Chong Mat Khi Mang Thai 30 Tuan / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

#30 Mang Thai Tuần 30

Ở tuần thứ 30, trọng lượng cơ thể người mẹ cũng lớn hơn do em bé ngày càng phát triển. Trọng lượng cơ thể bé lúc này rơi vào khoảng 1,5 kg , chiều dài cơ thể từ tính từ đỉnh đầu đến chân là khoảng 40,1 cm. Trung bình một tuần bé sẽ tăng khoảng 250g và cho đến tuần thứ 35 bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia và biết mở mắt nhắm mắt. Lúc này, em bé hay có các cử động nghịch ngợm như là liếm, nuốt, nhăm mặt, nhíu mày….

Giai đoạn này khung xương bé đã khá chắc chắn và cần rất nhiều canxi cho sự phát triển của khung xương. Vì vậy người mẹ ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, sắt, DHA, ….thì bạn cần phải bổ sung canxi gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường. Các loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho mẹ và bé trong tuần thứ 30 của thai kỳ đó là sữa chua, phomat, đậu nành, cá, các loại rau lá xanh… Để em bé thông minh hơn, mẹ cũng nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu Omega 3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, dầu hạt cải…Hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn nhanh… và có một chế độ dinh dưỡng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất giúp mẹ và bé luôn an toàn và khỏe mạnh.

Hầu hết thai nhi ở 30 tuần tuổi bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Hầu hết các bà mẹ đều đã có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Nếu xuất hiện 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của việc sinh non như co thắt tử cung trước ngày dự định sinh, đau lưng, chảy máu âm đạo….bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.

Đa số các trường hợp thai nhi quay đầu sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là tuần thứ 35,36 của thai kỳ. Còn đối với những bà mẹ mang thai lần đầu thì quá trình này có thể diễn ra sớm hơn, thai nhi có thể quay đầu ngay từ tuần thứ 28. Nếu muộn hơn khoảng thời gian này mà thai nhi chưa có dấu hiệu quay đầu, mẹ nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị nhanh chóng, kịp thời. Có những trường hợp đến khi chuyển dạ thai nhi vẫn không chịu quay đầu thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp mổ để để đưa bé ra ngoài.

Mẹ bầu tìm hiểu thêm : Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ thường hay xuất hiện các triệu chứng gò cứng ở bụng gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đây là những triệu chứng bình thường, các mẹ không cần quá lo lắng khi chỉ chịu những cơn gò nhẹ. Nếu xuất diện các triệu chứng như đau lưng, chảy máu âm đạo…thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Khi đó, người mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Áp lực từ thai nhi dồn nén lên vùng xương chậu sẽ khiến người mẹ thường xuyên cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và xương chậu. Các cơ ở tử cung thỉnh thoảng cũng co thắt nhưng nó không gây nên cảm giác đau, nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng khi tử cung mình bị co thắt. Cái bụng khá to khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu mỗi khi phải di chuyển vì khá lạch bạch.

Người mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi đúng khoa học. Dành nhiều thời gian để quan sát các hoạt động của bé như đạp nhẹ vào bụng mẹ, cử động của tay… sẽ khiến mẹ ngày càng thích thú và mong ngóng từng ngày bé ra đời để được nhìn thấy mặt con. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, axit folic, sắt, vitamin… để bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Mẹ bầu cũng nên tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ vào mỗi buổi sáng sớm để hỗ trợ quá trình chuyển dạ.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Bài viết sau : Thai 31 tuần

Những Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai Tuần Thứ 30

Một chặng đường dài với cả mẹ và bé đã đi qua, chỉ còn 2 tháng nữa là đến ngày sinh nở. Hẳn là thời gian này mẹ bầu đã cảm thấy hồi hộp tăng dần lên khi không lâu nữa sẽ được đón bé yêu chào đời. Thế nhưng mẹ đừng quên việc nhắc nhở bản thân đối phó với các thay đổi để có một thai kỳ thoải mái hơn.

Biểu hiện mang thai tuần thứ 30

Có lẽ lúc này số cân nặng của mẹ đã tăng lên đáng kể. Việc tăng khoảng 450g một tuần là điều khá bình thường trong ba tháng thai kỳ cuối. Nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi lúc này là lớn nhất trong khoảng thời gian ba tháng trước khi bé chào đời.

Mẹ có thể đang cảm thấy hoàn toàn hài lòng với số cân nặng ngày càng tăng của mình bởi xét cho cùng, nếu mẹ đang tăng cân một cách hợp lý và khỏe mạnh thì đây là một bước chuẩn bị tuyệt vời cho sự khởi đầu tốt đẹp của bé.

Hoặc mẹ bầu cũng có thể cho mình động lực tích cực mỗi ngày bằng cách đếm ngược ngày ra đời của bé, đặc biệt là khi mẹ bầu đang trong thời gian nghỉ thai sản.

