Bà Bầu Nên Ăn Phô Mai Gì / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Có Nên Ăn Phô Mai

Là một trong những chế phẩm từ sữa, phô mai cung cấp lượng Canxi dồi dào cùng các dưỡng chất thiết yếu, cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thế nhưng không phải loại phô mai nào cũng an toàn cho mẹ bầu. Một số loại phô mai có chứa vi khuẩn Listeria có hại cho thai nhi. Vi khuẩn Listeria là gì?

Tên đầy đủ là Listeria monocytogenes, là vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Đặc biệt ở phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người già và những người suy giảm miễn dịch tuy tỷ lệ mắc bệnh không cao (khoảng 0,7 ca/100.000 người) nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao, lên tới 20 – 30%.

Vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra bệnh có tên là Listeriosis, một bệnh truyền nhiễm lây theo đường ăn uống. Listeriosis tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Thời gian đầu mắc bệnh Listeriosis, sẽ xuất hiện một vài triệu chứng rất giống với bệnh cúm, hoàn toàn khó phân biệt và phát hiện. Về lâu dài, có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Bà bầu có được ăn phô mai không?

Phô mai là nguồn cung cấp Canxi, Protein, Vitamin B12 cùng các khoáng chất thiết yếu cho mẹ và bé, giúp xương chắc khỏe, tốt cho răng và phòng các bệnh về tim mạch.

Mẹ bầu nên sử dụng phô mai trong khẩu phần ăn hằng ngày, nhằm bổ sung dưỡng chất tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên vi khuẩn Listeria thích môi trường ẩm ướt, vì thế mẹ nên chọn các loại phô mai cứng hoặc được làm từ sữa thanh trùng.

Phô mai cứng hoặc hun khói như: Caerphilly, Cheddar, Cheshire, Derby, Double gloucester, Edam… màu vàng hoặc trắng có vị dễ chịu, không quá nồng cũng không quá nhạt.

Phô mai mềm đã qua chế biến hay được làm từ sữa thanh trùng như: Kem phô mai, phô mai dê, Mascarpone, Mozzarella, Quark, Ricotta… màu trắng hoặc vàng nhạt mang hương thơm dịu từ sữa, dễ dàng sử dụng trong các món ăn.

Đây là hai nhóm phô mai an toàn khi sử dụng cho mẹ bầu cũng như tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Các loại phô mai bà bầu không nên ăn

Phô mai mềm chế biến từ sữa tiệt trùng hoặc các loại sữa thông thường không qua tiệt trùng như: phô mai cừu, Brie xanh, Cambozola, Camembert… Tuy có hương thơm và vị béo ngon đậm đà nhưng chúng dễ có sự xuất hiện của vi khuẩn Listeria gây hại cho mẹ và bé.

Phô mai có gân xanh lá hoặc xanh da trời với hương vị đặc trưng như: Wensleydale, Shropshire, Danish, Dolcelatte, Gorgonzola… Là nhóm phô mai được rất nhiều người yêu thích đặc biệt với ẩm thực Âu Mỹ. Tuy nhiên khi chế biến chúng được thêm vào các vi khuẩn, có độ ẩm cao, đây là môi trường thích hợp cho vi khuẩn Listeria phát triển. ​

Lưu ý khi dùng phô mai

Phô mai chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, một phần phô mai nhỏ khoảng 5,2g đã chứa 0,62g đạm; 1,2g chất béo và 0,21g bột đường cùng các Vitamin, khoáng chất khác. Do đó mẹ cần cân bằng dưỡng chất giữa chúng và các loại thực phẩm khác.

Tốt nhất mẹ nên sử dụng tối đa 30g phô mai/ngày.

Nên sử dụng phô mai vào bữa sáng hoặc trưa, tránh dùng vào chiều tối, dễ gây tình trạng khó tiêu, mất ngủ.

Không nên kết hợp phô mai với những thực phẩm nhiều đạm như trứng, cua, ghẹ, thịt bò, cừu…

Phô mai nên được sử dụng như một bữa phụ, hoặc chia nhỏ khẩu phần phô mai trong ngày để kết hợp cùng các thực phẩm khác. Giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng.

Phô mai cung cấp dưỡng chất rất tốt cho mẹ và bé, tuy nhiên mẹ phải cân nhắc khi chọn mua phô mai. Tránh trường hợp sử dụng nhầm loại phô mai gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bà Bầu Ăn Phô Mai Liệu Có An Toàn?

Phô mai mềm, cò màu vàng mọng như Brie, Camembert và Chevre (một loại phô mai dê) không an toàn cho bà bầu. Phô mai mềm mại có gân xanh như Danish hay Roquefort cũng không phải là lựa chọn đảm bảo tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé. Mặc dù nguy cơ nhiễm khuẩn listeria rất thấp khi mẹ bầu ăn các loại phô mai xanh gân, nhưng trừ khi được nấu chín hoàn toàn, mẹ vẫn nên nói không.

Vi khuẩn Listeria monocytogenes là vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Tuy tỷ lệ mắc bệnh không cao (khoảng 0,7 ca/100.000 người) nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao, có thể tới 20 – 30%, đặc biệt ở phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người già và những người suy giảm miễn dịch. Bệnh do vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra được gọi tên là Listeriosis, một bệnh truyền nhiễm lây theo đường ăn uống.

Thông thường, bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm cho sự an toàn tính mạng của thai nhi. Vài tuần sau tiếp xúc với khuẩn listeria, bệnh sẽ gây ra một vài triệu chứng giống như bệnh cúm, hoàn toàn khó phân biệt và phát hiện. Cuối cùng, nó sẽ nhanh chóng dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Phô mai cứng, phô mai hun khói hoặc các loại như Caerphilly, Cheddar, Cheshire, Derby, Double gloucester, Edam, Emmental, English dê cheddar, Feta, Gouda, Gruyere, Halloumi, Havarti, Jarlsberg, Lancashire, Manchego, Orkney, Paneer, Parmesan, Pecorino dạng cứng, phô mai Provolone và leicester đỏ.

Các loại phô mai mềm đã qua chế biến, được làm từ sữa thanh trùng như Roulade, kem phô mai, Feta, phô mai dê, Mascarpone, Mozzarella, Quark và Ricotta. Đây là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho hệ xương của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Phô mai mềm dù đã qua tiệt trùng hay chưa tiệt trùng như Brie, Brie xanh, Cambozola, Camembert, Chaumes, Chevre, Pont l’Eveque, Taleggio và Vacherin fribourgeois.

Phô mai xanh gân như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydale màu xanh, Shropshire, Danish xanh, Dolcelatte, Gorgonzola, Roncal, Roquefort và Tomme.

Bầu Ăn Phô Mai Được Không? Ăn Phô Mai Mềm Trong Thai Kỳ Có An Toàn Không?

Bầu ăn phô mai được không? Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có an toàn không?

Hầu như tất cả các loại phô mai được bán ở Hoa Kỳ – bao gồm cả phô mai mềm – đều làm bằng sữa tiệt trùng và do đó được coi là an toàn.

Nhưng một số loại phô mai làm từ sữa tươi (chưa tiệt trùng) có thể xuất hiện trên các kệ hàng và tại các chợ, vì vậy tốt nhất mẹ nên kiểm tra nhãn mác trước khi sử dụng. Không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì làm từ sữa tươi trong thai kỳ.

Phô mai chưa qua tiệt trùng rất nguy hiểm đối với thai nhi

Sữa tươi và thực phẩm làm từ sữa có thể mang các sinh vật gây bệnh, bao gồm một loại vi khuẩn có tên là Listeria monocytogenes. (Còn đối với các sản phẩm sữa làm từ sữa tiệt trùng thường có nguy cơ nhiễm bẩn rất thấp.)

Listeriosis, là loại bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn này, là tương đối hiếm. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng nó ảnh hưởng đến 1.600 người ở Hoa Kỳ mỗi năm.

