Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu Tiên Webtretho / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu Tiên

Tùy từng cơ địa của phụ nữ mà biểu hiện mang thai tuần đầu tiên có thể rất đa dạng và khác nhau về cường độ, tần số và cả thời gian. Nếu bạn đang cảm thấy sự khác lạ trong cơ thể mình thì có thể tham khảo các dấu hiệu và triệu chứng sau để nhận biết mình có mang thai hay không.

Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên: Trễ kinh: Tăng nhiệt độ cơ thể:

Đây cũng là một trong những dấu hiệu có thai tuần đầu sớm nhất báo hiệu bạn đã có thai. Nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ gốc (Nhiệt độ gốc đo được khi mới ngủ dậy sau giấc ngủ tương đối dài ít nhất là 6 tiếng đồng hồ), chưa làm bất cứ một hoạt động gì (bao gồm dậy khỏi giường, nói chuyện, đi đại tiểu tiện). Nhiệt độ tăng nhẹ ngay sau khi rụng trứng và tiếp tục cao nhất trong hơn hai tuần có thể là dấu hiệu mới có thai.

Bầu vú cương, sưng:

Bầu vú của bạn có thể báo hiệu những triệu chứng đầu tiên của thai kỳ. Sớm nhất là một tuần sau khi thụ thai, những thay đổi nội tiết tố có thể làm ngực của bạn đau, căng hoặc cương lên. Bạn có thể cảm thấy ngực mình đầy hơn và nặng hơn, cảm giác này có thể giống như hiện tượng cương ngực trước kỳ kinh nhưng với cường độ nặng hơn.

Mệt mỏi:

Trong thời gian đầu mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng cao làm bạn dễ buồn ngủ. Đồng thời lượng đường trong máu thấp hơn, giảm huyết áp và tăng sản lượng máu có thể gây ra sự hao tổn sức lực khi mang thai, làm bạn dễ bị mệt mỏi hoặc mệt lả người dù không làm gì nặng nhọc.

Chảy máu nhẹ hoặc chuột rút (vọp bẻ):

Bạn sẽ thấy có một ít máu chảy ra từ âm đạo, dấu hiệu này xảy ra khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, khoảng 10-14 ngày sau khi thụ tinh. Đó chỉ là dạng lốm đốm và có màu nhạt hơn so với kỳ kinh bình thường và thường không kéo dài. Vài bạn gái cũng bị chuột rút xảy ra sớm trong thai kỳ. Tuy nhiên, dấu hiệu chuột rút này cũng tương tự như chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.

Buồn nôn:

Ốm nghén có thể biểu hiện bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm và là một trong những triệu chứng kinh điển của thai kỳ. Đối với một số phụ nữ, hiện tượng buồn nôn bắt đầu sớm nhất là 2 tuần sau khi thụ thai. Một số chuyên gia cho rằng dấu hiệu buồn nôn dường như để ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng của hormone estrogen. Phụ nữ mang thai cũng tăng sự nhạy cảm với các mùi vị nên có thể gây ra một số cơn buồn nôn.

Sợ hoặc thèm thức ăn nào đó:

Khi mang thai, bạn có thể có cảm giác sợ những món vốn rất thích ăn. Ngoài ra, dấu hiệu thèm ăn cũng rất phổ biến. Giống như hầu hết các triệu chứng khác của thai kỳ, những thay đổi về sở thích thực phẩm này có thể được đánh dấu do sự thay đổi hormone – đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên.

Đau đầu:

Sự tăng tuần hoàn máu gây ra bởi những thay đổi hormone có thể khiến bạn bị đau đầu nhẹ.

Táo bón:

Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai làm thức ăn tiêu hóa chậm hơn trong ruột, dẫn đến táo bón.

Thay đổi tính tình:

Sự thay đổi hormone trong cơ thể vào đầu thai kỳ có thể làm cho bạn có những cảm xúc bất thường, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên.

