Bị Đau Bụng Rốn Khi Mang Thai / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Đau Bụng Trên Rốn Khi Mang Thai Là Bị Gì, Nguy Hiểm Không?

Đa phần khi mang thai, các triệu chứng đau bụng trong đó có đau bụng trên rốn thường bị các mẹ bỏ qua vì cho đây là điều bình thường vì lúc này cơ thể mẹ phải trải qua nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, thực tế thì đau bụng trên rốn khi mang thai là triệu chứng không thể bỏ qua, có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân đau bụng trên rốn khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai ở mẹ bầu. Có thể kể đến như:

Áp lực tử cung: Do thai nhi phát triển khiến tử cung mở rộng tạo áp lực lên rốn và vùng bụng. Từ đó gây ra những cơn đau bụng quanh rốn khi mang thai 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ.

Da và cơ bắp quanh bụng bị căng: Khi mang thai, để thai nhi có đủ không gian phát triển, da và cơ bắp quanh bụng phải được căng hết mức gây cảm giác khó chịu và đau bụng trên rốn cho mẹ. Thường xuất hiện trong những tháng đầu thai kỳ khiến nhiều mẹ có thai tháng đầu bị đau bụng trên rốn.

Thoát vị rốn: Là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai do tăng áp lực ổ bụng. Có thể tự khỏi sau sinh hoặc phải thông qua tiểu phẫu.

Do bệnh lý: Đa phần hiện tượng đau rốn khi mang thai thường liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, thủng dạ dày, dư thừa acid trong dạ dày, viêm đại tràng, viêm tụy…

Bà bầu bị đau bụng trên rốn có nguy hiểm không?

Như đã nói, tình trạng có thai bị đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tiêu hóa. Đây là những bệnh cần được kịp thời điều trị để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:

Dư thừa acid trong dạ dày

Là tình trạng dư thừa dịch acid do thường xuyên sử dụng các thực phẩm, hoa quả có vị chua và chế độ ăn không phù hợp. Nếu không kịp thời điều chỉnh, sẽ dẫn đến tình trạng kích ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dễ gây ra các bệnh lý dạ dày.

Đau thượng vị ợ hơi, ợ chua, bụng thường xuyên khó chịu, ăn không tiêu.

Nóng rát vùng ngực, cổ họng, người khó chịu, có thể buồn nôn hoặc nôn do trào dịch acid.

Xem thêm: Các chứng bệnh dạ dày và cách điều trị triệt để tận gốc bằng bài thuốc thảo dược thiên nhiên

Bệnh lý về dạ dày

Các bệnh lý dạ dày liên quan đến tình trạng đau bụng trên rốn thường gặp là viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày… Trong đó, trào ngược dạ dày là căn bệnh thường gặp, do hoạt động co bóp, tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị ảnh hưởng vì sự phát triển của bào thai. Điều này khiến thành dạ dày bị áp lực, dễ gây ra trào ngược acid.

Bệnh về tuyến tụy

Hiện tượng đau quặn bụng trên rốn khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang mắc một số bệnh lý về tụy có thể kể đến như viêm tụy cấp tính, ung thư đầu tụy.

Đau bụng trên rốn dưới ức khi mang thai, thường là đau nhói từng cơn hoặc đau âm ỉ.

Đau có thể kèm theo chảy máu âm đạo.

Viêm đại tràng

Mặc dù bệnh đại tràng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng vẫn gây ra các tác động xấu như tăng nguy cơ sinh non, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của thai nhi…

Biểu hiệu bệnh:

Đau bụng, chướng bụng đầy hơi, đi ngoài nhiều lần.

Rối loạn đại tiện, lúc táo bón, lúc tiêu chảy, người mệt mỏi, sút cân, dễ cáu gắt.

Khó tiêu, ợ hơi, đau bụng đột ngột dọc theo khung đại tràng, có thể diễn ra cục bộ hoặc đau toàn vùng bụng.

Sốt cao hơn 38,5 độ C, có thể kèm theo buồn nôn và nôn mửa.

Nhiễm trùng đường ruột

Là bệnh xuất hiện ở người cơ địa yếu, sức đề kháng kém do vi sinh vật xâm nhập gây bệnh. Nhiễm trùng đường ruột không chỉ khiến tử cung bị co thắt mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Biểu hiện bệnh:

Tiền sản giật

Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Thường xuất hiện khi đa thai đa ối, mẹ dưới 18 hoặc trên 35 tuổi, mang thai vào mùa lạnh ấm, thai phụ béo phì, tăng huyết áp mạng tính…

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là bệnh lý xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng hoặc đã từng bị đâm thủng dạ dày trước đó. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng cho cả mẹ và bé.

Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh DẠ DÀY bằng phương pháp ĐÔNG Y tại Trung tâm THUỐC DÂN TỘC được giới thiệu trên VTV2 Vì sức khỏe người Việt

Xử lý thế nào khi bị đau rốn khi mang thai?

Khi gặp phải tình trạng đau rốn khi mang thai, mẹ có thể xử lý bằng cách:

Áp dụng các biện pháp giảm đau

Nếu xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ trên rốn khi mang thai, đau nhẹ từng cơn, mẹ có thể cải thiện bằng cách:

Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, tốt nhất là nên dùng vải bông hoặc vải mềm để tránh quần áo cọ xát vào bụng.

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh bị đầy bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc dùng túi nước ấm chườm nhẹ lên vùng bụng trên gần ngực, tránh chườm trực tiếp để giảm đau.

Nằm nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc lo lắng quá mức.

Có thể uống nhiều nước và thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để xoa dịu cơn đau.

Thăm khám bác sĩ

Nếu bạn bị đau bụng trên rốn từng cơn khi mang thai, cơn đau thường xuyên xuất hiện kèm theo nhiều biểu hiện bất thường thì nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám. Như bạn cũng thấy, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Do đó, nếu không được kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu thấy vùng bụng bị viêm đỏ, đau dữ dội hoặc có vết nứt da bụng phải nhanh chóng thăm khám bác sĩ.

Những lưu ý khi mang thai đau bụng trên rốn

Dù đau bụng trên rốn hay bất kỳ vị trí nào khi mang thai, mẹ cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

Nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, chú trọng thức ăn lỏng dễ tiêu và hạn chế thực phẩm cay nóng nhiều gia vị.

Kiêng quan hệ vợ chồng ở thời kỳ đầu thai kỳ vì dễ gây đau rốn và ảnh hưởng đến thai nhi.

Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ và không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cần bổ sung đủ dưỡng chất, chăm sóc thật tốt cho cơ thể tránh tình trạng thai nhi phát triển không khỏe mạnh, suy dinh dưỡng, còi xương do hệ tiêu hóa của mẹ rối loạn.

Có thể thấy, đau bụng trên rốn khi mang thai là một triệu chứng thường gặp. Nếu xuất hiện đơn lẻ trong thời gian ngắn thì không sao. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo nhiều triệu chứng khác và kéo dài thì mẹ bầu nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Đau Bụng Trên Rốn Khi Mang Thai Là Bị Gì, Có Nguy Hiểm Không?

Đau bụng trên rốn khi mang thai xảy ra trong suốt thai kỳ, xuất hiện chủ yếu khi bà bầu cúi người, có một số hoạt động thể chất hoặc vô tình gia tăng áp lực khu vực bụng. Tuy nhiên, bà bầu bị trên từng cơn, gần ức sau đó lan xuống, kèm theo co thắt tử cung thì đó cũng có thể là dấu hiệu của việc sắp sinh.

Da bị kéo căng quá mức

Thai nhi to dần và tử cung bắt đầu mở rộng hơn, trong quá trình này các cơ và vùng da trên rốn sẽ giãn rộng đến giới hạn của nó, khi quá mức sẽ có các vết rạn da, ngứa , thậm chí là đau. Nếu đau bụng trên rốn khi mang thai có kèm da ngứa, cảm thấy căng và đau ở bên ngoài dạ dày chứ không phải sâu trong bụng thì căng da quá mức có thể là thủ phạm.

Áp lực tử cung

Khi mang thai, tử cung mở rộng tạo không gian cho thai nhi phát triển bên trong. Trong ba tháng đầu tiên, tử cung vẫn còn nhỏ và không mở rộng ra ngoài. Trải qua các tháng tiếp theo, khi em bé tăng trọng lượng và cơ thể tích tụ nhiều nước ối trong tử cung, áp lực từ trọng lượng của nước ối và em bé sẽ đè ép lên các nội tạng xung quanh và đè ép quá mức sẽ gây ra những cơn đau bụng trên.

Chứng đầy hơi táo bón

Táo bón là một trong những phàn nàn phổ biến nhất khi mang thai. Trong ba tháng đầu, sự thay đổi nội tiết tố có thể gây táo bón. Đến tam cá nguyệt thứ ba, tử cung đang gây áp lực đáng kể lên ruột và khiến mẹ bầu khó tiêu hóa hơn. Thường đau bụng trên rốn khi mang thai do táo bón sẽ kèm theo cảm giác đầy bụng, tức bụng.

Thoát vị rốn

Đau bụng trên khi mang thai cũng có thể là triệu chứng của thoát vị rốn. Tình trạng này do một phần của ruột hoặc mô mỡ ép vào một số khu vực gần rốn, dẫn đến phình hoặc sưng gần rốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, nó có thể phát triển thành một tình trạng nghiêm trọng.

Trào ngược axit

Chứng ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 17% – 45% phụ nữ khi mang thai. Do một hormone thai kỳ được gọi là progesterone có thể gây trào ngược axit và ợ nóng. Mặt khác, khi tử cung phát triển, áp lực lên đường tiêu hóa có thể làm cho vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều bà bầu bị trào ngược axit khi nằm.

Đau ở bụng trên khi mang thai do trào ngược axit sẽ có các cơn đau kéo dài lên ngực và cảm giác nóng rát trong cổ họng.

Đau cơ và căng cơ

Các cơ bụng phải căng ra để phù hợp với thai nhi đang phát triển. Áp lực của tử cung lên cơ thể cũng có thể thay đổi cách một người đi lại hoặc di chuyển, làm tăng khả năng chấn thương các cơ.

Giải đáp thắc mắc xung quanh đau bụng trên rốn khi mang thai

Có thai tháng đầu bị đau bụng trên rốn

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi có thể dẫn táo bón hoặc ảnh hưởng của hóc môn khiến cơ bụng căng ra để phù hợp với thai nhi đang phát triển và đau bụng trên rốn là tác dụng phụ phổ biến, đặc biệt nếu đó là lần mang thai đầu tiên của bạn. Cơ thể nhạy cảm, không chỉ đau bụng trên rốn mà còn có các cơn đau lưng, tức ngực kèm theo, nhưng đừng lo lắng, nó thường sẽ hết khi sang tam cá nguyệt thứ 2.

Tuy nhiên, có thai tháng đầu bị đau bụng trên rốn không thể loại bỏ trường hợp mang thai ngoài tử cung, nếu đau bụng kèm theo chảy máu và đau vùng chậu, vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng cơn đau thực sự xuất phát từ thấp hơn rốn của bạn.

Đau bụng trên rốn khi mang thai 3 tháng đầu

Đau bụng trên rốn do viêm dạ dày là tình trạng phổ biến hơn trong thời kỳ đầu mang thai. Vào giữa tam cá nguyệt thứ hai, khoảng 20 tuần, cơn đau dạ dày thường biến mất.

Đau dạ dày có thể gây đau nhiều hoặc là các cơn đau âm ỉ.

Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 4

Khi bất ngờ gặp những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 4 kèm theo máu, các mẹ bầu có thể bị bong nhau thai sớm.

Bong nhau thai nhẹ có thể nghỉ ngơi ở nhà, hạn chế vận động nhưng với các trường hợp kèm đau bụng dữ dội, máu ra nhiều thì các bà bầu phải đến bệnh viện ngay vì đang trong tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng tính mạng cả hai mẹ con.

Đau bụng trên rốn khi mang thai tháng thứ 5

Thông thường, tháng thứ 5 là giai đoạn thoải mái nhất với các mẹ bầu khi không còn tình trạng ốm nghén của 3 tháng đầu và chưa gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng do tâm lý lo lắng và tinh thần bất ổn của mẹ bầu có thể khiến các mẹ gặp những cơn đau bụng trên rốn.

Ngoài ra với các mẹ mang thai lần 2 mà bé đầu sinh mổ trước đó từ 2 năm trở xuống thì có thể gặp các cơn đau bụng trên rốn khi mang thai thứ 5 vì vết mổ bị căng gây đau các khu vực.

Bà bầu đau bụng trên gần ức

Nếu bà bầu đau bụng trên gần ức hoặc đau nhiều phần trên bên phải của bụng, dưới hoặc gần xương sườn, có thể có nghĩa là có vấn đề với gan hoặc túi mật.

Nếu có cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn hoặc cơn đau xuất hiện cảm giác gợn sóng, đó có thể là dấu hiệu của sỏi mật. Nếu không được điều trị, sỏi mật có thể chặn ống mật và gây ra các vấn đề về gan. Trong trường hợp nặng, có thể bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cắt bỏ túi mật.

Đau bụng lâm râm quanh rốn khi mang thai

Đau bụng lâm râm quanh rốn khi mang thai phần lớn do tình trạng hệ tiêu hóa thay đổi hoạt động trong thai kỳ dẫn đến rối loạn tiêu hóa hoặc trào ngược dạ dày. Hiện tượng này thường thấy và không nhiều nguy hiểm. Nếu đau mang đến khó chịu và bất tiện thì mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ sớm.

Đau bụng trên rốn khi mang thai 3 tháng cuối có bình thường?

Đau bụng trên rốn có thể xảy ra nhiều trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều nguyên nhân gây đau bụng trên trong tam cá nguyệt thứ ba là vô hại vì tử cung bắt đầu chèn ép mạnh các cơ quan khác hoặc do vấn đề dạ dày, thường đi kèm với ngứa da.

Nhưng nếu có kèm thêm các triệu chứng như là đau bất ngờ hoặc dữ dội, đau tại vị trí cụ thể với sốt, buồn nôn và chảy máu âm đạo thì nên đến bệnh viện ngay để khám vì chuyển dạ sớm, các vấn đề về nhau thai và viêm nhiễm khác có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé. Điều quan trọng là phải thận trọng và báo sớm với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Đau bụng trên khi mang thai có tổn thương em bé trong bụng?

Em bé được an toàn trong bụng mẹ và sự tăng trưởng của em bé phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng và cảm xúc của mẹ. Vì vậy, nếu mẹ bị mất cảm giác ngon miệng do đau bụng, lo lắng thì đó là một nguyên nhân gây lo ngại. Trong trường hợp như vậy, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

Trong hầu hết các trường hợp, thai kỳ là lý do đằng sau cơn đau nhẹ mà mẹ bầu phải đối mặt, điều này là không thể tránh khỏi nên đừng quá lo lắng. Giữ tinh thần thoải mái và tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà sẽ có rất nhiều cách có thể giúp giảm đau bụng trên khi mang thai:

– Nếu bị đau bụng trên khi mang thai, trong một số trường hợp đeo dây nịt bụng sẽ giúp giảm đau nhanh. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoa bóp chỗ đau để giảm sự khó chịu và đau đớn. Nếu dây đeo nịt bụng không làm phiền bạn, bạn có thể để nó như vậy.

– Ăn thực phẩm giàu chất xơ để giảm táo bón và đầy hơi. Uống thuốc nhuận tràng cũng có thể giúp giảm đau, nhưng điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai.

– Nhẹ nhàng mát xa khu vực, thoa kem dưỡng da và tắm nước ấm đôi khi có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

– Uống thuốc trị chứng ợ nóng không cần kê đơn dùng được khi mang thai, ăn các bữa ăn nhỏ hơn và lựa chọn chế độ ăn ít axit có thể có thể làm giảm chứng ợ nóng khi mang thai.

– Mặc quần áo rộng rãi thoải mái để mẹ bầu dễ dàng vận động, không bó hẹp động tác.

– Hàng ngày bà bầu không nên vận động mạnh, làm việc quá sức, nhưng cũng không nên ít vận động quá, không đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Đặc biệt mẹ bầu không ngồi xổm, ngồi khom lưng.

Mẹ bầu sẽ trải qua một số cơn đau bụng trên do những thay đổi nhanh chóng diễn ra trong cơ thể khi mang bầu. Tất nhiên, mức độ đau hoặc khó chịu phụ thuộc vào mức độ lớn của bụng và vào độ đàn hồi của da. Hãy nhớ rằng, đau bụng trên khi mang thai là một hiện tượng phổ biến. Bạn có thể sẽ cảm thấy diễn ra nhiều hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ khi kích thước bụng phát triển ngày càng lớn.

Nhiều nguyên nhân gây đau bụng trên là vô hại, nhưng có rất nhiều cơn đau có thể khiến bạn hoảng loạn với cơn đau dữ dội có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng. Hãy gặp bác sĩ thông báo về bất kỳ cảm giác bất thường hoặc rất đau đớn nào khác lạ nào.

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/dau-bung-tren-ron-khi-mang-thai-la-bi-gi-co-nguy-hiem-khong-353806.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/dau-bung-tren-ron-khi-mang-thai-la-bi-gi-co-nguy-hiem-khong-353806.html

Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/dau-bung-tren-ron-khi-mang-thai-la-bi-gi-co-nguy-hiem-khong-353806)

Chữa Đau Bụng Dưới Rốn Khi Mang Thai Tại Hải Phòng

Mang thai là quá trình gian nan của người mẹ, trong giai đoạn này người mẹ phải trải qua nhiều lo lắng, những biểu hiện bất thường nhỏ cũng có thể là dấu hiệu của việc thai nhi đang gặp rắc rối. Đặc biệt, đau bụng dưới rốn khi mang thai là vấn đề khiến nhiều mẹ quan tâm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho các mẹ thông tin về chữa đau bụng dưới rốn khi mang thai tại Hải Phòng.

Đau bụng dưới rốn khi mang thai có nguy hiểm?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới rốn khi mang thai. Trong đó các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này như: thai đang làm tổ ở tháng đầu, chế độ ăn không cân bằng khiến thai phụ bị táo bón và sình bụng, cơ chế tích tụ mỡ khi mang thai, thai nhi đạp khiến mẹ bị đau, bụng căn giãn quá mức trong thai kỳ,… Các nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn khi mang thai trên đây là biểu hiện bình thường trong quá trình mang thai, các mẹ không cần phải quá lo lắng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn khi mang thai

Tuy nhiên, các mẹ không nên chủ quan nếu thấy đau bụng dưới rốn dai dẳng kèm theo đó những biểu hiện bất thường có thể mẹ đang gặp các nguyên nhân sau:

Thai ngoài tử cung: Ngoài đau bụng dữ dội dưới rốn các mẹ còn gặp các biểu hiện như ra máu âm đạo, nhức mỏi vai gáy tình trạng này thường diễn ra vào những tuần đầu của thai kỳ. Nếu không kịp thời xử lý sẽ đe doạ đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này của các mẹ.

Sảy thai: Hiện tượng này thường xảy ra trong 22 tuần đầu của thai kỳ, những cơn đau bụng dưới kèm theo ra máu âm đạo trong nhiều giờ thậm chí là nhiều ngày.

Ngoài ra đau bụng dưới rốn khi mang thai còn là những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, nhau bong non, doạ đẻ non và đẻ non, tiền sản giật,…

Các nguyên nhân trên có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, gây biến chứng một số bệnh ở mẹ thậm chí là tử vong vì thế các mẹ nên đến gặp ngay bác sĩ khi đau bụng dưới rốn dữ dội kèm theo dấu hiệu ra máu âm đạo, chóng mặt, sốt,… để tránh những nguy hiểm xấu nhất xảy ra.

