Dấu Hiệu Mang Thai Lamchame / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu, Dấu Hiệu Mang Thai Sớm

0 lượt xem

Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên mẹ nên biết Ngực sưng, đau nhức

Dấu hiệu ngực sưng và đau nhức sẽ xuất hiện trong những tuần đầu mang thai. Biểu hiện này cũng có thể là biểu hiện báo hiệu cho 1 kỳ kinh sắp đến nhưng nếu là biểu hiện của việc có thai thì ngực sẽ có cảm giác đau, tê tê và nhạy cảm khi có tác động bên ngoài. Ngực sưng, đau nhức là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, sự xuất hiện và tăng lên đáng kể của hai hormone thai kỳ estrogen và progesterone. Triệu chứng này sẽ giảm bớt vào quý 2 thai kỳ.

Cơ thể mệt mỏi như vừa lao động, làm việc mất nhiều sức bởi mang thai phần lớn cơ thể mẹ cần hoạt động để nuôi dưỡng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Triệu chứng này sẽ giảm bớt dần khi sang quý 2 của thai kỳ.

Chảy máu và đau bụng

Khi trứng được thụ tinh từ 6 đến 12 ngày mẹ có thể thấy một chút máu báo ở quần chip. Đây không phải vấn đề gì đáng lo ngại bởi đó chính là dấu hiệu báo phôi thai đã cấy thành công vào tử cung của mẹ. Mẹ bị chảy máu ở vùng âm đạo, máu có màu nhạt hơn bình thường một chút, nếu mẹ cảm nhận thấy mình có thêm những dấu hiệu bất thường thì cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục sớm.

Ở một số phụ nữ còn có cảm giác đau bụng trong những tuần đầu tiên mang thai giống như hiện tượng đau bụng dưới trước thời kỳ kinh nguyệt.

Hormone progesterone trong cơ thể của người phụ nữ tăng lên khiến cho dạ dày trở lên nhạy cảm hơn nên ốm nghén, nôn nao, buồn nôn là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Ốm nghén, buồn nôn thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Có thể là món trước đó mẹ rất thích ăn cũng có thể là món không bao giờ thích, chưa ăn bao giờ bỗng dưng sẽ cảm thấy rất thèm. Có người thèm vào lúc đêm, thèm đến nỗi không được ăn thì không thể ngủ được, có người còn thèm ăn cả ớt. Mẹ cũng không nên lo lắng quá bởi đấy là dấu hiệu rõ ràng chỉ ra rằng bạn có thai.

Đi tiểu thường xuyên

Các hormone trong cơ thể mẹ thay đổi làm thúc đẩy chuỗi các hoạt động gia tăng tốc độ máu qua thận sẽ khiến cho bàng quang đầy lên nhanh chóng và nhu cầu cần đi tiểu sẽ nhiều hơn, thường xuyên hơn mỗi ngày. Triệu chứng này thường gặp trong 6 tuần đầu của quá trình mang thai. Ngoài nguyên nhân do sự thay đổi hormone còn do sự phát triển của bé trong bụng mẹ cũng gây áp lực nhiều lên bàng quang khiến mẹ thường xuyên buồn đi tiểu.

Hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của mẹ bầu nên mẹ thường có cảm giác chướng bụng, đầy hơi khó chịu.

Nhạy cảm với mùi

Có thể trước đây là món ăn mẹ không thích nên mẹ sẽ cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi hay thậm chí là nôn ọe nhưng cũng có thể đó là món ăn trước mẹ rất thích ăn giờ cũng có thể khó chịu với món ăn đó. Việc nhạy cảm với mùi thức ăn khiến nhiều mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để tránh được tình trạng mệt mỏi, khó chịu, nôn vì mùi thức ăn thì mẹ nên tránh đi chỗ khác khi nấu ăn, mẹ cũng nên tránh ngửi mùi thuốc lá vì nó ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé.

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Khi mang thai, hệ thống tim mạch của mẹ cũng có những thay đổi lớn như: nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, lượng máu trong cơ thể tăng 40 – 45% còn huyết áp sẽ bị giảm dần trong thời gian đầu và đạt mức thấp nhất ở giữa thai kỳ và sẽ tăng về bình thường ở cuối thai kỳ.

Thường thì hệ thống tim mạch và thần kinh có thể điều chỉnh được phù hợp với tất cả những thay đổi vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, khi những thay đổi không kịp thời sẽ khiến mẹ có cảm giác choáng váng hoặc hơi chóng mặt. Nếu mẹ bị ngất đi thì có thể do gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng, mẹ nên đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị.

Trễ kinh là triệu chứng chung cho việc có thai ở tất cả các phụ nữ. Nếu có thai, kinh nguyệt sẽ tạm vắng mặt một thời gian. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

Trễ kinh – Dấu hiệu mang thai sớm

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai…

Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…

Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau có màu xanh và các loại quả chín.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

PM Procare là viên bổ tổng hợp cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu với liều lượng phù hợp, nhằm cùng bữa ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể trong quá trình mang thai. Sử dụng Procare trước, trong khi mang thai và khi cho con bú giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con đều khỏe mạnh.

Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ cũng nên tránh một số loại thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cuả thai nhi, vì vậy bà bầu không nên ăn, thậm chí cần tuyệt đối tránh trong suốt quá trình mang thai:

Không ăn các loại thức ăn sống, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc sữa chưa tiệt trùng.

Tránh ăn những thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ. Tuy nhiên, cá hồi có chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp nên mẹ có thể bổ sung.

Không dùng thức uống có cồn và caffein: bia, rượu có thể gây tổn hại cho sự phát triển cuả thai nhi; café và trà sẽ khiến bạn thấy khó chịu vì phải đi tiểu thường xuyên. Nước ngọt và các thức uống bày bán ở lề đường không đảm bảo vệ sinh và tăng nguy cơ tiểu đường khi mang thai.

Không hút thuốc lá: Thuốc lá làm thai nhi chậm tăng trưởng, gây sinh non, thậm chí có thể gây sẩy thai. Bạn cũng nên tránh xa những người hút thuốc. Khói thuốc bạn hít phải cũng có hại cho bé.

Theo Dinhduongbabau.net

Dấu Hiệu Có Thai: Những Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Nhất

Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ (tức là khi bạn thấy trễ kinh khoảng 1-2 tuần), bạn đã có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử máu hoặc nước tiểu.

9. Rối loạn thói quen ăn uống Trước đó bạn có thể không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì để khỏi cảm giác nhạt miệng. Đây có thể là dấu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. Ngược lại với một số mẹ bị nghén, nhiều mẹ khác lại có thể là nạn nhân của chứng “thèm ăn vô độ” trong thời gian “bầu bí”.

10. Táo bón và đầy hơi Táo bón là hiện tượng thường thấy của mẹ bầu và triệu chứng sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng thường gặp hiện tượng chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hormone progesterone tăng cao trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải, loại trừ nguy cơ mắc táo bón. Mỗi ngày nên uống từ 7-8 cốc nước nha mẹ.

11. Tâm trạng thất thường Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường. Đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Khi bạn quen với tình trạng “bầu bí” của mình, những thay đổi thất thường đó cũng sẽ tự nhiên biến mất. Lúc này, bạn không cần phải nhờ đến liệu pháp y học nào để chấm dứt tình trạng này.

12. Thân nhiệt bất thường Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sau khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.

Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.

13. Nhạy cảm với mùi Bạn có thể trở nên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích. Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.

14. Chóng mặt hoặc ngất xỉu Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.

Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.

15. Ra máu ngoài kỳ kinh Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít.

16. Trễ kinh Đây là một trong những triệu chứng chung báo hiệu bạn mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nưa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

17. Dương tính với thử máu, nước tiểu Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ (tức là khi bạn thấy trễ kinh khoảng 1-2 tuần), bạn đã có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử máu hoặc nước tiểu. Cả 2 loại xét nghiệm này đều dựa vào lượng hormon HCG chỉ xuất hiện trong cơ thể khi mang bầu.

Cách đơn giản nhất là thực hiện thử nước tiểu tại nhà với bộ que thử mua tại nhà thuốc. Loại đắt nhất không hẳn đã là thứ tốt nhất. Bạn nên sử dụng hàng có thương hiệu hoặc đã được người quen, bạn bè tin dùng. Bạn nên thử vào buổi sáng khi thức dậy, cũng là lúc mức HCG đạt ngưỡng cao nhất.

Hãy mua 2 bộ que thử. Bạn đang ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, vì vậy việc ra kết quả không chính xác là điều có thể xảy ra. Nếu có thể lặp lại thử nghiệm một lần nữa để so sánh kết quả thì càng tốt.

Dấu Hiệu Có Thai: 4 Dấu Hiệu Mang Thai Chuẩn Xác Nhất

Mệt mỏi – Dấu hiệu có thai mẹ bầu cần biết

Mệt mỏi là dấu hiệu có thai sớm nhất mà bất kỳ bà mẹ trẻ nào cũng có thể nhận biết được. Theo những đánh giá của giới chuyên môn khi bạn mang thai ở những tuần đầu cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Nguyên nhân này được giải thích bởi cơ thể chưa quen với việc hoạt động liên tục để cung cấp chất dinh dưỡng cho “em bé”.

Vì thế, các hormone tiết ra trong thời gian này nhiều hơn làm cho nhiệt độ của cơ thể tăng, tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Nhịp tim vì thế cũng đập nhanh hơn để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho buồng trứng. Những hoạt động đó khiến cơ thể bạn thay đổi, mệt mỏi hơn. Đó cũng là dấu hiệu có thai tuần đầu tiên bạn có thể cảm nhận thấy ở cơ thể của mình.

Nhận biết dấu hiệu có thai qua sự thay đổi của ngực

Bên cạnh sự mệt mỏi của cơ thể, thì bộ ngực cũng là một trong các dấu hiệu có thai mà bạn có thể nhận biết một cách dễ dàng nhất.

Nếu bạn bỗng dưng có cảm giác ngứa, nóng ran như đang có kim châm ở ngực đặc biệt ở vị trí xung quanh núm vú thì chắc chắn đó là dấu hiệu có thai sớm. Ở thời kỳ đầu mang thai, các hormone của thai kỳ sẽ tăng lượng máu cung cấp tới ngực của thai phụ. Vì thế, bạn sẽ thấy ngực mình trở nên nhạy cảm hơn ở thời gian đầu khi mang thai. Đặc biệt, cảm giác này bạn sẽ cảm nhận ngày càng rõ rệt hơn ở các giai đoạn sau của thai kỳ.

Sự thay đổi của âm đạo và âm hộ

Một trong các dấu hiệu có thai bạn có thể dễ dàng phát hiện ra đó chính là màu sắc của âm hộ và âm đạo. Đối với người chưa có thai, âm hộ và âm đạo thường có màu hồng. Khi chính thức bắt đầu thai kỳ thì âm đạo của phụ nữ sẽ chuyển dần sang màu tím đỏ. Thai kỳ càng phát triển, màu tím đó cũng thẫm hơn trước.

Đặc biệt thời điểm xuất hiện các dấu hiệu mang thai sớm này, dịch tiết trong âm đạo sẽ ra nhiều hơn và không có màu sắc khác thường so với trước khi mang thai. Đây chỉ là những thay đổi bình thường của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần thực hiện vệ sinh cơ thể như bình thường để đảm bảo sự cân bằng cho hệ vi khuẩn sẵn có của mình.

Thay đổi cảm giác ăn uống khi có thai

Khi mang thai ở những tuần đầu tiên, rất nhiều thai phụ đã thay đổi cảm giác ăn uống trước kia. Đây cũng được xem là một trong các dấu hiệu có thai mà bạn cần lưu ý.

Ở thời kỳ đặc biệt này, bạn có thể cảm thấy thèm ăn nhưng không xác định được một thực phẩm cụ thể cho bản thân. Hoặc bạn cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn trong việc nhận biết mùi vị thức ăn đến kỳ lạ. Có sự thay đổi này là do lượng hormone progesterone tiết ra trong thai kỳ sẽ làm cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn. Bạn có thể rất sợ một mùi thức ăn nào đó. Hoặc trở nên chán ăn, ốm nghén,…một cách rất khó chịu.

Ngoài các dấu hiệu có thai mà chúng tôi vừa kể trên, nhiều thai phụ còn cảm thấy đi tiểu nhiều hơn, đau lưng, cơ thể hay bị mỏi nhức, chuột rút, táo bón….ở giai đoạn đầu khi mang thai. Mọi cảm giác đều có thể xảy ra khi bạn “mang thai”.

Để giúp các mẹ phục hồi sức khỏe, kiêng cữ khoa học, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ kết hợp với lấy lại vóc dáng sau sinh, các chuyên gia của Bảo Hà Spa đã xây dựng lên thương hiệu spa bầu, spa sau sinh chuẩn 5 sao sử dụng phương pháp massage sau sinh Nhật Bản và các dược liệu thiên nhiên tuyệt đối an toàn cho mẹ và không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con.

Dấu Hiệu Có Thai: 17 Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Nhất

Dấu hiệu có thai rõ rệt nhất là bạn bị buồn nôn hoặc ốm nghén và cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể luôn phải làm việc thêm 24/7 để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi

Không chỉ đến khi trễ kinh bạn mới phát hiện được những dấu hiệu mang thai. Những triệu chứng thai nghén có thể đến khá sớm và kéo dài trong cả thai kỳ hoặc chỉ trong 3 tháng đầu.

Bạn có thể có những dấu hiệu dưới đây, hoặc nếu không, thử tiếp tục kiểm tra trong phần 2 của bài viết.

Một số phụ nữ cảm thấy khó thở, nhất là trong lần đầu tiên mang thai. Đôi khi hiện tượng này cũng diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Nguyên nhân khó thở khi mang thai là do bạn cần thêm oxy cho phôi thai đang phát triển hay do hoóc-môn progesterone gia tăng mạnh. Đây cũng được coi là dấu hiệu mang thai của 1 người bình thường.

Giải pháp cho bạn: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh làm việc nặng, tập các bài tập thở, ngồi thẳng lưng…

Tuy nhiên, nếu nhận thấy những bất thường như sau thì chị em cần tới thăm khám bác sĩ:

Tuy không bắt đầu khởi động tập thể dục nhưng bạn thấy khó thở một cách đột ngột.

Khó thở đi kèm những cơn đau không rõ nguyên nhân.

Khi nằm xuống cảm giác khó thở càng tồi tệ hơn.

Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.

Căng tức ngực

Tăng kích thước vòng một là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang bầu. Nếu để ý một chút, bạn còn thấy núi đôi có phần đau tức hơn bình thường. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này đều có thể thấy ở trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Dù vậy, nếu bạn đang chờ mong tin vui thì đây là một tín hiệu đáng hy vọng. Nếu đã mang thai, bạn cũng nên tìm hiểu về cách chăm sóc nhũ hoa cho mình.

Trong những tuần đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể luôn phải làm việc thêm 24/7 để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sự tiết ra nhiều hơn của hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.

Buồn nôn hoặc ốm nghén là một trong những dấu hiệu khó chịu khi mang thai. Nó có thể bắt đầu sớm nhất khi bạn mang thai được 4- 6 tuần và xảy ra ở bất kỳ điểm nào trong ngày, không chỉ trong buổi sáng. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đột nhiên bắt đầu cảm thấy buồn nôn hoặc hay bị ốm, đó là một dấu hiệu mang thai thường gặp.

Đi tiểu nhiều hơn

Nếu bạn đột nhiên đi tiểu nhiều hơn thường ngày thì đây có thể là một tín hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai rồi đấy. Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể xuất hiện 6 tuần sau khi thụ thai và do một số yếu tố. Một trong những yếu tố đó chính là những hoóc-môn thai kỳ và lưu lượng máu cơ thể nhiều hơn trước. Những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên cũng là nguyên nhân khiến bà bầu đi tiểu nhiều lần.

Một số phụ nữ thường bị đau đầu. Điều này có liên quan đến sự tăng nhanh của hooc môn progesterone trong cơ thể, cộng thêm sự thiếu hụt lượng nước dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của hồng cầu trong máu. Lúc này, chị em nên tăng cường lượng nước hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong máu.

