Chửa Ngoài Dạ Con Có Mang Thai Được Nữa Không / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Chửa Ngoài Dạ Con Có Thể Mang Thai Lại Được Hay Không?

Không ít nhiều trường hợp nhiều mẹ thắc mắc liệu chửa ngoài dạ con có thể mang thai lại được không, bằng cách nào hay bao lâu thì mới có thể phát hiện kịp thời để xử trí hiệu quả đúng cách nhằm hạn chế tối đa mọi biến chứng nguy hiểm phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Bài viết sau sẽ cho các mẹ những thông tin cần thiết nhất về chửa ngoài dạ con có thể mang thai lại được hay không?

1. Chửa ngoài dạ con – mang thai ngoài tử cung là gì?

2. Chửa ngoài dạ con có thể có con không?

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau: vòi trứng, ổ bụng, cổ tử cung… Vị trí hay gặp nhất là vòi trứng với nguyên nhân hay gặp phải là do tắc, hẹp vòi trứng (do viêm nhiễm sinh dục, do bẩm sinh,…) Các chị em hoàn toàn có thể mang thai và có con được nếu tình trạng chửa ngoài dạ con đã được điều trị dứt điểm trước đó. Tức là phải đảm bảo không còn các nguyên nhân gây bệnh trên cơ thể bệnh nhân, đảm bảo cơ quan sinh dục vệ sinh và an toàn trong lần mang thai tiếp theo của mình.

3. Cách phòng ngừa thai ngoài tử cung:

Để tránh trường hợp chửa ngoài dạ con, chị em phụ nữ nên hạn chế phá thai, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt. Đặc biệt là khoảng thời gian sau khi sinh và cho con bú. Nếu bị viêm nhiễm sinh dục, người bệnh nên đi khám để được điều trị nhanh nhất. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và khi có những dấu hiệu mắc các bệnh về sinh dục. Việc khám phụ khoa giúp chị em có thể phát hiện ra những bệnh về sinh dục để điều trị, tránh gây di chứng viêm dính tắc vòi trứng, nguy hại đến khả năng sinh sản sau này. Đối với các mẹ bầu thì nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn đầu thai kỳ. Đặc biệt là đối với những người đã từng mang thai ngoài tử cung. Trường hợp phát hiện ra chửa ngoài dạ con sớm sẽ giúp cho bệnh nhân giảm được những nguy hại như: mất máu do thai vỡ, giảm tình trạng choáng và tử vong, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng nhằm duy trì khả năng có thai lại bình thường.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 chung tay phòng chống dịch Covid-19 bảo vệ sức khỏe người dân:

– 100% người đến Bệnh viện Bảo Sơn phải đeo khẩu trang và sát trùng tay liên tục. – 100% người đến Bệnh viện làm thủ tục khai báo y tế ở ngay phía bên ngoài bệnh viện, kiểm tra thân nhiệt để sàng lọc – Người đến bệnh viện lưu ý giữ khoảng cách an toàn với người bên cạnh. – Mỗi bệnh nhân đến khám, chỉ được tối đa 1 người nhà đi cùng vào bệnh viện. – Đối với bệnh nhân nằm viện và sản phụ đi sinh, chỉ được 1 người nhà ở lại. Người nhà phải đăng ký với bệnh viện. Bệnh viện đã có đủ đồ dùng dành cho mẹ và bé nên trong suốt thời gian ở Bệnh viện, người nhà hạn chế đi lại, giao tiếp với nhiều người trong bệnh viện và tuyệt đối không đi ra khỏi Bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 đã có đội ngũ lễ tân, điều dưỡng tiếp đón và hướng dẫn, chăm sóc, phục vụ người bệnh chu đáo trong suốt quá trình khám chữa bệnh và nằm viện 24/24h. Vì vậy, người bệnh không cần lo lắng khi không có nhiều người nhà đi và ở cùng.

Ngoài người nhà theo quy định ở trên, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, bệnh viện từ chối người đến thăm.

Liên hệ Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí các vấn đề sức khoẻ hỗ trợ mùa dịch và đăng ký khám trước 1 ngày để tránh đông, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Hiện Tượng Chửa Ngoài Dạ Con

Hiện tượng chửa ngoài dạ con là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản và là nỗi lo của gia đình mong con con. Không chỉ hạn chế khả năng có bầu lần sau mà tình trạng này có thể gây nguy hiểm với tính mạng người mẹ.

Hiện tượng chửa ngoài dạ con hay còn gọi là mang thai ngoài tử cung được hiểu là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng.

Biểu hiện của chửa ngoài dạ con

Tùy thuộc vào vị trí thai làm tổ mà bà bầu có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể:

Khi thai ở ống dẫn trứng: Các triệu chứng nổi bật là đau dữ dội vùng bụng, ra máu vùng kín, tắc kinh trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, ốm nghén nặng hoặc sưng ở tử cung, ấn vào thấy đau…

Khi thai làm tổ ở buồng trứng: Ở vị trái khác thường bên ngoài dạ con này, dấu hiệu nhận biết có thể là trễ kinh, chảy máu vùng kín, đau vùng bụng dữ dội, máu ra nhiều ở buồng tử cung…

Khi thai làm tổ ở góc sần của tử cung: Khi thai làm tổ ngoài dạ con sẽ có các triệu chứng tự nhiên rách góc dần tử cung vào thời điểm giữa thai kỳ, chảy máu vùng kín nghiêm trọng…

Ngoài ra, còn các dấu hiệu nhận biết phổ biến khác:

Chuột rút một bên

Đau bụng dưới

Đau lưng dưới

Chảy máu âm đạo

Chóng mặt

Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức

Đau vai

Xuất huyết âm đạo

Ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung?

Nếu mẹ đã từng chửa ngoài dạ con, dù đã được điều trị dứt điểm nhưng vẫn có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau.

Trường hợp bắt buộc phải làm thụ tinh ống nghiệm mẹ cũng cần cẩn thận theo dõi vì có thể bị thai ngoài tử cung.

Phương pháp đặt vòng tránh thai tuy an toàn với sức khỏe nhưng nếu bị lệch vòng và bạn mang thai sẽ dễ mắc phải hiện tượng mang thai ngoài dạ con.

Ngoài ra, những phụ nữ trên 35 tuổi mang thai thì cũng có khả năng cao bị hiện tượng chửa ngoài dạ con.

Tại sao có hiện tượng chửa ngoài dạ con?

Buồng trứng và tử cung được nối với nhau bằng ống dẫn trứng. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ theo ống dẫn tới buồng trứng. Nếu gặp vấn đề bất thường, trứng bị kẹt tại ống dẫn và phát triển thành thai ngoài tử cung. Trường hợp mang thai ngoài tử cung phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.

Những triệu chứng của việc mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Đa số phụ nữ không có dấu hiệu gì đặc biệt để nhận biết mình đang mang thai ngoài tử cung cho đến khi thực hiện biện pháp siêu âm đầu dò hoặc xảy ra những bất thường về sức khỏe.

Những vị trí thai ngoài tử cung thường gặp

90% hiện tượng mang thai ngoài dạ con thường gặp ở vị trí giữa vòi trứng và tử cung. Đây cũng là vị trí nguy hiểm nhất vì khó chuẩn đoán sớm, gây mất máu nhiều nếu thai vỡ, ảnh hưởng đến khả năng mang thai những lần sau của phụ nữ.

Ngoài ra còn có các vị trí phổ biến sau:

Chửa ở buồng trứng

Chửa trong ổ bụng

Chửa song thai lạc chỗ, tức là một thai ngoài tử cung kết hợp với một thai chửa trong tử cung

Chửa ngoài tử cung sau mổ cắt tử cung do có lỗ dò từ mỏm cắt vào ổ bụng

Chửa sừng tử cung: Đây là hình thái kết hợp chửa ngoài tử cung bên cạnh bệnh nhân có dị dạng sinh dục.

Những con số biết nói về mang thai ngoài dạ con

Theo những thống kê gần đây cứ 1.000 phụ nữ mang thai thì có 17 trường hợp chửa ngoài dạ con. Tần suất ngày một tăng nhanh hơn vì những tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp việc phát hiện dựa vào test nhanh hơn. Đồng thời siêu âm thai và nội soi góp phần quan trọng chẩn đoán chửa ngoài tử cung.

