Bà Bầu Nên Kiêng Kỵ Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Kiêng Kỵ Ngày Tết Những Gì?

Đối với các bà bầu, đặc biệt là những bầu lần đầu về quê chồng ăn Tết thì việc kiêng cữ trong ngày Tết là một trong những lý do khiến các mẹ dè dặt, ngại ngùng và lo lắng. Vậy bầu phải kiêng những gì nhỉ? Lưu ý về dinh dưỡng cho “bầu” ngày Tết

Không tắm ngày tất niên

Đây là phong tục lâu đời của người Việt và thường diễn ra mỗi năm một lần vào chiều tối ngày cuối cùng của năm cũ. Vì thế, mẹ bầu cũng nên tránh tắm tất niên, thay vào đó có thể tắm vào buổi tối hoặc lau sơ người để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con,vì phong tục từng vùng miền người ta quan niệm rằng bầu tắm vào ngày tất niên sẽ làm ảnh hưởng đến một năm mới của gia đình.

Quét nhà

Mẹ bầu nghĩ rằng Tết đến thì nhà cửa phải sạch sẽ nên cứ cầm chổi quét. Nhưng một số người nghĩ quét nhà ngày đầu năm chẳng khác nào “thổi” tài lộc ra khỏi nhà. Một số vùng quê thì không cấm bà bầu quét nhà nhưng phải quét theo kiểu “Mùng 1 quét ra, mùng 3 quét vào”. Do đó, bầu cần dò ý người nhà để không làm phật lòng họ.

Kiêng mặc quần áo trắng, đen

Theo dân gian quan niệm rằng, tết là phải tươi trẻ và sặc sỡ cho nên màu trắng, đen là hai màu đem lại sự xui xẻo và thất bại cho một năm mới. Trắng và đen là màu biểu tượng cho màu đám tang và đen đủi, nhưng màu đen là các mẹ bầu rất ưa chọn vì gọn gàng và dễ mặc. Cho nên, bầu cần phải tìm hiểu nơi mình ở có cấm kị hay không để tránh và tìm những trang phục có màu hồng, vàng, tím , …để rực rỡ và tươi trẻ hơn.

BÉ BỊ TAY CHÂN MIỆNG CẦN KIÊNG ĂN GÌ? NHỮNG KIÊNG KỴ BÀ BẦU CẦN LƯU Ý KHI SẮP SINH

Nguồn bài viết: Mẹ và Con

Bà Bầu Nên Kiêng Kỵ Gì Trong Tháng Cô Hồn Để Khỏe Mẹ Khỏe Con

Tháng 7 Âm lịch hay còn gọi là “tháng cô hồn” (hoặc “mở cửa mà”). Theo quan niệm dân gian, đây là tháng của ma quỷ. Nhất là ngày Rằm tháng 7 (tức ngày 15/7 âm lịch) – ngày “xá tội vong nhân” Diêm Viêm sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở lại dương thế trong 1 ngày. Đó cũng là thời gian “âm khí xung thiên” mạnh nhất trong tháng 7.

Bà bầu không nên phơi quần áo ngoài trời vào ban đêm

Nếu đang bước gần vào giai đoạn cuối thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 3) sẽ là thời điểm bà bầu sắm đồ, giặt đồ chuẩn bị đón chào con yêu. Tuy nhiên vào tháng 7 âm lịch, bà bầu tuyệt đối không được phơi quần áo ngoài trời vào ban đêm. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu phơi quần áo vào ban đêm trong tháng cô hồn thì những vong hồn cô đơn sẽ mượn tạm quần áo mặc và để lại “quỷ khí”.

Lại thêm việc phơi quần áo vào ban đêm dễ phát sinh nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh cho bà bầu như: dị ứng, suy hô hấp, nấm ngứa… Đặc biệt quần áo phơi vào ban đêm ngoài trời vừa có mùi hôi lại rất lâu khô.

Mẹ bầu không nên sắm đồ sơ sinh vào tháng 7 âm lịch

Vào tháng 7 cô hồn, mẹ bầu cũng không nên sắm đồ sơ sinh cho bé. Bởi vì tháng này, đa phần mọi người sẽ dành thời gian cho việc mua sắm đồ vàng mã. Lại thêm thời tiết tháng 7 khá ẩm ướt, mưa nhiều, nếu có giặt đồ sơ sinh cho bé cũng không điều kiện phơi đồ cho bé.

