Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Dễ Tiêu Hoá / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Để Hệ Tiêu Hoá Mau Ổn Định?

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì khiến cho nhiều chị em đau đầu vì chế độ dinh dưỡng khi có em bé đã khác, nay còn phải thận trọng hơn. Những loại thực phẩm thức uống nào nên tiêu thụ? Loại nào nên nói không?

Tình trạng bà bầu bị tiêu chảy là vì đâu?

Nếu bạn đi vệ sinh với phân lỏng quá ba hay nhiều lần trong ngày, khả năng cao bạn đang bị tiêu chảy. Tiêu chảy khi mang thai khá phổ biến và có thể tự khỏi khi bù nước và điện giải. Những nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy do thai kỳ:

Những thay đổi trong nội tiết tố và cơ thể làm ảnh hưởng đến dạ dày và đường tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn và nôn, táo bón hoặc tiêu chảy

Sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến sự thay đổi nhu động ruột vì cơ thể chưa thể điều chỉnh và thích nghi kịp thời

Uống vitamin tổng hợp trước khi sinh. Một số dễ gây táo bón và một số có thể dẫn đến phân lỏng hơn. Hãy thông báo với bác sĩ và yêu cầu một nhãn hiệu khác

Xâm nhập của vi rút và vi khuẩn

Cúm dạ dày

Ký sinh trùng đường ruột

Ngộ độc thực phẩm

Thuốc đang dùng

Một số điều kiện khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac và viêm loét đại tràng

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì?

Thức ăn lỏng

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn thức ăn lỏng, nhạt và ít nêm nếm gia vị vì nhiều gia vị phức tạp có thể gây kích thích ruột. Những thực phẩm được khuyên dùng khi tiêu chảy bao gồm:

Ngũ cốc như bột yến mạch, lúa mì hoặc cháo gạo

Chuối

Cháo trắng

Bánh mì hoặc bánh mì nướng

Khoai tây luộc

Bánh quy giòn

Những thực phẩm này có thể đặc biệt hữu ích vào ngày đầu tiên đối phó với tiêu chảy. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày có thể giúp hệ tiêu hóa không làm việc quá sức.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn thực phẩm có probiotics

Thực phẩm chứa probiotic, chẳng hạn như sữa chua có thể hữu ích. Probiotics hỗ trợ tiêu hóa bằng cách cải thiện sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong ruột. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa cho một số thai phụ. Vì vậy, chị em có thể tham khảo các nguồn nguyên liệu không phải từ sữa, chẳng hạn như miso hoặc bắp cải.

Bà bầu bị tiêu chảy nên uống gì?

Bà bầu bị tiêu chảy nên uống nhiều nước trong ngày và nên uống thêm một cốc nước sau mỗi lần đi tiêu lỏng. Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, cũng như nước, cơ thể cũng mất chất khoáng và chất điện giải do tiêu chảy. Ngoài nước lọc thông thường, bà bầu bị tiêu chảy nên cố gắng uống các loại nước có chứa khoáng chất và chất điện giải để bổ sung những chất đã mất. Các nguồn chất điện giải và khoáng chất bao gồm:

Nước súp

Đồ uống thể thao

Nước dừa

Các loại nước giải khát chứa điện giải

Nhiều loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hệ tiêu hóa và khiến bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn, có thể kể đến như:

Thức ăn cay

Đồ chiên với nhiều dầu mỡ

Thực phẩm có đường và chất làm ngọt nhân tạo

Sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm cả đồ uống protein làm từ sữa)

Thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là những thực phẩm có phụ gia

Thịt lợn và thịt bê

Cá mòi

Rau sống

Hành

Ngô (bắp)

Tất cả các loại trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây khác, như dứa, anh đào, quả sung, nho,….

Rượu và các đồ uống có cồn khác

Cà phê, soda và đồ uống có ga khác

Các loại thức uống có chất làm ngọt nhân tạo

Khi nào tình trạng tiêu chảy cần sự can thiệp của bác sĩ?

Mặc dù tiêu chảy thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng hãy thông báo cho bác sĩ nếu:

Tình trạng tiêu chảy đang trở nên tệ thay vì đỡ hơn

Đã kéo dài hơn một hoặc hai ngày

Khi đi vệ sinh có thấy máu

Kèm theo sốt và nôn mửa

Có bất kỳ dấu hiệu mất nước

Bị đau bụng dưới

Triệu chứng bị co thắt

Tiêu chảy tuy là tình rạng khá bình thường và phổ biến trong thai kỳ, nhưng mẹ bầu đừng vì thế mà không để tâm. Trong thai kỳ, cẩn thận hơn một chút vẫn hơn. Hãy quan tâm đến chế độ ăn, uống đủ nước và nghĩ ngơi thì tình trạng này sẽ sớm qua khỏi.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Dễ Sinh?

(ĐSPL) – Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn trong giai đoạn chuyển dạ hay giai đoạn cuối thai kỳ. Dưới đây là những thực phẩm không chỉ tốt cho sức khỏe bà bầu mà còn giúp bà bầu dễ sinh nở hơn khi lâm bồn.

