Đau nửa bụng trên rốn
Nếu gặp trường hợp thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở nửa bụng trên rốn, có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý sau:
Đau nửa bụng dưới rốn Đau toàn bộ ổ bụng
Nếu gặp phải tình trạng đau quanh vùng rốn lan sang khắp vùng bụng thì có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý như: Viêm phúc mạc, lao màng bụng, di căn ung thư tới màng bụng, viêm ruột cấp tính, lồng ruột…
Một số nguyên nhân khác
Đau bụng xung quanh rốn có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Do đó, phải dựa vào các dấu hiệu đi kèm mới có thể phán đoán được nguyên nhân, tình trạng bệnh. Ngoài một số nguyên nhân trên, chứng đau bụng xung quanh rốn có thể do các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm gan, sốt rét, viêm amidan…
Cũng có thể là do bị giun đũa, lồng ruột ở trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 2 tuổi. Nếu chỉ xuất hiện cơn đau nhẹ kèm theo nhiều dấu hiệu khác thì rất có thể là bạn đang mang thai.
Đau bụng quanh rốn là bệnh gì?
Thông thường, chứng đau bụng quanh rốn là dấu hiệu cho thấy sự suy nhược của cơ quan chức năng tiêu hóa dẫn đến hiện tượng khó tiêu chức năng. Bên cạnh đó, đây là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý như:
Thoát vị rốn
Là tình trạng khi một phần nội tạng cơ thể bị lồi ra ngoài do các cơ bụng đóng không kín ở rốn. Chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh, mỗi năm có khoảng 1% trẻ bị thoát vị rốn, 90% những trẻ này thường tử vong khi lên 5 tuổi.
Biểu hiện bệnh:
Đau rốn do máu không được lưu thông đến phần nội tạng lồi ra ngoài làm mô bị nhiễm trùng hoặc chết.
Rốn bị sưng, tím tái, người bị sốt kèm theo nôn mửa.
Bệnh lý về dạ dày – tá tràng
Đau bụng quanh rốn sau khi ăn là biểu hiện thường gặp của các bệnh lý về dạ dày – tá tràng. Đa số các bệnh này xuất phát từ chế độ và thói quen ăn uống không phù hợp.
Bệnh có một số biểu hiện như sau:
Tắc nghẽn ruột non
Có thể xảy ra ở một phần hay toàn bộ ruột non khiến thức ăn không thể đi qua hệ tiêu hóa. Có thể xuất hiện do chất truyền nhiễm, bệnh viêm ruột, hội chứng sa ruột, khối u , vết sẹo từ ca phẫu thuật trước.
Biểu hiện bệnh:
Đau bụng quanh rốn kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, phình bụng.
Táo bóng nặng, sốt, mất nước, tim đập nhanh, nếu không được kịp thời điều trị có thể trở thành một biến chứng nguy hiểm.
Điều trị: Truyền dịch tĩnh mạch và dùng thuốc để làm dịu tình trạng buồn nôn, ói mửa. Sử dụng liệu pháp hoặc phẫu thuật để làm giảm sức ép của ruột.
Viêm ruột thừa
Đau bụng vùng quanh rốn là dấu hiệu sớm của bệnh viêm ruột thừa. Là bệnh cần nhanh chóng được điều trị vì nó có thể gây nguy hiểm nếu kéo dài.
Biểu hiện bệnh:
Điều trị: Nếu có dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tránh vỡ ruột thừa đe dọa tính mạng người bệnh. Đối với bệnh viêm ruột thừa, phẫu thuật là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.
Viêm tụy cấp
Thường xuất hiện do sử dụng chất có cồn, thuốc, các tác nhân truyền nhiễm hoặc do bị sỏi mật. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm tụy hoại tử cấp tụy.
Biểu hiện bệnh:
Điều trị: Nếu nhẹ sẽ dùng dịch truyền tĩnh mạch và thuốc giảm đau. Nếu nguyên nhân là do sỏi mật thì phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ sỏi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Là bệnh thường gặp ở nữ giới, chủ yếu do vi khuẩn chúng tôi ở đường ruột xâm nhập tới niệu đạo, hậu môn gây nhiễm trùng. Đây chỉ là một yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng đau bụng quanh rốn.
Biểu hiện bệnh:
Đau quanh rốn, đau khi đi tiểu.
Tiểu nước đục hoặc ra máu, nếu không kịp thời điều trị có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Điều trị: Thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể kết hợp cùng thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng viêm và thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Phình động mạch chủ
Là tình trạng động mạch chủ tăng kích thước, biến dạng thành hình thoi, hình túi khiến thành mạch dễ vỡ. Thường xuất hiện ở người hay hút thuốc lá, có tiền sử tiểu đường, tăng huyết áp. Phình động mạch chủ là bệnh nguy hiểm gây vỡ mạch tại vị trí phình, có thể dẫn đến tử vong.
Biểu hiện bệnh:
Điều trị: Thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát huyết áp, từ bỏ các thói quen xấu như rượu bia, thuốc lá… đối với trường hợp nhẹ. Nếu động mạch chủ bụng bị rách thì phải có sự can thiệp y tế bằng phẫu thuật.
Đau bụng quanh rốn kèm theo tiêu chảy là bệnh gì?
Nếu tình trạng đau bụng quanh rốn xuất hiện sau khi ăn kèm theo tiêu chảy thì thường xuất phát từ các bệnh lý sau:
Viêm đường tiêu hóa
Là bệnh lý chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống thất thường, không khoa học, nhất là việc ăn quá nhiều đồ ăn có chứa lượng lớn đường. Ngoài ra, bệnh còn do các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra.
Biểu hiện bệnh:
Điều trị: Thông thường các triệu chứng trên sẽ tự biến mất sau vài ngày. Cần uống nhiều nước, bổ sung điện giải để tránh tình trạng mất nước.
Ngộ độc thực phẩm
Còn được gọi là trúng thực khi ăn phải những thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc. Ngoài ra, tình trạng này cũng thường gặp khi ăn phải thức ăn ôi thiu bị biến chất…
Biểu hiện bệnh:
Điều trị: Với trường hợp nhẹ, có thể cho người bệnh nôn hết thức ăn ra ngoài. Sử dụng nước chanh, cà chua để trung hòa nồng độ acid trong dạ dày rồi bảo vệ niêm mạc bằng cách cho sử dụng các thực phẩm như nước cháo, sữa, lòng trắng trứng. Nếu thường xuyên nôn ói, đau bụng dữ dội, thân nhiên trên 38,6 độ C, ngứa ran cánh tay, tiêu chảy trên 3 ngày thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích còn gọi là bệnh đại tràng co thắt. Là một nhóm rối loạn chức năng đại tràng nhưng không tìm thấy các tổn thương khi nội soi đại tràng. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vi khuẩn xâm nhập, thói quen ăn uống không tốt, tác dụng phụ của thuốc…
Biểu hiện bệnh:
Điều trị: Bệnh có thể được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung chất xơ, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm tiêu chảy, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co thắt đại tràng…
Cách xử lý khi bị đau bụng quanh rốn
Nếu tình trạng đau bụng quanh rốn thường xuyên xuất hiện kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời. Nếu tình trạng này chỉ mới xuất hiện với tần suất ít và không có gì bất thường, có thể cải thiện bằng cách:
Cách điều trị đau bụng quanh rốn thông thường
Với hiện tượng đau bụng quanh rốn không kèm theo các biểu hiện bất thường, có thể cải thiện bằng cách:
Chữa đau bụng bằng mật ong
Mật ong là một trong những phương pháp hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng buồn nôn được nhiều người áp dụng. Bạn có thể pha 1 – 2 thìa mật ong với nước ấm, uống trực tiếp để giảm đau.
Chữa đau bụng bằng bạc hà
Mặc dù không phải là cách điều trị tận gốc nhưng phương pháp này có thể giúp xoa dịu cơn đau và cải thiện triệu chứng hiệu quả. Có thể dùng một ít lá bạc hà xay với hạt cây thì là, tỏi, gừng, bột hạt tiêu. Mỗi ngày uống một ít với nước ấm, uống 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.
Khi nào nên đến bác sĩ?
Phần lớn trường hợp đau bụng quanh rốn thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan khiến bệnh chuyển biến xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi:
Có thể thấy hiện tượng đau bụng quanh rốn do nhiều nguyên nhân gây ra và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu tình trạng này đi kèm cùng nhiều triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng thăm khám để được kịp thời chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị.