Cách Điều Trị Mang Thai Ngoài Dạ Con / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Dấu Hiệu Mang Thai Ngoài Dạ Con Và Cách Chữa Trị

Dấu hiệu mang thai ngoài dạ con (tử cung) có thể giống như những triệu chứng thai kì bình thường khác như trễ kinh, căng tức ngực hay buồn nôn. Do đó, mọi mẹ bầu nên có kiến thức và theo dõi liên tục những thay đổi của cơ thể trong thai kì.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ cứ khoảng 1.000 người bà bầu sẽ có từ 4-10 người có thai ngoài tử cung. Trong đó có tới 15% số phụ nữ có tiền sử có thai ngoài dạ con bị tái phát.

Ngay khi biết mình có thai, mẹ bầu cần đi siêu âm để kiểm tra xem thai đã vào tử cung hay chưa. Trường hợp tuần thai chưa đủ để thai vào dạ con, các bác sĩ sẽ hẹn bạn đến kiểm tra sau 1 – 2 tuần nữa. Nếu nghi ngờ thai đã làm tổ ngoài tử cung, các chuyên gia sẽ thực hiện siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để xác định vị trí túi thai.

Dấu hiệu mang thai ngoài dạ con

Bên cạnh các dấu hiệu như trễ kinh, căng tức ngực hay buồn nôn, những triệu chứng khác bao gồm:

Ra máu âm đạo bất thường: Đây là dấu hiệu của chửa ngoài dạ con đầu tiên. Việc ra máu chút ít ở vùng kín đôi khi mẹ bầu không để ý hoặc nhầm tưởng là dấu hiệu có thai chứ không nghĩ là cảnh báo sảy thai hay mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên khi ống dẫn trứng bị vỡ, phụ nữ sẽ bị xuất huyết âm đạo ồ ạt.

Đau vùng bụng dưới và đau lưng: Bạn sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới. Nhiều trường hợp còn bị đau bụng mót rặn giống như táo bón. Tình trạng đau bụng kéo dài, đau âm ỉ khó chịu, đôi khi có thể đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo. Mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển.

Nồng độ HCG trong máu giảm dần: Nếu bạn có thai kì bình thường, lượng HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai nhưng nếu qua dụng cụ thử thai lại thấy mức độ HCG tăng chậm hoặc đứng yên. Đây lý do vì sao một số chị em cảm nhận bản thân có dấu hiệu mang thai nhưng thử thai lại không thấy 2 vạch.

Tùy diễn tiến của thai ngoài tử cung, thường có ba cách điều trị thai ngoài tử cung:

Điều trị bằng thuốc

Phẫu thuật

Theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai

Nếu khối thai ngoài tử cung đã vỡ hoặc gây các biến chứng như chảy máu trong ổ bụng thì phẫu thuật cấp cứu là bắt buộc để cứu tính mạng của người mẹ.

Thai to, có nguy cơ vỡ: ưu tiên lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

Khối thai nhỏ, chưa vỡ nhưng không tự thoái triển: có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Khối thai tự thoái triển: có thể theo dõi đến khi khối thai tự thoái triển hoàn toàn.

Không phải tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật. Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tốt hơn hết, hãy trao đổi với bác sĩ về lợi và hại của từng phương pháp, mong muốn của bản thân và tiến triển của bệnh để được tư vấn chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây ra mang thai ngoài tử cung

Lý do hàng đầu khiến thai phụ mang thai ngoài tử cung là viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia, hoặc do nạo phá thai.

Do tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh, mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hậu quả của việc từng phẫu thuật vòi trứng…

Phụ nữ nghiện thuốc lá, sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá. Chất độc nicotin là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thai ngoài tử cung vì nó phá hủy các nhung mao trên thành ống dẫn trứng, giảm cử động vòi trứng khiến quá trình hợp tử di chuyển về tử cung khó khăn.

Những Điều Phải Biết Về Chửa Ngoài Dạ Con

Chửa ngoài dạ con có thể có thai lại không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 25 tuổi, lấy chồng được 4 năm nhưng vẫn chưa có con. Cách đây 6 tháng cháu bị chửa ngoài dạ con. Cháu muốn hỏi bác sĩ là cháu có thể có con được nữa không và nên làm gì để sớm mang thai trở lại?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Cháu bị chửa ngoài dạ con, nếu đã phẫu thuật và cắt 1 bên buồng trứng, cháu vẫn có thể mang thai và đẻ con bình thường. Để sớm có thai hai vợ chồng cháu nên sinh hoạt tình dục đều đặn, xác suất thụ thai sẽ cao hơn nếu quan hệ tình dục nhiều lần trong khoảng thời gian xung quanh ngày rụng trứng và vào ngày rụng trứng.

Chúc cháu khỏe!

Sau khi mổ chửa ngoài dạ con 1 năm, bao lâu nữa có con là tốt?

Chào bác sĩ!

Em năm nay 22 tuổi, em đi mổ chửa ngoài dạ con được gần 1 năm nay rồi. Hiện tại em muốn có con có được không? Chu kỳ kinh nguyệt của em là ngày đầu thấy kinh là ngày 16 và tới ngày 21 thì sạch. Ngày rụng trứng là ngày bao nhiêu? Xin bác sĩ giải đáp giúp.

Em cảm ơn!

Em đã mổ thai ngoài tử cung được gần 1 năm và hiện tại đang muốn có thai. Tuy nhiên, thời gian có thai lại tùy thuộc vào sức khỏe của em, vị trí thai ngoài tử cung lần trước, tình trạng mất máu khi có thai ngoài tử cung…; nhưng các bác sĩ thường khuyên nên đợi ít nhất 1 năm để các chức năng sinh sản ổn định trở lại mới có thai. Trong thời gian “chờ đợi” này, em cần dưỡng sức thật tốt để sức khỏe phục hồi tốt nhất cho lần mang thai sắp tới.

Em nên giữ cho tinh thần thật thoải mái, tránh thức khuya; không nên làm việc quá sức hoặc việc nặng.

Ăn nhiều rau tươi, trái cây, cá tươi, thịt gà, thịt lợn, trứng, sữa, đậu và các chế phẩm từ đậu nành.

Hạn chế ăn các thức ăn cay như ớt, rượu, giấm, hạt tiêu, gừng.

Không nên ăn cua, ốc, hến và các loại thực phẩm lạnh khác.

Uống đủ nước (1,5-2 lít mỗi ngày).

Chúc em sớm có em bé!

Mổ thai ngoài dạ con 1 tháng đã mang thai lại được chưa?

Câu hỏi bởi: vân trang

Em chào bác sĩ.

Em tên Vân Trang, năm nay 29 tuổi. 1 tháng trước em mổ phanh chửa ngoài dạ con liệu em đã mang thai lại được chưa. Xin bác sĩ tư vấn giúp em và cho em lời khuyên ạ.

Em cám ơn.

Chào Vân Trang.

Em mới mổ chửa ngoài dạ con đường bụng (mổ phanh) được 1 tháng, thành bụng còn đang yếu, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn thì đương nhiên là không nên có thai ngay. Thai nghén và sinh đẻ tiêu hao nhiều sức lực của người phụ nữ, vậy em cần chuẩn bị một nến tảng thể lực và tâm lý tốt để đảm bảo sự thành công trong lần có thai tới. Theo tôi, em còn trẻ, không nên qua vội vàng. em nên đợi ít nhất là 6 tháng sau phẫu thuật chửa ngoài dạ con hãy nên có thai. Trường hợp em chửa ngoài tử cung ở đoạn kẽ, tức là khối chửa năm trong đoạn vòi trứng chạy trong thành tử cung, em phải đợi lâu hơn để cho vết mổ trên thành tử cung liền chặt, ít nhất là sau 1 năm hãy mang thai.

Chúc em thành công.

Mang thai ngoài dạ con phải làm sao?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi đang mang thai ngoài dạ con, tôi nên khám gì trước và khám ở đâu là tốt nhất.

Xin cảm ơn!