Chóng mặt và ngất xỉu:

Khi các mạch máu giãn nở và huyết áp giảm xuống, bạn có thể cảm thấy đầu óc quay cuồng hay chóng mặt. Thậm chí, bạn cũng có thể ngất xỉu do đường huyết thấp.

Hiện tượng són tiểu:

Khi thụ thai, do kích thước tử cung tăng và sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn lên bàng quang sẽ làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn

Những dấu hiệu này có thể kết luận bạn đang mang thai hay không?

Thật ra, các triệu chứng này không phải là điều duy nhất để kết luận bạn có mang thai hay không. Một số triệu chứng có thể chỉ ra rằng bạn đang bị bệnh hoặc báo hiệu kỳ kinh mới. Các bác sĩ gọi đây là những triệu chứng không đặc hiệu. Vì vậy bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn có thể đang mang thai mà không gặp bất kỳ những triệu chứng nào.

BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Tuần Đầu Tiên

1. Dấu hiệu có thai sau 7 ngày quan hệ

Dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai là thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung. Hiện tượng: Những chất nhầy sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Do vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc hơn.

2. Cơ thể mệt mỏi ngột dù không làm gì quá sức cả

Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên?

Với những phụ nữ khi mang thai thường có biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ do lượng progesterone đột nhiên tăng cao hơn bình thường. Tuy nhiên nếu bạn thiếu ngủ hoặc việc quá sức thì cũng có thể xuất hiện những triệu chứng này.

3. Đầy hơi, khó tiêu

Hầu hết đối với các mẹ bầu hay có cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

4. Đi tiểu liên tục

Sẽ khá nhanh sau khi thụ thai, hầu hết các chị em sẽ cảm thấy dường như mình buồn tiểu tiện nhiều hơn. Bởi sau khi trứng được thụ tinh khoảng 6 tuần, hormone thai kỳ, lưu lượng máu và sự chèn ép của tử cung lên bàng quang làm bạn phải đi tiểu nhiều lần.

5. Nhạy cảm đặc biệt với mùi

Đối với rất nhiều thai phụ cho biết ngay từ giai đoạn rất sớm của thai kỳ, họ đã nhạy mùi hơn nhiều. Nguyên nhân là do mức estrogen tăng cao khiến cho các chị em có “ác cảm” với mùi ngay từ những ngày đầu tiên mang thai.

Những dấu hiệu mang thai ngay từ tuần đầu tiên?

7.Thân nhiệt duy trì ở mức cao

Nếu thân nhiệt cao hơn bình thường trong 18 ngày liên tục là đã có tin vui rồi đấy. Bởi do cơ thể mẹ bầu khi mang thai, thì hiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn bình thường một chút, gần giống nhiệt độ trong những ngày rụng trứng bởi hormone progesterone tiết ra nhiều hơn. Do vậy, nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này.

8. Ra máu ngoài kinh kỳ

Thường bị nhiều mẹ bầu không “quan tâm” vì nhầm tưởng kỳ kinh của mình đột nhiên tới sớm, tuy nhiên, đây có thể được xem là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất. Nguyên nhân là do nhiều người. Sau khi trứng được thụ tinh từ 6-12 ngày, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bung ra gây chảy máu âm đạo.

Dù là dấu hiệu nhận biết sớm nhưng có rất ít phụ nữ gặp phải. Dấu hiệu ra máu sau khi thụ tinh thường chỉ là một vài vệt nhỏ, màu nhạt hơn bình thường hoặc nâm đậm và chỉ xuất hiện trong 1- 2 ngày. (Nhưng nếu thấy đau kèm theo hiện tượng rỉ máu này, hãy đến bệnh viện ngay vì có thể đó là dấu hiệu của thai ngoài tử cung)

9. Khó thở

Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy tức ngực và hơi có cảm giác khó thở có thể đó cũng là dấu hiệu của việc mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể chưa quen với sự thay đổi hormone và việc phải cung cấp thêm oxy cho bào thai đang phát triển trong bụng mẹ.