Không gội đầu, chải tóc vào ban đêm

Theo quan niệm dân gian, nếu gội đầu hoặc chải tóc vào ban đêm dễ bị các vong hồn theo phá quấy. Theo góc độ khoa học, đây cũng là điều tuyệt tối kiêng kị với các bà bầu vì rất dễ bị cảm lạnh, đau đầu.

Bà bầu hạn chế đi đêm về hôm

Trong Tâm linh, ban đêm là thời điểm âm khí lên cao. Bà bầu kiêng kỵ những gì trong tháng cô hồn? Vì thế, việc hạn chế đi đêm về hôm cũng là một trong những điều . Riêng theo góc độ khoa học, ban đêm cũng là lúc trời lạnh, nhiều sương. Nếu bà bầu ra đường vào buổi tối sẽ rất dễ bị cảm lạnh hay đau đầu.

Không bơi lội ao hồ, sông suối

Thêm một lưu ý vào tháng cô hồn nữa bà bầu cần đặc biệt lưu ý là không lội ở ao hồ, sông suối. Bởi cơ thể của bà bầu vốn đã yếu lại thêm vùng bị ô nhiễm, lạnh lẽo rất dễ bị choáng, chuột rút, cảm lạnh. Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể kết hợp tập yoga cho bà bầu, massage bầu thư giãn hay tìm hiểu các gói dịch vụ chăm sóc bầu tại Spa để giải tỏa stress, căng thẳng đều được.

Không tắm nước lạnh, tắm tại những nơi không kín gió

Bà bầu cần lưu ý kiêng kị thêm điều này trong tháng 7 cô hồn. Do sức đề kháng của bà bầu khá yếu lại thêm giai đoạn nhạy cảm, âm khí thịnh nếu tắm nước lạnh hay tắm ở những nơi không kín gió sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Vì thế, bà bầu nên tắm nước ấm hoặc pha thêm một chút tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu tràm để tránh cảm lạnh.

Phụ nữ mang thai không nên đi chùa vào tháng 7 âm lịch

Bà bầu kiêng kỵ những gì trong tháng cô hồn? Khoảng thời gian tháng 7 âm lịch là lúc chùa, đền triệu tập linh hồ để bố thí và đọc kinh giúp siêu thoát. Do đó, bà bầu không nên lui tới chùa chiền, đền miếu rất dễ bị vong trêu, vong theo. Thêm nữa, bà bầu cũng không nên là người trực tiếp cúng cô hồn, đứng cạnh mâm cúng cô hồn quá lâu dễ bị yểm khí, bị ma quỷ trêu đùa.

Bà bầu kiêng kỵ những gì trong tháng cô hồn? Nên hạn chế chụp ảnh vào buổi tối

Bà bầu không nên chụp ảnh vào buổi tối nhất là chụp ở ngoài trời. Vì vào tháng cô hồn, các linh hồn dễ lọt vào ống kính, gây nhiều nỗi ám ảnh, lo lắng cho chị em phụ nữ đang mang bầu.

Lưu ý bà bầu trước khi đi ra ngoài đường vào ban đêm cũng nên mang theo những đồ, linh vật có thể kị ma quỷ như: vòng dâu tằm, tỏi, bùa, cành dâu tằm, vòng phật và linh vật đã được trì chú…

Bà Bầu Đi Chùa Được Không Và Cần Phải Kiêng Kỵ Điều Gì?

1. Bà bầu đi chùa được không?

Nhiều bà bầu muốn đi vào chùa cầu an, cầu phước cho gia đình và con cháu. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, bà bầu không nên đi chùa vì ở chùa nhiều âm khí sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí còn có quan niệm, chùa là nơi nhiều vong linh, nếu có bầu mà đi chùa thai nhi dễ bị “cướp” mất vía. Chính bởi quan niệm đó mà nhiều bà bầu không dám đi lễ chùa phải kiêng cữ. Hãy cùng lắng nghe những phân tích của chuyên gia để hiểu rõ hơn về thực hư chủ đề bà bầu có nên đi lễ chùa dịp Tết không.

Theo quan niệm dân gian, nhiều bà bầu không dám đi chùa

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà

Trả lời chuyên môn về vấn đề này, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà – Chủ tịch Hiệp Hội phong thủy Dương Công Cám Châu Thế Giới phân hội Việt Nam cho rằng: Bà bầu nên hạn chế ra chùa. Trong quá trình bầu bí mọi người phải để ý đến thai giáo, không nên ra chùa, ra nghĩa trang, nghĩa địa và không nên đi đám ma.

“Đó là nguyên tắc vì chùa có nhiều vong đói, vong khát, vong nương tựa, nếu bà bầu đi ra chùa hợp, khi sinh con sẽ khóc. Em bé không phải khóc dạ đề mà khóc gào, khóc thét, khóc như có người cắn bấu bởi không có trường hợp nào khóc dạ đề đến 8 tháng, 10 tháng.

Nói chung mang bầu, mẹ nên hạn chế đi chùa. Bà bầu cầu nguyện có thể phát tâm vái vọng chứ không cần phải ra chùa. Chưa kể đi chùa đến chỗ đông người chen lấn sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của thai nhi” – chuyên gia Hà nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo tâm linh, đạo phật thì vô thần, nhưng đạo giáo và các tín ngưỡng bản địa là hữu thần. Trong hệ thống những vị thần này, có nhiều vị thánh dữ hoặc những vị thánh rất kị “đàn bà”. Do đó mà tốt nhất bà bầu nên kiêng tới đền, miếu để tránh những rủi ro không cần thiết.

Chuyên gia Phật học Nguyễn Mạnh Cường

Theo chuyên gia nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (Viện Phật học Việt Nam), chùa chiền là chốn linh thiêng, thanh tịnh, cũng là nơi chúng sinh ngoài thế tục tỏ lòng kính ngưỡng Phật, gieo mầm cơ duyên với Phật pháp, kết thiện duyên, tiêu tai giải nạn… Ngày xưa, người phụ nữ có bị cấm tới đình làng và một số nơi thờ tự. Phụ nữ chưa sạch khi đến tháng thì nên kiêng đi đến đình làng và một số nơi thờ tự. Tuy nhiên, từ xưa tới nay chưa bao giờ có chuyện cấm bà bầu đi chùa bởi chuyện sinh nở không ảnh hưởng gì khi đi lễ chùa.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cũng khuyên, bà bầu đi chùa được, lễ chùa ở đâu cũng tốt cho mẹ cho con. Tuy nhiên, lành nhất là đến chùa thắp hương, còn những nơi thờ tự khác thì bà bầu nên hạn chế đến.

Ngoài ra, bà Trịnh Thị Lan (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người) cũng khẳng định, bà bầu đi lễ chùa hoàn toàn được. Nhưng các bà bầu nên hạn chế đi lễ ở các đền, miếu phủ, nên tránh khi vào cửa cô, cửa cậu, đặc biệt tránh tới nơi hầu đồng.

Liên quan đến những giá trị về sức khỏe sản phụ khoa, bác sỹ Phạm Ngọc Hà – Khoa sản II – Bệnh viện Thanh Nhàn sẽ đưa ra những khuyến cáo đến các bà bầu trong việc chăm sóc thai kỳ vào dịp lễ tết, nhất là việc đến chùa chiền hoặc những nơi đông người.

2. Những lưu ý khi bà bầu đi lễ chùa đầu năm

– Phụ nữ có thai cần hạn chế đến những chùa lớn, nơi tập kết đông người đến thăm viếng. Vì ở những nơi quá đông người chen lấn, xô đẩy ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhất là sảy chân bị ngã, rất nguy hiểm. Chưa kể chùa chiền mùa lễ Tết có nhiều hương khói. Không khí những nơi như này sẽ ngột ngạt. Với thai phụ, đặc biệt với những người sức đề kháng kém thì rất dễ mắc các bệnh về hô hấp ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

– Bà bầu chỉ nên đi lễ chùa nếu thấy sức khỏe cho phép, nhất là thai nhi khỏe mạnh. Nếu cơ thể yếu, bà bầu dễ động hoặc sảy thai. Bà bầu đi chùa cần lên kế hoạch, chọn thời gian đi lễ sao cho phù hợp, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mẹ và thai nhi khi đi lại.

– Một người con hướng Phật thì dù ở đâu cũng có thể cầu niệm được chứ không nhất thiết phải đến chùa. Bà bầu tránh đi lại nhiều và xa khiến sức khỏe mệt mỏi quá mức, bởi thế nếu có chỉ nên đi chùa gần nhà.

– Nếu có tới lễ chùa, bà bầu nên để tinh thần thư giãn bằng việc vãn cảnh, tìm điểm nghỉ chân hợp lý để sức khỏe được đảm bảo.

