Dịch Vụ Mang Thai Hộ / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Dịch Vụ Mang Thai Hộ Hỗn Loạn Vì Đại Dịch

Biên giới đóng cửa, các chuyến bay bị hủy, visa bị thu hồi khiến nhiều trẻ được sinh ra từ dịch vụ mang thai hộ mắc kẹt ở nước ngoài.

Zing trích dịch bài đăng của AFP nói về sự hỗn loạn của dịch vụ mang thai hộ quốc tế trong đại dịch Covid-19. Biên giới đóng cửa đã chia cắt hàng trăm đứa trẻ được sinh ra tại nước ngoài với bố mẹ đang sống ở Trung Quốc.

Cherry Lin đăm chiêu vuốt ve bộ quần áo trẻ sơ sinh. Cô sợ rằng nó có thể đã quá nhỏ với đứa con trai chào đời cách đây 3 tháng mà cô còn chưa được gặp mặt.

Lin là một trong hàng trăm bà mẹ Trung Quốc bị chia tách khỏi những đứa con được sinh ra nhờ dịch vụ mang thai hộ ở nước ngoài sau khi biên giới đóng cửa vì đại dịch Covid-19.

Trung Quốc đã cấm tất cả hình thức mang thai hộ vào năm 2001 do lo ngại phụ nữ nghèo bị bóc lột. Nhưng với 35.000 USD – 75.000 USD, các cặp vợ chồng vẫn có thể tìm người mang thai hộ ở nước ngoài, từ Lào, Nga cho đến Ukraine, Mỹ…

Tuy nhiên, dịch vụ đẻ mướn này đang rơi vào hỗn loạn bởi đại dịch. Biên giới đóng cửa, các chuyến bay bị hủy, visa bị thu hồi khiến trẻ sơ sinh mắc kẹt ở nước ngoài, chờ đợi bố mẹ đẻ tại Trung Quốc đón về. Theo giới chức Nga và Ukraine, hàng chục trẻ sơ sinh đã được tìm thấy trong các trại trẻ mồ côi và căn hộ.

Những khó khăn của dịch vụ mang thai hộ xuyên biên giới còn làm hồi sinh thị trường chợ đen ở đất nước tỷ dân.

“Không khác gì cơn ác mộng”

Lin, người đã chọn mang thai hộ sau vài lần sẩy thai, cho biết: “Tôi không thể ngủ khi nghĩ rằng con mình đang mắc kẹt trong trại trẻ mồ côi”.

Đứa con của cô được sinh ra ở Saint Petersburg vào tháng 6, 3 tháng sau khi Nga đóng cửa biên giới với Trung Quốc để hạn chế sự lây lan của Covid-19. “Chúng tôi không biết mình phải đợi bao lâu”, cô thừa nhận.

Sau khi Trung Quốc bỏ quy định một con vào năm 2016, thu nhập tăng, tỷ lệ vô sinh cao và mong muốn sinh con trai của các cặp vợ chồng quá tuổi sinh đẻ đã thúc đẩy nhu cầu mang thai hộ ở nước ngoài.

Lin, luật sư 38 tuổi, và chồng cô đã đến Nga vào năm ngoái để làm thụ tinh ống nghiệm và ký hợp đồng với một công ty mang thai hộ. Sau khi xác nhận có thai, cô đã mua sắm các sản phẩm dành cho trẻ em và thậm chí còn tham gia một khóa sơ cứu trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, kế hoạch hoàn toàn phá sản vì đại dịch. Lin giờ đây chỉ có thể theo dõi con trai vừa chào đời thông qua các hình ảnh, video mà công ty mang thai hộ cung cấp. “Đó không khác gì cơn ác mộng”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Nga tại Bắc Kinh đã không trả lời các câu hỏi của AFP về việc họ đang làm gì để giúp các bậc cha mẹ Trung Quốc đưa con về nước.