10. Đau lưng

Khi có bầu đồng nghĩa với việc dây chằng ở lưng bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn. Điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng và chúng thậm chí còn trở nên khó chịu hơn khi thai nhi trở nên lớn dần.

Theo dân gian, khi phụ nữ có thai sẽ có triệu chứng như: Lông mày, tóc mai dựng đứng, quầng vú thâm đen, môi nhợt nhạt, da nhợt nhạt thiếu sắc, thi thoảng khó thở, gan bàn tay đỏ và hơi ngứa… thì là đã mang thai. Nhưng các biểu hiện khi mang thai khác chủ yếu là rối loạn nội tiết như Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, nội tiết, rối loạn tiểu tiện, mệt mỏi… Bởi vậy để có thể nhận biết được chính xác nhất thì các chị em nên dùng que thử thai hoặc đi đến các trung tâm y tế để có được kết quả chính xác nhất

20 Dấu Hiệu Nhận Biết Mang Thai Tuần Đầu Tiên

Dấu hiệu nhận biết mang thai 1. Dấu hiệu đầu khi mang thai là hiện tượng căng tức ngực

Bạn có thể nhầm lẫn hiện tượng đau nhức núi đôi với dấu hiệu tiền kinh nguyệt. Khi mang thai, lượng máu cơ thể cung cấp cho vùng ngực tăng lên,vì vậy mà bạn sẽ thấy hiện tượng căng ngực khó chịu.

Nhưng nếu quan sát kỹ, bạn phát hiện ra nhũ hoa chuyển màu sẫm hơn so với bình thường mà không do bất kỳ tác nhân nào khác thì bạn hãy nghĩ ngay đến việc mình đã mang thai.

2. Vùng kín tiết nhiều dịch là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất 3. Đi tiểu nhiều

Có bầu cũng là lúc lượng hormone HCG trong cơ thể tăng lên khiến bạn thường xuyên đi tiểu. Với áp lực cộng thêm từ tử cung, tình trạng này sẽ ngày mỗi tăng khi bước qua quý II của thai kỳ. Nếu không sử dụng thức uống lợi tiểu và uống nước quá nhiều trong một thời điểm mà bạn vẫn cứ đi tiểu liên tục thì đó là dấu hiệu của thai kỳ đầu tiên.

4. Đau đầu, chóng mặt

Khi mang thai, lượng estrogen trong máu tăng cao khiến bạn hay đau đầu, chóng mặt

5. Da xanh xao, tái nhợt

Khi hormone progesterone tăng cao trong quá trình mang thai sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường. Do đó, bạn sẽ phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn, cần một lượng sắt cao hơn cung cấp cho cơ thể. Một khi chưa kịp đáp ứng, cơ thể sẽ bị thiếu hụt khiến bạn mất sức, mệt mỏi.

6. Thèm ăn bất thường

Nhu cầu dinh dưỡng lúc này không chỉ cho riêng bạn mà còn cho thai nhi nên khiến bạn thèm ăn và ăn nhiều hơn. Lượng thực phẩm thông thường dường như không thể đáp ứng đủ vì thế bạn phải liên tục bổ sung bằng thức ăn vặt và ăn nhiều bữa trong ngày. Dấu hiệu này có thể không đúng với những người có chế độ ăn uống khác thường do mắc chứng béo phì.

7. Buồn nôn

Trái với cảm giác thèm ăn, một số người khi mang thai lại cực kỳ nhạy cảm với mùi hương, bất kể đó là mùi gì. Họ có thể buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn như thực phẩm chiên, thức ăn dầu mỡ nhiều, các thức ăn có mùi tanh hoặc đơn giản chỉ là mùi hương lạ như nước hoa, khói thuốc, mùi động vật, mùi hóa chất, … Tình trạng này kéo dài và nặng hơn vài tuần sau đó, thậm chí vài tháng đối với những phụ nữ mắc chứng thai nghén nặng.

8. Lông mày dựng đứng

Chỉ nhìn qua đôi lông mày và tóc mai mà một số bà vẫn phát hiện con/ cháu có thai. Nhiều người bị đoán trúng phóc mà miệng cứ há hốc vì kinh ngạc. Tuyệt chiêu của các cụ là nhìn phần chân mày nơi giao nhau của hai đầu, nếu thấy dựng ngược lên thì chắc chắn là người này đang mang thai. Thêm vào đó, phần tóc mai cũng dựng ngược lên đồng thời thì đến mười mươi lời đoán đó là sự thật.

9. Gan bàn tay đỏ cũng là một dấu hiệu nhận biết có bầu

Nhiều cụ lại truyền cho con cháu cách nhận biết mang thai từ những thay đổi ở lòng bàn tay. Theo đó, nếu thấy gang bàn tay đỏ và có phần ngứa ngáy thì có thể đang mang em bé trong bụng. Lý do là khi mang thai, hormone estrogen tăng lên đồng thời lượng máu lưu thông cũng tăng nên máu bị ứ ở lòng bàn tay gây đỏ ửng.

Kinh nghiệm này ứng với không ít người. Họ có thể dễ dàng đoán biết mình mang thai mà chưa phải nhờ đến những phương pháp khoa học khác.

10. Da mặt nổi mụn nước

Một số người khi mang thai lại bị nổi mụn. Nhưng những vị khách không mời này lại hơi khác so với các loại mụn khác. Chúng trông bóng và có chứa nước bên trong, không to nhưng li ti và có khi phát triển thành vạt dày. Thường những mụn nước này xuất hiện nhiều trên trán và tự mất đi mà không cần can thiệp gì.

11. Cổ ngẳng

Người xưa tin rằng, khi phụ nữ mang bầu, nơi hõm cổ ở xương quai xanh hai bên, các mạch máu sẽ nổi lên và giật thấy rõ. Cùng với đó, cổ người phụ nữ mang thai còn ngẳng ra. Vì thế, nếu có mẹ nào thấy những biểu hiện trên thì hãy mau chóng thử thai. Kết quả sẽ rất chuẩn xác.

12. Môi tái nhợt

Theo dân gian, cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ yếu đi rất nhiều, sinh ra mệt mỏi, khiến da mặt xanh xao, môi tái nhợt. Vì thế, ngoài các trường hợp đau bệnh, người có biểu hiện trên thường bị nghi là đang mang thai.

13. Ngáp liên tục

Ở một số người, việc ngáp liên tục không phải là dấu hiệu của sự thiếu ngủ mà đó là biểu hiện của người mang thai do cơ thể mệt mỏi. Thậm chí, dân gian còn tin rằng một số ít trường hợp chồng nghén thay vợ sẽ liên tục bị ngáp ngủ và buồn ngủ dù không hề thiếu ngủ.

14. Mông nở

Điều này nghe có vẻ buồn cười nhưng không ít người vẫn coi đây là dấu hiệu nhận biết mang thai. Họ tin rằng khi người phụ nữ mang thai, khung xương chậu sẽ thay đổi và khiến phần mông trông có vẻ nở nang hơn. Nhiều người tinh ý có thể nhận thấy sự khác biệt này ngay cả khi thai phụ chưa có sự thay đổi đáng kể về vóc dáng.

15. Dễ cáu giận

Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đột ngột khi người phụ nữ có thai dễ khiến họ trở nên cáu gắt, sinh ra cau có, bực dọc và có thể quát mắng vô cớ. Vì thế, khi người khác nhận xét bạn tính tình thay đổi bất thường, hãy mau mau kiểm tra khả năng mang thai để sớm có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp giúp giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi gia tăng nhằm tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

16. Trễ kinh

Cuối cùng, ngày đèn đỏ đến nhưng không thấy đỏ đèn, đó là dấu hiệu chắc chắn nhất khẳng định bạn đang mang thai. Ngoại trừ những trường hợp kinh nguyệt không đều đặc biệt thuộc về bệnh lý, hoặc do tuổi tác, các trường hợp mất kinh đều do mang thai.

17. Đau lưng mệt mỏi giúp bạn biết mình có thai

Khi mang bầu hệ thống dây chằng ở lưng và cơ bụng bị kéo dãn trở nên lỏng lẽo. Vì thế mà dễ dẫn tới đau mỏi dọc sống lưng. Thêm vào đó, cơ thể bạn luôn làm việc hết công suất để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, vì thế cơ thể của mẹ sẽ cảm thấy mỏi mệt khó chịu.

18. Dấu hiệu khi có thai là thay đổi thân nhiệt

Bạn thấy nhiệt độ thân nhiệt của mình bỗng dưng cao hơn so với bình thường. Điều này được lý giải là do lượng hormone progesterone khi mang thai được tiết ra lớn hơn, khiến cơ thể bạn bị tăng nhiệt độ so với bình thường. Đây cũng là 1 dấu hiệu có thai sớm, dấu hiệu có thai tuần đầu hoặc sau 2 tuần nhưng không được chị em chú ý.

19. Mạch ở cổ đập mạnh là dấu hiệu mang bầu ít được chú ý

Ở phần hõm cổ, chỗ xương quai xanh nếu thấy đập mạnh, có thể nhìn rõ thì có thể đây là dấu hiệu mang thai sớm nhất. Đi kèm với dấu hiệu của mang thai này nhiều bạn nữ cũng cảm thấy cổ mình ngẳng dài, mặt mũi xanh xao hơn.

20. Tâm trạng trở nên thất thường

Khi tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường: đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Đó là dấu hiệu của mang thai; bởi sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể là thủ phạm gây ra hiện tượng này.

Những lưu ý chung nhất khi mang thai mẹ bầu cần biết

Mang thai là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ. Không chỉ để ý đến việc nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống hợp lý, còn có thêm một số việc mà các bà bầu nên chú ý để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi và bản thân.

Ngay khi bạn có ý định mang thai hoặc biết mình đã có thai, hãy nói với bác sĩ tất cả những loại thuốc mà bạn đang dùng.

Thuốc chống co giật có thể mang lại một quá trình sinh nở không hoàn hảo. Một số loại thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm cũng ảnh hưởng tới thai nhi. Và nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý đặc biệt với vitamin A (dược phẩm) là loại vitamin có vị trí rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt với trẻ nhỏ và cả thai nhi. Tuy nhiên bạn phải có chỉ định của thầy thuốc khi dùng vì vitamin A liều cao có thể gây nên các rối loạn khi tạo thai. Nhu cầu vitamin A với phụ nữ có thai chỉ cần 2-3mg/ngày.

Rượu, thuốc lá, và các chất kích thích

Hạn chế uống rượu hay cocktail khi bạn đang có thai để tránh cho con bạn những nguy cơ khuyết tật ở vùng mặt, tim, chân và chậm phát triển tâm thần.

Các chất kích thích mạnh như: trà đặc, cà phê, rượu bia, thuốc lá, ngay cả những chất có chứa caffeine như cola, ca cao, các đồ uống có gas và chocolate cũng có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thần kinh của con bạn.

Thuốc lá cũng là nguyên nhân chiếm 25% cho ra đời những đứa trẻ nhẹ cân. Bạn hãy từ bỏ thuốc lá vì nó cũng là nguyên nhân gây đẻ non.

Việc ăn uống khi mang thai rất quan trọng cho sự phát triển và hình thành của bé. Các bà bầu cần ghi nhớ những điều sau:

Ăn kiêng: Bạn không nên kiêng khem một cách vô lý. Kiêng khem quá làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng gây thiếu máu, đẻ non, con nhẹ cân, thậm chí còn nhiều tai biến khác.

Tăng cân: Trong thời kỳ mang thai, bạn nên chú ý đến một số loại thực phẩm như các loại bánh kẹo, đường, khoai chiên ròn, bánh quy… vì chúng có thể gây tăng cân quá nhanh ở bạn, cũng là hiện tượng không tốt.

Nếu bạn thấy tăng cân quá nhanh và nhiều, cần phải đến thầy thuốc khám ngay, đề phòng những tai biến…

Thực phẩm tanh: Hạn chế ăn cá ngừ, cá thu, cá biển vì chúng có chứa nhiều thủy ngân gây hại cho não của thai nhi.

Với các thức ăn có chất tanh, bạn nên rất chú ý tới chất lượng thực phẩm và khâu bảo đảm vệ sinh chế biến (kho nấu kỹ). Kiên quyết đổ bỏ khi thực phẩm đã ươn ôi, đồ ăn đã thiu.

Thịt: Tránh các loại thịt như thịt trâu, thịt chó, ba ba… vì nó gây đầy, lâu tiêu, ợ nóng, không tốt cho tiêu hóa của bà mẹ có thai.

Gia vị: Các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, giấm, hành, gừng nên ăn vừa phải. Ăn nhiều gừng, giấm có khả năng làm cho đứa trẻ bị vàng da, có thể dẫn đến tổn thương ở não (theo kinh nghiệm dân gian).

Đồ hộp và đồ ăn nhanh: Hạn chế đồ ăn nhanh và các loại đồ hộp do các loại này không cung cấp nhiều calo. Bạn cũng không nên ăn những loại đồ hộp để lâu hoặc quá hạn sử dụng.

Thực phẩm có chất màu phụ gia: Các loại thực phẩm có chất màu phụ gia không đúng tiêu chuẩn cũng không tốt cho sức khỏe của bạn và bé, vì vậy bạn chỉ nên ăn các loại có màu từ thực vật.

Thực phẩm chưa qua chế biến: Cần phải tránh xa đồ hải sản sống, sữa chưa qua tiệt trùng hoặc pho mát mềm, đồ ăn chưa nấu chính. Tất cả đều là nguồn vi khuẩn có thể gây hại cho đứa con chưa sinh của bạn.

Bạn nên tránh những căng thẳng về thần kinh cho dù đó là hiện tượng bột phát hay hiện tượng mãn tính vì nó là một trong những nguyên nhân gây đẻ non.

Nếu có thể bạn hãy cố gắng giảm cường độ làm việc và ngủ đủ giấc vì điều đó rất cần thiết cho bạn và em bé.

Trong 7 tháng đầu nếu bạn và em bé trong bụng khỏe mạnh, phát triển bình thường thì có thể đi xa, tuy nhiên cần phải tránh các con đường xóc, tình trạng thay đổi khí hậu hay áp suất không khí đột ngột.

Từ tháng thứ 8 trở đi bạn không nên đi xa vì có thể sinh non hay sinh rớt dọc đường, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

Tránh xa vật nuôi trong nhà

Toxoplasmosis là loại sinh vật ký sinh trên người động vật nuôi trong nhà. Chúng có thể xâm nhập qua nhau thai từ cơ thể mẹ và gây khiếm khuyết cho sự phát triển của thai nhi.

Nếu mèo thường ăn thịt sống và có nhiều động vật ký sinh trên người thì các bà bầu ở cùng nhà hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh khi vô tình tiếp xúc với con vật cưng.

Khăn tắm khô cong và làm từ len thường tích điện và mức từ tính của nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy hãy nhúng khăn tắm vào nước nóng trước khi dùng nó để lau người.

Hãy tránh tất cả các bài tập vận động mạnh như chạy, nhảy hay nâng tạ bởi chúng sẽ khiến bạn quá sức và ảnh hưởng đến thai nhi.

Đi bộ, tập Yoga hay những bài tập thư giãn nhẹ nhàng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong suốt thai kỳ.

Điều quan trọng nữa là dù tập loại thể dục nào bạn cũng cần chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo như ra máu, hoa mắt chóng mặt…

Các chuyên gia cũng khuyến cáo tất cả các bà bầu nên rửa tay trước khi chuẩn bị bữa ăn, không nên thái thực phẩm chín trên thớt đã thái thực phẩm sống và không ăn bất cứ thực phẩm nào đã bỏ ra khỏi tủ lạnh sau 24 tiếng.

Nếu bạn hâm lại thức ăn thì nhiệt độ tối thiểu phải là 70 độ C. Thực phẩm để trong tủ lạnh cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 4 – 5 độ C để hạn chế sự hoạt động của vi sinh gây thối rữa thực phẩm.

Dấu Hiệu Nhận Biết Mang Thai Tuần Đầu Tiên

Mang thai tuần đầu, liệu bụng có to không ? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Thực tế, khi có những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên thì bụng của mẹ bầu vẫn chưa to lên mà chỉ có những dấu hiệu có thai xuất hiện. Các xét nghiệm thai kỳ sẽ có một kết quả chính xác nhất việc có bầu hay không. Dấu hiệu có thai sớm nhất không phải chỉ có mỗi trễ kinh mà còn có nhiều những dấu hiệu khác nữa.

Có thai bao lâu sau khi quan hệ ?

Nếu sức khỏe sinh sản của 2 vợ chồng bình thường và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào thì việc quan hệ tình dục thường xuyên sẽ nâng cao tỷ lệ có thai.

Khi vợ chồng quan hệ vào thời điểm rụng trứng thì chỉ khoảng 1 – 2 ngày sau tinh trùng sẽ thụ tinh cho trứng. Tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành phôi nang và phôi nang sẽ đi vào thành tử cung để làm tổ. Lúc này phôi nang được gọi là phôi thai và sẽ xuất hiện những dấu hiệu có thai sớm.

Nhận biết dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên

Khi trứng và tinh trùng được kết hợp và di chuyển làm tổ thành công thì có thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai như sau:

– Ra máu báo thai: Thường xuất hiện từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4. Máu báo thai ra rất ít, chỉ xuất hiện vài giọt màu hồng, đỏ hoặc nâu. Máu ra không quá 3 ngày và mẹ cảm thấy bụng đau âm ỉ nhẹ.

– Trễ kinh: Khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ thành công thì sẽ không xuất hiện kinh nguyệt nữa.

– Dịch âm đạo: Dịch âm đạo xuất hiện với khí hư màu trắng hoặc trắng đục.

– Đau ngực: Dấu hiệu đau ngực xuất hiện sau 1 – 2 tuần sau khi thụ thai thành công. Vùng ngực căng tức và có vẻ như bị sưng lên, núm vú cũng có màu sậm hơn.

– Chuột rút: Hiện tượng này xuất hiện khoảng giữa 6 – 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh.

Ngoài ra ở nhiều mẹ bầu cũng có xuất hiện các cơn ốm nghén, táo bón, xì hơi, tâm trạng thay đổi thất thường…

Tuần đầu mang thai, bụng có to không ?

Khi có những dấu hiệu có thai sớm, tuần đầu tiên các chị em nên sử dụng que thử thai hoặc tới cơ sở y tế làm các xét nghiệm chẩn đoán mang thai. Khi xác định đã có thai thường thai đã ở trong khoảng tuần từ 4 trở lên do tuổi thai được tính bằng vòng kinh.

Đối với thai tuần đầu tiên các mẹ mới chỉ cảm thấy các dấu hiệu đau tức, bụng nhẹ, ra máu chứ bụng vẫn chưa to.

Kích thước bụng bầu tùy vào từng cơ thể và sự phát triển của bé mà ở mỗi người có kích thước khác nhau. Nhưng khi ở thời điểm tháng thứ 3 trở đi thì bụng bầu sẽ nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, ở tháng đầu tiên thì các mẹ cũng có thể cảm nhận vùng bụng của mình có sự thay đổi nhẹ.

Mách Mẹ Những Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu Tiên

Đau ngực, mệt mỏi, buồn nôn… là những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên sớm nhất.