Có lẽ việc có một giấc ngủ ngon trong ba tháng cuối của thai kỳ đối với mẹ là khá khó khăn. Khi bụng lớn dần để đáp ứng sự tăng trưởng của bé, mẹ khó có được một tư thế ngủ thoải mái như trước.

Mẹ bầu còn có thể thấy áp lực tăng lên đáng kể ở bàng quang của mình, khiến hiện tượng đi tiểu đêm và tiểu nhiều xuất hiện. Các giấc mơ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu lúc này, khiến mẹ bầu bạn cảm thấy khá phiền phức và khó chịu.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 30?

Bạn đừng ngạc nhiên khi ngực của mình to hơn, đó vốn dĩ là bản năng của mẹ khi chuẩn bị sinh con rồi. Nếu như có các nốt mẩn đỏ ở ngực thì mẹ bầu có thể tắm mát và bôi một lớp phấn rôm mỏng. Nốt mẩn này tiếp xúc với mồ hôi sẽ sinh sôi nhiều hơn đấy.

Mẹ bầu tuần 30

Khó thở và hội chứng ống cổ tay

Tuần 30 của thai kỳ có nghĩa mẹ đã bước sang tam cá nguyệt thứ 3, sức lực dồi dào dường như biến mất. Mẹ có thể bị khó thở, lý do là tử cung ngày càng phình ra và tạo áp lực lên các hệ tuần máu và cơ quan. Cổ tay cũng bắt đầu tê cứng, ngứa ran và đau ở 2 bàn tay. Khoảng 25% mẹ bầu bị hội chứng ống cổ tay, tuy nhiên tình trạng này sau sinh sẽ biến mất.

Khi ngồi xuống, mẹ bầu có thể có cảm giác mình đang xì hơi đấy, chỉ là cơ thể tự xả để giảm bớt đi trọng lượng đè lên chân. Mẹ hãy tránh những chỗ đông đúc thì tốt nhất, dành thời gian để nghỉ ngơi cho cơ thể bớt gánh nặng.

Cân nặng mẹ bầu

Mỗi tuần qua đi, các mẹ bầu sẽ tăng khoảng ½ kg. Nếu như mẹ bầu tăng quá nhanh và quá đột ngột đi kèm các cơn đau đầu thì đây chính là lúc phải nói ngay với bác sĩ để giải quyết tình hình.

Không phải cứ thai càng lớn là càng ít gánh nặng về sức khỏe. Càng về cuối thai kỳ thì bà bầu càng dễ mắc chứng tiền sản giật hơn. Kiểm tra tiền sản là điều vô cùng quan trọng, từ tuần 30-36 mẹ bầu phải đi kiểm tra 2 lần 1 tuần với các công việc như kiểm tra nước tiểu, huyết áp hay đo mạch bụng.

Bất ngờ không nào, bé yêu tuần này đã nặng khoảng 1,3kg và dài gần 40cm rồi. Bé có thể nhăn mặt, nhíu mày, liếm, nuốt và bắt đầu hoạt động nhiều hơn. Việc bé đã lớn choán đầy phần tử cung khiến mẹ cảm thận rất rõ việc bé hoạt động bên trong cơ thể của mình.

Tư thế nằm của thai nhi 30 tuần tuổi cũng là điều mà nhiều mẹ băn khoăn, mẹ không biết bé yêu đã quay đầu hay chưa? Rất nhiều bé yêu đã quay đầu ngay trong thời gian này để chuẩn bị cho việc chào đời, thế nhưng có những bé phải tới tuần 35 36, thậm chí là gần sinh mới chịu dịch chuyển.

Thai 30 tuần nên ăn gì?

Mẹ bầu tuần 30 nên ăn gì?

Canxi

Thực phẩm giàu canxi quan trọng để hoàn thiện hệ xương và răng cho bé yêu. 1000 mg canxi mỗi ngày là phù hợp với các bà mẹ thông qua các thực phẩm như sữa chua, cá, trứng, yến mạch…

Sắt và Protein

Mang thai tuần 30, để hạn chế tình trạng thiếu máu, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt và protein. Những thực phẩm chứa các chất trên còn hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng của bé yêu. Các loại thịt đỏ, đậu, các loại hạt,…là thực phẩm cần thiết.

Magie

Không thể thiếu các thực phẩm chứa magie để chúng có tác dụng hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Magie giúp mẹ phòng chống nguy cơ bị chuột rút, ngăn ngừa khả năng sinh non. Những thực phẩm chứa magie đó là yến mạch, hạnh nhân, lúa mạch, atiso…

DHA

Thực phẩm giàu DHA giúp cho não bộ bé yêu giai đoạn cuối này phát triển một cách toàn diện nhất. Mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 200 mg DHA qua các thực phẩm như nước ép hoa quả, trứng, sữa…

Chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ là không thể thiếu giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón. Mẹ nên uống đủ nước, ăn các loại rau, quả, trái cây tươi đảm bảo an toàn thực phẩm… Đồng thời mẹ cũng nên bổ sung đủ lượng vitamin C, vì nó giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Hội chứng ứ mật thai kỳ rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu mẹ bầu bị ngứa da trầm trọng, đặc biệt là vị trí bàn tay và bàn chân thì nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn ngay.

