Bà Bầu Nên Ăn Gì Cho Tốt / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Ăn Vặt Nên Ăn Gì Tốt Cho Thai Nhi?

Lợi ích và tác dụng của combo ăn vặt 14 ngày như thế nào đối với Mẹ Bầu

– Cung cấp các chất cần thiết cho thai nhi phát triển trong thai kỳ như: Omega 3, Phenylalanine, Vitamin B, Acid Folic, Magie, …– Ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.– Cung cấp các chất cần thiết như Magie, Canxi, Sắt, … giúp Mẹ có cơ thể dẻo dai, khung xương chắc khỏe để bớt mệt và đau lưng.– Ngăn ngừa táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa cho Mẹ Bầu.– Cung cấp đầy đủ Vitamin B1, Vitamin B6, Photpho, Chất béo, … giúp giảm nguy cơ cao huyết áp và giảm căng thẳng cho Mẹ Bầu.– Chất chống oxy hóa có trong quả và hạt có tác dụng giảm viêm nhiễm và cải thiện hệ miễn dịch cho Mẹ– Không gây tăng cân cho Mẹ mà vẫn đưa các chất dinh dưỡng vào Con.– Giảm phù nề, giảm ốm nghén và tăng cường chức năng của thận.

Mẹ Bầu sử dụng như bữa ăn phụ giữa các bữa ăn chính

Tham khảo Nhà Đậu © Bà Bầu mệt mỏi thì nên mua gì dinh dưỡng nhất?

Cung cấp Chất Oxytocin giúp Mẹ dễ sinh nở và tăng lượng sữa sau sinh

Combo dinh dưỡng Mẹ Bầu Nhà Đậu gồm một lọ Mixnuts và một lọ Mixfruits.Mixnuts có các loại hạt là: Hạnh nhân, Macca, Óc chó, hạt Điều được bóc vỏ sạch sẽ và làm chín, kết hợp cùng Nho đen nguyên cuống. Chế độ ăn uống hàng ngày của Mẹ Bầu không thể thiếu các loại hạt dinh dưỡng này. Không những giúp Mẹ Bầu kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý mà còn kích thích tuần hoàn máu, làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong giai đoạn thai kỳ. Hạnh nhân chứa nhiều Canxi mang đến cho Bé hệ xương và cơ bắp khỏe mạnh. Omega 3, Vitamin E và Photpho có trong hạt Óc chó được chứng minh là những dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.Mixfruits được làm từ 5 loại quả mọng: Dâu tây, Mơ tây, Nam việt quất, Nho đen và Chà là. Lượng Chất xơ dồi dào có trong trái cây giúp ngăn chặn bệnh tim mạch và tiểu đường, đồng thời cũng góp phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nho đen sấy khô chứa lượng Glucose tự nhiên cực kỳ tốt, làm giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt khi mang thai. Vitamin C có trong Dây tây và Mơ tây giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cả Mẹ và Bé. Đặc biệt, trong thành phần của quả Chà là có Chất Oxytocin giúp Mẹ dễ sinh nở và tăng lượng sữa sau sinh.

Tham khảo Nhà Đậu © Cho Bà Bầu ăn gì để con thông minh từ trong bụng Mẹ?

Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn cho sức khỏe của cả Mẹ và Bé

Miễn phí vận chuyển khi mua hàng và tặng Thiệp Mẹ Bầu xinh xắn từ Nhà Đậu

Tham khảo Nhà Đậu © Mới mang thai Bà Bầu dưới 3 tháng nên ăn gì?

Bữa Sáng Cho Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Tốt

Các sản phẩm từ bột mì như bánh mì, ngũ cốc… là gợi ý tốt cho bữa sáng của bà bầu. Bột mì có thể cung cấp cho mẹ bầu từ 20 – 35 gram chất xơ mỗi ngày. Không chỉ vậy, trong bột mì còn có chứa rất nhiều sắt và kẽm tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Theo các chuyên gia sức khỏe thì thực đơn cho bà bầu là nên ăn bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên chất không thêm đường. Tất nhiên, tùy theo khẩu vị riêng mà mẹ bầu có thể ăn cùng với đậu phộng, nho khô hoặc mật ong.

Các sản phẩm làm từ bột mì là một trong những gợi ý tốt cho bữa sáng của bà bầu.