Mang thai ngoài tử cung (hay còn gọi là mang thai ngoài dạ con) là những tình huống thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở một vị trí nào khác ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ có thể gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Theo số liệu thống kê, mang thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 4-10 phần nghìn và có thể do rất nhiều lí do gây ra.

Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới mang thai ngoài tử cung là do viêm nhiễm vòi trứng (do viêm nhiễm đường sinh dục, nạo phá thai nhiều lần, viêm tiểu khung,…). Ngoài ra, một số lí do khác cũng có thể gây mang thai ngoài tử cung như: dị tật vòi trứng, khối u phần phụ (u nang buồng trứng, u xơ tử cung,…), phẫu thuật trước đó thực hiện với vòi trứng, khối u trong ổ bụng chèn ép vòi trứng,…

Điều đáng quan tâm là khối thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, dẫn tới máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, khiến người bệnh choáng váng, ngất xỉu, thậm chí tử vong trước khi đưa tới bệnh viện cấp cứu. Bên cạnh đó, hiện tượng vỡ khối thai ngoài tử cung còn gây tác động tới sức khoẻ chung, cũng như khả năng sinh sản sau này của người phụ nữ.

Do vậy, việc phát hiện chửa ngoài tử cung sớm để kịp thời tới cơ sở y tế khắc phục là điều rất quan trọng. Trường hợp của bạn nếu có nghi ngờ hoặc đã xác định là chửa ngoài tử cung thì bạn cần khẩn trương tới cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ để kịp thời khắc phục, việc chậm trễ có thể gây những biến chứng tác động tới sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Đã mổ chửa ngoài tử cung hai lần liệu còn khả năng sinh con không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em chào bác sĩ.

Em năm nay 27 tuổi, em bị mổ chửa ngoài tử cung hai lần và ở hai bên. Bác sĩ cho em hỏi là em không thể thụ thai nữa hay vẫn có khả năng thụ thai nhưng không đẻ được. Bác sĩ mổ cho em nói buồng trứng của em vẫn còn, vẫn có kinh nguyệt bình thường nên em hơi thắc mắc. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp em.

Em cảm ơn.

Bình thường 2 buồng trứng có các nang trứng, mỗi tháng trung bình có 1 trứng rụng (phóng noãn), khi trứng phóng noãn sẽ rơi vào loa vòi trứng rồi qua vòi trứng gặp tinh trùng tạo thành hợp tử (thụ thai) và làm tổ trong tử cung khi đó gọi là có thai. Nếu bạn đã bị chửa ngoài tử cung hai lần như vậy hai bên vòi trứng của bạn đã bị cắt nên không thể có sự gặp giữa tinh trùng và trứng được do vậy không thể có thai tự nhiên. Bạn có thể có thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm rồi cấy vào tử cung, bạn sẽ chửa đẻ bình thường.

Mang Thai Ngoài Dạ Con Có Nguy Hiểm Không?

1.Mang thai ngoài dạ con là gì?

Mang thai ngoài dạ con là trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà lại di chuyển đến những vị trí khác bên ngoài tử cung, điển hình nhất là ở vòi trứng.

2. Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài dạ con

Mang thai ngoài dạ con thường được phát hiện khi thai phụ đến cơ sở y tế khám sức khỏe định kỳ, một số ít phát hiện khi họ được đưa đến bệnh viện để cấp cứu trong tình trạng khẩn cấp.

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài dạ con trên thực tế không quá phức tạp, ngoài triệu chứng mang thai bình thường như mất kinh, căng ngực, ốm nghén…chị em nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được kiểm tra cũng như phát hiện kịp thời nếu nhận thấy một số dấu hiệu bất thường đi kèm sau:

– Đau bụng dưới hoặc đau vùng xương chậu, cơn đau kéo dài không dứt và ngày một nghiêm trọng hơn

– Đau lưng dưới trầm trọng: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau lưng ở thai phụ mà một trong số đó là do mang thai ngoài dạ con. Cơn đau lưng diễn ra mạnh ở vùng lưng dưới càng khẳng định nguy cơ nêu trên có thể xảy ra do đó không nên chủ quan