Mẹ nên thường xuyên chú ý xem cơ thể mình có xuất hiện các cơn gò sinh lý Braxton Hicks hay không, đồng thời lưu ý mức độ và tần suất xảy ra của chúng. Điều này có thể giúp mẹ phân biệt được đâu là cơn gò sinh lý, đâu là dấu hiệu thực sự khi chuyển dạ.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Những Lưu Ý Khi Thai Nhi Tuần 30

Bé vẫn có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động khác nhau, theo một nhịp độ tương tự ngày này qua ngày khác. Một số chị em nói khi họ vào giường chuẩn bị ngủ thì bé bắt đầu ngọ ngoạy lung tung. Nhưng có thể vì lúc đó các mẹ không bận bịu với mọi việc nữa nên có thể nhận biết rõ hơn các vận động của bé. Da của bé giờ đây bớt trong hơn và đã trông giống da của một em bé sơ sinh.

Lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành và tạo thành các nếp. Xương của bé chắc hơn và chứa nhiều canxi hơn. Điều này có nghĩa chế độ ăn của bạn ở giai đoạn này rất quan trọng. Hãy đảm bảo bạn ăn một lượng thực phẩm giàu can-xi nhiều hơn 3-4 lần so với một người bình thường: sữa, pho-mát, sữa chua, hạt hạnh nhân, các loại cá có thể ăn cả xương, rau lá xanh. Nếu cơ thể bạn không hấp thụ sữa bò thì hãy chọn các loại sữa đậu nành có bổ sung can-xi.

Những gợi ý cho tuần này Chú ý tránh các hoạt động đột ngột dễ làm lưng đau. Khi bạn ra khỏi giường, đầu tiên hãy nằm nghiêng một bên, rồi dùng hai tay chống cơ thể lên để bạn ngồi được thoải mái. Xê mông đến gần thành giường để không phải vươn người về phía trước quá mức. Bạn hãy tập thói quen ngồi một, hai phút trên giường như thế trước khi đứng dậy. Huyết áp của bạn giảm xuống khi nằm so với khi đứng, vì vậy hãy cho cơ thể bạn một vài phút để thích ứng.

Hãy đầu tư mua một số quần lót co giãn tốt cho phụ nữ mang thai. Mặc dù không đẹp, nhưng chúng là những người bạn đồng hành thân thiết của bạn. Loại quần này được thiết kế để phù hợp với bụng bầu ngày càng to, để ôm sát và vừa vặn với bạn cả khi ngồi cũng như lúc đứng, chúng sẽ giúp bạn loại bỏ cảm giác khó chịu vì cấn bụng.

Tránh ăn nhiều, ăn không điều độ. Bạn nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như trái cây, rau, bánh mì kẹp nướng, rau sống trộn, sữa chua, ngũ gốc, bánh quy giòn và pho mát. Nhớ uống nhiều nước.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tinh thần tỉnh táo và thận hoạt động tốt. Nếu bạn chưa có máy ảnh tốt thì hãy tìm hiểu đôi chút để mua. Có thể bạn sẽ mong muốn ghi lại những khoảng khắc khi bé chào đời. Hãy hỏi bác sĩ về những lợi ích của việc tập giãn các cơ tầng sinh môn. Nếu bạn định sinh thường, tầng sinh môn của bạn cần phải giãn rất nhiều để giúp đầu của bé lọt ra.

Mang Thai Sau Tuổi 30: Những Điều Cần Biết

Lợi ích khi mang thai sau 30 tuổi

Trước hết, để nói về mang thai sau tuổi 30, mỗi người phụ nữ đều có lí do của riêng mình. Lứa tuổi này cũng có những lợi thế rất riêng để mang bầu và sinh con như sau:

Ổn định về kinh tế

Hầu hết phụ nữ tuổi 30 đều đã có công việc tương đối ổn định với mức lương chấp nhận được. Vì vậy mang thai ở lứa tuổi này có thể đảm bảo cho chăm sóc bầu đầy đủ chu đáo hơn. Sinh con với kinh tế ổn định cũng giúp em bé đỡ thiệt thòi về kinh tế. Con có thể có được điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc tốt hơn. Sở dĩ kinh tế là một lợi thế của mang thai sau tuổi 30 vì kinh tế ổn định giúp mẹ có được tâm lý tự tin, bớt lo lắng về cơm áo gạo tiền.