Nhưng phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt dễ mắc bệnh, nó có thể ảnh hưởng xấu và thậm chí gây tử vong cho thai nhi.

CDC, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến nghị phụ nữ mang thai không nên ăn thực phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng.

Các loại phô mai mềm hầu như được làm từ sữa tươi bao gồm feta, Brie, Camembert, phô mai xanh như Roquefort và Gorgonzola, và các loại phô mai kiểu Mexico như queso blanco, queso fresco và panela.

Để an toàn, tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai mềm kiểu Mexico ngay cả khi chúng được làm từ sữa tiệt trùng. Đã có một số báo cáo về sự nhiễm khuẩn của các sản phẩm này trong quá trình sản xuất.

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu

Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:

Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo 

Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One

Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti 

Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)

Bà Bầu Có Nên Ăn Phô Mai Hay Không?

Trong thời kỳ mang thai, việc bổ sung chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Bà bầu luôn cố gắng ăn nhiều để có chất và có sức khỏe cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, không phải món nào bạn cũng ăn được, chẳng hạn như phô mai. Phô mai bình thường rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt nó cung cấp canxi và dưỡng chất cho các em nhỏ, người già. Thế nhưng, loại thức ăn này không hẳn có lợi cho phụ nữ mang thai. Do đó, câu hỏi bà bầu có nên ăn phô mai hay không được nhiều phụ nữ thắc mắc.

Phô mai chứa hàm lượng nhiều những chất đạm, chất béo, đường, muối khoáng và vitamin. Một miếng phô mai 30 gram nhưng có chứa 7g chất đạm và 200mg canxi, cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Do đó, những trẻ em đang bị suy dinh dưỡng, còi xương thường được cho ăn phô mai để tăng cân và cao nhanh chóng.

Bà bầu có nên ăn phô mai hay không?

Câu trả lời ở đây là tùy vào loại phô mai mà bà bầu dùng. Một vài loại phô mai có thể chứa những vi khuẩn, gây hại đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. Đặc biệt, những loại phô mai tươi càng có nguy cơ gây hại nhiều hơn, vì trong đó có chứa vi khuẩn Listeria.

Vi khuẩn Listeria là gì?

Vi khuẩn Listeria monocytogenes là vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm cho sự an toàn tính mạng của thai nhi. Vài tuần sau tiếp xúc với khuẩn listeria, bệnh sẽ gây ra một vài triệu chứng giống như bệnh cúm, hoàn toàn khó phân biệt và phát hiện. Cuối cùng, nó sẽ nhanh chóng dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Chính vì vậy, bạn chú ý không nên ăn những loại phô mai mềm, là nơi vi khuẩn này thích trú ngụ.

Những loại phô mai có hại đến thai nhi

Phô mai xanh gân như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydale màu xanh, Shropshire, Danish xanh, Dolcelatte, Gorgonzola, Roncal, Roquefort và Tomme.

Phô mai mềm dù đã qua tiệt trùng hay chưa tiệt trùng như Brie, Brie xanh, Cambozola, Camembert, Chaumes, Chevre, Pont l’Eveque, Taleggio và Vacherin fribourgeois.

Phô mai mềm chưa tiệt trùng như Chabichou dê và phô mai cừu, Pyramide và Torta del cesar.

Những loại phô mai an toàn cho thai nhi

Các loại phô mai mềm đã qua chế biến, được làm từ sữa thanh trùng như Roulade, kem phô mai, Feta, phô mai dê, Mascarpone, Mozzarella, Quark và Ricotta.

Phô mai cứng, phô mái hun khói hoặc các loại như Lancashire, Manchego, Orkney, Paneer, Caerphilly, Cheddar, Cheshire, Gruyere, Halloumi, Havarti, Derby, Double gloucester, Edam, Emmental, English dê cheddar, Feta, Gouda, Jarlsberg, Parmesan, Pecorino dạng cứng, phô mai Provolone và leicester đỏ.

Bà Bầu Ăn Phô Mai Được Không?

Bà bầu ăn phô mai được không là thắc mắc của nhiều người. Có ý kiến cho rằng, phô mai có chứa vi khuẩn sẽ gây hại cho bà bầu.

“Mình mới mang thai tháng thứ 2. Trong 2 tháng mang thai, mình thường xuyên ăn phô mai bởi nghe nói, loại thực phẩm này có nhiều dinh dưỡng. Nhưng mấy hôm trước, nghe mọi người nhắc phô mai có chất độc gì đó không tốt cho thai nhi khiến mình vô cùng hoang mang. Chỉ sợ vì sự vô ý của mình mà khiến con bị ảnh hưởng”.

(Mai Hân – Yên Nghĩa)

Phô mai là gì?

Phô mai là nguồn cung cấp chất đạm, canxi, phốt pho cao, rất bổ dưỡng và tốt cho xương và răng. Một miếng phô mai vừa ăn 30 gram có khoảng 7g chất đạm và 200mg canxi.

Với một cơ thể khỏe mạnh hay là một cơ thể đang trong giai đoạn phát triển như trẻ em hay thanh thiếu niên, ăn nhiều phô mai sẽ làm cơ thể tăng cân nhanh chóng.

Bà bầu ăn phô mai được không?

Bà bầu ăn phô mai được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phô mai rất tốt cho trẻ em, thanh thiếu niên nhưng lại không tốt cho bà bầu. Bởi chất đạm trong phô mai là đạm casein, khó tiêu hóa; chất béo trong phô mai chủ yếu là chất béo bão hòa, khó tiêu hóa và làm tăng nguy cơ bé phì và xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng tích lũy mỡ ở mẹ bầu.

Hơn nữa, ăn nhiều phô mai đối với thai phụ sẽ tăng cân vượt quá mức bình thường có thể gây béo phì cho mẹ bầu. Do đó, các mẹ rất khó lấy lại vóc dáng ban đầu sau khi sinh.

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn phô mai trong giai đoạn mang thai nếu không có được một nguồn cung cấp đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, vì cơ thể của thai phụ là môi trường ưa thích của Listeria monocytogenes-một loại vi khuẩn có thể gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non.

Thai phụ nên tránh ăn sống các loại phô mai mềm chưa qua tiệt trùng vì đây là nguồn lây nhiễm Listeria trong thai kỳ. Đó là lý do mà bạn cần kiểm tra chi tiết các thành phần trên thực phẩm để tìm ra chữ “tiệt trùng” hoặc chọn loại phô mai nào đã được chế biến kỹ hoặc được xử lý bằng phương pháp y tế Pasteur trước khi ăn.

Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong.

Thai phụ nên tránh ăn sống các loại phô mai mềm chưa qua tiệt trùng vì đây là nguồn lây nhiễm Listeria trong thai kỳ

Các loại phô mai: các loại phô mai như brie, camembert, feta, phô mai xanhm phô mai tươi,….thường được làm từ sữa tươi chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria. Vì thế ciệc sử dụng các loại phô mai này trong thai kì có thể gây nguy nguy hiểm cho thai nhi, tuy nhiên có thể sử dụng các loại phô mai có ghi trên nhãn là đã tiệt trùng hoan toàn để tránh nguy cơ.

Bà bầu có thể ăn gì thay thế?

Thay vào việc ăn phô mai, thai phụ có thể dùng các loại thực phẩm khác thay thế như sữa, đậu nành, các loại ngũ cốc,… Không chỉ vì vấn đề lấy lại vóc dáng sau sinh, nguy cơ béo phì mà còn các vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé khác, các bà bầu cần có một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh kết hợp với giờ giấc nghỉ ngơi để tinh thần luôn được thoải mái.

Các mẹ có thể kết hợp với một vài vận động nhẹ nhàng của cơ thể như đi dạo bộ, tưới hoa hay đi bơi để có thể trau dồi độ dẻo dai cho cơ thể, dễ dàng sinh nở hơn.

An Nguyên