sản.

– Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…

– Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.

Bà Bầu Ăn Cháo Lươn Được Không?

Theo các nhà nghiên cứu khoa học theo hướng hiện đại thì hàm lượng dinh dưỡng có chứa trong 100 gam thịt lươn là 18.7g đạm, 0.9g chất béo, 150mg chất lân, 39mg chất can xi, 1.6mg chất sắt và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Theo đánh giá, lươn đứng vị trí thứ 5 trong số các loại thực phẩm giàu vitamin A, nó chỉ đứng sau gan gà, lợn, bò, vịt.

Ngoài ra, theo Đông y thì thịt lươn có tác dụng trong việc bồi bổ khí huyết, trừ được các bệnh về phong thấp khớp. Ngoài ra, ăn cháo lươn còn có khả năng chữa được rất nhiều bệnh, có thể kể đến như bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ, kiết lị, đau nhức xương sống, phong thấp, trĩ, hay bệnh huyết trắng ở phụ nữ.

Về cơ bản, với những dưỡng chất và tác dụng tốt cho cơ thể được cả đông và tây y công nhận như ở trên, có thể nói rằng việc bà bầu ăn cháo lươn chỉ có lợi chứ không hại. Các mẹ bầu nên bổ sung lươn vào trong thực đơn bữa ăn của mình, đặc biệt là món cháo lươn.

Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn cháo lươn

Theo nghiên cứu, trong lươn chó chứa 1 loại kí sinh trùng có khả năng sống rất dai, nó sẽ không bị chết đi bởi nhiệt độ cao của nước sôi hoặc độ nóng của việc xào nấu. Sau quá trình xào nấu, các kí sinh trùng này vẫn còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột. Vậy cần phải làm thế nào để loại bỏ những vi khuẩn này?

Trước tiên khi chọn lươn bạn cần phải chọn mua những loại lươn tươi sống chứ khôgn mua lươn đã chết hoặc bị ươn. Trong lươn chứa nhiều loại protein tốt cho sức khỏe nhưng khi lươn đã chết, một trong số các protein sẽ bị ô nhiễm bởi vi khuẩn có khả năng chuyển thành một chất độc nguy hiểm. Với cơ thể người bình thường thì chất độc này không gây quá nhiều ảnh hưởng, nhưng khi cơ thể yếu hay cơ thể của trẻ nhỏ cũng như phụ nữ có thai thì rất có thể gây ra nguy cơ ngộ độc.

Khi mua lươn về bạn cần xử lí bằng cách mổ và bỏ sạch ruột, chỉ lấy phần thịt. Dùng muối để chà xát đến khi nào lươn sạch hết nhớt. Khi chế biến cho người mang thai nên nấu chín bằng cách ninh thật nhừ hoặc hấp cách thủy.

Bà Bầu Ăn Cháo Lòng Được Không?

Bà bầu ăn cháo lòng cung cấp dinh dưỡng dồi dào nhưng cần hết sức cẩn thận, bà bầu có thể bị nhiễm độc nếu nguyên liệu không an toàn.

Bà bầu ăn cháo lòng được không?

Cháo lòng là món ăn được phổ biến rất nhiều ở Việt Nam. Cháo lòng gồm có các nguyên liêu nhưgan, thận, tim, dạ dày… có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100-150 calo mỗi 100 gram), chúng có cùng hàm lượng protein (khoảng 16-22% trọng lượng, trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo tương tự (trung bình từ 5-7%) chủ yếu là chất béo bão hòa & lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú.

Các Vitamin tan trong chất béo chỉ có ở trong gan, thận. Một điểm chung ở gan, thận, tim, não có nhiều cholesterol và photphatit. Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương.

Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất Sắt. Nó cũng chứa Selen, Kẽm, Phốt pho, Niacin, và Riboflavin. Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C.

Bà bầu ăn cháo lòng cung cấp dinh dưỡng dồi dào nhưng cần hết sức cẩn thận

Vì vậy, bà bầu có thể ăn cháo lòng để cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Chú ý khi bà bầu ăn cháo lòng

Tuy nhiên, bà bầu béo phì hoặc mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp cao, gút… không nên ăn cháo lòng bởicó chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt và nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch.

Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

Cách nấu cháo lòng ăn toàn cho bà bầu Nguyên liệu:

– Lòng lợn: 1kg

– Huyết heo: 100g

– Gạo trắng: 1/2 chén cơm.

– Gừng, hành tím, tỏi

– Hành tím phi

– Hành lá

– Gia vị thông thường: muối, hạt nêm, đường, bột ngọt, nước mắm.

– Rau ăn kèm: Xà lách và rau thơm các loại

– Mắm nêm pha.

– Khi mua lòng heo bạn nên chọn loại ngon: ruột thì nên chọn loại nhỏ, căng và tròn, có dịch trắng sữa; bao tử heo cũng chọn loại nhỏ, gan thì chọn loại có màu sậm, nhìn còn tươi. Với 1kg lòng có thể mua 200g gan heo, ½ quả tim nhỏ, 300g ruột heo, 1 cái bao tử nhỏ.

– Lòng heo sau khi mua về là công đoạn làm sạch: chỉ có việc làm sạch ruột non và bao tử là hơi vất vả, trước tiên bạn loại bỏ bớt phần mỡ thừa đi, lộn trái , dùng hỗn hợp bột mì và muối chà sát cho sạch, sau đó rửa lại bằng nước muối, cuối cùng là chà lại bằng dấm ăn hay chanh một lần nữa. Rửa lại bằng nước sạch.

– Luộc lòng: đun một nồi nước thật sôi, cho gừng và hành tím đạp dập vào,sau đó nêm vào nước luộc 1 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng bột ngọt. Nước sôi thì cho lòng và huyết heo vào luộc. Chú ý bạn nên luộc gan heo riêng vì gan sẽ làm đục nước. Chúng ta sẽ dùng nước luộc để nấu cháo nữa mà.

– Ruột heo rất nhanh chín, bạn không nên luộc lâu quá sẽ làm ruột bị dai không ngon nữa. cái nào chín bạn vớt ra và cho ngay vào nước lạnh có đá. Làm như vậy sẽ làm lòng heo được trắng. Khi nào chuẩn bị ăn mới cắt miếng vừa ăn và bày ra dĩa.

– Đợi nước luộc lòng heo nguội bớt và lắng xuống thì lọc lấy nước trong, bỏ phần cặn đi, cho lên bếp và bật lửa. Cho gạo đã được rang sơ vào nấu cháo. Mục đích của việc rang gạo là cho cháo được thơm ngon hơn.

– Huyết heo chia làm hai phần: 1 phần tán nhuyễn cho vào cháo, 1 phần cắt miếng vuông cho chung lên dĩa lòng đã cắt miếng vừa ăn.

– Cháo nhừ thì bạn có thể nêm nếm lại cho vừa khẩu vị của từng gia đình. Cho đầu hành và tắt bếp.

Bà Bầu Có Nên Ăn Cháo Ăn Liền?

Cháo ăn liền và những điều cần biết

Trong các thực phẩm ăn liền, mì ăn liền đang không còn được ưa chuộng và người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang các sản phẩm từ gạo như bún, miến, phở… và được chú ý nhiều nhất là cháo ăn liền với những cải tiến đột phá trong công nghệ sản xuất.

Lý do người tiêu dùng chuyển dần sang các sản phẩm từ gạo vì những món đó có tính lành, không chiên dầu, vừa đảm bảo sức khỏe mà vừa nhiều dưỡng chất. Đặc biệt, cháo ăn liền được lựa chọn vì cháo rất dễ ăn, dễ tiêu hóa, dùng cả cho bé ăn dặm, dùng cả cho người lớn tuổi và ăn vào lúc nào cũng được.

Thành phần chính của cháo ăn liền có trên thị trường hầu hết là được làm gạo thơm và các nguyên liệu khác như thịt, cá, rau củ quả… cung cấp một lượng lớn tinh bột, protein, vitamin B1, B2, B3, B6 và các dưỡng chất cần thiết khác bổ sung đủ dưỡng chất cho các bé trong giai đoạn phát triển từ 6 tháng tuổi trở lên.

Bà bầu ăn cháo ăn liền có tốt không?

Cháo ăn liền được chế biến từ gạo, có tính mát không làm nóng người, không chiên qua dầu, đảm bảo dinh dưỡng nên được nhiều bà bầu ưa chuộng. Hơn nữa, cháo ăn liền lại dễ chế biến, rất tốt cho đường tiêu hóa và dễ ăn nên dùng cho cả người lớn và trẻ em đều được

Tuy nhiên, cái gì cũng thế, sử dụng quá nhiều cũng không bao giờ đem lại sự tốt đẹp. Cháo ăn liền cũng vậy, mẹ bầu không nên sử dụng cháo ăn liền liên tục vì nếu sử dụng như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe.

Hơn nữa, điều không thể phủ nhận là mỗi gói cháo ăn liền đều chứa nhiều loại gia vị như bột ngọt, hạt nêm… nên việc thu nạp nhiều bột ngọt, hạt nêm… vào cơ thể sẽ gây hại đến sức khỏe con người, nhất là với mẹ bầu. Và hầu hết các sản phẩm cháo ăn liền trong quá trình sản xuất đều được sấy khô nên một phần lượng dưỡng chất bị biến đổi sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của con người.

Vì vậy mà ” Bà bầu ăn cháo ăn liền có tốt không? ” thì câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, mẹ bầu nên ăn điều độ là tốt nhất. Ngoài ra, mẹ bầu nên kết hợp ăn cháo ăn liền với các thực phẩm khác để tăng độ ngon cũng như hài hòa chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Lưu ý lựa chọn có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

Một số loại cháo ăn liền mẹ bầu không được ăn 1. Cháo ăn liền hải sản

Đồ hải sản chứa một hàm lượng lớn đạm và canxi nhưng không phải loại hải sản nào cũng tốt cho bà bầu. Một số loại cháo hải sản như cháo cá thu, cháo cá ngừ xanh, cháo cá chỉ vàng… có chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn hẳn các loại hải sản.

Nếu mẹ bầu ăn loại cháo này thì dễ bị nhiễm khuẩn listeria gây suy giảm hệ miễn dịch và dễ gây sảy thai. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh não bộ. Khi sinh ra có thể bị chậm nói, chậm đi và chậm tư duy.

2. Cháo nấu từ khoai tây

Điều này thật ngạc nhiên đúng không? Vì khoai tây là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, giàu protein và hàm lượng vitamin B cao, hơn nữa lại còn chứa 18 loại axit amin cần thiết và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Thế nhưng đối với mẹ bầu, bởi khoai tây có chứa chất kiềm sinh vật solaninne mà chất này có khả năng cao khi tích tụ trong cơ thể sẽ gây hiệu ứng dị tật thai nhi, vì vậy mà mẹ bầu không nên sử dụng cháo ăn liền khoai tây.

3. Cháo nấu quá mặn

Nhiều mẹ bầu có thói quen ăn mặn và điều này không hề tốt trong quá trình mang thai. Ăn mặn khiến mẹ bầu tăng huyết áp và có nguy cơ gây biến chứng sản giật, thai chậm phát triển, sinh non, thai chết lưu… Và tất nhiên, vì thế mà mẹ không nên ăn cháo ăn liền có độ mặn cao.

4. Ăn cháo cùng thực phẩm tái sống

Hiển nhiền là ăn đồ tái sống chưa bao giờ được cho là tốt lành đối với phụ nữ mang thai. Mặc dù có một số món ăn khi ăn tươi sống sẽ cho cảm giác tươi ngon hơn nhưng nó có thể đem lại những hậu quả vô cùng khó lường.

Thói quen ăn cháo ăn liền cùng với một số thực phẩm tái sống kể cả như thịt bò tái, trứng tái, cá sống… của một số mẹ bầu có thể gây ảnh hưởng nặng tới thai nhi. Chưa kể đến trong thức ăn tái sống có chứa nhiều ký sinh trùng toxoplasmosis, nếu mẹ bầu ăn phải có thể gây sảy thai, thai chết lưu.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối – Chuyên môn hàng đầu – Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm

Phí xử lý : 30.000đ

Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 – 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:00 – 15:30, Thứ Bảy: 06:00 – 10:00

Thời gian lấy mẫu: 06:00 – 20:30