Người nhà Phật có câu “nhất niệm Tây phương” có nghĩa là 1 ý niệm thôi cũng đã đến miền đất Phật rồi, đã được Thần Phật chứng, thế nên không nhất thiết phải đi chùa nếu như trong tâm ta có Phật. Và trong Phật giáo cũng không dạy ta phải đi chùa thắp nhang hương mới có công quả, mà Phật dạy chúng ta nên hành thiện tích phước đức đó mới là điều Phật muốn và là cách tích nhiều công quả nhất.

3. Bà bầu đi chùa cần kiêng kị điều gì?

– Đi lễ chùa bạn phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách…

– Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, nếu không sẽ phạm phạm tội bất kính.

– Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật”.

– Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa.

– Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật mà nên quỳ lễ chếch sang bên trái hoặc phải một chút.

– Đi chùa không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

– Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

TH

Phụ Nữ Mang Thai Cần Kiêng Kỵ Những Gì

Mang bầu và sinh con là công việc hệ trọng nhất của người phụ nữ. Trong quá trình ấy ngoài việc ăn uống khoa học để đảm bảo sức khoẻ, còn 1 số công việc mà chị em nên tránh để khi sinh nở được mẹ tròn con vuông.

Sơn nhà Sơn có chứa rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Y học đã chứng mình, mẹ đang mang bầu mà tiếp xúc nhiều với sơn sẽ khiến con bị mắc chứng hở thành bụng. Thường khi chuẩn bị chào đón đứa con sắp chào đời, gia đình thường có tâm lý sơn sửa lại nhà cửa. Hãy lánh nạn trong thời gian này, để ông xã đứng ra lo việc đó.

Quan hệ tình dục Nếu trước đó bạn gặp vấn đề rắc rối như sinh non, sảy thai thì tốt nhất hãy xin lời khuyên của bác sĩ khi muốn quan hệ tình dục. Còn nếu bạn hoàn toàn cảm thấy khỏe mạnh thì các bạn vẫn có thể quan hệ được nhưng nên nhẹ nhàng và lựa chọn tư thế sao cho phù hợp. Để phòng xa, tránh quan hệ 2 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu bác sĩ khuyên không nên quan hệ. Hai bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ.

Ăn đậu phộng Đậu phộng là món ăn giàu dưỡng chất, tuy nhiên không phải ai cũng hợp với món ăn này. Mẹ ăn nhiều đậu phộng trong thời gian mang thai dễ khiến thai nhi bị dị ứng. Ảnh hưởng từ tình trạng này chính là bị sốt, bị hen suyễn và chứng eczema. Thế nên mẹ bầu tốt nhất tránh xa món này, mình ăn thấy ngon miệng nhưng con mình tương lai phải chịu hậu quá đấy.

Xoa bóp bằng dầu thơm Massage rất tốt nhất là đối với mẹ bầu vì sẽ giúp thư giãn và giảm stress nhất là trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường hay có tâm lý bất ổn, dễ nổi cáu, cơ thể hay mệt mỏi. Tốt nhất là bạn hãy ra tiệm massage để các nhân viên biết bạn đang mang thai sẽ chọn những loại tinh dầu massage phù hợp. Bởi không phải sử dụng loại nào cũng an toàn. Một số loại dầu có chứa juniperberry chẳng hạn sẽ gây kích thích co thắt tử cung gây sinh non.

Tắm hơi Phòng xông hơi sẽ làm thay đổi nhiệt độ nhanh chóng sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng xấu đối não thai nhi và có thể gây các khuyết tật về xương sống. Ngoài ra các mẹ có thể bị sảy thai nếu thường xuyên đi tắm hơi trong giai đoạn mang thai. Mẹ bầu thường rất nhạy cảm đối với những thay đổi đến từ môi trường xung quanh. Môi trường trong phòng xông hơi có nhiệt độ cao hơn cơ thể mẹ bầu rất nhiều.

Đi giày cao gót Đi giày cao gót ảnh hưởng đến xương chậu và xương sống nên không tốt cho mẹ bầu. Mẹ bầu khi mang thai rất hay bị đau lưng và đau hông. Ngoài ra khi mang bầu, cơ thể người mẹ giữ thăng bằng rất kém nên đi giày cao gót sẽ rất dễ bị ngã gây nguy hiểm cho thai nhi. Hãy tránh xa giày cao gót, hãy chọn cho mình một đôi giày bệt mềm mại, nhẹ nhàng, khiến bạn dễ dàng khi di chuyển và giảm trọng lượng dồn lên mũi chân.