Đau Bụng Khi Mang Thai Webtretho / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Đau Bụng Khi Mang Thai

Đau bụng khi mang thai là hiện tượng thường gặp khi mang thai, nhất là những tháng đầu thai kỳ. Đau bụng dưới khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như táo bón, cơ gò chuyển dạ, dấu hiệu động thai. Tùy vào từng dấu hiệu đi kèm với tình trạng đau bụng dưới mà mức độ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi khác nhau.

Đau bụng khi mang thai là dấu hiệu của triệu chứng gì?

Trong suốt thai kỳ, độ cứng và dẻo dai của dây chằng liên kết các khớp xương sẽ bị kéo căng để hỗ trợ cho sự phát triển của dạ con. Vì vậy, khi bạn di chuyển xung quanh, bạn có thể cảm giác đau một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

Khi bé của bạn lớn lên, dạ con có khuynh hướng nghiêng sang phải và các mô chằng có thể co thắt lại. Do đó, bạn sẽ cảm thấy cơn đau chuột rút xuất hiện thường xuyên ở phía bên phải.

Hiện tượng đau bụng khi mang thai thông thường

Táo bón khi mang thai:

Táo bón cũng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai và có liên quan đến đau bụng. Điều này cũng là do các hormone tiết ra khi mang thai làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn. Quá trình tiêu hóa chậm và tử cung đang phát triển cùng tạo ra áp lực lên trực tràng khiến cho bà bầu bị đau bụng.

Đầy bụng, khó tiêu:

Khi mang thai, áp lực từ tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

Đau dây chằng:

Đôi khi phụ nữ trải qua một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ dài trên một hoặc cả hai bên của bụng. Cơn đau này thường gặp ở bẹn hoặc vùng bụng dưới, thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Cơn đau xảy ra khi các dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển, thường xuất hiện với động tác đột ngột như khi bạn ho hoặc đứng lên khỏi ghế.

Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks :

Thường xuất hiện vào giữa thời kỳ mang thai nhưng trước tuần thai thứ 37. Đây là khi tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt. Nếu những cơn co kèm theo đau lưng dưới hoặc trở nên thường xuyên khoảng trên 4 lần một giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các cơn co thắt xảy ra đều đặn và được đi kèm với dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Các triệu chứng khác:

Bao gồm ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, viêm gan, u xơ tử cung, sỏi thận, bệnh túi mật, tắc ruột và một loại virus dạ dày

Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu

Mang thai ngoài tử cung:

Được hình thành bởi trứng thụ tinh bên ngoài các bức tường tử cung và nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng. Dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm chảy máu âm đạo, đau khi đi tiêu, đau khi hoạt động thể chất và đau vai. Nếu bắt đầu chảy máu nhiều hoặc rối loạn nhịp tim, hồi hộp và các dấu hiệu của sốc, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Dọa sảy thai:

Trong trường hợp này, do cổ tư cung co bóp mạnh nên thai phụ sẽ thấy vùng bụng dưới đau theo từng cơn, kèm theo co giật, bụng dưới nặng trĩu, và âm đạo chảy máu cục to.

Tiền sản giật:

Tiền sản giật khá là phức tạp và rối loạn này gây ra những thay đổi xấu trong các cơ quan khác nhau trong cơ thể bao gồm cả não, thận, gan, nhau thai và mạch máu. Tiền sản giật được chẩn đoán ở phụ nữ có protein trong nước tiểu và huyết áp cao sau 20 tuần. Một số triệu chứng tiền sản giật bao gồm đau đầu nặng, đau, đau bụng trên, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác.

Nhiễm trùng đường tiểu:

Nhiễm trùng đường tiểu thường đi kèm với các triệu chứng như đau và rát khi đi tiểu, đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi hôi, có máu hoặc nước tiểu đục. Nếu thấy ớn lạnh, đau lưng dưới và sốt, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận.

Bà bầu bị đau bụng do bào thai bị bong sớm

Đau ở vùng bụng, nếu bong thai ở mức độ nhẹ thì chỉ ra một ít máu, chỉ đau nhẹ; mức trung bình ra khoảng hơn 400ml một chút cũng không đau kịch liệt; bong thai ở mức độ nghiêm trọng ra rất nhiều máu, có cảm giác đau như dao cắt.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Sinh non:

Sinh non hoặc sinh sớm được đặc trưng bởi các cơn co thắt và cổ tử cung giãn ra. Điều này xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi khác thường của dịch tiết âm đạo của bạn, chuột rút, đau lưng dưới và tăng áp lực trong xương chậu, bạn cần phải gọi bác sĩ ngay lập tức.

Nhau bong non:

Nhau bong non xảy ra khi nhau thai bị bóc tách ra khỏi tử cung trước khi sinh, có thể là tách một phần hoặc tách hết. Tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác nhau.

Trong vài trường hợp, có xuất huyết đột ngột hoặc chất dịch cơ thể, đặc biệt là nếu bạn bị thiếu nước. Bạn cũng có thể bị co thắt thường xuyên, chuột rút, co thắt. Đồng thời, bạn có thể cảm thấy các hoạt động của thai nhi sẽ ít đi. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên đi khám ngay.

Đau bụng do sinh lý, rối loạn sinh lý

Thường phát sinh khi mang thai từ 4 đến 5 tháng, do cổ tử cung căng, dây rốn liền với tử cung bị ép dẫn đến đau bụng.

Chửa trứng

Sau khi mang thai được 2 – 4 tháng, tử cung to khác thường, mức độ to không phù hợp với tháng hết kinh, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên. Người được chẩn đoán là chửa trứng và đã chuyển sang giai đoạn ác tích nhưng vẫn chưa nạo, có thể bỗng dưng thấy đau bụng dữ dội có tính cấp tính.

Đau bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Sớm nhất: 2 tuần sau khi trứng được thụ tinh – Muộn nhất: 3 tháng đầu

Hiện tượng đau bụng dưới lâm râm thường được hiểu lầm với dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt. Dấu hiệu này có thể kéo dài vài phút hoặc vài tiếng trong 1 ngày, có nhiều người đau quặn lên rồi lại thôi. Để biết chính xác đau bụng dưới có phải đã có thai hay không, mẹ bầu cần kết hơp với các dấu hiệu có thai khác như chậm kinh, đau tức ngực, chảy máu âm đạo…

Nguyên nhân của đau bụng dưới khi mang thai đó là phôi làm tổ tại tử cung, sự dãn nở của tử cung chèn ép lên các bộ phận khác gây ra các cơn đau từng cơn ở vị trí dưới rốn.

Khi thấy đau bụng cần nằm nghỉ, theo dõi, nếu đau quá 4h/ngày, quá 3 ngày/tuần hoặc kèm các dấu hiệu lạ khác thì cần đi khám bác sĩ.

Mang thai đau bụng dưới bên trái

Theo các chuyên gia hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai vào tháng đầu là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho biết thai đang làm tổ. Đặc biệt, trong những tuần đầu, mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Ngoài ra,ốm nghén cũng gây ra triệu chứng đau bụng dưới.

Thông thường, tình trạng đau bụng lâm râm khi mang thai này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, đau không tăng lên và thường có xu hướng giảm đi.

Mặc dù hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai phần lớn là bình thường,tuy nhiên không phải nó không tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm, nhất là khi đi kèm những triệu chứng sau:

Mẹ bầu bị đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu thâm đen lợn cợn như bã cà phê, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, đi ngoài, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cảnh báo mang thai ngoài dạ con và cần điều trị sớm.

Cách làm giảm các cơn đau bụng ở bà bầu đơn giản mà hiệu quả

Nghỉ ngơi khi các cơn đau ập đến là cách ứng phó nhanh nhất khi bị chuột rút. Ngoài ra, bạn có thể thử làm theo các bước dưới đây:

– Ngồi xuống một lúc.

– Nếu bạn đau phía bên trái, thử nằm nghiêng sang phải và gác chân lên.

– Tắm nước ấm.

– Dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.

– Thư giãn tinh thần.

Đôi khi, việc quan hệ và đạt cực khoái cũng có thể làm cho bạn bị chuột rút và có một cơn đau lưng nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy cực khoái kích thích sự chuyển dạ.

Bạn có thể làm giảm khả năng bị chuột rút bằng cách quan hệ nhẹ nhàng và chậm rãi. Massage lưng sau đó cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau.

Hỏi bác sĩ: Đau bụng lâm râm là sắp mất con?

Hỏi: Các mẹ ơi, giúp em với. Em chẳng có ai thân quen để hỏi nên nhờ các mẹ tư vấn giúp. Hiện tại em đã trễ kinh được 3 ngày, đi siêu âm chưa thấy tim thai, niêm mạc dày 16mm. Hôm qua em đã thử que thử thai thì hiện lên một vạch đậm còn một vạch hồng mờ lắm. Bác sĩ thì kết luận em đã có thai, hẹn 3 tuần sau đến siêu âm lại. Vợ chồng em mừng vô cùng bởi đây là lần thứ 3 em có bầu rồi nhưng hai lần trước đều bị sảy khi chưa xác định được tim thai (khoảng tuần 6-7).

Lần này em đã cố gắng uống thêm thuốc bổ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất hơn hy vọng sẽ không bị mất con như những lần trước. Thế nhưng sao mấy hôm nay bụng dưới em cứ bị đau, lúc thì lâm râm, lúc thì nhói nhói, không bị ra máu các chị ạ. Em chỉ thấy một chút dịch trắng và không có mùi.

Em thực sự rất lo lắng. Liệu đây có phải là dấu hiệu em sắp mất con không? Hai lần trước em đi khám bác sĩ đều không tìm được nguyên nhân vì sao em bị sảy thai sớm thế nên em càng hoang mang hơn. Vợ chồng em đã cưới nhau 3 năm rồi. Em thực sự rất thèm được nghe tiếng khóc trẻ con. Các chị đã ai từng rơi vào hoàn cảnh như em chưa ạ, giúp em với?

Đau bụng bên trái khi đang mang thai tháng thứ 2, xin tư vấn giúp em.

Em xin chào các chị, hiện nay em đang mang bầu ở tuần 9 nhưng thi thoảng em có đau bụng dưới, lúc bên phải, lúc bên trái, nhưng hiện nay thì đang đau lâm râm ở bên trái và có cảm giác cứng ở chỗ đau, em đang mang bầu bé đầu tiên lên xin các chị có kinh nghiệm cho em xin ít kinh nghiệm về hiện tượng đau này. Và buổi tối đi ngủ thì cảm giác rất khó chịu ở bụng, khi trở mình thì thấy tức bụng nên rất khó ngủ, buổi sáng thức dậy em cũng có cái cảm giác như thế nhưng một lúc thì hết, các chị cho em hỏi em bị như thế có ảnh hưởng gì tới em bé không, em nghén em không ăn được gì, ăn được vài thìa cơm nhưng cũng chỉ có nước canh và cơm và rau thôi chứ em không ăn được thịt gì cả, cứ nhìn thấy là sợ rồi…

Tư vấn của bạn oanh: Mới mang thai lần đầu nên chắc chắn bạn có nhiều bỡ ngỡ. Cơ thể sẽ có sự thay đổi nhiều lắm ban ạ. Trong những tuần đầu của thai kỳ thường thì mọi người sẽ có cảm giác đau bụng dưới tưng tức vì thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng dưới nếu bạn ốm nghén và nôn ọe, đây cũng là điều bình thường khi mang thai thôi. Bạn có thể thấy điều nay khi thay đổi tư thế, đứng dậy ngồi xuống hay nằm. Bạn đừng lo lắng quá nha, Nếu bạn thấy có những biểu hiện đau dữ dội hay ra máu thì nên đến gặp bác sĩ. Chúc hai mẹ con bạn luôn khỏe nhé!

Tư vấn của bạn luulytim: Không lo đâu bạn à, lúc mới mang thai thường đau bụng dưới do thai đang di chuyển trong tử cung mà bạn. Bạn bị nghén không ăn được nhiều thì nhớ uống thêm sữa bầu nhé.

Chia sẻ của các mẹ giàu kinh nghiệm về tình trạng đau bụng dưới bên phải khi mang thai tháng 1,2,3,4,5,6

Thắc mắc của bạn Hương: Thân chào các mẹ! Các mẹ có kinh nghiệm giúp mình với. Mình đang mang thai được hơn 6 tuần, hôm trước đi Siêu âm bác sỹ nói bị tụ dịch màng nuôi, dấu hiệu doạ sảy thai. Mình có uống thuốc và nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng mấy hôm nay nằm ở nhà cứ thấy bụng râm ran đau + đau tức 1 chỗ bên phải bụng ( mình chỉ bị ra 1 ít dịch màu nâu 1 lần thôi, bây giờ không thấy nữa) Như vậy là làm sao hả các Mẹ?

Bạn anna: Đó là dấu hiệu dọa sảy thai đó bạn.Ban đi tái khám liền đi, xin thuốc nội tiết của bác sĩ progesteron để nhét nha,nhét 2 viên/ngày. sau 1 tuần sẽ ko thấy dấu hiệu đau râm rang nữa.chúc bạn và baby khỏe mạnh

Bạn Thugiangle: Bạn ơi, tụ dịch dưới màng nuôi là bị chảy máu màng nuôi. Bạn cố gắng nghỉ ngơi và hạn chế đi lại, theo mình được biết có trường hợp dịch màu nâu chảy ra ngoài tức vết chảy máu gây tụ dịch ở màng nuôi đang liền lại, nhưng cũng cần đề phòng trường hợp nó là dấu hiệu của những vấn đề khác. Trong mọi trường hợp bạn đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng tới bé vì khi thần kinh mẹ căng thẳng, tử cung cũng co bóp nhiều hơn, nếu thấy không an tâm hoặc có dấu hiệu bất thường nên bình tĩnh gọi điện cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện/phòng khám gần nhất để kiểm tra. Chúc 2 mẹ con khỏe nhé!

Với những chia sẻ trên của chúng tôi chắc hẳn bạn đã có thêm thông tin về triệu chứng đau bụng khi mang thai. Lời khuyên cho tất cả những sản phụ bị đau bụng khi có bầu rằng tuyệt đối không được chủ quan, cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu ban đầu để được các bác sĩ tư vấn một cách hiệu quả nhất.

Bị Nấm Âm Đạo Khi Mang Thai Webtretho Đã Nói Gì

Bị nấm âm đạo khi mang thai là vấn đề đang được các chị em bầu bì bàn tán rất sôi nổi trên hệ thống webtretho thời gian gần đây. Vậy bị nấm âm đạo khi mang thai webtretho đã nói gì? chúng tôi sẽ có câu trả lời ngay sau đây.

Bị nấm âm đạo khi mang thai webtretho nói gì?

Nấm âm đạo là gì?

Nấm âm đạo hay còn có một cái tên khác là viêm âm đạo do nấm. Đây là một cụm từ dùng để miêu tả tình trạng viêm nhiễm âm đạo ở chị em phụ nữ, tình trạng này xảy ra khi âm đạo của chị em bị sự tấn công của một loại nấm có tên là Candida.

Loại nấm này thường xuất hiện trên da và âm đạo của chị em phụ nữ. Khi mới xâm nhập vào cơ thể, nếu sức khỏe của chúng ta tốt, sức đề kháng cao thì nó sống ký sinh trên cơ thể chúng ta và không phát triển. Đến một lúc nào đó khi sức khỏe của chúng ta suy yếu, loại nấm này bắt đầu sinh sôi, nảy nở và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ra nấm m đạo khi mang thai

Khi mang thai chị em phụ nữ sẽ có khả năng bị nấm âm đạo cao hơn, nguyên nhân là vì:

+ Khi mang thai, môi trường âm đạo của chị em sẽ thay đổi, giàu kiềm và ít axit chính vì thế nấm có cơ hội để sinh sôi gây viêm nhiễm.

+ Bị tiểu đường trong thời gian mang thai cũng chính là những nguyên nhân khiến cho các thai phụ bị nấm âm đạo.

+ Trong thời gian mang thai, dịch tiết âm đạo thường tiết ra nhiều hơn, khiến cho môi trường âm đạo luôn luôn bị ẩm ướt, đó chính là môi trường vô cùng thuận lợi cho các loại nấm sinh sôi phát triển.

+ Thông thường khi mang thai, chị em thường bị thay đổi nổi nội tiết tố, là cho lượng oestrogen bị tăng cao, bởi vậy nấm âm đạo có điều kiện tốt để sinh sôi nảy nở.

+ Khi mang thai, hệ miễn dịch của chị em bị suy yếu, và điều đó đã khiến cho nấm âm đạo sinh sôi một các thuận lợi hơn.

Bị nấm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Cho đến nay chưa có một bằng chứng nào chứng minh nấm âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Và thực tế cũng cho thấy, phụ nữ khi mang thai mà bị nấm thì thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên thì bé khi sinh ra rất có thể sẽ bị nhiễm nấm từ mẹ.

Bởi vậy nếu không may bị nấm âm đạo trong thời gian mang thai, thì chị em hãy đến ngay phòng khám đa khoa y học quốc tế 12 Kim Mã để được khám và điều trị kịp thời.

    Những biểu hiện của nấm âm đạo khi mang thai

    Khi mang thai nếu bị nấm âm đạo thì chị em cũng sẽ thấy những biểu hiện như người bình thường bị nấm. Các biểu hiện bị nấm âm đạo thường thấy là:

    Xung quanh âm đạo có những mảng bám màu trắng.

    Khí hư ra nhiều có màu vàng, hoặc xanh.

    Cảm thấy đau rát khi đi tiểu.

    Bị sưng ở môi âm hộ, mô âm đạo.

    Vùng kín bị ngứa ngáy, khó chịu.

      Bị nấm âm đạo khi mang thai webtretho làm thế nào?

      Nấm âm đạo tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt khi xuất hiện ở thai kỳ, nó sẽ khiến cho chị em cảm thấy lo lắng hơn vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Có rất nhiều phương pháp điều trị nấm âm đạo:

      Sử dụng lá trầu không

      Trầu không là một loại lá có tính kháng khuẩn cao. Đây có thể được coi như là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có công dụng vô cùng tuyệt diệu. Trầu không thường được dân gian sử dụng như là một bài thuốc kháng sinh để làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm.

      Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch lá trầu không, sau đó cho vào nồi và đun sôi, để cho nước nguội bớt rồi tiến hành rửa vệ sinh vùng kín, thực hiện việc làm này từ  2-3 lần/ tuần những biểu hiện của viêm âm đạo sẽ cải thiện rõ ràng.

      Lá húng quế

      Húng quế là một loại lá vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt nam. Loại lá này thược được sử dụng như một thứ gia vị để làm cho các bữa ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn. Hơn thế húng quế còn có tác dụng điều trị viêm âm đạo rất tốt mà ít người biết đến. Để làm giảm đi những triệu chứng của nấm âm đạo bạn hãy nhã nát hoặc xay nhuyễn một nắm lá húng quế và chắt lấy nước cốt, hòa nước đó với nước ấm rồi đem nước đó để rửa vùng kín tuần từ 2-3 lần.

      Nấm âm đạo trong thời gian mang thai là hiện tượng khiến cho các mẹ bầu cảm thấy khó chịu và bối rối. Tuy nhiên thì các mẹ bầu đừng quá lo lắng vì nấm âm đạo không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng bất cứ khi nào có dấu hiệu của nấm âm đạo hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời.

      Nguồn:yhocquocte.net

Quặn Bụng Và Đau Bụng Khi Mang Thai

Một số cơn đau quặn bụng và đau khi mang thai thường rất bình thường, liên quan đến nguyên nhân như: táo bón, tăng lưu lượng máu đến tử cung trong ba tháng đầu cơn co Braxton-Hicks, đau dây chằng tròn …. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, sẩy thai, tiền sản giật hoặc tình trạng khác cần được chăm sóc y tế. An toàn nhất là bạn gọi cho bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bạn. Sau đây là cách nhận biết khi nào đau bụng có thể không có gì đáng lo ngại và khi nào chúng có thể báo hiệu điều gì nghiêm trọng hơn.

Khi nào cần gọi bác sĩ của bạn

Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn nếu bị đau quặn bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Sốt hoặc ớn lạnh

Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng)

Đau đầu dữ dội

Thay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời)

Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu

Chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu

Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ (và đặc biệt nếu xảy ra trước 37 tuần mang thai, vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non)

Đau quặn bụng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ Đau dạ dày

Khí và đầy hơi thường xuất hiện trong thai kỳ do nồng độ progesterone tăng cao, một loại hormone làm thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa của bạn. Kết quả là quá trình tiêu hóa chậm lại, dẫn đến đầy hơi cũng như táo bón – cả hai đều có thể mang lại cảm giác đau quặn trong bụng bạn. Bạn có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa bằng cách ăn thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ăn nhiều hơn, dành thời gian khi ăn và uống nhiều nước . Nếu những thay đổi này không có ích, bác sĩ có thể khuyên dùng các thuốc hạn chế táo bón.

Đau bụng sau khi cực khoái

Đau bụng trong và sau khi đạt cực khoái (đôi khi kết hợp với đau lưng dưới) là phổ biến và vô hại trong thai kỳ có nguy cơ thấp và hoàn toàn không phải là lý do để ngừng tận hưởng tình dục. Nó là do tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu hoặc co bóp tử cung bình thường khi đạt cực khoái.

Dòng máu đến tử cung

Khi mang thai, cơ thể bạn gửi nhiều máu hơn bình thường đến tử cung của bạn, điều này có thể dẫn đến cảm giác áp lực trong khu vực. Nằm xuống để nghỉ ngơi hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp giảm những cơn đau này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể không có triệu chứng, nhưng thường nó gây đau hoặc áp lực ở vùng chậu. Các triệu chứng khác bao gồm nước tiểu có mùi hôi, có vẩn đục hoặc có máu; đau và rát khi đi tiểu; sốt; và nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Nhiễm trùng tiểu có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, một đợt kháng sinh ngắn thường cải thiện rất tốt tình trạng này.

Đau quặn bụng và đau bụng trong quý 1 và 2 của thai kỳ Thai làm tổ.

Rất sớm trong thai kỳ của bạn (có thể trước cả khi bạn thấy chậm kinh), Bạn có thể bị đau bụng giống như trong khoảng thời gian đến kỳ kinh nguyệt. Đau nhẹ và ra máu âm đạo ít là kết quả của trứng được thụ tinh gắn vào thành tử cung, xảy ra khoảng 8 đến 10 ngày sau khi rụng trứng và chỉ kéo dài một ngày hoặc lâu hơn.

Thai ngoài tử cung

Trứng đã thụ tinh làm tổ ngoài tử cung, thường là vòi tử cung, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đau bụng không mất đi và trở nên tồi tệ hơn. Thai ngoài tử cung cũng thường gây chảy máu âm đạo , đau vai, chóng mặt và ngất xỉu. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể nguy cơ thai ngoài tử cung, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Sẩy thai và dọa sẩy thai

Đau quặn bụng có thể có nguyên nhân là dọa sẩy thai và sẩy thai, thường xảy ra đau bụng dưới, lưng và / hoặc vùng chậu và kèm theo chảy máu. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong quý 1 của thai kỳ, mặc dù chúng cũng có thể xảy ra trong quý 2. Đôi khi có thể khó biết được cơn đau của bạn là sảy thai hay do sự làm tổ của thai, vì vậy triệu chứng sẩy thai quan trọng nhất cần chú ý là chảy máu. Không giống như trong quá trình làm tổ, đau bụng trong sảy thai thường đi kèm với chảy máu kéo dài trong vài ngày và thường nặng hơn theo thời gian. Nếu bạn lo lắng, hãy gọi cho bác sỹ của bạn và lên lịch kiểm tra.

Đau bụng ở quý 2 và 3 thai kỳ. Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn là tổ chức dải mô giữa tử cung tại chỗ

Khi tử cung phát triển, dây chằng tròn căng ra, đôi khi gây đau ở bên bụng có thể tỏa ra hông hoặc háng. Đau dây chằng tròn thường bắt đầu trong quý hai thai kỳ và thường được cảm thấy ở một bên (nhưng đôi khi cả hai). Nó thường xảy ra trong khi tập thể dục, sau khi bạn ra khỏi giường, hắt hơi, ho, cười hoặc khi bạn thực hiện một động tác đột ngột; cảm giác có thể kéo dài trong bất cứ nơi nào từ vài giây cho đến vài phút. Để giảm đau, hãy nghỉ ngơi nhiều và cố gắng thay đổi vị trí từ từ.

Cơn co Braxton Hicks

Những cơn co thắt này có thể bắt đầu vào khoảng 20 tuần của thai kỳ. Các cơn co thắt Braxton Hicks tương đối ngắn (chỉ vài giây) và không đều. Hãy chắc chắn rằng bạn đang uống đủ nước(nước tiểu của bạn nên có màu vàng nhạt hoặc không màu), vì mất nước có thể gây ra chúng. Khi bạn thay đổi vị trí – ngồi hoặc nằm nếu bạn đang đứng (và ngược lại), nó sẽ giảm dần.

Rau bong non

Nếu rau thai tách (một phần hoặc hoàn toàn) khỏi tử cung trước khi em bé chào đời, nó có thể gây đau bụng dữ dội và dai dẳng cũng như đau lưng và chảy máu âm đạo. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, điều quan trọng là phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Tiền sản giật

Tiền sản giật – một tình trạng thường phát triển trong nửa sau của thai kỳ và được đặc trưng bởi huyết áp cao và protein trong nước tiểu – có thể gây đau bụng. Nó thường đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn hoặc nôn, sưng ở mặt và tay và khó thở. Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến lượng oxy và dinh dưỡng chảy vào em bé, và nó làm tăng nguy cơ bị bong rau thai, vì vậy điều quan trọng là phải gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên.

Cơn đau bụng chuyển dạ.

Các cơn co chuyển dạ gây ra đau bụng diễn ra đều đặn, kéo dài từ 30 đến 70 giây và xích lại gần nhau và mạnh mẽ hơn theo thời gian. Bạn có thể bị chuyển dạ nếu bạn bị co thắt đều đặn cứ sau 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không biến mất khi bạn thay đổi vị trí, bạn có thể cảm thấy áp lực ở vùng xương chậu (như em bé của bạn đang đẩy xuống), bạn có thể thấy sự thay đổi trong dịch tiết âm đạo (rò rỉ dịch hoặc chảy máu). Bạn có thể gặp phải chuyển dạ sinh non nếu bạn gặp các triệu chứng này trước 37 tuần. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang chuyển dạ (hoặc thậm chí nếu bạn không chắc chắn nhưng bạn nghĩ bạn có thể như vậy), hãy liên hệ với bác sĩ của bạn hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

Theo Ths. Bs CKII Nguyễn Công Định

Chia Sẻ Cách Trị Mụn Khi Mang Thai Của Các Mẹ Trên Webtretho !!!!

Thứ Sáu, 20-01-2023

Trong thai kỳ của phụ nữ, sự thay đổi của nội tiết tố ảnh hưởng đến làn da. Nội tiết tố thay đổi gây ra nám da, sạm da, mụn… Da lúc này dễ bị mụn do tăng tiết bã nhờn. Tình trạng này sẽ giảm trong 3 tháng sau sinh. Trị mụn là mong muốn của tất cả phụ nữ. Tuy vậy trong thai kỳ, các mẹ không được sử dụng các loại sản phẩm trị mụn bằng thuốc uống, kem bôi vì sẽ gây ra ảnh hưởng cho bé.

Chia sẻ cách trị mụn khi mang thai của các mẹ trên WEBTRETHO !!! 1- Yến mạch và dưa chuột

Yến mạch và dưa chuột làm dịu da rất tốt. Hai loại nguyên liệu này cũng khá dễ tìm. Sử dụng các nguyên liệu này rất đơn giản: mẹ bầu chỉ cần trộn bột yến mạch và dưa chuột thái lát mỏng với nhau. Sau đó hãy đặt hỗn hợp trong ngăn đá tủ lạnh. Bột yến mạch sẽ bám đều vào dưa chuột. Khi bột đã bám đề, mẹ bầu có thể dùng đắp mặt. Thời gian từ 10 đến 15 phút.

2- Nghệ và mật ong

Nghệ là nguyên liệu thiên nhân an toàn, hiệu quả cho chị em trong thai kỳ. Hoạt chất curcumin của nghệ giúp sáng da, mờ vết thâm, diệt khuẩn gây mụn. Ngoài ra dùng nghệ còn giúp chị em dưỡng da trắng hồng tự nhiên.Mật ong cũng là nguyên liệu tốt cho da. Thành phần của mật ong có chứa nhiều chất kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Dùng mặt nạ bằng nghệ và mật ong Chăm sóc da mặt mụn sẽ giúp chị em làm sạch mụn, mờ vết thâm, dưỡng da sáng mịn hơn.

Bật mí với bạn rằng: trị mụn bằng nghệ có rất nhiều cách kết hợp. Và mỗi công thức từ nghệ tươi lại giúp bạn điều trị mụn tùy theo từng làn da và loại mụn.

3- Dấm táo

Bên cạnh nghệ, dấm táo cũng là một giải pháp tốt trong việc chăm sóc da. Bạn có thể dùng bông cotton sạch thấm vào nước dấm táo. Sau đó massage da nhẹ nhàng tại các vị trí có mụn. Lượng dầu dư thừa trên da mặt sẽ được dấm táo hấp thụ. Qua đó ngăn chặn đáng kể dầu dư thừa gây bít lỗ chân lông. Điều này giúp bạn giải quyết được tình trạng nổi mụn trên da. Enzyme và axit alpha hydroxy có trong dấm táo sẽ làm sạch da khá hiệu quả. Các mẹ bầu có thể hòa dấm táo vào với nước theo tỉ lệ 1:3 để sử dụng.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu

– Mẹ bầu không nên rửa mặt quá nhiều để tránh là da mất độ ẩm tự nhiên.

– Không nên rửa mặt bằng nước quá nóng. Điều này cũng có thể làm da trở nên khô. Tốt nhất nên dùng sữa rửa mặt nhẹ dịu với da.

– Mẹ bầu cần tránh nặn mụn hay bóp vết mụn. Hành động này có thể làm nhiễm trùng, làm cho mụn nặng hơn và gây ra sẹo.

– Nên uống nhiều nước (2 – 2.5 lít/ngày).

– Mẹ bầu cũng nên tránh các đồ uống có ga và caffein vì vừa không tốt cho dạ mụn vừa không tốt cho sức khỏe.

– Bên cạnh đó có thể bổ sung protein thực vật, chất béo từ bơ và các loại hạt.

– Hạn chế những thực phẩm sử dụng các loại đường tinh chế.

– Chú ý nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi.

– Những vật dụng tiếp xúc với da mặt thường xuyên như vỏ gối, khăn mặt cần vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên.

– Hạn chế chạm tay vào vùng da mụn, đặc biệt là da mặt.

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai

Đau bụng dưới khi mang thai.

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm với nó. Trong những tuần đầu của thai kỳ, thường bạn sẽ thấy bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe. Đây là điều rất bình thường.

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh. Vấn đề này cũng hết sức bình thường.

Tuy nhiên nếu đau bụng dưới có kèm theo các dấu hiệu sau thì bạn phải ngay lập tức đi gặp bác sĩ:

Đau kéo dài và đau dữ dội

Có chảy máu âm đạo

Sốt cao, co giật

Đi tiểu thấy rát, khó chịu và tức ở khu vực xương chậu

Nếu là những cơn đau bình thường và không thường xuyên bạn có thể thực hiện một số động tác sau sẽ rất có ích:

– Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.

– Khi trở dậy, hãy nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới.

– Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại.

– Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước.

– Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.

Ngoài ra hãy luôn nhớ thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của bạn cho bác sĩ khám trực tiếp.

Cảnh giác với đau nhói ở bụng dưới khi bầu bí.

Cảm giác không thoải mái ở vùng bụng rất phổ biến khi có thai. Nguyên nhân của cảm giác đau phụ thuộc vào giai đoạn bầu bí.

Trong quá trình mang thai, thỉnh thoảng bụng dưới lại có cảm giác đau nhói. Điều này có bình thường?

Trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Nếu cảm giác đau chỉ thoáng qua thì hoàn toàn vô hại nhưng nếu đau dữ dội hay dai dẳng thì cần tới cơ sở y tế ngay lập tức.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Đừng do dự gọi cho bác sĩ nếu cơn đau bụng kéo dài hay trở nên dữ dội hoặc cảm giác bị chuột rút, chảy máu, sốt hay xỉu dần. Bởi vì đó có thể là biểu hiện của các chứng bệnh khác như đau dạ dày, nhiễm trùng đường tiểu, viêm ruột thừa hay đơn giản là do táo bón.

Làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn?

Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.

Khi trở dậy, hãy nghiên người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới.

Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại.

Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước.

Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.

Đau bụng khi mang thai.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau bụng cho phụ nữ mang thai như: dấu hiệu của sảy thai, chửa ngoài dạ con, đẻ non, đau ruột thừa… Vì vậy, khi thai phụ thấy đau bụng dữ dội thì tuyệt đối không được coi thường mà phải kịp thời đến viện khám và điều trị để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

1. Dấu hiệu sảy thai hoặc phản ứng mang thai

Trong giai đoạn đầu mang thai, bà bầu cảm thấy bụng dưới hơi đau hoặc lưng nhức mỏi, đồng thời âm đạo chảy ra một ít máu. Máu có thể có màu đỏ tươi, màu hồng hoặc màu nẫu sẫm. Nhưng nếu sau một thời gian ngắn vẫn xuất hiện phản ứng mang thai sớm, phôi thai bình thường, máu không ra nữa, bụng không còn đau thì không phải là dấu hiệu của sảy thai.

2. Hiện tượng sảy thai

Âm đạo chảy máu nhiều, hoặc có máu cục do tử cung co thắt làm cho bụng dưới đau từng cơn và đau kèm theo co giật, bụng dưới trĩu nặng, cổ tử cung có thể mở to và như vậy thì hiện tượng sảy thai khó tránh khỏi.

3. Chửa ngoài dạ con

Phụ nữ mang thai đã từng mắc bệnh viêm hố chậu, hoặc mang thai sau khi điều trị hiếm muộn. Ngừng kinh 6 – 12 tuần, bỗng dưng cảm thấy một bên của bụng dưới đau như bị xé hoặc đau từng cơn, cơn đau kéo dài hoặc lên cơn nhiều lần, thường có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu bất thường.

4. Chửa trứng ác tính

Sau khi mang thai được 2 – 4 tháng, tử cung to khác thường, mức độ to không phù hợp với tháng hết kinh, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên. Người được chẩn đoán là chửa trứng và đã chuyển sang giai đoạn ác tích nhưng vẫn chưa nạo, có thể bỗng dưng thấy đau bụng dữ dội có tính cấp tính.

5. Mang thai kéo theo u phụ khoa

Có phụ nữ mang thai có lịch sử bệnh u khối trong khoang bụng, hoặc chưa kiểm tra nhưng thấy lên cơn đau một bên bụng dưới nhiều lần, cơn đau có thể tự giảm dần, trong kỳ mang thai bỗng dưng thấy đau dữ dội tại cùng một bên của bụng dưới, đau quặn dai dẳng, đồng thời có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa, đây có thể là mang thai kéo theo chứng đảo ngược cuống u nang buồng trứng hoặc đảo ngược u cơ dưới tử cung.

6. Đẻ non

Xuất hiện giữa tuần mang thai thứ 28 – 37. Khi đẻ non sẽ xảy ra hiện tượng tử cung co thắt từng cơn, kèm theo chứng đau bụng hoặc đau lưng từng cơn.

7. Mang thai kéo theo nhau thai rụng sớm

Đôi khi phụ nữ mang thai không để ý nên khiến bụng bị chèn, hoặc làm tổn thương bên ngoài bụng và bỗng dưng thai phụ cảm thấy bụng đau ghê gớm, rồi buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu, tử cung cứng và ấn thấy đau.

8. Mang thai kéo theo viêm ruột thừa cấp tính

Hiện tượng này chiếm ít khoảng 0.1 – 0.2%, nhưng cũng cần chú ý bởi vì nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

9. Mang thai kéo theo bệnh ký sinh trùng đường ruột

Thường gặp là bệnh giun đũa, biểu hiện chủ yếu là xung quanh rốn thường đau ê ẩm, nếu chui vào ống mật hoặc ruột thừa sẽ làm cho bụng đau dữ dội.

(ST)