Cách Chữa Dị Ứng Mẩn Ngứa Cho Bà Bầu / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Tại Sao Bà Bầu Thường Bị Dị Ứng Nổi Mẩn Ngứa?

hời kì mang thai có thể nói là giai đoạn hạnh phúc nhưng cũng vất vả nhất của các chị em. Lúc này, bà bầu thường bị dị ứng nổi mẩn ngứa khắp người khổ cực vô cùng. Chứng bệnh ngoài da thêm với tình trạng ốm nghén cánh màu râu không thể nào cảm nhận và thấu hiểu đủ.

Chắc hẳn các chị đều tự hỏi tại sao bình thường chẳng bao giờ bị ngứa da hay có mẩn gì nhưng đến khi mang bầu các chứng này lại kéo đến hành hạ mỗi ngày. Chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bà bầu thường bị dị ứng mẩn ngứa do đâu?

Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ có nhiều thay đổi cả ở trong lẫn ở ngoài, những sự thay đổi này vô tình dẫn đến nhiều rắc rối như ốm nghén, táo bón, dị ứng ngoài da.

Chị Hoàng Thùy, 25 tuổi, Hà Nội đang mang thai đứa con đầu lòng có chia sẻ: “Từ ngày em có thai đúng là sướng như tiên, ông xã với mẹ chồng chiều chuộng hết mực, em mang thai được 5 tháng rồi, mới đầu cũng không thấy khó khăn gì nhưng 1 tháng lại đây không biết sao mà em bị ngứa người điên cuồng, khó chịu không tả được, mấy chị đồng nghiệp có nói đây là hiện tượng thường bị khi có thai. Có ngứa em cũng cố chịu chứ chả dám uống thuốc gì vì sợ con bị ảnh hưởng, chỉ mong bệnh mau hết đỡ khổ”.

Có thể các chị em chưa biết, dị ứng mẩn ngứa trong thời gian mang bầu là cực kỳ phổ biến. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh dị ứng mẩn ngứa trên da khiến các chị muốn điên đầu vì ngứa ngáy chính là do một số yếu tố sau đây:

1. Sự thay đổi của hormone estrogen

Sự thay đổi các loại hormone trong thai kỳ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chị em phụ nữ. Đây là một trong những sự chuẩn bị cần thiết cho quá trình sinh nở của người mẹ. Tuy nhiên khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi cũng có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng đi kèm trong các hoạt động khác của người mẹ.

Tác động của sự thay đổi hormone estrogen và một số hormone khác sẽ gây ra một số xáo trộn nhất định như:

Kéo theo sự giãn nở của hệ thống tĩnh mạch, gây ngứa da âm ỉ, nổi mẩn ngứa.

Xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, đại tiện khó, thèm ăn uống.

Da dẻ thay đổi màu sắc do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone trong thai kỳ.

Nhiều trường hợp, các dấu hiệu ngoài da chỉ xuất hiện trong một số thời điểm nhất định trong thai kỳ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp các dấu hiệu ngứa da, dị ứng, sẽ xuất hiện thường xuyên trong suốt thời gian mang thai và chỉ bắt đầu ổn định dần một thời gian sau sinh.

2. Dị ứng mẩn ngứa trong thai kỳ do rạn da

Đặc điểm đáng chú ý ở chị em phụ nữ khi mang thai đó chính là quá trình tăng cân nhanh chóng. Nhiều chị phát hoảng khi thấy cơ thể thon thả trước kia phát phì khổng lồ khi mang thai. Tăng cân khiến lớp da ngoài, nhất là da bụng cũng giãn hết cỡ và có thể bị rạn, nứt gây ngứa, đau rất khó chịu.

Những khu vực thường bị cơn ngứa hành hạ nhiều nhất chính là bụng, ngực, hai bên đùi, bên hông. Biểu hiện thường thấy là các nốt ban màu hồng nhạt, có thể thêm mụn đỏ chủ yếu mọc thành đám. Hay có chị em cơ địa dị ứng lại bị nổi mẩn ngứa khắp người, đôi khi có cả mề đay.

3. Dị ứng mẩn ngứa do các bệnh ngoài da

Đối với chị em phụ nữ trong thai kỳ, hệ thống miễn dịch sẽ tương đối yếu hơn so với những thời điểm khác trong năm. Đây cũng là lý do chị em dễ bị mắc thêm các bệnh ngoài da gây ra tình trạng mẩn ngứa, tạo ra cảm giác khó chịu ngoài da.