Ổn định về tâm lý, tính cách

30 tuổi là độ tuổi khá chín trong lối sống, hành vi của mỗi người. Việc chịu trách nhiệm với con mình và gia đình cũng nghiêm túc và chỉn chu hơn. Mẹ 30 tuổi can đảm và bền bỉ hơn với các tác động tâm lý, nhờ đó sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi đảm bảo hơn. Việc ý thức được trách nhiệm của mình giúp mẹ duy trì khám thai sản đều đặn.

Ở tuổi 30, nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm bầu bí nhưng nhờ có tâm lý vững vàng, nhiều trải nghiệm nên có thể vượt qua thời kì mang thai thuận lợi. Đây cũng là chìa khóa để em bé chào đời khỏe mạnh.

Không chỉ mẹ mà bố ở tuổi 30 cũng đã chín trong công việc và tài chính. Đây là chỗ dựa rất vững chắc cho mẹ và em bé. Chính vì vậy, so với lứa tuổi trẻ hơn, làm mẹ tuổi 30 là một lợi thế không nhỏ.

Mang thai con so sau tuổi 30 có đặc điểm gì?

Chưa có kinh nghiệm thai sản

Mọi bà mẹ mang thai bé đầu đều hoang mang vì mình chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên việc tham khảo các chuyên gia sản khoa và các bà, các mẹ có kinh nghiệm rất hữu ích. Mẹ không cần quá lo lắng. Dù mang thai ở lứa tuổi nào đi chăng nữa mẹ vẫn cần lắng nghe kĩ hướng dẫn của bác sĩ sản phụ khoa. Nắm được những chỉ dẫn này, cho dù có kinh nghiệm hay chưa mẹ vẫn có thể yên tâm về sức khỏe của mình.

Tầng sinh môn rắn chắc có thể ảnh hưởng đến chuyển dạ

Tuổi sau 30 mà chưa từng sinh em bé thường có tầng sinh môn kém đàn hồi. Đó là do tầng sinh môn mẹ trước đó chưa được thử thách bằng sự lọt qua của em bé. Sự rắn chắc của tầng sinh môn có thể khiến chuyển dạ diễn ra khó khăn hơn, mẹ khó sinh bằng đường dưới hơn. Việc đánh giá chuyển dạ là của các bác sĩ, mẹ có thể yên tâm nếu chuyển dạ tiến triển không thuận lợi thì mẹ có thể được chỉ định mổ lấy thai. Không phải bà mẹ nào chuyển dạ sinh con so sau tuổi 30 đều cần sinh mổ. Mặt khác, bằng việc luyện tập sức khỏe dẻo dai, mẹ có thể trải qua chuyển dạ dễ dàng hơn.

Những nguy cơ tăng lên ở lứa tuổi từ 35

Mẹ càng lớn tuổi, nguy cơ sảy thai hay em bé mắc rối loạn di truyền sẽ tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến 2 tình trạng trên nhưng mẹ lớn tuổi là một yếu tố nguy cơ. Do đó mẹ cần theo dõi và xét nghiệm sớm các vấn đề của thai. Độ tuổi mẹ tăng lên nhưng hormone lại giảm đi do yếu tố tuổi tác, vì vậy sảy thai hay lưu thai cũng có tỉ lệ cao hơn. Những điều này là hạn chế lớn nhất với mẹ bầu lớn tuổi. Tuy nhiên, mẹ vẫn luôn nên duy trì tinh thần lạc quan, sức khỏe dẻo dai để chăm sóc chính mình và thai nhi.

Mang thai con thứ 2 trở lên sau tuổi 30

Chuẩn bị gì để mang thai sau tuổi 30?

Thụ thai sau tuổi 30 tùy từng người sẽ có tỉ lệ khác nhau. Tuy nhiên sau tuổi 30, hormone nữ giới cũng đã giảm dần, cần chú ý đến sức khỏe sinh sản hơn để sớm có bầu. Cặp đôi nên  quan hệ đều đặn ít nhất 2-3 lần một tuần. Trong 6 tháng – 1 năm không sử dụng biện pháp tránh thai mà vẫn chưa thụ thai, cả hai vợ chồng đều nên đi khám sớm.

Mong mỏi có con là mong mỏi chung của tất cả phụ nữ. Mang thai sau tuổi 30 có thể là thách thức và khó khăn nếu bạn có vấn đề về sản phụ khoa. Cần thăm khám toàn diện để phát hiện các bất thường sản phụ khoa để điều trị sớm. Chính sự chuẩn bị về sức khỏe, tâm lý, tinh thần sẽ giúp người phụ nữ dễ có thai hơn. Với nhiều tiến bộ y học hiện nay, mang thai là cơ hội chung cho tất cả mọi người.

Tìm hiểu thêm: