Đang Mang Thai Bị Cúm Có Sao Không / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bị Cúm Khi Đang Mang Thai, Phải Làm Sao?

12 483 đã xem

Thời kỳ mang thai là giai đoạn cơ thể bạn xảy ra nhiều biến đổi và nhạy cảm nhất. Vì vậy chỉ một bất thường nhỏ về sức khỏe cũng rất đáng để bạn lưu tâm. Bạn nên nhớ rằng chỉ khi mẹ khỏe thì bé mới khỏe và phát triển bình thường để chào đón tương lai phía trước. Các triệu chứng ban đầu của cảm cúm như sốt, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, mệt mỏi… có thể tự khỏi nếu được nghỉ ngơi và hỗ trợ điều trị giảm nhẹ đúng cách. Tuy nhiên nếu cảm thấy bệnh nặng hơn như sốt cao không hạ thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách. Người thầy thuốc sẽ xem xét tình trạng bệnh của bạn và mức độ ảnh hưởng tới thai nhi để quyết định cách thức điều trị hợp lý nhất.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc

Đa số các loại thuốc trị cúm thông dụng trên thị trường đều có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Bên cạnh đó một số hoạt chất chính trong các loại siro điều trị cúm, cảm lạnh và ho có nguy cơ gây biến chứng trong thai kỳ. Do vậy các chị em tuyệt đối không tự ý ra nhà thuốc yêu cầu thuốc trị cảm Cúm, cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sĩ trong liều lượng, thời gian và cách dùng thuốc trị cảm cúm.

Tham khảo chi tiết: Lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang bầu: Đừng quá lo lắng!

Áp dụng một số mẹo hay

Thử áp dụng một số cách làm giảm nhẹ các triệu chứng của cúm theo kinh nghiệm dân gian truyền lại cũng là một cách hay, và có thể đem lại hiệu quả bất ngờ. Những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ và rất quen thuộc với các bà nội trợ như chanh, mật ong, nước muối, gừng… khi biết cách sử dụng có thể đẩy lùi cơn đau họng cũng như nghẹt mũi.

Tham khảo chi tiết: Mẹo hay chữa cúm cho bà bầu

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Sức đề kháng chính là vệ sĩ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường, do đó cần phải chú ý giữ gìn và nâng cao sức khỏe. Cúm thường dễ gặp khi trời lạnh, thời tiết chuyển mùa, do vậy mẹ bầu cần giữ ấm cơ thể, tránh ăn đồ lạnh, uống nước nóng. Bên cạnh đó không khí quá ẩm cũng là một điều kiện thuận lợi cho sự ẩn náu và sinh sôi của virus cúm, vì vậy nếu có điều kiện thì gia đình nên trang bị một chiếc máy hút ẩm trong nhà.

Bổ sung kháng thể thụ động Ovalgen F hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao đề kháng

Sử dụng viên ngậm chứa kháng thể OvalgenF được nhập khẩu nguyên liệu 100% từ Nhật Bản là cách giảm thiểu nguy cơ mắc Cúm của người Nhật khoảng 10 năm nay. Đây loại kháng thể được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà sau khi đã được tiêm các loại kháng nguyên virus Cúm A H1N1, H3N2, H5N1 và cúm B. Ovalgen F có khả năng tạo thành lớp hàng rào tại nơi cửa ngõ xâm nhập của virus cúm là hầu họng để bảo vệ khỏi sự xâm nhiễm của các loại virus Cúm kể trên. Kháng thể được tách chiết từ lòng đỏ trứng gà nên rất lành tính cho bà bầu và các đối tượng trẻ em, người già.

Tìm hiểu thêm:

Có Thai 14 Tuần Bị Cúm Có Sao Không?

Cảm cúm khi mang thai tuần thứ 14 khiến nhiều mẹ bầu hoang mang, lo lắng. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể mẹ suy yếu do phải chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén nên rất dễ mắc bệnh. Vậy, khi bị cảm cúm trong giai đoạn này, mẹ bầu nên làm gì?

Biểu hiện cảm cúm ở mẹ bầu

Cảm cúm thông thường là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi của thời tiết như mưa, nắng thất thường, khí hậu nóng ẩm đột ngột,… hoặc do cơ thể mẹ không khỏe nên dị ứng với một vài tác nhân bên ngoài như uống nước đá lạnh, lao động quá sức,…

Cúm là hiện tượng giống cảm thông thường nhưng thường là do vi khuẩn lây từ người bệnh sang người thường theo đường tiếp xúc hàng ngày. Khi lây sang thai phụ, vi khuẩn cúm có thể tấn công sâu vào thai nhi gây những biến chứng nguy hiểm. Ngoài những biểu hiện giống như bệnh cúm thông thường, các mẹ còn cảm thấy đau nhức toàn thân, các cơ bắp rất mỏi mệt, nặng nề, nôn ói, choáng váng,…

Mang thai tuần thứ 14 bị cảm cúm như thế nào thì ảnh hưởng đến thai nhi?

Nếu mẹ bầu có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu của bệnh cảm thông thường hoặc là các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nếu mẹ bầu bị sốt cao kèm theo các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt thì cần phải thận trọng vì virus cúm có ảnh hưởng trực tiếp đến các mẹ, làm cho nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên nhanh chóng gây sốt, sổ mũi, rát họng…, đặc biệt chúng còn làm rối loạn sự trao đổi chất sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi.

Nguy hiểm hơn, các loại virus này có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não và dị dạng đầu nhỏ. Sốt cao và độc tố còn kích thích tử cung thai phụ co bóp, gây hiện tượng sảy thai (xảy ra trước tuần 20) hoặc sinh non (xảy ra trước tuần 37). Những em bé bị sinh non khi mẹ mắc cúm thường khó bảo toàn được tính mạng.

Mẹ nên làm gì khi mang thai tuần thứ 14 bị cảm cúm?

Nếu đó chỉ là bệnh cảm thông thường thì mẹ bầu nên nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục và thực hiện những cách sau đây:

– Uống đủ nước để ngăn chặn mất nước khi bị sốt. Mẹ cũng có thể uống nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C để hồi phục sức khỏe, tăng miễn dịch như nước cam, chanh,…

– Nếu cảm thấy không khỏe, các mẹ cứ nằm trên giường và đừng vội đi lại. Mẹ cũng đừng để cơ thể quá nóng và ra nhiều mồ hôi.

– Khi bà bầu bị cảm, nhiều người sẽ không muốn ăn, nhưng lúc này, các mẹ nên cố ăn cái gì đó bổ dưỡng như quả tươi, cháo ấm, sữa ấm để giúp mẹ mau hồi phục.

– Các mẹ cũng có thể dùng paracetamol để hạ sốt và làm dịu các cơn đau nhức. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này để bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, bà bầu nên “kết thân” với tỏi. Tỏi được mệnh danh là “khắc tinh” của các loại cúm bởi trong tỏi chứa thành phần kháng sinh Allicinin, giàu Glucogen, Fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và các loại vi rút gây bệnh. Chị em có thể giã tỏi nhỏ ra rồi ngửi hoặc uống ngay với nước sẽ có tác dụng giảm cảm cúm nhanh chóng. Nếu không quen mẹ bầu có thể ăn tỏi ngâm giấm hay dùng tỏi để chế biến các món ăn hàng ngày.

Khi nào mẹ bầu nên đi khám?

Nếu sau 3 – 4 ngày những triệu chứng cảm cúm không giảm khi mẹ đã thực hiện các biện pháp trên và kèm theo một số triệu chứng như nôn ói, sốt cao, choáng váng,…thì lúc này mẹ nên đi khám bác sĩ. Do hệ miễn dịch kém đi khi mang thai nên cảm thông thường cũng có thể gây biến chứng nặng.

Tuy nhiên, khi các mẹ mang thai tuần thứ 14 bị cúm cũng không nên quá lo lắng, bởi mang thai tuần thứ 14, bà bầu đã vượt qua 3 tháng đầu và bây giờ là giai đoạn hình thành nên tổ chức cố định của thai, những tai biến sản khoa ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hơn những giai đoạn khác. Nhưng mẹ cũng không nên chủ quan mà vẫn nên duy trì lịch khám thai định kỳ để kiểm soát sức khỏe của bản thân cũng như kịp thời phát hiện những bất thường ở thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối – Chuyên môn hàng đầu – Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Giá gói xét nghiệm:

Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.

Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.

Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.

Cách tính tổng giá xét nghiệm:

Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm

Phí xử lý : 30.000đ

Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 – 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:00 – 15:30, Thứ Bảy: 06:00 – 10:00

Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai

Cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối

Đang Mang Thai Bị Viêm Âm Đạo Có Sao Không?

Điểm trung bình: 9/10 (89 lượt đánh giá)

Người tham vấn : lathilam

Vi khuẩn phát triển với số lượng lớn sẽ gây kích ứng âm đạo và khiến bạn ngứa ngáy. Tình trạng ngứa có thể nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người nhưng bệnh càng nặng thì triệu chứng này càng rõ rệt hơn.

Khí hư ra nhiều cũng là một triệu chứng điển hình của viêm âm đạo khi mang thai. Mặc dù khí hư ra nhiều thường là do nội tiết tố tăng cao khi mang thai nhưng nếu bạn thấy khí hư có màu khác lạ, có vảy trắng trên quần lót. Đồng thời có mùi hôi tanh khó chịu thì chính là dấu hiệu của viêm âm đạo.

Nóng rát khi đi tiểu, tiểu đau, tiểu khó là do viêm nhiễm gây tổn thương ở âm đạo, niệu đạo. Khi nước tiểu đi qua sẽ gây nóng rát, đau, xót, cho người bệnh.

Đau khi quan hệ tình dục cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm âm đạo. Bởi những tổn thương của bệnh ở âm đạo sẽ khiến cho bạn cảm thấy đau đớn khi dương vật đưa vào bên trong và cọ sát với âm đạo.

Khi nhận thấy mình có những triệu chứng này chị em nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh.

đang mang thai bị viêm âm đạo có sao không?

Nếu như là viêm nhiễm đơn thuần và được phát hiện điều trị sớm thì có thể không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ.

Ngược lại nếu tình trạng bệnh nặng, thậm chí tái phát nhiều lần thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ mà còn đe dọa đến phát triển thai nhi. Chẳng hạn như:

● Khiến sức khỏe người mẹ suy giảm, không thể nuôi dưỡng thai được tốt.

● Thai nhi bị suy dinh dưỡng.

● Tăng nguy cơ chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non.

● Lây bệnh cho trẻ nếu là do các bệnh xã hội gây viêm âm đạo.

● Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh khi trẻ sinh ra.

● Một số trường hợp có thể gây tử vong khi trẻ nhiễm bệnh.

Chính vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vậy, nên khi đang mang thai mà chị em nghi ngờ mình bị viêm âm đạo thì cần lưu ý nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách. Qua đó có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Tại Bắc Ninh bạn có thể đến phòng khám đa khoa Thành Đô. Đây là địa chỉ y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi. Sau khi thăm khám tình trạng sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh thích hợp cho bạn để vừa điều trị khỏi bệnh vừa không ảnh hưởng đến thai nhi.

♠ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.

♠ Không thụt rửa sâu vào trong âm đạo.

♠ Sử dụng đồ lót có chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi.

♠ Không dùng những dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa cao.

♠ Nên bổ sung sữa chua để tăng cường lợi khuẩn ở âm đạo.

♠ Hạn chế tối đa những đồ ăn ngọt, nhiều đường.

♠ Quan hệ tình dục an toàn.

Như vậy có thể thấy đang mang thai bị viêm âm đạo có thể dẫn đến những tác hại nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Do vậy ngay khi nhận thấy mình có triệu chứng bệnh bạn cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn có thể gọi đến hotline 19002858. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của mình.

Bị Cúm Khi Đang Mang Thai: Điều Trị Thế Nào?

Với phụ nữ mang thai, khi hệ miễn dịch suy giảm cùng với những thay đổi trong cơ thể có nguy cơ làm bệnh cúm lâu khỏi hoặc trầm trọng hơn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu và thực hiện các biện pháp điều trị cúm đúng cách.

1. Điều trị bệnh cúm

GS.TS.BS Phạm Nhật An chia sẻ cách điều trị cúm ở phụ nữ mang thai để không bị ảnh hưởng đến thai nhi 1.1 Các biện pháp khắc phục tại nhà

Khi bạn bị ốm khi đang mang thai, bước đầu tiên của bạn là:

Nghỉ ngơi nhiều.

Uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng và bổ sung một số chất khác đã bị mất đi do sốt.

Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bạn bị đau họng hoặc ho.

Ăn uống nhiều: Hãy tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch (cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina) và thực phẩm chứa nhiều kẽm (thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô).

Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể sử dụng:

Nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy mũi và làm dịu mô mũi bị viêm

Hít thở không khí ấm, ẩm để giúp nới lỏng tắc nghẽn; Máy xông hơi mặt, máy phun sương nóng hoặc thậm chí tắm nước nóng.

Súp gà giúp giảm viêm và làm dịu nghẹt mũi

Thêm mật ong hoặc chanh vào tách trà ấm khử cafein để giảm đau họng

Sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang

Vì sốt cao có thể gây hại, do đó bạn cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt an toàn, bao gồm:

Dùng thuốc hạ sốt (acetaminophen – Tylenol là cách an toàn nhất)

Tắm nước ấm

Uống nhiều đồ uống mát

Giữ quần áo và giường ngủ sạch sẽ

Nếu bạn đang biểu hiện các triệu chứng cúm khi mang thai thì phải đến các trung tâm y tế để được tư vấn và điều trị.

1.2 Điều trị tại bệnh viện

Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để tiếp tục điều trị. Mục đích điều trị tại bệnh viện là để đảm bảo bạn dùng đúng thuốc và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

Thuốc chống siêu vi rút: Tamiflu và các thuốc chống siêu vi khác là an toàn cho bà bầu. Thuốc được kê theo đơn của bác sĩ. Thuốc kháng vi-rút hoạt động tốt nhất nếu bạn sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.

Acetaminophen: Nếu bạn đang bị sốt, đau nhức hoặc nhức đầu khó chịu, thì thường được khuyên dùng các sản phẩm có chứa acetaminophen, chẳng hạn như Tylenol. Trước khi mua thuốc bạn cần tư vấn của bác sĩ về liều lượng thích hợp.

Thuốc chữa ho: Thuốc giảm đau (Mucinex), thuốc giảm ho (Robitussin hoặc Vicks 44) cũng như hầu hết các loại thuốc ho khác đều được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi bác sĩ về liều dùng thích hợp với tình trạng bệnh.

Thuốc xịt mũi: Hầu hết các thuốc xịt mũi có chứa steroid đều tốt để sử dụng trong thai kỳ. Bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ về tên thuốc và liều lượng. Nước muối và thuốc xịt thường an toàn, có thể giúp làm sạch và giữ ẩm cho mũi.

Thuốc kháng histamin: Benadryl và Claritin có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai với điều kiện bác sĩ cho phép. Một số bác sĩ khuyên bà bầu nên tránh những thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bạn nên nhớ rằng: Không bao giờ dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Bạn cũng không nên từ chối dùng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn vì nghĩ các loại thuốc đều có hại trong thai kỳ. Khi bị cúm, bạn nên được điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho bạn và em bé.

2. Các loại thuốc nên tránh khi mang thai

Một số loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng cúm khi bạn không mang thai nhưng lại không phù hợp với bà bầu vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Bao gồm:

Một số thuốc giảm đau: Aspirin, ibuprofen (Motrin hoặc Advil) hoặc naproxen (Aleve) không an toàn khi mang thai vì chúng có thể gây hại cho mẹ và bé.

Hầu hết các thuốc thông mũi: Nên tránh dùng thuốc thông mũi như Claritin-D, Sudafed hoặc DayQuil (những thuốc có phenylephrine và pseudoephedrine có thể được dùng cho phụ nữ mang thai nhưng phải dưới sự chấp thuận của bác sĩ).

Một số thuốc xịt mũi: Tránh xa thuốc xịt thông mũi không steroid có chứa oxymetazoline (Afrin) trừ khi được bác sĩ cho phép. Bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc này hoặc sử dụng hạn chế (1 – 2 lần/ngày) sau 3 tháng đầu của thai kỳ.

Biện pháp vi lượng đồng căn: Không được phép dùng Echinacea hoặc các chất bổ sung khác (kẽm và vitamin C) mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

3. Tiêm phòng cúm có an toàn khi mang thai không?

Tiêm vắc-xin cúm được chứng minh là an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, vắc-xin dạng xịt mũi cúm (LAIV) không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai.

Ngoài lợi ích ngăn ngừa mẹ khỏi bệnh cảm cúm khi mang thai, vắc-xin cúm còn có nhiều lợi ích tích cực cho thai nhi. Khi người mẹ được tiêm vắc-xin, các kháng thể được truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai. Việc tiêm phòng có thể bảo vệ trẻ sơ sinh đến 6 tháng sau khi sinh.

Tiêm phòng cúm cũng được chứng minh là an toàn cho các bà mẹ đang cho con bú, vì các kháng thể truyền qua sữa mẹ vô hại với trẻ.

4. Các biện pháp phòng bệnh cúm

Khi mang thai, cơ thể bà bầu sẽ có một hệ thống miễn dịch yếu hơn. Hệ thống miễn dịch yếu hơn làm bạn dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn.

Phụ nữ mang thai cũng có nhiều khả năng bị biến chứng cúm hơn so với phụ nữ không mang thai. Những biến chứng này có thể bao gồm viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang.

Tiêm vắc-xin cúm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng, giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và em bé trong tối đa 6 tháng sau khi sinh, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Vì vậy, điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai là được cập nhật về lịch tiêm chủng.

Một số hoạt động khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

Rửa tay thường xuyên

Ngủ đủ giấc

Chế độ ăn uống lành mạnh

Tránh tiếp xúc gần gũi với gia đình hoặc bạn bè bị bệnh

Tập thể dục thường xuyên

Giảm căng thẳng

Bệnh cúm có thể gặp phải ở mọi đối tượng, nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai, những người thường có thể trạng và sức đề kháng kém. Khi mắc phải bệnh cúm trong tam cá nguyệt thứ nhất, cả mẹ và thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như gây sảy thai, dị tật thai nhi,… Vì thế, việc tiêm vắc-xin phòng cúm trước và trong khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết. Ngoài việc tiêm chủng thì việc chăm sóc, khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa sản là rất quan trọng. Bởi trong quá trình mang thai, người mẹ có thể dễ dàng mắc các căn bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có đầy đủ các loại vắc-xin dành cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và các loại vắc-xin có thể tiêm trong thai kỳ. Theo đó, toàn bộ vắc-xin hiện đang có mặt tại Vinmec đều được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ, Bỉ, Pháp nên đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt và được bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, đạt tiêu chuẩn GSP giúp vắc-xin luôn giữ được chất lượng tốt nhất đến khách hàng. Không dừng lại ở đó, khi thực hiện tiêm chủng vắc-xin tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được khám sàng lọc trước tiêm để sàng lọc các vấn đề về sức khỏe cũng như được tư vấn về phác đồ tiêm cho hiệu quả tốt nhất. Sau khi tiêm chủng, Quý khách hàng sẽ được theo dõi các phản ứng sau tiêm để đảm bảo sự an toàn tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.