Các sản phẩm từ đậu

Khi mang thai, nhu cầu về canxi là rất lớn. Chính vì vậy mà sữa đậu nành và các sản phẩm được làm từ đậu luôn là lựa chọn tối ưu mà các mẹ bầu được khuyên dùng trong bữa sáng của bà bầu. Ngoài ra, một ly sữa ấm trước khi đi ngủ cũng có thể giúp phụ nữ có thai ngủ ngon giấc hơn.

Thịt nạc

Thịt nạc rất giàu sắt và dễ dàng được cơ thể hấp thu. Sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyên chở oxy và tổng hợp tế bào hồng cầu. Ăn thịt nạc cũng giúp mẹ bầu cung cấp đủ máu cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy vài miếng thịt nạc cho bữa sáng của mẹ bầu là gợi ý hay trong chế độ dinh dưỡng.

Rau xanh

Rau có màu đậm thường chứa hàm lượng vitamin cao. Trong các loại rau thì bắp cải là nguồn cung cấp canxi dồi dào, bông cải xanh giàu acid folic, các chất xơ và chất chống oxy hóa.

Một lý do nữa mà mẹ bầu được khuyên là nên dùng rau trong bữa sáng, đó chính là vì bữa sáng là bữa cung cấp khoảng 50% chất dinh dưỡng cua cơ thể trong suốt một ngày. Ăn nhiều rau vào bữa sáng khi mang bầu sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp cơ thể đào thải chất độc tốt hơn.

Đậu đỏ

Được đánh giá là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất oxy hóa cao, đậu đỏ có thể giúp mẹ bầu thoát khỏi nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Không chỉ vậy, đậu đỏ có chứa hàm lượng omega – 3, protein phong phú. Ngoài ra, lượng vitamin có trong đậu đỏ còn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp mẹ bầu tránh khỏi nguy cơ bị mệt mỏi khi mang thai.

Mẹ bầu có thể dùng đậu đỏ để hầm thành soup hoặc nấu cháo ăn trong bữa sáng sẽ giúp chống táo bón, hạn chế nóng trong người.

Dâu tây

Tráng miệng bằng dâu tây sau bữa sáng cũng rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Trong dâu tâu có chứa vitamin C, kali và mangan giúp chống viêm và hỗ trợ xương của người mẹ luôn chắc khỏe.

Thường xuyên ăn dâu tây còn có thể giúp giảm đau khớp trong thai kỳ. Ngoài ra, dâu tây cũng được đánh giá là loại quả có chứa nhiều folate giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Nguồn: Sưu Tầm

Bà Bầu Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì, Uống Gì Cho Tốt?

Thứ Bảy, 07-07-2018

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ mang thai là vấn đề: “Bà bầu bị viêm họng nên ăn gì, uống gì cho tốt?”. Bởi bệnh viêm họng là bệnh rất thường gặp phải và phải có phương hướng điều trị chính xác an toàn. Dùng món ăn để chữa viêm họng ở bà bầu là một cách khá hiệu quả. Ngoài việc điều trị bệnh, món ăn sẽ cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ cho bà bầu sức khỏe trong 9 tháng thai kì. Với nguyên liệu tự nhiên lành tính, bà bầu có thể chữa viêm họng bằng các món ăn và thức uống bổ dưỡng.

Theo thống kê, 70% bà bầu sẽ mắc bệnh viêm họng, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì. Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ dễ bị vi khuẩn tấn công. Các bệnh thông thường như cảm cúm, sổ mũi, viêm họng là các bệnh mà mẹ bầu dễ gặp phải.

Mẹ bầu nếu tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thời gian dài hoặc do các điều kiện thời tiết ảnh hưởng sẽ đặc biệt nhiễm bệnh về hô hấp. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh rất dễ trở nặng và biến chứng. Nguy hiểm nhất là có thể gây sảy thai, chậm sinh khi lựa chọn sai cách điều trị bệnh.

Không thể tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh gây dị tật cho thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. Các mẹ bầu thường lựa chọn phương pháp dùng món ăn để hỗ trợ điều trị bệnh , cực kì lành tính và an toàn.

I. Bà bầu bị viêm họng nên ăn gì, uống gì cho tốt?

Bà bầu mắc bệnh viêm họng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu – cuối thai kì là cực kì nguy hiểm. Để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh, cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống bà bầu trong giai đoạn này. Ăn uống đầy đủ chất sẽ giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ và bé khỏi sự tấn công của các virut gây bệnh.

Không chỉ vậy, lựa chọn đúng thực phẩm sẽ giúp bà bầu nhanh chóng lành bệnh, ngăn ngừa bệnh trở lại và bệnh viêm họng cấp tính biến chứng nguy hiểm.

#1 Nhóm thực phẩm bà bầu bị viêm họng nên ăn:

Theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ bầu cần chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm có khả năng hỗ trợ tăng sức khỏe và có tác dụng trị bệnh.

Các nhóm thực phẩm này thường có trong rau củ quả tươi và ngũ cốc, giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh, kể cả bệnh về đường hô hấp như: bệnh hốc mủ, viêm họng mãn tính, viêm xoang, bệnh viêm amidan,…

Vitamin C: có thể tìm thấy vitamin C ở các loại trái cây có vị chua, rau quả tươi như cam, chanh, kiwi,… Vitamin C sẽ giúp tăng quá trình hấp thụ sắt, thúc đẩy hình thành collagen, giúp bài tiết chất độc khỏi cơ thể, chống cảm lạnh và bảo vệ da.

Protein : bổ sung đủ protein sẽ giúp bổ sung năng lượng cho mẹ và bé, cải thiện giấc ngủ, ổn định huyết áp, tăng khả năng hồi phục của cơ thể có nhiều trong họ đậu: đậu đỏ, đậu phộng,…

Sắt: một thành phần dinh dưỡng khác cần đặc biệt bổ sung cho mẹ bầu là chất sắt. Cung cấp chất sắt sẽ làm tăng lưu lượng máu, hỗ trợ máu đi khắp cơ thể tăng đề kháng. Chất sắt có nhiều trong các loại quả đỏ, rau dền, cải bó xôi,…

Kẽm: là nguyên tố vi lượng giúp tăng cao sức khỏe đề kháng. Kẽm có nhiều trong sò, ngao, củ cải trắng,…

#2 Khi mang thai bị viêm họng không nên ăn:

Đồ ăn cay nóng : niêm mạc họng trong những ngày bệnh sẽ rất mỏng manh yếu ớt. Ăn đồ cay sẽ làm đau rát thành họng, khiến triệu chứng viêm họng nặng hơn.

Đồ ăn nướng, chiên, xào nhiều dầu mỡ: các loại thức ăn sẽ khá cứng và sắc, đi vào cổ họng sẽ gây xước thành họng gây đau rát. Không chỉ vậy, đồ ăn nhiều dầu mỡ rất khó tiêu hóa, không tốt cho dạ dày của mẹ bầu và dễ làm nôn nghén, mệt mỏi.

Nước lạnh, nước có ga: sẽ làm tổn thương thành họng và dạ dày.

II. Một số món ăn cho bà bầu bị viêm họng

#1. Chanh muối trị viêm họng cho bà bầu

Chanh có vị chua tính bình. Công dụng của chanh là giải nhiệt, thông khí, tiêu đàm, trị họ và chống nôn. Kết hợp cùng chanh là muối. Muối có đặc tính sát khuẩn tốt, kháng viêm và diệt trùng.

Chanh muối sẽ giúp làm giảm cơn đau buốt từ họng và bổ sung vitamin C cho mẹ bầu trong những ngày bệnh viêm họng. Bên cạnh đó, chanh muối còn có khả năng tăng sức đề kháng, làm đồ uống giải khát và bổ sung chất điện giải rất tốt.

✪ Chuẩn bị:

✪ Thực hiện:

Cách 1: Thái chanh thành lát mỏng, ướp một chút muối và ngậm khoảng 3-4 phút mỗi khi bị đau họng.

Cách 2: Có thể pha chanh với một chút muối và mật ong trong nước ấm để uống. Cơn đau họng sẽ giảm nếu bạn kiên trì thực hiện đều đặn.

#2. Bà bầu bị đau họng nên uống nghệ và mật ong

Nghệ được biết đến như một vị thuốc diệt nấm và sát khuẩn rất tốt trong hầu hết bài thuốc Đông y. Nghệ còn giúp giải độc cơ thể, chữa loét viêm rất tốt. Ngoài công dụng thường được biết đến là chữa dạ dày, nghệ còn có khả năng trị ho và cực lành tính, phù hợp hầu hết mọi đối tượng.

✪ Cách thực hiện: Cho ½ thìa bột nghệ vào 100ml nước ấm. Pha thêm một chút mật ong và uống khi còn ấm.

Có thể thay nước ấm bằng sữa. Nếu pha sữa, đừng nên pha cùng mật ong để tránh kích ứng.

Nên uống mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm mới ngủ dậy và uống liên tục nhiều ngày. Nghệ và mật ong không chỉ chữa viêm họng mà còn giúp bảo vệ đường ruột, đẹp da và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.

#3. Trà hoa cúc mật ong thư giãn giảm viêm họng cho phụ nữ mang thai

Dùng trà hoa cúc để trị viêm họng cũng là một biện pháp an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu. Hoa cúc với công dụng sát khuẩn và tăng cường lưu thông khí huyết, thanh nhiệt cơ thể sẽ giúp cơn đau họng của mẹ bầu biến mất nhanh chóng.

✪ Chuẩn bị :

✪ Thực hiện: Sắc hoa cúc và cam thảo rửa sạch trong nước sôi khoảng 10 – 15 phút. Chắt lấy nước và pha cùng mật ong, khuấy đều dùng khi còn nóng.

Uống liên tục mỗi ngày 1 tách, triệu chứng bệnh sẽ giảm ngay. Bên cạnh đó, trà hoa cúc sẽ giúp mẹ bầu dễ ngủ và ngủ sâu hơn, tinh thần được thả lỏng thư giãn.

#4. Canh củ cải chữa viêm họng cho bà bầu không cần dùng thuốc

Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình. Củ cải làm long đờm, trừ viêm, tăng khẩu vị, tán hàn. Dùng canh củ cải sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, trả lại đường thở thông thoáng.

✪ Chuẩn bị:

✪ Cách thực hiện:

Bước 1: Cho củ cải hầm trong nước khoảng 10 phút đến khi chín mềm.

Bước 2: Thả tôm đã làm sạch vào nấu cùng. Nêm một ít gia vị và tắt bếp.

Mẹ bầu nên ăn canh mỗi ngày và ăn cả cái lẫn nước hàng ngày.

#5. Điều trị viêm họng cho bà bầu bằng lá tía tô

Lá tía tô thường xuyên được dùng để trị ho, rất lành tính cho mọi độ tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Lá tía tô với đặc tính sát khuẩn sẽ làm sạch ổ khuẩn nhiễm gây đau rát ở thành họng, làm dịu các cơn đau và sát trùng cho thành họng. Lá tía tô ngoài việc chữa viêm họng còn có thể dùng để điều trị viêm amidan, điều trị hốc mủ,…

Cách 1: Dùng lá tía tô giã nát, chắt lấy nước uống 3-4 lần/ngày.

Cách 2: Nấu cháo lá tí tô

✪ Chuẩn bị:

✪ T hực hiện: Cho gạo nếp vào nước nấu nhừ thành cháo. Khi cháo hơi sệt, xắt sợi lá tía tô, thêm tiêu và hành để ăn cùng.

#6. Gừng hỗ trợ giảm viêm họng cho mẹ bầu

Gừng có vị cay tính ấm, trong Đông y còn gọi là Khương, dùng nhiều để tán hàn giữ ấm và tiêu viêm diệt khuẩn cho cơ thể. Dùng gừng không chỉ làm giảm dấu hiệu bệnh viêm họng mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể mẹ.

✪ Cách thực hiện:

Bước 1: Gừng cạo vỏ rửa sạch, hãm trong nước khoảng 15 phút.

Bước 2: Pha 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong.

Bước 3: Sau khi uống hỗn hợp gừng mật ong, mẹ bầu nên uống thêm một ly sữa ấm nữa để giảm ho.

#7. Quất chưng đường phèn điều trị viêm họng khi mang thai

Quất (tắc) là một loại quả thường dùng trong căn bếp Việt. Quất còn có công dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm họng, đặc biệt là viêm họng khi mang thai cho phụ nữ. Quất có vị chua ngọt, tính ấm, dùng để chữa dạ dày, giải độc, thông phế khí, kích thích tiêu hóa, chống nôn,…

Dùng quất chữa viêm họng sẽ làm dịu cơn đau, thanh nhiệt cơ thể và giúp mẹ bầu thèm ăn, tránh cảm giác mệt mỏi uể oải do viêm họng cấp tính.

Cách thực hiện quất chưng đường phèn như sau:

✪ Chuẩn bị:

✪ Thực hiện:

Bước 1: Sau khi rửa sạch bằng nước muối, cắt đôi quả quất thành hai nửa.

Bước 2: Cho quất và đường phèn vào nồi nhỏ, chưng cách thủy khoảng 10 phút cho đến khi đường phèn tan hết.

Bước 3: Dùng nước quất chưng uống và ngậm bã tắc mỗi khi bị viêm họng.

Đều đặn thực hiện sẽ nhanh chóng khiến mẹ bầu cảm thấy khỏe hơn.

#8. Bà bầu viêm họng nên uống gì? – Nước ép cà rốt

Cà rốt giúp bổ sung vitamin A, nâng cao khả năng miễn dịch kháng khuẩn của cơ thể mẹ. Cà rốt còn có công dụng lọc máu, trị ho, hàn vết thương. Mẹ bầu có thể dùng nước ép cà rốt thời gian dài với liều lượng vừa đủ sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

✪ Thực hiện: Cà rốt rửa sạch gọt vỏ ép lấy nước ép. Pha thêm 1-2 thìa mật ong và pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1. Dùng nước cà rốt ép mật ong súc miệng từ 3-5 lần/ngày trong khoảng 5 phút để trị viêm họng.

#9. Mơ rừng – vị thuốc từ thiên nhiên trị viêm họng cho mẹ bầu

Mơ là loại đặc sản nổi tiếng của Mộc Châu, Lào Cai,… Với hương thơm nồng và vị chua ngọt dễ chịu, mơ rừng thường được dùng như nước giải khát. Bên cạnh đó, mơ rừng còn có thể điều trị viêm họng một cách khá hiệu quả.

✪ Chuẩn bị:

✪ Thực hiện

Bước 1: Rửa mơ sạch bằng nước muối, để ráo và xếp mơ vào bình thủy tinh.

Bước 2: Rải đường lên trên, thêm 1 muỗng cà phê muối và đậy kín nắp, xóc đều.

Bước 3: Sau khoảng 1 tuần, mơ lên men và hơi có mùi rượu. Như vậy là dùng được.

Bước 4: Lấy 1 thìa nước mơ pha cùng 100ml nước ấm. Thêm một chút mật ong khi dùng để ngon hơn. Có thể ăn cả trái mơ để dược tính thêm công hiệu.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc vấn đề “Bà bầu bị viêm họng nên ăn gì?”. Dù vậy, các mẹ bầu cũng nên đến khám bác sĩ khi có các dấu hiệu bệnh để có thể chuẩn đoán chính xác tình trạng và có cách điều trị hợp phù hợp. Không nên hoàn toàn ỷ lại vào các mẹo dân gian vì cơ địa của mỗi người là khác nhau.

Bên cạnh đó, nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý và giữ vệ sinh môi trường sống để ngăn ngừa bệnh. Một chế độ sinh hoạt hợp lí lành mạnh sẽ bảo đảm sức khỏe và sự phát triển của cả mẹ và bé.

Tổng hợp: An Tư

Bà Bầu Nên Ăn Rau Gì? Kiêng Ăn Rau Gì Tốt Cho Thai Nhi

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ bầu diễn ra nhiều thay đổi. Điều này dẫn đến không chỉ chế độ nghỉ ngơi mà dinh dưỡng dành cho các bà bầu cũng cần được quan tâm đúng mức. Vậy, bà bầu nên ăn rau gì và không nên ăn những gì? Hãy cùng VinID tìm hiểu ngay trong thông tin dưới đây nhé!

1. Bà bầu nên ăn rau gì cho tốt cho sức khỏe và thai nhi?

Mẹ bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và thai nhi?

