Bà Bầu Ra Nước Ối / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Vỡ Ối Ra Nhiều Nước Không? Dấu Hiệu Vỡ Ối Sắp Sinh Chuẩn Xác Nhất

1. Bà bầu vỡ ối ra nhiều nước không?

Trong tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ thấy một lượng lớn dịch lỏng không màu, không mùi chảy ra đáy quần thì có thể là vỡ ối. Theo thống kê chỉ có khoảng 10 – 15% phụ nữ mang thai bị vỡ ối trước khi sinh nở, tuy nhiên mẹ nào cũng có nguy cơ nằm trong trường hợp này, chính vì vậy mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức để xử lý kịp thời nếu điều này xảy ra.

Khi vỡ ối ra nhiều nước không? Trước khi vỡ ối, mẹ sẽ cảm thấy những cơn co bắt đầu xuất hiện và tần suất trở nên thường xuyên hơn, đây chính là cảnh báo dễ nhận biết và dễ bị nhầm với con co thắt chuyển dạ. Tùy mỗi người mà lượng nước ối vỡ ra khác nhau, có mẹ sẽ cảm thấy có một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ âm đạo giống như một của bóng nước bị vỡ nhưng chị em không hề thấy đau đớn mà chỉ thấy ẩm ướt phía dưới chân. Một số mẹ khác lại thấy nước ối chảy thành dòng nhỏ chầm chậm xuống dưới chân, nước chảy rất chậm nhưng không thể nào kiểm soát được.

2. Dấu hiệu vỡ ối sắp sinh ở bà bầu

Tình trạng vỡ ối ra nhiều nước không còn phụ thuộc vào từng mẹ bầu, nên các mẹ có dùng nhiều cách khác để nhận biết vỡ ối đã xảy ra. Dấu hiệu rõ ràng nhất của vỡ ối là xuất hiện những cơn co với tần suất thường xuyên trước khi nước ối bị vỡ.

Hơn nữa, nhiều mẹ bầu nhầm tưởng mình bị són tiểu bởi vỡ ối cũng gây cho mẹ bầu cảm giác tương tự bởi đi kèm là các giọt dịch lỏng nhỏ chậm. Nước ối lại không có mùi nên càng dễ nhầm hơn giữa vỡ ối với són tiểu ở mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ cần cảnh giác hơn với tình trạng trên nếu nó rơi vào tháng cuối thai kỳ, nếu không thể chuẩn đoán chính xác thì mẹ nên tìm đến bác sĩ để được chuẩn đoán.

Màu sắc và mùi dịch lỏng cũng là đặc điểm mà các mẹ không thể bỏ qua ngay từ khi xuất hiện những giọt dịch đầu tiên. Dịch màu nâu, xanh lá cảnh báo nguy cơ thai nhi gặp vấn đề về tiêu hóa, có thể do thai nhi tiêu thụ lượng nước ối bị ô nhiễm khi ở trong tử cung của mẹ. Khi có các dấu hiệu này, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý phù hợp.

Thời điểm túi ối vỡ có thể trước khi sinh từ 12 – 24 giờ đồng hồ, nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu rỉ ối vài ngày trước khi lâm bồn. Do đó, mẹ bầu cần phân biệt chính xác vỡ ối và són tiểu thông qua các dấu hiệu đặc trưng để có thể đến ngay bệnh viện vì đó là dấu hiệu sắp sinh, nếu để cạn ối thì môi trường sống an toàn của thai nhi sẽ không còn, gây nhiều trở ngại cho quá trình vượt cạn của mẹ.

Một lưu ý dành cho mẹ bầu gặp tình trạng vỡ ối có màu nâu hoặc xanh lá là tránh sử dụng băng vệ sinh, tampon, quan hệ tình dục vì khả năng nhiễm trùng là rất cao. Việc tắm gội trong thời gian này cũng cần nhiều cẩn trọng vì mẹ bầu thiếu sự chuẩn bị có thể hoảng loạn tột độ khi thấy nước ối rỏ rỉ quá nhiều, dễ trượt ngã gây nguy hiểm.

3. Những điều cần lưu ý khi vỡ ối

Sau khi đã biết vỡ ối ra nhiều nước không và dấu hiệu nhận biết vỡ ối thì có một số điều mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho sự ra đời của thai nhi. Thông thường, khoảng 12 – 24 giờ sau khi nước ối vỡ thì mẹ bắt đầu cảm nhận những cơn co thắt, đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy mẹ đã sẵn dàng cho hành trình vượt cạn.

Để chuẩn bị cho tình trạng vỡ ối bất thình lình khi ngày dự sinh đang đến gần, mẹ nên đặt sẵn bỉm cho người lớn, băng vệ sinh ở nơi dễ thấy, thuận tiện lấy sử dụng ngay. Thêm khăn mềm để thấm nước ối khi nó bất ngờ bị rò rỉ.

Với những mẹ mang thai lần đầu, thủ thuật chọc màng nước ối được các bác sĩ tiến hành trong quá trình sinh để kích thích bé con nhanh chào đời hơn. Đây là việc cần thiết và mẹ cũng không cần phải quá bận tâm, sợ sệt hay mường tượng quá mức. Mẹ bầu chỉ cần học thuộc lòng việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, thoải mái thì vỡ ối trước khi sinh chẳng còn quá đáng ngại nữa.

Lan Hương tổng hợpMẹ – Bé –

Tại Sao Bà Bầu Bị Thiếu Nước Ối?

Thiếu nước ối ở bà bầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Thiếu nước ối ở mức độ nặng có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Vậy, mẹ bầu thiếu nước ối là do đâu?

Tại sao bà bầu thiếu nước ối?

Nước ối là một chất lỏng không màu và luôn bao quanh thai nhi trong tử cung người mẹ. Nước ối xuất hiện kể từ ngày thứ 12 khi mang thai. Huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp của bé để sản sinh ra nước ối.

Theo nghiên cứu, 97% thành phần hóa học của nước ối đó chính là nước, ngoài ra còn có các chất khác như muối khoáng, chất hữu cơ, các chất điện giải, các hoocmon. Nước ối đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi ở trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, có rất nhiều bà bầu rơi vào tình trạng thiếu nước ối trong quá trình dưỡng thai. Vậy nguyên nhân là do:

– Khi mang thai màng ối bị rò rỉ: tình trạng này xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai nhưng đa số thường xảy ra ở phụ nữ mang thai quá ngày.

– Nhau thai bất thường: khi mang thai, nhau thai đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy và các dưỡng cất giúp thai phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Chính vì thế, nếu thai bất thường, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ dẫn đến nước ối giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi.

– Do ảnh hưởng từ thuốc dẫn tới bị thiếu nước ối khi mang thai: nhất là thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống viêm… Hoặc người bị mắc tiểu đường cũng làm tăng tỷ lệ mang thai bị thiếu nước ối.

– Thai nhi có vấn đề sức khỏe như các dị tật bẩm sinh. Điều này cũng khiến lượng nước ối sản sinh kém hơn dẫn đến thiếu nước ối.

– Mang song thai bị thiếu ối: Đây cũng là một trong những nguyên nhân mẹ bầu bị thiếu ối khi mang thai. Bởi khi mẹ bầu mang song thai thường gặp phải tình trạng một thai nhi thiếu nước ối trầm trọng, còn một thai nhi lại đang bị dư thừa nước ối.

– Cung cấp thiếu nước cho cơ thể dẫn đến thiếu I ốt.

Bà bầu bị thiếu nước ối phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng này, trước tiên mẹ bầu cần làm tăng lượng nước ối trong tử cung bằng cách:

Bổ sung nước khoáng giúp tăng cường nước ối: nước khoáng là thức uống quan trọng mỗi ngày đối với con người, nhất là bà bầu thiếu nước ối. Bởi trong nước khoáng có chứa muối khoáng, CO2 và các khoáng chất vi lượng rất tốt cho sức khỏe bà bầu. bên cạnh đó, nước khoáng cũng được xem là đồ uống sạch, không tác dụng phụ, đảm bảo tốt cho cả mẹ và bé.

Theo các chuyên gia, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung từ 2,5 đến 3l nước khoáng. Nếu không có nước khoáng thì có thể thay thế bằng nước đun sôi. Việc bổ sung nước khoáng còn giúp tăng cường độ ẩm cho da, giúp da căng mịn.

Bà bầu tăng cường uống nước dừa để bổ sung nước ối: nước dừa được xem là phương án lý tưởng trong việc giúp bà bầu cải thiện lượng nước ối. Đây không chỉ là thức uống thiên nhiên sạch mà còn nhiều dưỡng chất (clorua, kali, magie, đường, muối, và protein) và điện giải giúp cơ thể mẹ bầu luôn khỏe mạnh, mà nó còn giúp cải thiện tình trạng bị thiếu nước ối khi mang thai hiệu quả. Song bà bầu nên tránh uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Uống nước mía: khi phát hiện thiếu nước ối bà bầu có thể chuyển sang uống nước mía. Nước mía không chỉ điều trị ốm nghén hiệu quả mà còn có chứa nhiều dưỡng chất nư canxi, sắt, kali, magie… các loại vitamin, axit hữu cơ… giúp tăng lượng nước ối. Song bà bầu chỉ nên uống ở mức độ vừa phải để tránh bị tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường uống các loại nước ép trái cây cũng là phương án hoàn hảo giúp mẹ bầu tăng cường lượng nước ối trong tử cung, đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Cách Nấu Nước Râu Ngô Cho Bà Bầu Dư Ối

by Lê Trang110 Views

Vì sao bà bầu dư nước ối khi mang thai!

Phải căn cứ vào nguyên nhân gây dư ối mới có thể đưa ra phương án thích hợp để cải thiện vấn đề này. Một số bà mẹ chỉ dư ối tạm thời do chế độ ăn uống không thích hợp, nhưng vẫn có những trường hợp xảy ra dư ối do bệnh lý cần sớm phát hiện và điều trị ngay:

Bà bầu bị tiểu đường.

Mang thai đôi hoặc mang đa thai.

Dư ối do di truyền.

Tình trạng dư ối cũng có thể xảy ra nếu như thai nhi có những vấn đề về sức khỏe, dị tật bẩm sinh khiến bé ngừng nuốt nước ối trong khi vẫn đi tiểu bình thường.

Thai nhi bị thiếu máu cũng có thể gây dư nước ối ở mẹ bầu.

Có nhiều lời truyền tai nhau về việc bà bầu bị dư ối uống nước râu ngô sẽ làm giảm lượng nước ối dư thừa. Tác dụng này đã được các chuyên gia công nhận vì râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, giúp giảm lượng nước ối.

Tuy nhiên, nếu như bà bầu uống quá nhiều nước râu ngô sẽ không tốt vì các mẹ sẽ đi tiểu liên tục và từ đó nước ối sẽ giảm nhanh chóng.

Trong râu ngô còn chứa rất nhiều vitamin và chất xơ có tác dụng chữa bệnh xuất huyết, phòng tránh tình trạng mẹ bầu thường xuyên bị chảy máu cam và chảy máu chân răng, vì vậy râu ngô có tác dụng hạn chế chảy máu, tiểu tiện ra máu. Phương pháp uống một ly nước râu ngô để hạn chế những hiện tượng chảy máu thay cho các loại thuốc kháng sinh.

Cách nấu dâu ngô cho bà bầu dư ối.

Mỗi ngày, bà bầu uống khoảng 1 – 2 ly/ngày là đã đủ để cơ thể đào thải những chất không cần thiết rồi mẹ ạ.

Ngoài công dụng trên thì nước râu ngô còn đem lại rất nhiều tác dụng khác cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt là “bài thuốc” giúp giảm viêm đường tiết niệu ở bà bầu, giúp loại bỏ những vi khuẩn ra khỏi đường niệu đạo. Để dễ uống hơn thì bà bầu có thể bỏ mía vào nấu chung với râu ngô để có vị ngọt tự nhiên.