Cụ thể chửa ngoài dạ con được xác định là 1/100 trường hợp thai nghén và 75% được chẩn đoán trước tuổi thai 12 tuần. Ít nhất 90% chửa ngoài tử cung gặp ở vòi trứng, 40% trường hợp xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 20 đến 29.

Nếu phát hiện hiện tượng này trễ khi có biến chứng vỡ và chảy máu nhiều thì tỉ lệ tử vong là 1-1,5%. Tỉ lệ có thai lại sau khi mang thai ngoài tử cung là 30%, 10% tái phát khi có thai sau và 50% có biến chứng vô sinh. Chính vì vậy mối liên hệ giữa hiện tượng chửa ngoài dạ con và vô sinh luôn là vấn đề thời sự.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Chửa Ngoài Dạ Con

Em năm nay 27 tuổi, kết hôn được hơn 1 năm và mới thụ thai được vài tuần. Nhưng thật không may là em bị mang thai ngoài tử cung. Khi thai được 7-8 tuần, bác sĩ siêu âm không thấy thai trong tử cung mà thấy ở ngoài. Bác sĩ chỉ định em phải mổ lấy thai ra để phòng tránh thai lớn lên bị vỡ ra sẽ nguy hiểm.

Vợ chồng em rất buồn, nhưng cũng không thể làm gì khác. Điều em lo lắng hơn cả là không biết tình trạng thai ngoài tử cung có bị tái phát trong những lần em mang thai về sau này không.

Bác sĩ cho em hỏi tại sao thai lại làm tổ ngoài tử cung và làm thế nào để tránh tình trạng này. Em xin cảm ơn! (Hoài Bùi)

Thai ngoài tử cung (còn gọi là chửa ngoài dạ con) là hiện tượng thai làm tổ ở ngoài buồng tử cung. Bình thường, sau khi thụ tinh, trứng (đã được thụ tinh) sẽ di chuyển về buồng tử cung để làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nếu bị cản trở hoặc gặp các yếu tố ngăn cản khiến không thể di chuyển được thì trứng sẽ làm tổ ở ngoài tử cung, ví dụ nhở ở vòi trứng…

Những nguyên nhân chính gây ra chửa ngoài dạ con có thể là:

– Viêm nhiễm vòi trứng: Viêm nhiễm vòi trứng sẽ gây tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra thai ngoài tử cung. Viêm nhiễm vòi trứng thường do bệnh lây truyền qua đường tình dục gây nên như trực khuẩn lậu hay bệnh do chlamydia trachomatis.

Những chị em bị viêm nhiễm phần phụ cũng có thể khiến vòi trứng bị hẹp lại, khiến trứng khó di chuyển bên trong và gây nên tình trạng thai ngoài dạ con.

– Các bệnh phụ khoa: Nhiễm các bệnh phụ khoa như: khối u phần phụ, dị dạng bẩm sinh vòi trứng… cũng là nguyên nhân gây chửa ngoài dạ con. Vòi trứng có thể bị tắc hoặc hẹp bởi bệnh lạc nội mạc tử cung, khối u phần phụ chèn ép vòi trứng, những phẫu thuật lên vùng bụng gây dị dạng vòi trứng như: vòi trứng bị kéo dài, bị gập góc… hoặc những tác động trực tiếp lên vòi trứng từ trước như: triệt sản, nối vòi trứng… Ngoài ra, vòi trứng còn có thể bị tắc/hẹp bẩm sinh.

– Hút thuốc lá: Các nghiên cứu cho thấy, thuốc lá không chỉ làm chậm và khó thụ thai, sẩy thai tự nhiên mà còn gây nên hiện tượng thai ngoài tử cung ở các sản phụ. Chất nicotin có trong thuốc lá làm hỏng các nhung mao phủ trên các thành ống và làm giảm cử động của các vòi trứng, gây khó khăn cho quá trình trứng thụ tinh tiến về tử cung. Từ đó dẫn đến trứng làm tổ trong vòi trứng và phát triển thành thai ngoài tử cung, gây nguy cơ vỡ vòi trứng.