Trước khi chính thức nhìn tận mắt que thử thai hiện lên hai vạch, nếu mẹ để ý sẽ nhận thấy những dấu hiệu trong cơ thể báo mẹ đã có thai những tuần đầu tiên. Nguyên nhân gây ra những thay đổi này là do sự tăng lên của nội tiết tố trong cơ thể.

Ngực sưng, đau nhức

Hầu hết các mẹ bầu đều nhận thấy dấu hiệu ngực sưng và đau nhức trong những tuần đầu mang thai. Đó là cảm giác đau, tê tê và rất nhạy cảm khi bị tác động bên ngoài. Đây là dấu hiệu đầu tiên thông báo mẹ đã có “tin vui”. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của hai hormone thai kỳ estrogen và progesterone tăng lên đáng kể. Sự thay đổi ở ngực chủ yếu là để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi em bé ra đời. Triệu chứng này sẽ giảm bớt vào quý 2 thai kỳ.

Mệt mỏi

Trong thời gian đầu mang thai, phần lớn năng lượng trong cơ thể mẹ tập trung để nuôi dưỡng cho sự hình thành và phát triển của em bé. Vì vậy mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi như vừa chạy marathon hoặc leo núi cao. Thông thường khi sang quý 2 thai kỳ, triệu chứng này sẽ dần giảm bớt.

Chảy máu và đau bụng

Nếu một ngày mẹ bỗng nhận thấy một chút máu báo ở quần chip thì đừng quá lo lắng. Thông thường, máu báo sẽ xuất hiện sau khoảng 5-10 ngày sau khi trứng được thụ thai. Đây chính là dấu hiệu báo phôi thai đã cấy thành công vào tử cung mẹ.

Một số phụ nữ cũng trải qua cảm giác đau bụng trong những tuần đầu mang thai, tượng tự như hiện tượng đau bụng dưới trước kỳ kinh nguyệt. Mặc dù vậy, không phải tất cả chị em đều trải qua triệu chứng này khi mang bầu.

Buồn nôn

Ốm nghén, nôn nao, buồn nôn là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ những tuần đầu mang thai và nó còn có thể kéo dài suốt 3 tháng đầu, thậm chí là cả thai kỳ. Nguyên nhân là do sự tăng lên của hormone progesterone khiến dạ dày trở lên nhạy cảm hơn. Mẹ cũng có thể bị dị ứng với nhiều mùi vụ khác nhau dù trước đó không hề có cảm giác này.

Thèm ăn

Hầu như tất cả các mẹ bầu đều trải qua cảm giác thèm ăn. Có một số món trước đây mẹ không bao giờ thích, vậy mà bây giờ bỗng tỏ ra thèm thuồng. Nhiều phụ nữ thậm chí còn thèm thuốc lá khi mới cấn thai. Có người còn thèm ăn cả… ớt. Đừng quá lo lắng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai.

Đi tiểu thường xuyên

Một thời gian ngắn trước khi bạn trở thành phụ nữ mang thai, hormone thay đổi thúc đẩy chuỗi các hoạt động gia tăng tốc độ máu qua thận của bạn. Đó là lý do bàng quang của bạn đầy lên nhanh chóng, và cần đi tiểu thường xuyên hơn. Triệu chứng này có thể bắt đầu sớm, trong 6 tuần của giai đoạn đầu tiên mang thai.

Việc đi tiểu thường xuyên sẽ tiếp tục – hoặc nhiều hơn – như quá trình mang thai của bạn. Lượng máu tăng lên nhanh chóng trong suốt quá trình mang thai, dẫn đến lượng chất lỏng được trao đổi tăng thêm và đi đến bàng quang của mẹ. Ngoài ra, sự phát triển của em bé cũng sẽ gây ra nhiều áp lực lên bàng quang, khiến mẹ bầu thường xuyên buồn tiểu.

Đầy hơi

Thông thường, khi có bầu thì mẹ hay có cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Theo Phương Nguyên (Theo Whattoexpect) (Khám phá).