Cách khắc phục khi dư nước ối ở bà bầu.

Dư ối kéo dài sẽ chuyển sang đa ối, lúc này mẹ sẽ đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Vì thế hãy lưu ý một số điều sau nếu bà bầu dư ối, chúng cực kỳ cần thiết cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của em bé:

Bà bầu nên ăn nhiều rau xanh nhưng hạn chế các loại rau nhiều nước nhất là những loại rau cải và tốt hơn không nên nấu chúng dưới dạng canh, soup.

Mẹ bầu vẫn có thể ăn trái cây như bình thường nhưng nên hạn chế các loại hoa quả mọng nước (cam, bưởi, quýt, dưa, thanh long… ), thay vào đó nên ăn trái cây có nhiều chất xơ và vitamin như táo, lê, chuối, đu đủ,…

Bà Bầu Dư Ối Nên Ăn Gì Để Không Bị Tích Nước?

Đa ối xảy ra khi nước ối tăng cao trong tử cung, trái ngược với hiện tượng thiếu ối. Trong hầu hết các trường hợp, đa ối không gây hại. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây biến chứng.

Các triệu chứng của đa ối

Nếu mẹ bầu bị dư ối nhưng không quá nhiều, thì có thể sẽ không xuất hiện triệu chứng gì và bào thai cũng không gặp nguy hiểm.

Ngược lại, mẹ dư ối nhiều hơn mức an toàn thì sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

Khó thở, sưng chi dưới, sưng âm hộ

Nước tiểu giảm, táo bón, ợ nóng

Cảm thấy bụng lớn, thắt chặt

Nguyên nhân do tử cung bị căng nước phình ra, làm đè nén lên các cơ quan khác.

Nếu tử cung của bạn đặc biệt lớn so với 2-3 tuần trước đó, hoặc bác sĩ không tìm thấy nhịp tim của thai nhi, không cảm thấy em bé, thì có thể bạn đã bị đa ối.

Đa ối có thể xảy ra sớm vào tuần thứ 16 của thai kỳ, nhưng hầu hết thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Nếu đa ối xảy ra sớm thì nguy cơ biến chứng thai kỳ sẽ cao hơn.

Nguyên nhân gây đa ối

Nguyên nhân gây đa ối vẫn còn khá bí ẩn. Các trường hợp nhẹ được giải thích là do tình trạng tích nước ối tự nhiên trong suốt thai kỳ. Những trường hợp từ trung bình đến nặng có thể do các nguyên nhân sau:

♦ Do khuyết tật bẩm sinh: Đôi khi đa ối là ảnh hưởng phụ của một dị tật bẩm sinh làm suy yếu khả năng nuốt của trẻ. Khi ở trong tử cung, trẻ sẽ nuốt nước ối rồi tiểu ra, giúp cho lượng nước ối luôn duy trì ở mức cân bằng. Nếu thai nhi không thể nuốt nước ối do khiếm khuyết di truyền, lượng nước ối sẽ tích tụ.

♦ Mẹ bị tiểu đường: Lượng glucose tăng cao trong máu có thể dẫn đến sự tích tụ dịch ối. Biến chứng này sẽ xảy ra nếu mẹ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc sau khi mang thai ( tiểu đường thai kỳ).

♦ Hội chứng truyền máu song thai: Nếu mang thai đôi, mẹ có thể xuất hiện biến chứng trong đó một thai nhi sẽ lấy quá nhiều máu, và thai nhi còn lại thì nhận được quá ít máu.

♦ Nhóm máu không khớp: Nếu mẹ có nhóm máu Rh-, thai nhi lại có nhóm máu Rh+, thì nhiều khả năng bé sẽ mắc bệnh Rh (bệnh Rhesus), một dạng thiếu máu. Căn bệnh này ở thai nhi có thể khiến mẹ bị đa ối.

♦ Nhịp tim của thai nhi không ổn định: Nguyên nhân có thể do loạn nhịp tim thai, tim đập yếu do nước ối quá dư hoặc do khuyết tật tim bẩm sinh.