Để phòng ngừa chửa ngoài dạ con, chị em cần chú ý những điều sau:

– Không quan hệ bừa bãi với nhiều người, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và giảm nguy cơ bị bệnh viêm tiểu khung.

– Giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt và khi quan hệ tình dục để tránh phát triển viêm nhiễm ở “vùng kín”.

– Nếu có hiện tượng khí hư bất thường, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa để được điều trị sớm. Để càng lâu, nguy cơ viêm âm đạo, cổ tử cung dẫn đến viêm nhiễm tử cung, vòi trứng ngày càng cao, gây ra hậu quả là mang thai ngoài tử cung.

– Đặc biệt với những sản phụ đã từng bị chửa ngoài dạ con và muốn có thai trở lại, thì cần đi khám cẩn thận trước và sau khi thụ thai để được bác sĩ theo dõi cụ thể.

Chửa ngoài dạ con càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng đơn giản và tránh được những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.

Dấu Hiệu Mang Thai Ngoài Dạ Con Mẹ Không Được Bỏ Qua

Mang thai ngoài dạ con là trạng thái rất nguy hiểm, có thể vỡ làm máu chảy ồ ạt trong ổ bụng, đe dọa tới tính mạng. Do vậy, mẹ cần theo dõi các dấu hiệu mang thai ngoài dạ con để được xử lý kịp thời.

Mang thai ngoài dạ con là thế nào?

Mang thai ngoài dạ con hay còn gọi là thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không nằm trong tử cung mà phát triển ở một vị trí khác như ống dẫn trứng buồng trứng, cổ tử cung, hay trong ổ bụng,…

Trong đó, ống dẫn trứng là vị trí thường gặp nhất của thai ngoài dạ con. Một vị trí đặc biệt khác thai cũng có thể làm tổ là thai bám ở vết mổ cũ đã mổ lấy thai trước đó.

Thai ngoài dạ con thường do rất nhiều nguyên nhân như: Thai phụ bị viêm dính vòi tử cung (chủ yếu do nhiễm Chlamydia), các bất thường bẩm sinh của vòi tử cung, phẫu thuật tạo hình vòi tử cung, khối u ở buồng trứng, mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu,…

rất nguy hiểm, có thể vỡ bất cứ lúc nào là máu ồ ạt vào ổ bụng. Thai phụ có thể ngất xỉu hoặc thậm chí tử vong.

Nếu tai qua nạn khỏi thì cũng sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng sau này.

– Đau bụng dữ dội: Nguyên nhân của tình trạng đau bụng dữ dội thường là vòi trứng phải căng giãn. Cơn đau ban đầu có thể âm ỉ nhưng sau đó sẽ tăng dần và dữ dội nhất là khi bị vỡ.

– Ra máu âm đạo: Là dấu hiệu mang thai ngoài dạ con cần đặc biệt chú ý. Bình thường khi mang thai, vùng kín sẽ ra một chút máu báo nhưng nếu là thai ngoài tử cung, âm đạo sẽ ra máu nhiều hơn, màu sẫm và ra kéo dài ngày.

– Chuột rút: Trong thời gian mang thai, chuột rút là bình thường nhưng nếu chuột rút nghiêm trọng hoặc đi kèm các dấu hiệu đau bụng, chảy máu âm đạo thì đừng loại trừ nguyên nhân mang thai ngoài dạ con.

– Hình ảnh thăm khám lâm sàng thấy có máu đen, cổ tử cung tím, mềm, đóng, tử cung to hơn bình thường, di động tử cung đau, bên cạnh tử cung có khối không rõ ranh giới, di động đau.

– Bụng chướng, có phản ứng thành bụng, có cảm ứng phúc mạc.

– Khi xét nghiệm máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, Hematocrit (Hct) giảm, siêu âm (có thể siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm ổ bụng) không thấy túi thai trong buồng tử cung, ngoài tử cung có hình ảnh túi ối, có thể thấy mầm thai hoặc tim thai.

Thai phụ cần tinh ý nhận biết sớm các dấu hiệu mang thai ngoài dạ con. Và để chắc chắn hơn, thai phụ nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được làm xét nghiệm, siêu âm.

Trong suốt thai kỳ, thai phụ cần đi thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện bát thường, xử lý kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.