1.1. Các loại dưỡng chất tốt cho mẹ bầu có trong các loại rau

Để biết bà bầu nên ăn rau gì cần dựa vào nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này của các mẹ bầu. Cụ thể:

1.1.1. Beta carotene

Beta caroten được biết đến là tiền chất của vitamin A. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong cơ thể giúp ngăn chặn mù lòa, tăng đề kháng cho cơ thể… Đối với phụ nữ mang thai, beta carotene đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Sự có mặt của nhóm chất này một cách đầy đủ sẽ đảm bảo cho nhu cầu phát triển nhanh của bào thai và cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, beta caroten cũng giúp phát triển các tế bào, mô, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi một cách bình thường nhất.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở thời kỳ mang thai, phụ nữ thường rất nhạy cảm với sự thiếu hụt vitamin A. Đặc biệt ở giai đoạn tam cá nguyệt (3 tháng đầu tiên của thai kỳ) do sự phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng nên đòi hỏi thể tích máu cần nhanh chóng tăng lên. Việc bổ sung beta carotene trong giai đoạn mang thai vô cùng cần thiết nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Một điều rất đặc biệt là Beta caroten chỉ xuất hiện trong thực vật. Vì vậy, để cung cấp đủ lượng tiền chất vitamin A này mẹ bầu nên tích cực sử dụng rau, củ, quả. Rau có lá màu xanh đậm: rau diếp, cải xoăn, củ cải, cải xoong hay những loại quả có màu vàng cà rốt, bí ngô, khoai lang, đu đủ, đào là nhóm thực phẩm giàu beta carotene.

1.1.2. Vitamin C

Vitamin C được ví như “tấm lá chắn” chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn không tốt cho cơ thể. Việc bổ sung vitamin C đối với các mẹ bầu càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi giúp bạn có thể tránh mắc phải các bệnh phổ biến: cảm cúm, đau họng, sưng, viêm,…

Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vitamin C còn có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt và canxi, giúp hành thành hệ xương và răng chắc khỏe dành cho bé.

Bà bầu nên ăn rau gì để bổ sung vitamin C kịp thời thì lời giải chính là những loại trái cây có múi: cam, chanh, bưởi. Theo nghiên cứu, cơ thể mẹ bầu cần khoảng 85mg Vitamin C mỗi ngày.

1.1.3. Kali

Kali là khoáng chất đặc biệt quan trọng trong thời gian phụ nữ mang thai, giúp duy trì sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể ở trạng thái tốt nhất. Ngoài ra yếu tố này cũng hỗ trợ sự hình thành và phát triển ống thần kinh ở thai nhi.

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những phụ nữ được cung cấp đầy đủ kali sẽ ít gặp phải các tình trạng chuột rút ở chân khi mang thai hơn những phụ nữ không bổ sung kali đều đặn. Cần khoảng 4.700 mg kali mỗi ngày là vừa đủ với các mẹ bầu. Bạn có thể lựa chọn bổ sung loại khoáng chất này ở các thực phẩm như: khoai lang, cà chua, củ cải đường, măng tây.

1.1.4. Axit Folic

Axit Folic rất quan trọng với sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây chính là chất giúp hoàn thành ống tủy sống của bào thai, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, ở thời kỳ mang thai phụ nữ cần lượng axit folic tăng gấp 4 lần so với trước đó. Phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày. Do đó, mẹ bầu cần chú ý để có thể bổ sung lượng axit folic cần thiết, đầy đủ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng thời điểm tốt nhất để bổ sung nhóm chất này chính là khoảng thời gian 3 tháng trước khi dự định có thai.

Bông cải xanh súp lơ, bắp cải, bí đao, hoa quả, nước ép trái cây, rau xà lách, nấm,… là những thực phẩm giàu axit folic lý tưởng cho câu hỏi bà bầu nên ăn rau gì.

1.1.5. Chất xơ

Không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và giảm bớt đi tình trạng táo bón – hiện tượng vốn rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Chưa dừng lại đó, khi được bổ sung chất xơ đầy đủ, cơ thể mẹ sẽ có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả, và giảm thiểu tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ hay các vấn đề tim mạch.

Mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung chất xơ với các thực phẩm như: lúa mạch nguyên cám, hạnh nhân, chuối, bí đỏ, các loại rau xanh,…

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ lý tưởng cho mẹ bầu.

1.2. Bà bầu ăn rau sống có sao không?

Bà bầu ăn rau sống có sao không là băn khoăn của rất nhiều người khi đứng trước các món rau kèm thịt nướng, salad. Trên thực tế, rau sống là thực phẩm giàu dinh dưỡng với rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đối với nhiều mẹ bầu nghén với mùi dầu mỡ thì việc thưởng thức các món ăn từ rau sống là gợi ý hoàn hảo.

Mặc dù rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu xong rau xanh cũng là loại thực phẩm có thể và bị nhiễm toxoplasma – đây loại ký sinh trùng gây hại cho cả sức khỏe của cả mẹ và bé.

Chính vì vậy, để rau sống phát huy tối đa tác dụng thì bạn nên rửa và ngâm với nước muối thật sạch. Ngoài ra, với thắc mắc bà bầu nên ăn rau gì thì mẹ bầu cũng cần chọn lựa rau, củ theo mùa để bớt chất bảo quản.

2. Bà bầu kiêng ăn rau gì?

Bên cạnh những nhóm dưỡng chất cần thiết cùng những thực phẩm bổ dưỡng thì bà bầu kiêng ăn rau gì cũng là vấn đề cần được quan tâm đúng mực. Một vài những thực phẩm dưới đây nếu sử dụng cho mẹ bầu sẽ rất nguy hại đấy!

Rau sam là loại cây có tính hàn cao. Trong dân gian, rau sam thường được sử dụng làm các món canh thanh nhiệt, giải độc, trừ giun. Tuy nhiên, với những mẹ bầu thì đây lại là thực phẩm nguy hiểm bởi gây kích thích tử cung co bóp mạnh có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao.

Ngải cứu là thực phẩm có hương vị đặc trưng giúp lưu thông máu và giảm đau bụng. Tuy nhiên, rau này không thực sự lý tưởng với các mẹ bầu. Cùng với rau ngót, loại cây này đặc biệt nguy hiểm nếu mẹ bầu ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ăn ngải cứu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung, khiến mẹ bầu có thể sinh non hoặc thậm chí là sẩy thai.

Sau 3 tháng, có thể sử dụng rau ngải cứu cho vào thực đơn. Tuy nhiên nên sử dụng ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều.

Ăn rau răm trong thời gian tam cá nguyệt (3 tháng đầu thai kỳ) có thể dẫn đến thiếu máu trầm trọng. Ngoài ra, ở nhiều sản phụ có thể còn gặp phải tình trạng co bóp tử cung dễ dẫn đến sảy thai.

Mặc dù chùm ngây có nhiều giá trị dinh dưỡng quý, nhưng đối với bà bầu cần lưu ý. Trong cây rau chùm ngây chứa alpha-sitosterol. Đây là loại hormone khiến tử cung co trơn. Từ đó nếu sử dụng một lượng nhỏ rau chùm ngây đôi khi cũng có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao. Vì vậy, nếu bạn tự hỏi bà bầu nên ăn rau gì thì tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây trong thời kỳ mang thai nhé!

Rau chùm ngây nguy hiểm với mẹ bầu

Cuối cùng cải bó xôi cũng nằm trong danh sách các thực phẩm không dành cho bà bầu. Nguyên nhân đến từ thành phần axit oxalic khiến làm giảm khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể. Trong khi cơ thể mẹ bầu vốn rất cần bổ sung sắt để tăng cường lưu thông máu.

Chính vì vậy, cải bó xôi không thực sự lý tưởng trong thời gian mang thai.

Có thể thấy, với những thông tin đầy đủ trên đã giúp bạn hiểu thêm bà bầu nên ăn rau gì. Dinh dưỡng của các mẹ bầu khi mang thai là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, mẹ nên tìm hiểu hoặc tham khảo những tư vấn, lời khuyên chính xác từ bác sĩ.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã triển khai cung cấp gói thai sản trọn gói bao gồm các theo dõi, tư vấn và thăm khám cho bà bầu. Đây là dịch vụ chăm sóc sức khỏe cực kỳ chuyên nghiệp và chu đáo. Khách hàng khi có nhu cầu có thể thực hiện các thanh toán đơn giản với ví điện tử VinID Pay trên app VinID.

TẢI NGAY APP VINID

Để trở thành một mẹ bầu thông thái, hãy lựa chọn và trải nghiệm ngay những tiện ích này để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn bạn nhé!

Xem thêm bài viết liên quan: Chia sẻ kinh nghiệm khám thai 12 tuần có gì, nên chuẩn bị gì Khám thai trọn gói ở đâu tốt: Chất lượng dịch vụ, chi phí