Mặt khác, tình trạng dị ứng mẩn ngứa do các bệnh ngoài da tái phát trong thai kỳ cũng không hiếm gặp, đặc biệt là ở những chị em đã từng có tiền sử bị dị ứng, mẩn ngứa trước khi mang thai. Khi bước vào thai kỳ sẽ dễ tái phát các triệu chứng này gây ra khó chịu nhiều hơn cho bệnh nhân.

Những bệnh ngoài da có thể gây mẩn ngứa, dị ứng dễ mắc phải trong thai kỳ gồm có:

Bệnh viêm nang lông.

Bệnh viêm da bọng nước.

Tăng tiết mồ hôi trong thai kỳ.

4. Các vấn đề về gan mật

Những vấn đề về gan mật là một trong những yếu tố góp phần gây ra tình trạng khó chịu và ngứa da. Ở các chị em phụ nữ trong thời gian mang thai, tình trạng rối loạn các vấn đề về gan mật cũng có thể dẫn đến tình trạng ngứa da, dị ứng. Các rối loạn này thường xuất hiện chủ yếu vào tuần 20 – 21 trong thai kỳ, phổ biến ở một số bệnh nhân.

Cải thiện tình trạng ngứa da ở bà bầu trong thai kỳ

Đối với chị em phụ nữ trong thai kỳ, các loại thuốc thường sử dụng rất hạn chế và thận trọng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu biểu hiện dị ứng không nghiêm trọng thì các mẹ có thể tìm đến những cách chữa nổi mẩn ngứa khi mang thai đơn giản như:

Dùng nước tắm ngoài da (nấu từ các loại thảo dược như lá khế, kinh giới, cây chút chút,…).

Nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da như mật ong, các loại hoa quả giàu vitamin để giúp đẩy lùi tình trạng ngứa da khó chịu.

Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là các loại thực phẩm mà cơ thể bạn có tiền sử ngứa ngáy, dị ứng.

Chú ý bổ sung nước đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngoài da.

Hạn chế cào, gãi ngoài da khi bị ngứa để tránh những ảnh hưởng khó chịu kéo dài dai dẳng hơn.

Chọn các loại sữa tắm có độ pH vừa phải để hạn chế tình trạng ngứa ngáy và khô da. Hạn chế sử dụng các loại các loại sản phẩm chăm sóc da có nồng độ baz cao, dễ gây kích ứng, dị ứng với da.

Bà Bầu Bị Bị Ứng Mẩn Ngứa Phải Làm Sao?

“Bác sĩ ơi, giúp em với em đang cảm thấy rối quá. Chả là em đang mang thai ở tháng thứ 4, không biết dạo này sao mà em cứ hay bị ngứa khắp người, nhất là về đêm có hôm mất ngủ vì ngứa. Em cũng ngại dùng thuốc sợ ảnh hưởng đến bé. Chuyên gia cho em hỏi khi bà bầu bị dị ứng phải làm sao ạ ? Em xin cảm ơn ( Hạ Vy – Bình Phước)

Câu hỏi của bạn Hạ Vy về vấn đề Bà bầu bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao cũng là một trong những câu hỏi được nhiều bạn đọc gửi đến cho chúng tôi trong thời gian gần đây. Xin gửi đến các bạn những thông tin sau:

Bà bầu bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao ?

Thời kì mang thai, rất nhiều mẹ phải đối diện với nguy cơ bị dị ứng mẩn ngứa. Đó là do nội tiết tố thay đổi, men gan tăng cao, chế độ ăn uống, dùng thuốc kháng sinh… Chúng ta không nên chủ quan, coi thường triệu chứng dị ứng mẩn ngứa. Vì càng để lâu không điều trị những biểu hiện bệnh sẽ càng nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong thời kì mang thai, việc dùng thuốc điều trị rất nhạy cảm vì có thể tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, chúng ta cần phải chọn những phương pháp điều trị an toàn. Chúng tôi xin đưa ra những biện pháp an toàn mà mẹ bầu nên áp dụng như sau.

