Vậy cảm cúm khi mang thai phải làm sao, khi mang thai bị cảm cúm uống thuốc gì, cách chăm sóc cho bà bầu bị cảm cúm hiệu quả nhất,……tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây, mời mọi người cùng theo dõi nhé. Hãy cùng chuyên mục sức khỏe của Dichvuhay.vn tìm hiểu triệu chứng cảm cúm khi mang thai và cách điều trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả nhất dưới đây nhé.
+ Cảm cúm là gì? Mang thai bị cảm có nguy hiểm không?
Cảm cúm là nhóm bệnh lý do niễm virus, thường trong y khoa chia ra cảm lạnh và cúm. Virus xâm nhập vào cơ thể người lành thông qua miệng hoặc mũi. Bà bầu bị cảm lạnh là bệnh lý nhiễm siêu vi khuẩn ở đường hô hấp trên, hơn 100 loại virut khác nhau có thể gây ra chứng cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, rhinovirus thường là virus hay gặp nhất.
Cúm cũng là bệnh truyền nhiễm. Không giống như cảm lạnh, Cúm là do nhóm virus cúm (influenza virus) gây ra, có nhiều nhóm cúm như cúm A, B và C, trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất. Các chủng virus cúm hoạt động khác nhau theo từng năm, thường đột biến để tạo ra chủng mới, là lý do vì sao vaccine cúm mới được phát triển mỗi năm.
Cảm cúm, là thuật ngữ chung chung, cần phân biệt cảm lạnh thông thường hay bị cúm vì phòng ngừa hay chữa trị của mỗi loại bệnh khác nhau, đặc biệt với những trường hợp cảm cúm khi mang thai, vì khi mang thai ngoài tác động của virus lên mẹ còn liên quan đến bào thai trong bụng.
+ Bà bầu bị cúm khi mang thai tháng đầu nguy hiểm như thế nào?
Trong tháng đầu mang thai, nếu mẹ bầu mắc những biểu hiện cúm thông thường như ho, sổ mũi… thì mẹ có thể yên tâm vì chỉ bị cảm nhẹ. Và điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến bé yêu. Còn nếu bà bầu bị sốt cao kèm theo các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt thì cần phải thận trọng.
Việc đầu tiên mẹ nên làm là đi khám bác sĩ chuyên khoa để tư vấn. Bị cảm cúm trong giai đoạn này bao gồm những khả năng sau:
– Nếu cảm cúm là do nhiễm Rubella thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90%. Để kiểm tra mẹ bầu cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgG.
– Nếu đó là bệnh cúm mùa thì có khả năng sảy thai hoặc thai lưu trong những tháng đầu thai kỳ.
– Bên cạnh đó, virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi hở hàm ếch, đôi khi có dị tật bẩm sinh ở não.
Nếu mẹ bầu mắc cúm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến thai nhi thì có thể phải đình chỉ thai. Lúc này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên đi khám thai định kỳ đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm. Với các máy siêu âm 3D, 4D hiện đại ngày nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống…hay dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não… Lúc này, tùy vào tình trạng thai nhi như thế nào mà bác sĩ sẽ cân nhắc là có nên bỏ thai hay không.
Khi đang mang thai, việc mẹ bầu dùng thuốc để trị bệnh cảm cúm lại không được khuyến khích bởi việc này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đa số các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai sớm, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Nhiều mẹ bầu vẫn tự ý mua thuốc uống với tâm lý uống một chút sẽ không ảnh hưởng hoặc lơ là vì nghĩ rằng cảm mạo một chút không sao nên dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
+ Triệu chứng cảm lạnh khi mang thai
Cảm lạnh thường kéo dài trong vài ngày và thường nhẹ hơn cúm. Sức khỏe thường cải thiện tốt hơn sau 7 đến 10 ngày, mặc dù các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần.
+ Các triệu chứng cảm cúm khi mang thai
Các triệu chứng cúm khi mang thai xảy ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng.Triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn, thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng đặc biệt là vào mùa đông. Nếu mẹ đang mang thai và nghĩ rằng mình bị cúm, nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt, trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có các triệu chứng.
ho khan
bị sốt khi mang thai , sốt từ vừa phải đến cao, mặc dù không phải ai bị cúm sẽ bị sốt.
viêm họng
ớn lạnh
đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể
đau đầu
nghẹt mũi và chảy nước mũi
mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.
Nếu mẹ có nguy cơ bị biến chứng do cúm, khi cần thiết các bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus, một số thuốc kê toa trị triệu chứng có thể giúp cải thiện triệu chứng và biến chứng, nhưng cần phải được thực hiện ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện.
+ Làm gì khi bà bầu bị cảm cúm?
Khi đang mang thai, việc mẹ bầu dùng thuốc để trị bệnh cảm cúm không được khuyến khích bởi việc này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đa số các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai sớm, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.
Khi phát hiện mình có những triệu chứng của cúm như sốt, đau nhức cơ thể, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, hắt hơi, ớn lạnh…điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.
Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Theo khuyến cáo các bác sĩ, một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
+ Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: Gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
+ Aspirin: Gây chảy máu thai nhi
+ Các loại xi-rô chống cúm, cảm lạnh và ho. Trong các xi-rô này thường có tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.
+ Cách trị cảm cúm khi mang thai dứt điểm
+ Súc miệng bằng nước muối: Nếu có triệu chứng rát cổ họng hoặc ho dai dẳng, mẹ bầu có thể thử súc miệng với nước ấm pha chút muối vài lần một ngày. Nước muối sẽ làm dịu cổ họng mẹ ngay lập tức.
+ Kê gối cao khi nằm ngủ: Có một giấc ngủ ngon mỗi đêm là cách đơn giản để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, khi bị cảm lạnh hay cảm cúm, mẹ bầu khó có thể ngủ ngon giấc được. Các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn khi về buổi tối hoặc khuya, làm các mẹ thấy khó thở. Khi gặp trường hợp này, mẹ bầu nên chồng nhiều gối lên và kê gối cao khi nằm ngủ để giảm nghẹt mũi.
+ Khi bạn mang thai, cả chứng cảm cúm thông thường cũng trở nên phức tạp hơn rất nhiều, bởi tất cả những gì bạn làm giờ đây không chỉ ành hưởng đến bản thân mà còn đến thai nhi nữa. Có thể trong quá khứ, bạn đã nhanh chóng “tóm” lấy một vỉ kháng sinh, nhưng giờ đây chắc chắn bạn sẽ tự hỏi: Chúng…
+ Xông hơi nước: Mẹ bầu có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy xông hơi để thư giãn. Bạn cũng có thể hít thở sâu bằng cách đặt tô nước nóng hoặc tạo độ ẩm bằng hơi nước nóng trong nhà tắm và thư giãn một chút. Không khí ấm áp và ẩm ướt sẽ giúp bạn bớt nghẹt mũi.
+ Dùng tinh dầu: Các loại dầu tự nhiên như loải hương, bạch đàn và cây chè có thể làm dịu, giải tỏa và hỗ trợ hô hấp hiệu quả. Mẹ bầu có thể thoa lên ngực, lòng bàn chân hoặc bất kì nơi nào mà bạn muốn.
+ Dùng thuốc nhỏ mũi: Mẹ bầu có thể dừng nước muối sinh lý hoặc mua thuốc nhỏ mũi để vệ sinh mũi. Thành phần chính của chúng chỉ là dung dịch muối nên rất an toàn cho mẹ bầu. Khi bước vào thời kì mang thai, do hệ miễn dịch của người phụ nữ bị suy giảm nhiều, nên rất dễ bị nhiễm trùng, hay bị cảm cúm, ho, sốt,… Dưới đây là một số cách trị cúm dân gian đơn giản dành cho bà bầu mà không cần đến thuốc Tây.
5.6. Uống nhiều đồ nóng: Uống đủ nước trong giai đoạn này là nhiệm vụ tối quan trọng, vừa tốt cho bé, vừa tốt cho sức khỏe của bạn. Tốt nhất, mẹ bầu nên nhâm nhi tách trà nóng, nước ấm pha chanh và mật ong. Hơi nóng sẽ làm dịu chứng viêm họng và nghẹt mũi.
+ Thường xuyên xì mũi: Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng hỉ mũi làm chất nhầy thoát ra ngoài, việc này tốt hơn là hít vào khiến nó chảy ngược lên đầu. Vì vậy, mẹ bầu nên thủ sẵn khăn giấy trong túi nhé!
+ Bổ sung vitamin: Chanh mật ong giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng. Không chỉ vậy đây cũng là bí quyết trị viêm họng hiệu quả được nhiều mẹ bầu tin tưởng. Tắc chưng đường phèn cũng là một trong những bài thuốc trị viêm họng an toàn, mẹ bầu có thể thử.
Bổ sung kẽm có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bổ sung.
+ Biến chứng cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không?
Có nhiều bằng chứng rõ ràng rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nếu họ bị cúm. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phế quản, hay nghiêm trọng hơn là triển thành viêm phổi. Các biến chứng khác không phổ biến, như: viêm tai giữa; Nhiễm trùng máu gây ra sự giảm huyết áp nghiêm trọng (sốc nhiễm khuẩn); viêm màng não; viêm não; viêm nội tâm mạc.
Nếu mẹ bị cúm trong khi đang mang thai, điều này có nguy cơ mẹ sinh sớm hoặc bé khi sinh ra có trọng lượng thấp và thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong trong tuần đầu tiên của cuộc đời. Mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng của mẹ không cải thiện hoặc nếu chúng trở nên trầm trọng như: khó thở, đau họng nhiều, ho khạc đàm xanh, sốt cao dai dẳng và tức ngực.
+ Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai hiệu quả
Không có thuốc chủng ngừa cho chứng cảm lạnh thông thường. Còn cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và bé yêu. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh. Vaccine này không gây nguy cơ cho mẹ lẫn bé yêu (Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ-CDC).
Hầu hết các bác sĩ khuyên mẹ nên chủng ngừa cúm vào tháng 10 hoặc ngay khi bắt đầu mùa cúm. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể chủng ngừa vào cuối mùa thu hoặc mùa đông. Các virus gây cảm lạnh hay cúm có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nhưng nó cũng lây lan bằng taykhi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sauđó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.
Vì chứng cảm lạnh và cúm lan truyền dễ dàng, việc ngăn ngừa tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm. Để tránh bị nhiễm virus gây cảm lạnh hay cúm, mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn.
Tránh chạm mũi, mắt và miệng. Điều quan trọng là phải áp dụng các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa virus gây cúm và cảm lạnh. Mẹ cũng nên đảm bảo rằng mình ngủ đầy đủ, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục, mẹ nhé.
+ Cảm cúm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em bị cúm khi mang thai 8 tuần nên vô cùng lo lắng. Em chỉ bị hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh nhưng không sốt. Em không dám uống bất kì loại thuốc nào mà chỉ ngậm chanh mật ong và để tự khỏi. Sau 1 tuần thì triệu chứng hết. Xin bác sĩ cho biết em bị như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi không? (Minh Hà – Bắc Ninh)
Trả lời: Chào bạn Minh Hà, Cúm là một bệnh lý thường gặp khi giao mùa và có thể mắc ở nhiều lứa tuổi.
Bị cúm khi mang thai có vẻ vô hại đối với người mẹ nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, nhất là trong trường hợp người mẹ bị sốt. Nếu mẹ bị sốt khi mang thai, tùy theo mức độ và tuổi thai mà có thể dẫn đến những hậu quả như dị tật thai nhi…
Theo bạn chia sẻ trong thư, bạn không có biểu hiện sốt mà chỉ hắt hơi, sổ mũi,… gợi ý nhiều đến tình trạng viêm mũi dị ứng hoặc cảm lạnh. Nếu bạn không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp.
Bạn không nên lo lắng quá mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe để tránh mắc các bệnh khác trong giai đoạn mang thai. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi thai kì sát sao trong những lần siêu âm thai định kì (các mốc quan trọng nhất là thai 7 tuần – 12 tuần – 22 tuần – 32 tuần) hoặc tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như: Double Test và Triple Test theo chỉ định của bác sĩ nhé.