– Chảy máu âm đạo bất thường: Nhiều chị em mang thai ngoài dạ con nhưng không biết mà chỉ nghĩ rằng tình trạng ra máu âm đạo là do hành kinh, với những người đã biết mình có thai lại cho rằng mình bị sảy thai và tự tìm cách khắc phục mà không nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

– Dấu hiệu cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ: Hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế kiểm tra khi bản thân bị chóng mặt và ngất xỉu; Đau bụng và căng tức vùng trực tràng; Huyết áp giảm đột ngột; bị co rút vùng vai gáy; Đau bụng dưới và vùng xương chậu dữ dội,…

3. Những nguy hiểm khôn lường khi mang thai ngoài dạ con

Rất nhiều chị em đặt ra câu hỏi mang thai ngoài dạ con có nguy hiểm không? Theo Thầy thuốc ưu tú- Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản Vũ Thị Thanh Dung hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM, tình trạng này vô cùng nguy hiểm, nó không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai mà còn tác động lớn đến sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng của chính người mẹ.

– Mang thai ngoài dạ con gây mất máu dẫn đến tử vong

Mang thai ngoài dạ con nếu xử lý chậm trễ hoặc không đúng cách khi túi thai vỡ sẽ gây phá vỡ hoàn toàn các mạch máu nơi nó làm tổ, gây xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng. Chị em không chỉ bị mất máu nhiều mà còn có thể tử vong nhanh chóng.

– Mang thai ngoài dạ con làm tăng nguy cơ gây vô sinh

Ở những trường hợp mang thai ngoài dạ con, trong quá trình phôi thai di chuyển qua ống dẫn trứng thì bị tắc lại. Kích thước thai lớn dần sẽ phá vỡ các mạch máu nơi nó đậu lại trên vòi trứng từ đó gây chảy máu dữ dội trong ổ bụng vô cùng nguy hiểm. Thai phụ có thể phải cắt bỏ vòi trứng bên thai vỡ, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Dấu Hiệu Mang Thai Ngoài Tử Cung Sớm: Cách Chăm Sóc, Điều Trị

Nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu chủ động được trong cách chăm sóc và điều trị. Trường hợp phát hiện muộn có thể khiến vòi trứng bị vỡ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Thai ngoài tử cung là gì? Có nguy hiểm không?

Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không phát triển trong tử cung mà lại ở một vị khác. Đó có thể là buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, nhưng nhiều nhất vẫn là vòi trứng. Trường hợp này xảy ra không nhiều, chỉ chiếm 0,5 – 1% các ca mang thai.

Đây là một hiện tượng nguy hiểm vì vòi trứng có thể vỡ bất cứ khi nào, gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng và có thể gây tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Điều này được lí giải là do các môi trường khác ngoài tử cung không có đủ không gian để thai nhi phát triển, nên khi phôi thai lớn lên sẽ chèn ép và phá vỡ các mạch máu ở ổ bụng gây xuất huyết.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai ngoài tử cung còn có thể gặp một số biến chứng sau đây:

Nguy cơ bỏ thai cao: Theo các chuyên gia phụ sản, tử cung là nơi có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để thai nhi phát triển bình thường. Rời xa môi trường này, phôi thai sẽ không được cung cấp đủ máu và các chất dinh dưỡng để sống xót đến khi chào đời, dẫn đến nguy cơ bỏ thai cao.

Có khả năng bị vô sinh: Khi rơi vào trường hợp vỡ thai, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật và có thể cắt bỏ vòi trứng để đảm bảo không nguy hiểm đến tính mạng. Điều này đồng nghĩa với phụ nữ sẽ bị vô sinh, không còn khả năng sinh con nữa.

Theo thống kê, nữ giới ở bất kì độ tuổi nào đều có thể mang thai ngoài tử cung, trong đó phụ nữ từ 21 – 29 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu chửa ngoài dạ con, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám có có biện pháp hỗ trợ kịp thời, tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Viêm nhiễm vòi trứng: Thường xảy ra do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: chlamydia, lậu,… gây viêm nhiễm, tắc hoặc hẹp vòi trứng dẫn đến chửa ngoài tử cung.

Mắc các bệnh phụ khoa: Khối u phần phụ, dị dạng vòi trứng bẩm sinh, lạc nội mạc tử cung,… là những bệnh phụ khoa mà khi phụ nữ mắc phải có thể làm tăng nguy cơ chửa ngoài dạ con.

Thường xuyên hút thuốc lá: Đây là một trong những yếu tố có khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung. Theo các nghiên cứu, chất độc nicotin có thể phá hủy các dung mao trên thành ống dẫn trứng, làm cử động của vòi trứng bị giảm đi, khiến quá trình di chuyển của hợp tử về tử cung trở nên khó khăn.

Ngoài ra, nguyên nhân mang thai ngoài tử cung còn có thể do nạo phá thai, viêm vùng chậu, nội tiết tố hoặc di truyền không bình thường,…

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm

Thời gian sớm nhất để có thể phát hiện các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là từ tuần thứ 5 đến thứ 10 của thai kỳ, rơi vào khoảng ngày 15 của chu kỳ kinh nguyệt với các biểu hiện sau:

Chảy máu âm đạo: Hiện tượng này xảy ra bất thường với hình dạng là những đốm máu ở âm đạo, biểu hiện cho việc tinh trùng đã gặp trứng và thụ thai thành công. Đây có thể là máu báo thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu chửa ngoài dạ con, để biết chính xác mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ.

Chuột rút: Chuột rút là dấu hiệu bình thường khi mang thai nhưng nếu nó xảy ra với mức độ nghiêm trọng và có đi kèm các dấu hiệu như: chảy máu âm đạo, đau bụng,… thì khả năng cao bạn đã chửa ngoài tử cung.

Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu: Là biểu hiện chửa ngoài tử cung sớm. Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu thường xảy ra một cách dồn dập và phát triển đột ngột. Lúc đầu cơn đau có thể âm ỉ nhưng càng về sau càng dữ dội, khiến mẹ bầu cảm thấy mệt lả người, mặt xanh xao như thiếu máu. Trường hợp bị vỡ vòi trứng có thể bị hôn mê, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.

Lượng hCG trong máu bị giảm: Đối với những trường hợp mang thai bình thường, nồng độ hCG trong máu sản phụ sẽ tăng dần theo tuổi thai. Nhưng nếu chửa ngoài dạ con, lượng hCG này có thể sẽ tăng rất chậm, không tăng hoặc có dấu hiệu giảm. Lúc này, bạn có thể nhờ bác sĩ làm thêm các xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Đau lưng: So với các sản phụ khác, phụ nữ chửa ngoài tử cung rất thường xảy ra các cơn đau mạnh và kéo dài dai dẳng ở phần lưng, dẫn đến cơ thể mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi và khó chịu.

Đau vai gáy: Là một dấu hiệu báo hiệu thai ngoài tử cung bắt đầu bị vỡ. Các cơn đau sẽ xuất hiện bất thường và nghiêm trọng, kéo dài từ vai đến cánh tay và có thể kèm theo các triệu chứng đau bụng, chảy máu âm đạo.

Hoa mắt chóng mặt: Là một trong những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhưng cũng có thể là do mất ngủ, thiếu máu, ăn uống không đủ chất hoặc do ốm nghén. Đối với các trường hợp thông thường, hiện tượng hoa mắt chóng mặt chỉ diễn ra một lúc là hết. Còn với người chửa ngoài dạ con, tình trạng này sẽ kèm theo các cơn đau buốt ở bụng, ớn lạnh, tuột huyết áp,… khi ống dẫn trứng bị vỡ.

Buồn nôn: Buồn nôn là một biểu hiện chửa ngoài tử cung sớm. Nhưng vì tình trạng khá giống với ốm nghén khi mang thai nên sẽ rất khó để phân biệt, mẹ bầu cần phải chú ý quan sát và đến ngay bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bất thường.