Chúng ta có thể áp dụng các bài thuốc dân gian rất an toàn do sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. Đây là những bài thuốc được ông cha ta đúc kết kinh nghiệm, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo ngay các bài thuốc sau:

Nếu không biết bà bầu bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao thì hãy dùng lá khế. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có thể áp dụng lá khế trong bài thuốc chữa bệnh dị ứng mẩn ngứa cho mẹ bầu. Theo Đông y, nguyên liệu này có vị chua ngọt, tính bình có tác dụng tân sinh giải khát, phong nhiệt giải độc hiệu quả, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh ngoài da. Chúng ta có thể áp dụng bài thuốc này như sau:

Lấy 1 nắm lá khế rửa thật sạch rồi dùng tay vò nát lá.

Cho lá vào nồi nấu với 2 lít nước cho sôi lên, rồi cho thêm 1 muỗng muối để tăng công dụng kháng khuẩn.

Dùng nước này để tắm, lấy bã lá chà xát lên vùng da bị dị ứng mẩn ngứa.

Áp dụng cách này hàng ngày, bạn sẽ thấy sau một tuần những biểu hiện bệnh sẽ giảm hẳn.

Không chỉ y học cổ truyền mà khoa học hiện đại cũng công nhận khả năng chữa bệnh của loại lá này. Trong lá tía tô có chứa nhiều vitamin A, vitamin C cùng hàng loạt chất khoáng như P, Fe, Ca… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn. Nhờ vậy mà loại lá này có thể điều trị dị ứng mẩn ngứa hiệu quả.

Hàng ngày da của chúng ta ra nhiều mồ hôi, tiếp xúc với rất nhiều khói bụi, ô nhiễm môi trường. Vì vậy mà mẹ bầu càng phải chú ý đến các biện pháp bảo vệ da nếu không may bị dị ứng mẩn ngứa. Cụ thể nên tham khảo một số điều như sau:

Lấy một nắm lá tía tô rửa thật sạch.

Giã nát lá tía tô cùng một ít muối hột rồi vắt lấy nước cốt.

Dùng bông gòn thấm nước lá tía tô bôi lên vùng da bị tổn thương.

Để yên trong vòng 10 phút bạn sẽ thấy những cơn ngứa giảm dần.

Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy bệnh được cải thiện trong thời gian ngắn.

Vệ sinh da thường xuyên bằng các sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng. Đồng thời không nên dùng nước nóng để tắm sẽ làm da bị khô, tạo điều kiện cho những cơn ngứa bùng phát.

Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm để bôi lên vùng da bị ngứa và khô rát. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm dưỡng ẩm, bạn nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Cách tốt nhất là nên dùng trước ở một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục bôi lên các vùng da khác.

Mặc những trang phục thoải mái, tránh gò bó, cọ xát lên vùng da bị tổn thương. Những trang phục thật rộng, với chất liệu mềm mại, co giãn là sự lựa chọn cho nhiều mẹ bầu.

Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Cho Bà Bầu Hiệu Quả Và An Toàn Nhất

Khi mang thai, trong cơ thể người mẹ có một sự thay đổi lớn về hoocmôn. Trong đó, nhau thai sẽ sản xuất và sản sinh ra một lượng lớn estrogen, từ các estrogen lại có thể làm tăng quá trình sản xuất chất nhầy gây ra sưng, phù nề bên trong niêm mạc mũi. Ngoài ra khi mang thai, lượng máu trong cơ thể của người mẹ cũng có thể tăng lên, điều này sẽ tác động và gây sưng tấy ở các mạch máu nhỏ trong niêm mạc mũi, hậu quả là tắc nghẽn trong các mô xung quanh. Tất cả những điều đó sẽ kích thích niêm mạc mũi phản ứng với những yếu tố tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, phấn hoa…. và gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng.

Những biểu hiện viêm mũi dị ứng khi mang thai

Ở phụ nữ mang thai, khi bị viêm mũi thường có những triệu chứng như:

– Ngứa mũi

– Chảy nước mũi

– Tắc, ngạt mũi

– Ho khan dai dẳng

– Hắt hơi, sổ mũi

– Cơ thể sốt

Những triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời nhưng cũng có thể chỉ xuất hiện 1 – 2 triệu chứng điển hình nhất.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có gây nguy hiểm không?

Xét về bản chất, bệnh viêm mũi dị ứng trong giai đoạn thai kì không gây nên nguy hiểm thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chính những triệu chứng của bệnh lại gây nên những phiền toái và mệt mỏi cho người chị em.