Chè vừng đen nấu với bột sắn dây

Vừng đen là loại thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong thực phẩm này có chứa một loại tinh dầu có khả năng hỗ trợ quá trình sinh thường của mẹ bầu rất hiệu quả. Ngoài ra, trong vừng đen còn có chứa protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ bầu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

Vì thế, ngay từ tuần thứ 33, 34 các mẹ bầu nên nấu chè vừng đen với bột sắn dây, và đường phèn để ăn mỗi ngày 1 lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp mẹ bầu sinh thường nhanh.

Không những thế, chè vừng đen nấu kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa nhiều bệnh, tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt nữa đấy nhé.

Rau khoai lang vốn đã được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để ăn trong suốt thời gian mang thai bởi loại thực phẩm này có vị ngọt, tính mát, rất tốt cho phụ nữ mang thai đồng thời lại rất linh động trong cách chế biến, bạn có thể nấu canh, luộc, xào tùy theo sở thích.

Vì thế, trong thời kỳ bầu bí, bạn nên thường xuyên ăn rau lang, khoảng 3-4 bữa/1 tuần để thanh nhiệt cơ thể, hạn chế táo bón và nhuận trường hiệu quả;

Bạn có thể ăn rau lang nhiều hơn khi đến gần thời gian dự sinh, và tốt nhất là ăn rau lang luộc hoặc nấu canh để việc sinh để theo phương pháp thường được diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

Tía tô được biết tới là thực phẩm có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng rộng rãi như một bài thuốc có tác dụng an thai và tiêu trừ những cơn ốm ngén của mẹ bầu hiệu quả. Ngoài ra, tía tô còn biết đến với công dụng giúp mẹ bầu thuận lợi trong quá trình sinh đẻ.

Đến gần ngày dự sinh, để cơn đau đẻ nhanh chóng trôi qua và việc sinh đẻ được diễn ra dễ dàng, bạn nên vò nát một nắm lớn lá tía tô tươi sắc với 2 lít nước lấy lại 1 lít và cho mẹ bầu uống liên tục nhé. Bạn nên uống ngay khi còn ấm để phát huy hiệu quả một cách tối ưu, đảm bảo ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ mà uống nước lá tía tô bạn sẽ nhanh chóng “mở cửa mình” để sinh em bé trong thời gian rất ngắn (từ 1-2 tiếng) và quá trình sinh cũng rất suôn sẻ.

Trong dứa có chứa enzyme bromelain sẽ giúp làm mềm cổ tử cung để chị em đẻ dễ hơn. Vì thế, bạn muốn sinh thường dễ thì nên ăn nhiều dứa ở tháng cuối thai kỳ.

Tuy nhiên, các bà bầu chỉ nên ăn nhiều dứa ở những tuần cuối thai kỳ (từ tuần 38 trở đi), không ăn dứa trong thời gian đầu mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, nếu bà bầu ăn dứa sẽ rất nguy hiểm vì nó làm tử cung co bóp mạnh dễ gây ra tình trạng sảy thai.

Uống trà cam thảo thường xuyên ở những tuần cuối thai kỳ có thể hỗ trợ việc gây ra những cơn co thắt giúp quá trình lâm bồn được dễ dàng hơn đấy. Cơn co thắt đến sớm, đến nhanh thúc đẩy quá trình chuyển dạ, dễ sinh con.

Lưu ý, những thực phẩm trên bạn chỉ được sử dụng ở những tuần cuối của thai kỳ, nếu không nó sẽ gây ra những tác dụng ngược. Thêm vào đó, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé, trừ trường hợp nhà bạn trồng được thì quá tốt, nếu không bạn chỉ nên sử dụng những thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng để phòng tránh nguy cơ thực phẩm có thuốc trừ sâu và chất bảo quản thì không tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.

PHƯƠNG NHI (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]Cz5YKQ3aCz[/mecloud]

Bà Bầu Nên Tránh Ăn Gì Để Không Bị Tiêu Chảy

Tiêu chảy thường khiến cơ thể mẹ bầu bị mệt mỏi, mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thai kỳ.

Trong thời gian mang bầu chị em cần phải chú ý thận trọng với chế độ dinh dưỡng. Không những cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà bà bầu nên tránh một số thực phẩm sau đây để hạn chế bị ” tào tháo đuổi”.

Mẹ bầu không nên ăn Pate

Theo số liệu thống kê cho thấy pate là món ăn chứa nhiều khuẩn Listeria, tác nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, pate được làm nhiều từ gan, thường không phải thực phẩm lành tính đối với chị em bầu bí. Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều loại pate không rõ nguồn gốc, được làm từ nguyên liệu bẩn rất nguy hiểm. Chính vì vậy, chị em nên tránh món ăn này để không bị tiêu chảy.

Ăn lẩu cũng là thủ phạm gây tiêu chảy cho bà bầu

Những món ăn lẩu thường dễ có xu hướng bị chưa chín hẳn hoặc dễ bị ảnh hưởng của đồ sống. Những thức ăn chưa kỹ thường là mầm mống của ký sinh trùng như sán, vi khuẩn có hại. Bởi vậy, việc ăn lẩu nếu ăn đồ chưa chín kĩ dễ khiến chị em bị thào tháo đuổi.

Một số món gỏi hay thịt sống còn chứa vi khuẩn nguy hiểm mang tên Listeria, Ecoli chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy phổ biến. Chính vì vậy, bà bầu nên tuyệt đối tránh ăn các loại thực phẩm này.

Đồ ăn vặt ngoài vỉa hè

Ở Việt Nam, có rất nhiều món ăn vỉa hè hấp dẫn như trứng vịt lộn, bánh khoai, bánh gối, chè … Tuy nhiên, một số món ăn này thường được chế biến không hợp vệ sinh hoặc sử dụng nguồn nguyên liệu không đảm bảo. Để tránh nguy cơ bị tào tháo đuổi, bà bầu cần hạn chế ăn các đồ ăn vỉa hè. Cách tốt nhất bạn nên ra chợ mua và về nhà tự chế biến để đảm bảo sức khoẻ.

Món ăn có quá nhiều gia vị

Những đồ ăn chứa quá nhiều các gia vị như tỏi, ớt, … thường là nguyên nhân gây quả tải cho dạ dày của mẹ bầu khiến chị em rơi vào tình trạng đầy bụng, đầy hơi, thậm chí tiêu chảy.

Đồ chứa chất ngọt nhân tạo

Việc nhai nhiều kẹo cao su cũng có thể gây nguy cơ tiêu chảy hoặc chuột rút bởi loại kẹo này chứa chất sorbitol . Nếu phụ nữ mang bầu ăn quá 50 g sorbitol mỗi ngày có thể dẫn tới rối loạn tiêu hoá.

Thậm chí, ngay cả các thực phẩm ngọt chứa nhiều fructose như nước ngọt, bánh kẹo, nước ép trái cây hay bánh ngọt đều có thể gây ra rắc rối với hệ tiêu hoá và các triệu chứng tiêu chảy dễ dàng.

Từ khóa được tìm kiếm:

bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn

ba bau an gi bi tieu chay

bà bầu ăn trứng vịt lộn có bị vỡ ối trước sinh

ba bau nên ăn gi để tránh cho trẻ sơ sinh bi tiêu chay

bi tieu chay khong nen an gi

lam sao de ba bau tranh bi tieu chay

nen an gi de tranh tieu chay

nguyên nhân me bầu bi tiêu chảy

tào tháo với bà bầu

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Để Ổn Định Chức Năng Hệ Tiêu Hóa?

Mỗi lần rơi vào trường hợp đau bụng đi ngoài, câu hỏi bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì thật sự rất quan trọng với các mẹ đang trong giai đoạn thai kỳ.

Thực phẩm giàu tinh bột ít chất xơ: Những món ăn giàu tinh bột ít chất xơ như cơm trắng, bánh mì trắng, khoai tây, cà rốt giúp mẹ được chắc bụng, kiểm soát tình trạng đi ngoài, hỗ trợ làm khuôn phân đặc hơn trước khi đào thải ra ngoài.

Thịt nạc gà/nạc heo: Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ hải sản, thịt đỏ, các loại thịt mỡ, da động vật. Thay vào đó, phụ nữ mang thai có thể tăng cường nạc gà/nạc heo. Thịt nạc sẽ lành tính hơn cho hệ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo lượng đạm cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm ninh nhừ, chứa lượng nước nhất định: Tiêu chảy làm cơ thể bị mất một lượng nước nghiêm trọng nên các mẹ cần ăn món nào chứa nhiều nước để bù lại nước và cân bằng điện giải. Một số thức ăn điển hình là cháo, canh, súp, thực phẩm ninh nhừ, hấp, luộc v.v.

Trái cây chứa nhiều chất khoáng, vitamin: Một số loại hoa quả như chuối và táo chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali sẽ rất tốt cho những ai đang bị tiêu chảy. Mẹ bầu nên ăn từ 2 – 3 loại quả như vậy mỗi ngày để ổn định và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

Sữa chua: Tuy sữa chua được làm từ sữa bò nhưng chúng có men vi sinh hỗ trợ rất tốt cho đường ruột. Phụ nữ mang thai có thể ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua một ngày.

Nước ấm: Nước lọc ấm sẽ là bài thuốc lành tính nhất mà mẹ bầu cần uống đầu tiên sau khi bị tiêu chảy. Đồng thời, chúng ta có thể hòa một ít muối và gừng vào nước để tăng hiệu quả cầm tiêu chảy và cân bằng lượng điện giải đã mất.

Ngoài ra, mẹ bầu khi bị tiêu chảy nên hạn chế ăn uống ngoài đường và phải rất cẩn trọng trong việc chế biến thức ăn tại nhà, ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Tránh ăn thực phẩm tái sống như rau sống, bò tái, trứng lòng đào, thực phẩm tanh như hải sản, mắm tôm, thực phẩm lên men như nem chua, rau dưa muối và cuối cùng là thức ăn để tủ lạnh qua ngoài.