Nếu bạn cảm thấy phần thắt lưng xuất hiện cơn đau nhức hoặc mỏi dọc sống lưng thì có thể là do dây chằng đang giãn ra. Khi cơ bụng trở nên lỏng leo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại. Nhiều phụ nữ không quan tâm tới dấu hiệu có thai này, vì đa số nghĩ đó là đau lưng do thời tiết hoặc làm việc vất vả. Những cơn đau lưng sẽ “tấn công” bạn nhiều hơn khi thai nhi bắt đầu lớn lên.

Bị chuột rút

Tử cung của bạn đã kéo dài một chút để chuẩn bị cho sự xuất hiện của bé con trong chín tháng tiếp theo. Sức nặng của nó sẽ chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới gây nên hiện tượng chuột rút. Bạn cần lưu ý ăn uống đủ canxi và kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.

Trang Vàng

Dấu Hiệu Mang Thai Sớm: 12 Dấu Hiệu Chính Xác Nhất

Bắt đầu từ tuần đầu tiên sau khi thụ thai, bạn sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm với mùi. Nguyên nhân chính là do hormone Estrogen tăng cao. Đây là loại hormone khiến bạn trở nên mẫn cảm với mùi. Chiếc mũi thính làm bạn trở nên nhạy cảm hơn đối với mùi xung quanh mình. Cho dù là mùi nước hoa bạn yêu thích, hoặc những món ăn trước kia bạn hay ăn… Tất cả đều có thể gây ra cảm giác khó chịu, thậm chí buồn nôn.

Nếu bạn đã có một trong những dấu hiệu trên và kèm thêm cảm giác đau lưng. Thì rất có thể bạn đã có em bé rồi đó. Khi tử cung đang lớn dần theo sự phát triển của thai nhi. Dây chằng ở lưng bắt đầu dãn ra, đồng thời hoạt động này khiến lưng đau nhức. Tuy nhiên, bà bầu cần không được massage và đấm mạnh phần lưng ảnh hưởng tới thai nhi. Việc cần làm là nghỉ ngơi đầy đủ và massage nhẹ nhàng nhằm giúp cơ thể dễ chịu hơn.

Thông thường, sau 1-2 tuần đầu có thai, vùng ngực và nhũ hoa trở nên căng tức. Đặc biệt, vùng đầu ti bắt đầu sậm màu hơn và có cảm giác nóng rang, nhạy cảm, hơi đau như có kim châm. Hiện tượng này là do hormone thai kỳ làm tăng cung cấp máu đến vùng ngực.

Trong suốt quá trình mang thai, âm đạo ngày càng tăng tiết dịch. Đây là dấu hiệu có thai sau rụng trứng vô hại, giống như dịch bình thường ở phụ nữ. Không cần phải cố thụt rửa, da của bạn sẽ mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên, cô bé sẽ bị kích ứng. Chú ý vệ sinh sạch sẽ suốt thai kỳ. Nếu trường hợp dịch tiết có màu và mùi lạ, hãy tới cơ sở thăm khám ngay lập tức. Vì khi mang thai, âm đạo dễ nhiễm nấm và gây hại đến thai nhi.

Sau khi trứng thụ tinh, trứng sẽ bám vào niêm mạc tử cung của làm tổ. Một vài mảnh niêm mạc bị bong ra sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo. Máu màu nâu sẫm hoặc nhạt, lượng máu ít hơn nhiều so với chu kỳ kinh nguyệt. Điều này chỉ xảy ra trong 1-2 ngày. Nếu bạn ra máu màu đỏ tươi, bụng đau dữ dội mà không phải kỳ kinh nguyệt. Hãy đến thăm khám bác sỹ ngay lập tức.

Trong những ngày đầu thai kỳ, bạn sẽ cảm giác được rằng mình thở mạnh hơn và tim đập nhanh hơn thông thường. Vì phải cung cấp đủ oxy cho thai nhi trong bụng, bạn phải hít thở nhiều oxy hơn, tim phải đập nhanh hơn để đảm bảo thai nhi phát triển đầy đủ.

Khi biết mình sắp làm mẹ, các mẹ bầu hãy tìm hiểu kiến thức chăm sóc thiết yếu cho cả mẹ lẫn con. Đặc biệt, cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin cần thiết giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài ra, các bạn nên thăm khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sỹ để có một thai kỳ khỏe mạnh.