Khó chịu khi đi vệ sinh: Người chửa ngoài dạ con thường gặp khó khăn và cảm thấy khó chịu khi tiểu hoặc đại tiện, thậm chí là bị tiêu chảy thường xuyên khi đi vệ sinh.

Huyết áp thấp: Xảy ra khi sản phụ bị rò rỉ máu ở âm đạo. Lúc này, mẹ bầu ngoài việc huyết áp bị hạ xuống thấp còn cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Phát hiện sớm những dấu hiệu chửa ngoài tử cung là một trong những cách giúp thai phụ chủ động được trong việc điều trị và giảm thiểu tối đa những nguy hại về sức khỏe.

Cách điều trị thai ngoài tử cung

Sử dụng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật là những cách điều trị an toàn và hiệu quả khi mang thai ngoài tử cung mà mẹ bầu nên tham khảo!

Điều trị thai ngoài tử cung bằng cách dùng thuốc

Cách này được áp dụng khi bào thai chửa ngoài dạ con còn nhỏ, tim thai chưa hoạt động và vòi trứng chưa bị vỡ. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc chuyên điều trị thai ngoài tử cung Methotrexate để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào, làm kết thúc thai kỳ an toàn mà không ảnh hưởng đến ống dẫn trứng.

Tùy theo từng tình trạng và cơ địa mẹ bầu mà thuốc Methotrexate sẽ được tiêm một lần hoặc nhiều lần vào trực tiếp khối thai hoặc bắp tay. Sau đó, sản phụ sẽ được bác sĩ theo dõi trong 3-4 tuần để đảm bảo bào thai được loại bỏ hoàn toàn. Trường hợp vẫn còn thì thai phụ sẽ phải làm phẫu thuật để lấy thai ra.

Thông thường, khi đã điều trị thai ngoài tử cung thành công thì cơ thể sản phụ sẽ xuất hiện các dấu hiệu sảy thai như: xuất huyết, chuột rút,… nên các mẹ không cần quá lo lắng.

Điều trị thai ngoài tử cung bằng cách phẫu thuật

Điều trị thai ngoài tử cung bằng cách phẫu thuật sẽ được áp dụng khi thai bị vỡ hoặc trong trường hợp đã dùng thuốc điều trị nhưng không có hiệu quả.

Các biện pháp phẫu thuật thường được bác sĩ dùng khi thai bị vỡ là:

Phẫu thuật nội soi: Được áp dụng trong trường hợp thai bị vỡ với kích thước huyết tụ thành nang nhỏ hơn 8cm. Đây là phương pháp phẫu thuật có nhiều ưu điểm như thời gian điều trị ngắn, không dây dính bụng nhiều và hạn chế để lại sẹo.

Phẫu thuật mở bụng hở: Được áp dụng khi thai bị vỡ với kích thước huyết tụ thành nang lớn hơn 8cm và máu của khối thai đã tràn vào ổ bụng. Thời gian điều trị bằng phẫu thuật mở bụng hở sẽ lâu hơn nội soi và cần có sự theo dõi liên tục của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Cần làm gì để phòng tránh mang thai ngoài tử cung?

Để tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung, các mẹ cần thực hiện những điều sau đây:

Luôn vệ sinh sạch sẽ âm đạo, đặc biệt là trong chu kì kinh nguyệt và sau khi sinh để tránh viêm nhiễm cơ quan sinh dục hoặc mắc các bệnh phụ khoa.

Tuyệt đối không được nạo phá thai nhiều lần vì đây là một trong nhưng nguyên nhân chính có thể khiến phụ nữ bị mang thai ngoài tử cung.

Nên khám phụ khoa định kì để phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,.. từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh bị mang thai ngoài tử cung.

Hạn chế hoặc không sử dụng thuốc lá là một trong những cách phòng tránh hiệu quả tình trạng chửa ngoài dạ con.

Người có tiền sử mang thai ngoài tử cung chỉ nên mang thai lại từ sau 1 năm kể từ lần loại bỏ thai trước. Và trước khi mang thai lại phải đến gặp bác sĩ để làm các kiểm tra đảm bảo chức năng sinh sản đã hồi phục hoàn toàn.