Biến chứng của đa ối

Như đã nói ở trên, đa ối nhẹ sẽ không gây biến chứng. Nhưng trường hợp nặng có thể khiến mẹ:

Sinh non hoặc thai chết lưu

Thai nhi phát triển vượt mức (em bé quá lớn), gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Nhau bong non (nhau bong ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ sinh con)

Xuất huyết sau sinh

Sa dây rốn (dây rốn chui vào trong ống sinh trước cả thai nhi)

Thai nhi bị dị tật

Điều trị đa ối ở mẹ bầu

Siêu âm có thể giúp xác định mẹ có bị đa ối hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho mẹ kiểm tra glucose (để xác định bệnh tiểu đường), chọc dò nước ối, đo nhịp tim thai, siêu âm doppler để hiểu rõ hơn tình trạng của mẹ.

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây đa ối mà bác sĩ sẽ đề ra phương án hợp lý. Nếu mẹ chỉ bị nhẹ, bạn sĩ có thể khuyên bạn đi kiểm tra thêm để theo dõi tình hình.

Một số trường hợp đa ối không quá nặng thì mẹ chỉ cần nằm trên giường nghỉ ngơi để ngăn ngừa sinh non. Cách nằm như thế nào cho đúng, mẹ phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu đa ối nặng mà nguyên nhân là do tim thai, thì bác sĩ có thể kê thuốc điều chỉnh tim thai.

Bác sĩ cũng có thể lấy bớt nước ối ra khỏi tử cung bằng một cây kim lớn. Cách làm này có thể gây ra biến chứng, do đó chỉ được áp dụng nếu sự nguy hiểm của đa ối lớn hơn sự nguy hiểm của việc tháo nước ối.

Bác sĩ cũng có thể kê thuốc để giảm lượng nước tiểu mà thai nhi sản xuất ra, tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến tim thai, do đó bạn phải đi kiểm tra thường xuyên để đo tim thai.

Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể khuyên mẹ sinh sớm vào tuần thứ 37 của thai kỳ hoặc sớm hơn.

Bà bầu dư ối nên ăn gì?

Nhiệm vụ của mẹ bầu trong trường hợp này là tiết chế lượng nước nạp vào cơ thể ở mức vừa đủ, không dư không thiếu.

Mỗi ngày mẹ chỉ nên uống 1,5 lít nước. Có thể thay thế một ly nước lọc bằng một ly nước râu ngô. Râu ngô không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu mà còn chứa chất xơ, các loại vitamin tốt cho mẹ bầu.

Hạn chế các loại rau mọng nước như rau cải, rau diếp, cần tây, củ cải, dưa chuột, bí, cải xoong, cà chua, ớt chuông, măng tây, đậu bắp… Hạn chế nấu thành canh mà nên luộc, hấp hoặc xào. Bà bầu dư ối nên ăn gì? Mẹ vẫn nên ăn nhiều rau để hạn chế nguy cơ táo bón, bệnh trĩ, đồng thời cơ thể không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Hoa quả nên hạn chế loại mọng nước như dưa hấu, cam quýt, đào, bưởi, thanh long, dâu tây, nho, táo, dứa (thơm), lê… Thay vào đó, bạn nên chọn trái cây nhiều chất xơ và ít nước, chẳng hạn các loại quả khô không muối.

Bà bầu dư ối nên ăn gì? Thực phẩm nên chọn loại nhiều chất xơ như yến mạch, khoai, đậu…

Không nên chấm muối, hạn chế muối, đường, dầu mỡ trong món ăn.

Bà bầu dư ối nên ăn gì? Nên ăn thêm thịt nạc để cung cấp protein cho cơ thể. Chớ quên bổ sung canxi, omega-3 từ tôm, cua, cá… nấu chín.

Xuân Thảo

Nguồn: https://americanpregnancy.org/pregnancy-complications/polyhydramnios-high-amniotic-fluid-25711 https://www.drugs.com/cg/polyhydramnios.html https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/polyhydramnios/symptoms-causes/syc-20368493# https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3964358/

Nguồn: https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/ba-bau-du-oi-nen-an-gi

Các bài viết trên chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.