Bị Zona Khi Đang Mang Thai / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bị Bệnh Zona Thần Kinh Khi Mang Thai

Mặc dù phổ biến ở những người lớn tuổi (trên 50 tuổi) nhưng phụ nữ mang thai cũng có thể là đối tượng tấn công của virus varicella zoster – tác nhân gây bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thần kinh khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng nhất định lên thai nhi, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách hạn chế tối đa ảnh hưởng đến trẻ và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai.

Bệnh zona là gì? Nguyên nhân gây bệnh zona khi mang thai

Zona thần kinh là bệnh lý đặc trưng bởi triệu chứng phát ban trên da kèm mụn nước (tập hợp thành chùm, giống như chùm nho) và cảm giác ngứa ngáy tại các vị trí lưng, eo, mặt (miệng, mắt, đôi tai). Nguyên nhân gây bệnh được cho là nhiễm virus varicella-zoster (VZV) – đây cũng là một loại virus gây bệnh thủy đậu.

Với bệnh nhân đã từng hồi phục sau đợt thủy đậu, virus varicella-zoster vẫn có thể trú ẩn trong hệ thần kinh và được kích hoạt khi gặp điều kiện phù hợp (chẳng hạn: sức đề kháng kém do già yếu, bệnh tật…). Nếu bị zona trong thai kỳ, bạn cần hết sức thận trọng.

Nguy cơ bị phơi nhiễm

Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy vậy, người bị truyền nhiễm có thể không mắc zona thần kinh mà bị thủy đậu trước.

Những người có tiền sử thủy đậu sẽ không thể bị bệnh zona thần kinh nhưng nếu đã từng bị zona thần kinh thì có thể mắc bệnh trong những lần sau.

Người bị bệnh zona chỉ có thể truyền virut sang người khác nếu người không bị nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với phát ban chưa lành. Nếu bạn đang mang thai và chưa bao giờ bị thủy đậu, nên hạn chế tiếp xúc với người bị zona và thủy đậu – kể cả khi họ vừa điều trị khỏi bệnh.

Triệu chứng bệnh zona khi mang thai

Trong thời gian đầu, các phụ nữ mang thai bị zona sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ran (thường là một bên) trong cơ thể hoặc khuôn mặt. Một số đối tượng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân như: sốt nhẹ, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiểu…

Sau hai đến ba ngày, tại vị trí đau rát, phát ban và các dát đỏ bắt đầu xuất hiện trên da. Kéo theo đó là sự xuất hiện của các chùm mụn nước (có hình dạng như chùm nho) căng cứng, khó vỡ. Khi vỡ, chúng có thể gây chảy máu. Tình trạng trên gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu và biến mất sau 2 – 4 tuần.

Phát ban trên da có thể biến mất sau 2 – 4 tuần nhưng cơn đau có thể tiếp diễn nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó. Hiện tượng này gây ra do dây thần kinh bị tổn thương (được gọi là chứng đau thần kinh sau zona).

Bị zona thần kinh khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Zona thần kinh có phạm vi ảnh hưởng thấp, chủ yếu tấp trung bên ngoài da và ít để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của zoan thần kinh có thể tăng lên nếu bệnh lý này phát sinh trong thai kỳ.

Virus Varicella zoster có thể xâm nhập vào bào thai, gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi. Nếu sản phụ mắc bệnh trong ba tháng đầu, thai nhi có thể bị dị tật hoặc gặp phải một số vấn đề sức khỏe bẩm sinh.

Từ tháng thứ tư trở đi, thai nhi đã dần hoàn thiện, khả năng virus ảnh hưởng hoặc gây tác động nghiêm trọng đến bào thai là rất hiếm.

Tuy nhiên, nếu virus hoạt động mạnh và gây bệnh thủy đậu, khả năng thai nhi bị ảnh hưởng là rất cao. Do đó, cần có biện pháp chủ động ngăn ngừa các vấn đề tiêu cực trước khi bước vào thai kỳ.

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh khi mang thai

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh rất đặc trưng nên dễ dàng nhận biết. Bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng bằng cách quan sát biểu hiệu lâm sàng. Ngoài ra, chuyên gia cũng có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm mẫu mô bệnh để kiểm tra sự tồn tại của virus varicella-zoster trong cơ thể, từ đó đưa ra kết luận chính xác.

Điều trị zona thần kinh khi mang thai an toàn

Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh zona, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định một số biện pháp khắc phục. Việc áp dụng một số biện pháp điều trị zona trong thai kỳ sớm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ đau thần kinh kéo dài.

Với các bà bầu, chuyên gia có thể chỉ định một số thuốc kháng virut như:

acyclovir (Zovirax)

famciclovir (Famvir)

valacyclovir (Valtrex)

Các loại thuốc này nên dùng càng sớm càng tốt để phát huy hiệu quả tối ưu. Thời điểm dùng thuốc kháng virus tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ khi triệu chứng bắt đầu biểu hiện trên cơ thể.

Ngoài các loại thuốc kê đơn, phụ nữ bị zona thần kinh khi mang thai cũng có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn (OTC) an toàn cho thai kỳ và biện pháp giảm đau tại nhà sau:

Chườm mát, tắm nước mát để giảm đau.

Mặc quần áo rộng.

Băng lại vùng da phát ban, mụn nước để hạn chế xây xác, tổn thương cơ học và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Dùng thuốc kháng histamin (chẳng hạn Benadryl), tắm bột yến mạch, bôi sản phẩm kem dưỡng da calamine để giảm ngứa).

Thuốc giảm đau không kê đơn aceminophen. Thận trọng khi dùng bất kỳ thuốc không kê đơn nào và chỉ nên sử dụng khi được chuyên gia cho phép. Phụ nữ đang mang thai không nên điều bằng NSAID trong nhưng tháng cuối của thai kỳ.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt hằng ngày để kiểm soát bệnh zona khi mang thai

Trong ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh zona và tăng tốc độ hồi phụ. Do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày, các bà bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:

Vitamin B12, B6.

Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm.

Thực phẩm giàu lysine. Lyssine được tìm tháy nhiều trong các loại đậu, thịt gà, sữa, pho mát.

Cam thảo (dùng với hàm lượng phù hợp).

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:

Đồ uống chứa cồn: rượu, bia

Các loại hạt hoặc sản phẩm được chế biến từ yến mạch, sô cô la, đậu nành, bột mì trắng, galetin, mầm lúa mì..

Ngũ cốc tinh chế

Chất béo.

Trong sinh hoạt hằng ngày

Hạn chế gãi.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát được làm từ chất liệu tự nhiên như cotton.

Có thể băng nhẹ vết thương để hạn chế ma sát.

Vệ sinh da hằng ngày bằng chất tẩy rửa có tính sát khuẩn dịu nhẹ.

Tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp. Tuy vậy, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và lo lắng về bệnh zona, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh. Nếu bạn đã mang thai, hãy tập thói quen sinh hoạt lành mạnh và thăm khám với chuyên gia khi có bất kỳ triệu chứng nào. Nhận biết và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bạn và thai nhi.

Khi Mà Phụ Nữ Mang Thai Bị Bệnh Zona Phải Làm Sao ?

Home ” Tin tức ” Khi mà phụ nữ mang thai bị bệnh zona phải làm sao ?

Bệnh zona thần kinhnó là 1 loại virus thuộc vào họ Herpes simplex gây phải bệnh. Loại Virus này chính là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu từ thời thơ ấu và nhưng chưa trị dứt mà nó còn tiếp tục ẩn nấp và gắn kết với ADN của hầu hết những tế bào trong hạch thần kinh giao cảm của tuỷ sống. giai đoạn phát triển của loại virus này bị đa số những bạch cầu kiềm chế.

Những biến chứng khí gặp phải bệnh zona bà bầu

Ta có thể coi bệnh zona là một loại bệnh lành tính nhưng nếu như không được chăm sóc và vệ sinh tốt cho cơ thể thì có thể gây ra những biến chứng lâu dài. Bệnh zona bà bầu có thể gây ra cực kỳ nhiều bệnh lý ở trong mắt như sẹo, viêm, Thậm chí là có thể phát sinh thành bệnh đa mắt đỏ nếu như bệnh zona bà bầu bị ở sắp mắt. đặc biệt là có trường hợp bị nặng có thể gây ra mù lòa.Nếu như nó có thể gây tổn thương vào dây đến thần kinh của thị giác thì nó sẽ gây mù mắt. ví dụ như ảnh hưởng gấy tổn thương tới dây thần kinh số VII thì có thể dẫn đến liệt mắt và mất thị giác. đặc trưng hơn lúc bị tổn thương ở não ra phải bệnh viêm não. Hơn nữa là giả sử như phụ nữ mắc bệnh zona bà bầu khi mang bầu thì vô cùng có nguy cao như hưởng tới thai nhi .

Một biến chứng phải gọi là rất đáng sợ nữa ấy là dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh herpes, nó chiến khoảng 1/5 trong số toàn bộ bệnh nhân mắc phải bệnh. Ngay cả lúc hiện tượng phát ban đã biến mất, thì hiện tượng đau dây thần kinh sau herpes vẫn có thể tồn tại, thậm chí nó có thể tồn tại trong nhiều năm liền. khi mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai thì có thể dẫn đến khả năng khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc là bệnh thủy đậu.

Phương pháp điều trị khi mắc bệnh zona bà bầu ?

Ngoài việc không được khiến những công việc nặng và cần nghỉ ngơi, thì chủ yếu là nên điều trị các dấu hiệu như lựa chọn các loại vitamin C và những loại thuốc giảm đau, ta phỉa lựa chọn kháng sinh uống và bôi thuốc kháng khuẩn tại những chỗ nổi lên . các loại thuốc kháng siêu vi trùng sử dụng để bôi hoặc uống thì chỉ được lựa chọn lúc bệnh đã nặng và nên nên theo chỉ định của bác sĩ da liễu. khi có cảm giác đau nhiều và đau mắt thì bạn nên nên đến bác sĩ thần kinh liền.

Bà Bầu Bị Zona Thần Kinh

Phụ nữ khi mang thai, hệ đề kháng suy giảm tạo điều kiện cho bệnh zona thần kinh bộc phát. Vậy bà bầu bị zona thần kinh có nguy hiểm không? Mời bạn cùng theo

1. Từng bị thủy đậu – dễ mắc bệnh zona thần kinh khi mang thai

Theo nghiên cứu, zona thần kinh là một loại bệnh do virus Herpes simplex gây ra. Loại virus này gây bệnh thủy đậu từ thuở nhỏ và tiếp tục ẩn nấp, được bạch cầu ức chế nên không thể tiếp tục gây bệnh. Và bất cứ ai, khi đã từng bị thủy đậu sẽ đều có thể yên tâm rằng bệnh không tái phát lại.

Tuy nhiên, đây lại là điều kiện thuận lợi để hình thành bệnh zona thần kinh ở bà bầu. Vì khi mang bầu, sức đề kháng suy giảm, virus Herpes simplex ẩn nấp trong các tế bào thần kinh vốn bị bạch cầu ức chế nay lại “vùng lên” và gây bệnh.

Phụ nữ khi mang thai, hệ đề kháng suy giảm tạo điều kiện cho bệnh zona thần kinh bộc phát.

2. Triệu chứng và biến chứng bệnh zona thần kinh ở bà bầu

Những triệu chứng sớm khi bà bầu bị zona thần kinh thường hay nhầm lẫn với bệnh giời leo gồm có: Đau rát và ngứa da như bị chim châm. Vài ngày sau có thể kèm theo sốt, ớn lạnh trong người, buồn nôn, tiêu chảy và tiểu khó. Đồng thời có thể phát ban, trên mặt vết ban đỏ có chùm mụn nước, bóng nước.

Vì là bệnh do virus thương tổn dọc theo đường truyền thần kinh nên bệnh zona thần kinh thường chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể tại mặt, ngực, bụng, lưng và tay chân. Cá biệt là những bệnh nhân già yếu, hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, sự tổn thương do bệnh zona có thể thấy ở cả hai bên cơ thể.

Biến chứng bệnh zona thần kinh ở bà bầu:

Bệnh zona thần kinh mang bản chất là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc, điều trị và vệ sinh tốt có thể gây ra các biến chứng như:

Gây những bệnh lý ở mắt như: Viêm, sẹo, sưng phồng mí mắt. Thậm chí là đau mắt đỏ nếu không may zona thần kinh xuất hiện ở vùng mặt, nhất là khi gần đôi mắt. Nguy hiểm hơn bệnh có thể dẫn tới tăng áp và có thể dẫn tới mù lòa về sau.

Đau dây thần kinh Herpes: Đây là biến chứng đáng sợ, chiếm khoảng 1/5 số bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh. Ngay cả khi tình trạng phát ban đã biến mất thì đau dây thần kinh sau herpes vẫn có thể tồn tại. Đôi khi lên đến nhiều năm.

Bệnh zona thần kinh mang bản chất là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc, điều trị và vệ sinh tốt có thể gây ra biến chứng

3. Bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bà bầu bị zona thần kinh ảnh hưởng thế nào đến thai nhi là lo lắng chung của nhiều người. Trên thực tế thì:

Bà bầu bị zona thần kinh về cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu vẫn cho rằng: Nếu như bị mắc bệnh zona thần kinh trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ bị ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện của bào thai.

Nếu mắc bệnh ở tháng thứ tư trở về sau thì khả năng bị dị tật ở bào thai sẽ hiếm xảy ra hơn. Nếu ở tháng thứ sáu mới bị zona thì khả năng bệnh ảnh hưởng đến thai nhi là rất thấp.

Tuy nhiên, để tránh bội nhiễm, khiến bệnh nặng hơn và để yên tâm hơn, khi bị zona thần kinh, bà bầu bị zona thần kinh nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và khám chữa bệnh sớm.

4. Cách phòng và điều trị bệnh zona thần kinh ở bà bầu

Theo các chuyên gia y tế, tỉ lệ bà bầu bị zona thần kinh xảy ra là rất thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn phòng bệnh hơn chữa bệnh, các mẹ bầu cũng cần lưu ý phòng chống và điều trị bệnh như sau:

Có thể tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai (ít nhất là sau 3 tháng từ khi tiêm mới nên có thai)

Tránh tiếp xúc với người hay dụng cụ cá nhân của người đang mắc bệnh zona hoặc bệnh thủy đậu.

Vệ sinh cơ thể thường xuyên, sạch sẽ. Tắm bằng nước ấm, sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau để điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

Không để mụn nước bể lây sang vùng da lành

Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm, rộng rãi, tránh cọ xát làm đau ( do khi bị bệnh zona thần kinh làn da sẽ trở nên nhạy cảm quá mức, đau ngay cả khi cọ xát với quần áo).

Bà bầu bị zona bôi thuốc gì? Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc Tây và Đông y kết hợp nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bị Cúm Khi Đang Mang Thai: Điều Trị Thế Nào?

Với phụ nữ mang thai, khi hệ miễn dịch suy giảm cùng với những thay đổi trong cơ thể có nguy cơ làm bệnh cúm lâu khỏi hoặc trầm trọng hơn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu và thực hiện các biện pháp điều trị cúm đúng cách.

1. Điều trị bệnh cúm

GS.TS.BS Phạm Nhật An chia sẻ cách điều trị cúm ở phụ nữ mang thai để không bị ảnh hưởng đến thai nhi 1.1 Các biện pháp khắc phục tại nhà

Khi bạn bị ốm khi đang mang thai, bước đầu tiên của bạn là:

Nghỉ ngơi nhiều.

Uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng và bổ sung một số chất khác đã bị mất đi do sốt.

Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bạn bị đau họng hoặc ho.

Ăn uống nhiều: Hãy tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch (cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina) và thực phẩm chứa nhiều kẽm (thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô).

Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể sử dụng:

Nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy mũi và làm dịu mô mũi bị viêm

Hít thở không khí ấm, ẩm để giúp nới lỏng tắc nghẽn; Máy xông hơi mặt, máy phun sương nóng hoặc thậm chí tắm nước nóng.

Súp gà giúp giảm viêm và làm dịu nghẹt mũi

Thêm mật ong hoặc chanh vào tách trà ấm khử cafein để giảm đau họng

Sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang

Vì sốt cao có thể gây hại, do đó bạn cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt an toàn, bao gồm:

Dùng thuốc hạ sốt (acetaminophen – Tylenol là cách an toàn nhất)

Tắm nước ấm

Uống nhiều đồ uống mát

Giữ quần áo và giường ngủ sạch sẽ

Nếu bạn đang biểu hiện các triệu chứng cúm khi mang thai thì phải đến các trung tâm y tế để được tư vấn và điều trị.

1.2 Điều trị tại bệnh viện

Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để tiếp tục điều trị. Mục đích điều trị tại bệnh viện là để đảm bảo bạn dùng đúng thuốc và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

Thuốc chống siêu vi rút: Tamiflu và các thuốc chống siêu vi khác là an toàn cho bà bầu. Thuốc được kê theo đơn của bác sĩ. Thuốc kháng vi-rút hoạt động tốt nhất nếu bạn sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.

Acetaminophen: Nếu bạn đang bị sốt, đau nhức hoặc nhức đầu khó chịu, thì thường được khuyên dùng các sản phẩm có chứa acetaminophen, chẳng hạn như Tylenol. Trước khi mua thuốc bạn cần tư vấn của bác sĩ về liều lượng thích hợp.

Thuốc chữa ho: Thuốc giảm đau (Mucinex), thuốc giảm ho (Robitussin hoặc Vicks 44) cũng như hầu hết các loại thuốc ho khác đều được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi bác sĩ về liều dùng thích hợp với tình trạng bệnh.

Thuốc xịt mũi: Hầu hết các thuốc xịt mũi có chứa steroid đều tốt để sử dụng trong thai kỳ. Bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ về tên thuốc và liều lượng. Nước muối và thuốc xịt thường an toàn, có thể giúp làm sạch và giữ ẩm cho mũi.

Thuốc kháng histamin: Benadryl và Claritin có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai với điều kiện bác sĩ cho phép. Một số bác sĩ khuyên bà bầu nên tránh những thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bạn nên nhớ rằng: Không bao giờ dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Bạn cũng không nên từ chối dùng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn vì nghĩ các loại thuốc đều có hại trong thai kỳ. Khi bị cúm, bạn nên được điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho bạn và em bé.

2. Các loại thuốc nên tránh khi mang thai

Một số loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng cúm khi bạn không mang thai nhưng lại không phù hợp với bà bầu vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Bao gồm:

Một số thuốc giảm đau: Aspirin, ibuprofen (Motrin hoặc Advil) hoặc naproxen (Aleve) không an toàn khi mang thai vì chúng có thể gây hại cho mẹ và bé.

Hầu hết các thuốc thông mũi: Nên tránh dùng thuốc thông mũi như Claritin-D, Sudafed hoặc DayQuil (những thuốc có phenylephrine và pseudoephedrine có thể được dùng cho phụ nữ mang thai nhưng phải dưới sự chấp thuận của bác sĩ).

Một số thuốc xịt mũi: Tránh xa thuốc xịt thông mũi không steroid có chứa oxymetazoline (Afrin) trừ khi được bác sĩ cho phép. Bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc này hoặc sử dụng hạn chế (1 – 2 lần/ngày) sau 3 tháng đầu của thai kỳ.

Biện pháp vi lượng đồng căn: Không được phép dùng Echinacea hoặc các chất bổ sung khác (kẽm và vitamin C) mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

3. Tiêm phòng cúm có an toàn khi mang thai không?

Tiêm vắc-xin cúm được chứng minh là an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, vắc-xin dạng xịt mũi cúm (LAIV) không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai.

Ngoài lợi ích ngăn ngừa mẹ khỏi bệnh cảm cúm khi mang thai, vắc-xin cúm còn có nhiều lợi ích tích cực cho thai nhi. Khi người mẹ được tiêm vắc-xin, các kháng thể được truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai. Việc tiêm phòng có thể bảo vệ trẻ sơ sinh đến 6 tháng sau khi sinh.

Tiêm phòng cúm cũng được chứng minh là an toàn cho các bà mẹ đang cho con bú, vì các kháng thể truyền qua sữa mẹ vô hại với trẻ.

4. Các biện pháp phòng bệnh cúm

Khi mang thai, cơ thể bà bầu sẽ có một hệ thống miễn dịch yếu hơn. Hệ thống miễn dịch yếu hơn làm bạn dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn.

Phụ nữ mang thai cũng có nhiều khả năng bị biến chứng cúm hơn so với phụ nữ không mang thai. Những biến chứng này có thể bao gồm viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang.

Tiêm vắc-xin cúm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng, giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và em bé trong tối đa 6 tháng sau khi sinh, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Vì vậy, điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai là được cập nhật về lịch tiêm chủng.

Một số hoạt động khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

Rửa tay thường xuyên

Ngủ đủ giấc

Chế độ ăn uống lành mạnh

Tránh tiếp xúc gần gũi với gia đình hoặc bạn bè bị bệnh

Tập thể dục thường xuyên

Giảm căng thẳng

Bệnh cúm có thể gặp phải ở mọi đối tượng, nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai, những người thường có thể trạng và sức đề kháng kém. Khi mắc phải bệnh cúm trong tam cá nguyệt thứ nhất, cả mẹ và thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như gây sảy thai, dị tật thai nhi,… Vì thế, việc tiêm vắc-xin phòng cúm trước và trong khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết. Ngoài việc tiêm chủng thì việc chăm sóc, khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa sản là rất quan trọng. Bởi trong quá trình mang thai, người mẹ có thể dễ dàng mắc các căn bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có đầy đủ các loại vắc-xin dành cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và các loại vắc-xin có thể tiêm trong thai kỳ. Theo đó, toàn bộ vắc-xin hiện đang có mặt tại Vinmec đều được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ, Bỉ, Pháp nên đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt và được bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, đạt tiêu chuẩn GSP giúp vắc-xin luôn giữ được chất lượng tốt nhất đến khách hàng. Không dừng lại ở đó, khi thực hiện tiêm chủng vắc-xin tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được khám sàng lọc trước tiêm để sàng lọc các vấn đề về sức khỏe cũng như được tư vấn về phác đồ tiêm cho hiệu quả tốt nhất. Sau khi tiêm chủng, Quý khách hàng sẽ được theo dõi các phản ứng sau tiêm để đảm bảo sự an toàn tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.