Cách chữa trị đau bụng dưới rốn khi mang thai

Mẹ bầu nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây để phong tránh đau bụng dưới rốn khi mang thai diễn ra:

Ăn ít lại, chia thành nhiều bữa nhỏ.

Dành thời gian nghỉ ngơi và giữ cho tâm trạng thoải mái.

Ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ.

Uống nhiều nước để thường xuyên đi tiểu giúp thải độc cơ thể.

Tập thể dục thể thao thường xuyên, với cường độ nhẹ.

Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Nếu các mẹ trong tình trạng đau bụng dưới rốn nhẹ và không có dấu hiệu gì bất thường kèm theo, hãy thử một số mẹo sau đây để giúp cơn đau được giảm:

Đi bộ xung quanh hoặc tập một số bài tập nhẹ nhàng để giảm đau.

Tắm bằng nước ấm (không nên tắm bằng nước quá nóng).

Uốn cong người phía cơn đau.

Uống nhiều nước.

Nằm xuống nhẹ nhàng.

Nếu tình trạng đau bụng dưới rốn khi mang thai diễn ra thường xuyên và có những biểu hiện bất thường chị em nên đến gặp bác sĩ để kịp thời điều tra được nguyên nhân giúp an tâm hơn, điều trị kịp thời những trường hợp xấu xảy ra cho me và bé.

Lưu ý: Các thông tin, tài liệu trên mạng chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất các mẹ nên đến Trung tâm chăm sóc sức khoẻ có chuyên khoa Sản – Phụ khoa uy tín để được hướng dẫn thăm khám định kỳ trong quá trình mang thai.

Điều trị thai phụ đau bụng dưới rốn tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ

Thai phụ ở Hải Phòng bị đau bụng dưới rốn hãy đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ địa chỉ số 498, Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng để được bác sĩ khám và tìm ra nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn. Đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ các mẹ sẽ được các bác sĩ siêu âm, làm các xét nghiệm kiểm tra để tìm ra nguyên nhân đau bụng dưới rốn, và có nhiều phương pháp điều trị tiên tiến phù hợp với từng nguyên nhân.

Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ_địa chỉ khám đau bụng dưới rốn danh cho các mẹ bầu

Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ có đủ các tiêu chí của Sở Y Tế để các mẹ an tâm như:

✔ Được Sở Y Tế Hải Phòng cấp giấy phép và hoạt động nhiều năm nay.

✔ Thiết bị y tế được nhập từ các nước có nền y khoa phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc,…

✔ Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Sản – Phụ khoa dồi dào kinh nghiệm, tận tình chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân.

✔ Chi phí chăm sóc sức khoẻ sinh sản hợp lý, công khai theo giá niêm yết của Sở Y Tế Hải Phòng.

✔ Các mẹ sẽ không lo bị tiết lộ thông tin khi đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ.

✔ Có nhiều dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân như: chi phí khám cho bệnh nhân ở xa, đặt lịch khám trước được hưởng nhiều ưu đãi,…

HƯỚNG DẪN MẸ BẦU CÁCH ĐẶT LỊCH KHÁM ĐỂ HƯỞNG ƯU ĐÃI

Cách 1: Liên hệ trực tiếp hotline để được chuyên viên tư vấn trực tiếp, miễn phí 24/24h.

Cách 2: Tại của sổ khung chat của website: Phongkhamphuongdo.vn, click vào để được trò chuyện với bác sĩ.

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ 498, Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.

Đau Bụng Dưới Rốn Có Phải Có Thai?

   Đau bụng dưới rốn có phải có thai không là băn khoăn của nhiều chị em hiện nay. Nữ giới cần phân biệt cơn đau báo hiệu mang thai với các cơn đau biểu hiện bệnh lý để chủ động chăm sóc sức khỏe mình một cách tốt nhất.

Đau bụng dưới rốn có phải có thai?

  Các cơn đau bụng dưới rốn xảy ra ở phái nữ là một dấu hiệu phổ biến. Trước các cơn đau bụng này thì hầu hết các chị em đều thắc mắc rằng đau bụng dưới rốn có phải có thai không? Bởi lẽ đau bụng cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác.

  ■ Cơn đau bụng dưới rốn âm ỉ ở mức độ nhẹ.

  ■ Trong một số tuần đầu thai kỳ, phần bụng dưới rốn của bạn sẽ có cảm giác căng tức.

  ■ Các cơn đau bụng khi mang thai sẽ xuất hiện lúc mẹ bầu ốm nghén hay nôn nhiều lần.

  Các cơn đau bụng khi mang thai có thể xuất phát từ giãn dây chằng, táo bón, bị đầy bụng, khó tiêu, hay do quá trình làm tổ của thai nhi,… Tuy nhiên nếu các cơn đau bụng dữ dội xuất hiện là triệu chứng cảnh báo cho mẹ trường hợp xấu về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có thể là thai ngoài tử cung, dọa sinh sớm, hay sảy thai.

  Vậy đau bụng dưới rốn cũng có thể là biểu hiện cho thấy bạn đang mang thai. Vậy làm thế nào để giảm các triệu chứng đau bụng này?

  ■ Xây dựng và duy trì thực đơn khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung rau xanh và trái cây giúp làm giảm cơn đau.

  ■ Nạp thêm các khoáng chất với lượng vừa đủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

  ■ Vận động nhẹ nhàng, có thể tập thêm các bài tập yoga dành cho thai phụ giúp làm giảm các cơn đau.

  ■ Massage nhẹ nhàng cho cơ thể, không mặc loại quần áo bó sát.

  ■ Tắm nước nóng để thư giãn.

  ■ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu mang thai

  ■ Kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc có chứa nhiều tinh bột. Bởi đây là tác nhân gây ra táo bón và đau bụng.

  ■ Kê thêm một chiếc ghế thấp cho chân khi đi vệ sinh.

  ■ Không nên đứng quá lâu cũng như cố ngủ thật nhiều.

  ■ Ẳn nhiều nho khô và chuối giúp bổ sung thêm kali, canxi, nước.

Đau bụng dưới rốn do kinh nguyệt

  Ngoài việc tìm lời giải đáp cho thắc mắc đau bụng dưới rốn có phải có thai không, bạn nên cũng cần nhận biết các triệu chứng đau bụng dưới rốn khác. Điển hình là đau bụng khi tới kỳ kinh.

  Dấu hiệu của đau bụng kinh khác hẳn với các cơn đau bụng do mang thai:

  Những cơn đau thường diễn ra liên tục âm ỉ và co thắt tại vị trí bụng dưới rốn. Cơn đau sẽ diễn ra trước khoảng 1 – 3 ngày của kỳ kinh và đau đến đỉnh điểm trong ngày đầu của chu kì. Cơn đau sẽ giảm dần vào những ngày sau đó.

  Cơn đau bụng do kinh nguyệt có thể lan đến lưng và đùi, cảm thấy nặng nề trong bụng, dạ dày có cảm giác rất khó chịu, buồn nôn,… Hơn thế nữa, một vài chị em sẽ bị chuột rút ở lưng dưới rốn hoặc bụng dưới rốn trong từ 1 – 2 ngày trước chu kỳ kinh và hết khi chu kỳ kinh kết thúc.

  Nguyên nhân đau bụng trong kỳ kinh

  Trong ngày hành kinh, tử cung sẽ co bóp nhằm thải chất đệm lót ở tử cung ra ngoài. Hormone prostaglandin dẫn tới một số cơn co thắt cơ ở tử cung khiến cho các chị em phái nữ bị đau bụng khi tới kỳ kinh. Thêm vào đó, đau bụng kinh còn do cơ thể bị bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm vùng chậu,…

  Làm thế nào để giảm thiểu các cơn đau bụng dưới rốn do kinh nguyệt?

  ■ Tập các bài tập nhẹ giúp làm giảm những cơn đau.

  ■ Ngâm mình trong nước nóng hay chườm ấm lên vùng bụng dưới rốn giúp bớt đau. Phương pháp này sẽ không gây ra tác dụng phụ.

  ■ Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1, B6 E,; axit béo omega 3; magie giúp xoa dịu những cơn đau bụng.

  ■ Không dùng các chất kích thích sẽ làm trầm trọng hơn một số cơn đau bụng kinh.

  ■ Giữ cho mình tinh thần dễ chịu, giảm thiểu áp lực.

  Đối với hiện tượng đau bụng kinh nặng do các bệnh lý gây ra thì các chị em phái nữ sẽ được chỉ định dùng thuốc bớt đau hoặc kiểm soát nội tiết tố hoặc có thể phẫu thuật nếu như cần.

  Ngoài dấu hiệu mang thai, đau bụng dưới rốn còn là triệu chứng của một số bệnh lý mà chị em không nên chủ quan.

Đau bụng dưới rốn là triệu chứng của bệnh gì?

  Đây là triệu chứng của người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa mãn tính. Một số người bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi sẽ có cảm giác đau lâm râm vị trí bụng dưới rốn.

  Lúc bị sỏi thận trong thời gian đầu sẽ xuất hiện các cơn đau ở mức độ nhẹ tại vùng bụng dưới rốn xương sườn. Sau thời gian dài, sỏi thận di chuyền tới niệu quản sẽ khiến cho người bệnh đau bụng lâm râm vị trí dưới rốn. Nếu như dấu hiệu này không giảm và kèm theo những biểu hiện khác như tiểu máu, tiểu buốt hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị bệnh.

Đau bụng dưới rốn còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý

  Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  Người bị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu sẽ bị đau lâm râm khu vực bụng dưới rốn và mắc tiểu liên tục. Lúc đại tiện thì có cảm giác nóng ran và đau rát khó chịu. Nếu như để lâu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm.

  Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu dễ gặp nhất của u xơ tử cung kèm theo máu ra nhiều và những cơn đau tức tại vị trí vùng bụng dưới rốn. Đây là dòng u xơ lành tính bắt gặp ở nhiều khu vực khác nhau của tử cung.

  Nếu như không mau chóng chữa u xơ sẽ gây tác động xấu đến người bị bệnh, thậm chí sẽ chuyển qua u xơ ác tính.

  Ở các chị em có hiện tượng mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, hiện tượng này gọi là lạc nội mạc tử cung. Nó sẽ phát triển ở những vị trí như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột,… quy trình phát triển không bình thường của chúng khiến cho nhiều chị em bị đau bụng dưới rốn và đây cũng là tác nhân dẫn đến vô sinh ở nữ.

  Ở những người phụ nữ tuổi cao sẽ có tình trạng sa tạng gây nên đau bụng dưới rốn, vùng chậu. Cơ quan dễ mắc sa tạng nhất như bàng quang, tử cung.

  Đây không phải là hiện tượng nguy hiểm cho sức khỏe thế nhưng nó dẫn tới cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp nhất là tăng áp lực lên trên thành âm đạo, cảm giác đầy bụng dưới rốn hay đau lúc quan hệ tình dục, thấy khó chịu khu vực háng hay thắt lưng.

  Bệnh lây qua đường tình dục

  Cảm giác đau buốt tại vùng bụng dưới rốn, vùng chậu là dấu hiệu của một số bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, bệnh lậu. Đây là 2 bệnh lý viêm nhiễm gây ra đau khu vực vùng chậu, chảy máu giữa chu kỳ, dịch âm đạo tiết ra không bình thường,…

  Đến đây chúng ta cũng đã biết được đau bụng dưới rốn có phải có thai không. Như đã đề cập ở bài viết, ngoài mang thai còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới rốn, bao gồm nhiều bệnh lý nguy hiểm mà chị em không nên chủ quan.

  Ngoài ra, để biết cách xử lý khi bị đau bụng kinh dưới rốn, bạn có thể nhấn vào KHUNG CHAT bên dưới để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh chóng.