Đặc biệt trong thai kỳ, nếu viêm mũi dị ứng không được điều trị hiệu quả nó sẽ có thể gây một số vấn đề sức khỏe như:

✅ Gây áp lực đến tai: Khi đó, thai phụ có thể bị ù tai, đau ở tai, hoặc nặng hơn là nhiễm trùng gây viêm tai giữa.

✅ Gây nhiễm trùng, viêm xoang: Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến tắc nghẽn các ống dẫn lưu xoang, hậu quả khiến cho xoang bị nhiễm trùng nặng.

✅ Gây hen suyễn: Khi viêm mũi dị ứng, tình trạng các chất dịch bị tắc nghẽn không được đẩy ra ngoài sẽ rất dễ bị chảy xuống vùng cổ họng và gây nên chứng hen suyễn.

Điều trị viêm mũi dị ứng trong thai kì như thế nào?

Việc điều trị viêm mũi trong thai kì là vấn đề rất quan trọng. Bởi đây là thời điểm nhạy cảm. Các chị em khi lựa chọn bất cứ một phương pháp nào cũng cần có ý kiến tư vấn của các bác sỹ điều trị. Các chị em có thể áp dụng theo một số cách chữa viêm mũi dị ứng điển hình sau đây:

✅ Nhóm thuốc kháng histamin: Các thai phụ nên sử dụng nhóm thuốc kháng histamin thế hệ hai được bào chế ở dạng xịt sẽ tốt hơn. Đồng thời nên chú ý sử dụng đúng liều lượng, thời gian như chỉ định của bác sỹ điều trị.

✅ Glucocorticoid dạng xịt mũi: Đây cũng là một loại thuốc trị viêm mũi dị ứng được đánh giá là an toàn đối với những phụ nữ đang trong thai kì. Loại thuốc này có thể nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng bệnh, tuy nhiên các thai phụ nên nhớ chỉ được sử dụng ở liều thấp nhất.

✅ Natri cromolyn xịt mũi: Đây thực chất là một dạng nước muối có thể được dùng để nhỏ hoặc xịt vào hốc mũi. Giải pháp này được coi là khá an toàn, và ưu việt cho các thai phụ khi đối mặt với tình trạng viêm mũi dị ứng.

Bài thuốc 1:

Dùng hoa cứt lợn tươi 1 lá, lá khế tươi 2 lá , lá bạc hà tưới từ 2 tới 3 lá nghiền nát rồi cho vào gạc rồi cho vào mũi mỗi bên 15p.

Bài thuốc 2:

Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g, đem sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ mũi, mỗi ngày 3 lần.

Lấy kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g, rồi sắc trong 300ml nước còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.

Dùng thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu

Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên xuống hai huyệt Nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra bằng đường miệng.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho phụ nữ mang thai bằng óc lợn hấp trứng gà

Đây không chỉ là một bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, an toàn mà nó còn là món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe cho những chị em đang mang bầu.

Để làm món ăn này, các chị em hãy chuẩn bị 1 chiếc óc lợn, lọc bỏ các gân máu, sau đó đem rửa sạch và cho vào trong một chiếc bát con. Tiếp đến, đập 2 quả trứng gà vào trong bát óc đó, đánh nhuyễn cùng 1 chút đường phèn và rượu trắng, rồi đem hấp chín. Nên ăn nóng sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

Gừng tươi có tính kháng viêm tự nhiên hiệu quả. Do vậy mọi người có thể dùng nó để chế biến thành một ly trà gừng thơm cay. Với bài thuốc đơn giản này, các triệu chứng viêm mũi dị ứng của chi em sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Lời khuyên cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng

✅ Tránh xa những mầm bệnh có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp như khói bụi, khói thuốc lá, thời tiết thay đổi, gió lạnh… Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, môi trường sống, môi trường làm việc để các vi khuẩn – vi rút không còn cơ hội sinh sôi.

✅ Trong ngày nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép rau củ quả có chứa nhiều vitamin C.

✅ Thường xuyên vận động bằng những bài taoạ nhẹ nhàng để vừa đảm bảo tăng sức đề kháng cho cơ thể mà vẫn đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.

Trong nhiều năm nay, bằng phương pháp đông y và bài thuốc quý thầy thuốc bs Nguyễn Thùy Dung đã chữa “Dứt Điểm” cho hàng ngàn bệnh nhân trên cả nước. Giúp họ trở lại cuộc sống bình thường và thoát khỏi những mệt mỏi khổ sở. Bài thuốc này được các chuyên gia đánh giá rất cao và nay đã được áp dụng rộng rãi nhờ vào đó mà hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi bệnh. Nếu các chị em cũng đang khổ sở vì viêm mũi dị ứng hãy liên hệ ngay với bác sỹ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị:

Bác Sỹ Nguyễn Thùy Dung SĐT: 0976.398.185.

Địa chỉ số nhà 25 – Ngõ 198 – Đường Trần Cung – Cổ Nhuế – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Ngứa Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách Chữa

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa là hiện tượng khá thường gặp trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra tâm lý lo lắng cho thai phụ. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như cách chữa dị ứng mẩn ngứa cho bà bầu.

Triệu chứng nổi mẩn ngứa khi mang thai

Hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này được biểu hiện bằng sự xuất hiện của những mảng sần, đốm đỏ, hồng như phát ban ở trên da và đi kèm là cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, châm chích rất khó chịu.

Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng mề đay mẩn ngứa khi mang thai này là kết quả quá trình phản ứng quá mẫn của cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn… Khi tiếp xúc với cơ thể mẹ bầu, các tác nhân này sẽ kích thích cơ thể mẹ giải phóng Histamin – một chất trung gian hóa học có trong các phản ứng dị ứng. Hoạt chất này có tác dụng làm tăng tính thấm thành mao mạch dưới da, gây ra tình trạng khô rát, ngứa ngáy rất khó chịu.

Thông thường, bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở bụng đầu tiên, sau đó có thể sẽ lan rộng ra những vùng da bị kéo căng khác như đùi, mông, chân, mặt,… Nghiêm trọng hơn, có những bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu nặng nề và gặp phải các triệu chứng nặng hơn như sưng phù mí mắt, môi hoặc lưỡi,…

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?

Trên thực tế tình trạng bà bầu bị ngứa và nổi mẩn đỏ không quá nguy hiểm. Đây là một hiện tượng phổ biến mà rất nhiều phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải. Thông thường các triệu chứng sẽ chỉ kéo dài vài ngày và tự biến mất mà không cần phải can thiệp y tế.

Tuy nhiên, với một số người có cơ địa dị ứng, hiện tượng này có thể kéo dài dai dẳng từ vài tuần tới vài tháng, tái đi tái lại nhiều lần. Việc này khiến cho bà bầu phải chịu đựng sự ngứa ngáy, khó chịu kéo dài, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và cả thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không nên chủ quan trước hiện tượng mẩn ngứa này. Một số trường hợp dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, suy thai, thai chết lưu hoặc hình thành tổn thương vĩnh viễn đối với bào thai.

Vì vậy, khi gặp hiện tượng nổi mẩn ngứa khi mang thai, các bà bầu không nên chủ quan, cần theo dõi kỹ lưỡng để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời khi cần thiết. Đặc biệt, khi xuất hiện những biểu hiện bất thường như: khó thở, thở khò khè, họng đau, toàn thân mất sức,… mẹ cần hết sức cảnh giác và nên đi thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn ngứa

Hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa tuy phổ biến nhưng cũng không phải xảy ra ở 100% phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường được chỉ ra gồm có:

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ: Cụ thể là do sự gia tăng đột ngột của hormone estrogen, progesterone,… khiến cho cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến hiện tượng da khô, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Sự thay đổi ở cấu trúc mô của da: Sự phát triển về kích thước của thai nhi cùng với việc tăng cân khiến cho vùng mô da ở bụng và các bộ phận khác như mông, đùi, ngực,… bị làm căng, làm giãn. Lúc này, cấu trúc mô ở da bị phá vỡ và trở nên mỏng và căng hơn, dễ làm bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người khi có kích ứng.

Sự thay đổi chế độ dinh dưỡng khi mang thai: Khi có em bé, người mẹ thường chú ý bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm thức ăn nhiều đạm. Trong khi đó lại thiếu hụt một số loại thực phẩm do tình trạng nôn nghén. Việc thiếu hoặc thừa nhóm dinh dưỡng nào cũng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa.

Bổ sung dược phẩm không phù hợp: Hệ miễn dịch có thể xảy ra phản ứng chống lại một số loại dược phẩm thường được bổ sung cho bà bầu như sắt, canxi, vitamin,… và gây nên tình trạng mẩn ngứa.

Cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu

Cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu bằng phương pháp dân gian

Tắm gội bằng nước ấm: Bà bầu bị nổi mẩn ngứa nên tắm gội bằng ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh (khoảng từ 24 – 37 độ) để giúp vệ sinh da sạch sẽ, làm thông thoáng lỗ chân lông và đồng thời xoa dịu những triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy một cách hiệu quả.

Sử dụng tinh dầu dưỡng da: Một số loại tinh dầu tự nhiên như bạc hà, đinh hương, hoa cúc,… vừa có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa ngáy, phục hồi vùng da tổn thương lại vừa giúp dưỡng ẩm cho làn da thêm mềm mại.

Uống trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc lành tính như trà hoa cúc, astiso, chè vằng,… có tác dụng thải độc, thanh lọc cơ thể rất tốt, giúp hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng nổi mẩn ngứa khi mang thai hiệu quả. Bên cạnh đó thức uống này còn giúp thai phụ an thần và thư giãn.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Trong thai kỳ, việc sử dụng thuốc Tây luôn được các bà bầu hết sức hạn chế. Tuy nhiên trong trường hợp dị ứng ở dạng nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi thì vẫn sẽ cần dùng đến các loại thuốc Tây để điều trị nhanh chóng.

Ưu điểm của thuốc Tây y đó là mang đến hiệu quả rõ rệt chỉ trong thời gian ngắn, giúp bà bầu nhanh chóng giảm ngứa, biến mất những nốt mẩn đỏ. Các loại thuốc thường được chỉ định cho bà bầu bị nổi mẩn ngứa sẽ có tác dụng kháng Histamin giúp giảm ngứa, chống viêm hiệu quả và cần có hoạt lực thấp, lành tính để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi sử dụng thuốc Tây y để chữa nổi mẩn ngứa khi mang thai, bà bầu cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể, chính xác. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.

Cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu bằng phương pháp Đông y

Đông y là cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu an toàn lại hiệu quả nhờ cơ chế tác động từ trong ra ngoài, giải quyết từ gốc rễ, căn nguyên gây ra bệnh. Theo quan niệm của Đông y, tình trạng nổi mẩn ngứa khi mang thai xuất hiện là do cơ thể thai phụ bị suy nhược, rối loạn khí huyết, các chức năng gan, thận bị suy giảm dẫn đến sự khó khăn trong bài tiết độc tố của cơ thể.

Để giải quyết tận gốc vấn đề, các bài thuốc Đông y sẽ vừa điều trị triệu chứng, tiêu sưng giảm ngứa, đồng thời vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung khí huyết để ngăn chặn bệnh tái phát. Bên cạnh đó, một số bài thuốc đông y còn mang lại tác dụng an thai, dưỡng thai, rất phù hợp trong thời gian điều trị mẩn ngứa của các mẹ bầu.

Các bài thuốc Đông y tuy không mang đến tác dụng tức thời nhưng lại rất an toàn cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các thai phụ cần tìm đến các bệnh viện, nhà thuốc Đông y uy tín và kiên trì sử dụng để nhanh chóng đạt được hiệu quả điều trị.

Lưu ý trong chăm sóc và phòng ngừa mẩn ngứa ở bà bầu

Sử dụng quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây bí bách cho cơ thể.

Tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm (từ 34 – 37 độ) và tránh sử dụng những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh gây kích ứng da.

Giữ không gian sống luôn khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh: tăng cường thực phẩm giàu omega – 3, vitamin C và chất xơ,… hạn chế thực phẩm quá nhiều chất đạm, dầu mỡ và cay nóng,…

Sinh hoạt điều độ: ngủ đủ giấc và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.

Để chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay, mẩn ngứa cho bà bầu hiệu quả, cần kết hợp với một số những lưu ý sau trong sinh hoạt và dinh dưỡng:

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa không phải là một hiện tượng quá nguy hiểm, vậy nên các thai phụ không cần quá lo sợ khi gặp phải. Tuy nhiên các mẹ cũng đừng nên lơ là cảnh giác trước tình trạng này bởi chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi nếu không được quan tâm chăm sóc đúng cách. Nắm vững các kiến thức cơ bản và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để mẹ bầu tránh xa những nguy hiểm có thể xảy ra.