Và cũng không có bất kỳ số liệu chính thức nào về trẻ em Trung Quốc được sinh ra nhờ mang thai hộ đang bị mắc kẹt ở nước ngoài.

Tuy nhiên, một đoạn video được đăng tải vào tháng 6 bởi dịch vụ đẻ mướn BioTexCom ở Ukraine cho thấy hàng chục trẻ sơ sinh phải trú ngụ trong khách sạn, nhà nghỉ. Người phát ngôn của BioTexCom cho biết gần một nửa trong số 46 trẻ sơ sinh thuộc về khách hàng Trung Quốc.

Sau vụ việc, các nhà chức trách nói rằng đã cấp giấy phép đặc biệt cho cha mẹ ruột nhận con từ nước ngoài bất chấp việc đóng cửa biên giới.

Thế nhưng, điều đó là chưa đủ đối với Li Mingxia, người có con trai được sinh ra vào tháng 5 ở Kiev. Yêu cầu kiểm dịch và các chuyến bay không thường xuyên khiến Li khó có thể gặp con trước tháng 12/2020.

“Tôi sẽ rất nhớ 6 tháng đầu đời của con nhưng không thể lấy lại được khoảng thời gian đó”, cô nói.

Hầu hết trẻ sinh ra ở nước ngoài không có giấy khai sinh vì cha mẹ ruột chưa thể làm các xét nghiệm ADN cần thiết để chứng minh huyết thống. Cảnh sát Nga và Ukraine đã bắt đầu truy quét những điểm giữ trẻ sơ sinh không có giấy tờ trong bối cảnh lo ngại về nạn buôn người.

Dmitriy Sitzko, Giám đốc tiếp thị Trung Quốc của Trung tâm bảo vệ thai nhi Vera ở Saint Petersburg, người đã làm việc với Lin, nói: “Khi cảnh sát tìm thấy nhiều trẻ em Trung Quốc không có giấy khai sinh, sống trong một căn nhà với người lạ, họ sẽ bị nghi ngờ những đứa trẻ này bị bán để lấy nội tạng”.

Thông qua công ty ở nước ngoài, Lin đã tìm thấy một trại trẻ mồ côi do nhà nước quản lý và được gửi con miễn phí. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Theo ông Sitzko, một số điểm giữ trẻ ở Nga có thể lấy phí 7.000 nhân dân tệ – 21.000 nhân dân tệ ( 1.000 USD – 3.000 USD) mỗi tháng.

Trẻ sơ sinh ở chợ đen

Gần 1/4 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở Trung Quốc bị vô sinh, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet năm 2017.

Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng ô nhiễm ở mức độ cao làm giảm khả năng sinh sản của nam giới, trong khi phụ nữ ngày càng trì hoãn việc có con do chi phí sinh hoạt, chăm sóc trẻ em cao, chính sách thai sản hạn chế.

Mang thai hộ được lựa chọn khi các phương pháp điều trị sinh sản không có tác dụng hoặc các cặp vợ chồng không thể mang thai.

Những ngôi sao như Elton John, Cristiano Ronaldo, Nicole Kidman và Kim Kardashian đều từng thuê người mang thai hộ. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn gây nhiều tranh cãi.

Liên Hợp Quốc cảnh báo việc mang thai hộ có nguy cơ biến trẻ em thành “hàng hóa” và kêu gọi những nơi hợp pháp hóa dịch vụ này cần có quy định chặt chẽ hơn.

“Trẻ em không phải là hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhà nước có thể bảo đảm hoặc cung cấp. Họ là những con người có quyền”, Maud de Boer-Buquicchio, báo cáo viên đặc biệt về buôn bán và bóc lột tình dục trẻ em, viết trong một báo cáo năm 2018.

Chỉ một số quốc gia cho phép mang thai hộ quốc tế. Các cuộc phỏng vấn của AFP với 15 nhà cung cấp dịch vụ mang thai hộ cho thấy chi phí mang thai hộ khoảng 35.000 USD – 50.000 USD ở Ukraine và Georgia, 73.000 USD ở Nga, 200.000 USD ở California – một trong số ít bang của Mỹ cho phép mang thai hộ.

Các quốc gia Đông Âu như Nga, Ukraine và Belarus là những điểm đến hàng đầu của các cặp vợ chồng Trung Quốc muốn tìm người mang thai hộ vì chi phí thấp hơn.

Tại châu Á, Lào là quốc gia duy nhất cho phép mang thai hộ quốc tế sau khi Thái Lan và Ấn Độ – những điểm nóng lâu nay – đưa ra lệnh cấm.

Ngay cả ở Nga và Ukraine, vẫn có rất nhiều ý kiến chỉ trích, phản đối dịch vụ này. Các chính trị gia và nhà hoạt động xã hội cảnh báo rằng phụ nữ và trẻ em đang bị bóc lột bởi những người nước ngoài giàu có.

Nhưng những hạn chế đi lại trong mùa dịch đã khiến ngành công nghiệp này tạm dừng. Thay vào đó, mọi người đang chuyển sang thị trường chợ đen địa phương.

Shenzhou Zhongtai, một công ty ở thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), tiết lộ với AFP rằng chi phí “cấy ghép và giao hàng thành công” là khoảng 600.000 nhân dân tệ ( 87.000 USD).

“Thêm 200.000 nhân dân tệ (khoảng 30.000 USD) để lựa chọn giới tính, và 200.000 nhân dân tệ nữa cho cặp song sinh Long – Phụng (một trai, một gái)”, một đại lý cho biết.

Lin, người đã từ bỏ nghề luật sư để sinh con, nói rằng cô lựa chọn dịch vụ quốc tế vì quá sợ hãi thị trường chợ đen trong nước, nhưng đại dịch đã khiến cô hối hận.

“Nếu tôi chấp nhận rủi ro. Hôm nay tôi đã có thể ôm con”, Lin nói.

Mang Thai Hộ Và Quy Định Mới Nhất Dịch Vụ Nổi Bật

MANG THAI HỘ VÀ QUY ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN II)

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của đôi bên trong quá trình thực hiện thỏa thuận. Pháp luật cũng quy định cụ thể quyền lợi của hai bên để tránh xảy ra những tranh chấp, hay hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ;

Tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế;

Được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ;

Có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản;

Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Lưu ý: Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra.

Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Không được từ chối nhận con, trường hợp chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường.

Lưu ý: Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Khi có tranh chấp xảy ra giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ thì Tòa án là nơi có thẩm quyền giải quyết. Tùy theo mức độ mà xử lý theo pháp luật hình sự, dân sự hay hành chính.

Hotline: 0964653879 hoặc 0929228082.

Facebook: https://www.facebook.com/luatduyhung/

Zalo: Luatduyhung (SĐT: 0964653879)

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Thực Hiện Kỹ Thuật Mang Thai Hộ

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP như sau:

– Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện k ỹ thuật này;

– Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

Thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đ ạo , gồm:

– Công văn đề nghị Bộ Y tế công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang th a i hộ vì mục đíc h nhân đạo theo Mẫu số 3a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 98/2016/NĐ-CP.

– Tài liệu chứng minh đã thực hiện tổng số chu kỳ thụ tinh trong ố ng nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo lập thành 01 bộ và gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ và ra quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Trường hợp hồ sơ chưa h ợ p lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gửi cơ sở đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để hoàn chỉnh hồ sơ.

Lưu ý: Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không phải thực hiện theo quy định này.

Mang Thai Hộ: Từ Mục Đích Nhân Đạo Trở Thành Dịch Vụ Kiếm Tiền

Mới đây, 5 đối tượng trong đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia đã bị Công an chúng tôi khởi tố, bắt tạm giam để tiến hành điều tra. Từ đây, thủ đoạn và những chiêu thức để thu hút những phụ nữ cần tiền vào đường dây mang thai hộ trái pháp luật được bộc lộ.

Quy trình cho một lần thực hiện mang thai hộ sẽ là: Thỏa thuận giá cả, sau đó đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe. Nếu đủ điều kiện sẽ đưa sang Campuchia để cấy phôi. Sau đó về Việt Nam để dưỡng thai và gần sinh sẽ được đưa sang Trung Quốc.

Ngay sau khi bị bắt, Facebook của đối tượng Mai Anh đã đóng. Tuy nhiên, trên mạng xã hội có rất nhiều trang công khai thông báo tìm người mang thai hộ với giá cả từng công đoạn rõ ràng. Trong vai người muốn xin mang thai hộ, phóng viên VTV đã nhận được lời mời với giá từ 200 – 250 triệu một lần.

Gian nan tìm người mang thai hộ

Việc bắt một đường dây mang thai hộ có yếu tố nước ngoài cho thấy là đang có một thị trường ngầm, làm dịch vụ mang thai hộ chui. Với sự phát triển của mạng xã hội, thị trường này càng khó kiểm soát. Những phụ nữ cần tiền là đối tượng để những đường dây này nhắm đến. Thế nhưng, những khách hàng của họ là ai?

Đã 4 năm nay, một gia đình hiếm muộn đã rời Hà Nội vào chúng tôi sinh sống. Căn phòng nhỏ là nơi vợ chồng chị tá túc trong thời gian điều trị bệnh. Theo chỉ định của bác sĩ, vợ chồng này phải tìm người mang thai hộ. Sau đó, anh chị đã tìm được người bà con bên chồng và người này cũng đồng ý giúp. Tuy nhiên, khi làm thủ tục bệnh viện thông báo người mang thai hộ không “cùng hàng” mà là “cháu” của chị, theo quy định pháp luật sẽ không được.

Còn một trường hợp bệnh nhân khác từ Quảng Ngãi vào chúng tôi Ngay khi vừa có nghị định 10/2015 cho phép mang thai hộ chị rất mừng. Thế nhưng chị rất ngỡ ngàng khi bị từ chối vì người này là “cô”, cũng không “cùng hàng” với chị. Chị bị từ chối điều trị mang thai hộ.

Những niềm hy vọng có con lần lượt bị dập tắt bởi vướng quy định. Vì vậy, đã có nhiều người tìm đến bước đường cùng là thuê người mang thai hộ, bất chấp những hậu quả đang chờ họ phía trước.

Những rủi ro khi mang thai hộ chui

Việc để tìm người thân cùng hàng để nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật là rất khó khả thi với nhiều cặp vợ chồng. Vì thế họ tìm đến những dịch vụ mang thai hộ. Tuy nhiên, không chỉ vi phạm pháp luật, việc thực hiện dịch vụ mang thai hộ chui chứa đựng nhiều rủi ro cho cả người nhờ mang thai hộ lẫn người thực hiện dịch vụ.

Ông Phạm Xuân Thọ – Trưởng Văn phòng Công chứng Trung tâm, chúng tôi nói: “Mang thai hộ xong người phụ nữ đẻ ra em bé không muốn giao lại, hoặc họ sinh bé xong rồi nhưng người nhờ mang thai không nhận nữa sẽ sao? Vợ chồng nhờ mang thai nhưng ly hôn giữa chừng, vậy em bé đẻ ra làm thế nào?”.

“Họ làm chui, về sức khỏe cơ sở chui không đảm bảo về khoa học, vô trùng, không đảm bảo về sức khỏe. Về phương diện xã hội và huyết thống có thể không đảm bảo”, bác sỹ Nguyễn Thị Diễm Tuyết – Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương chúng tôi cho hay.

Tháo gỡ vướng mắc thực hiện mang thai hộ

Việc mang thai hộ chui gây ra rất nhiều rủi ro cho cả 2 phía, người nhờ mang thai hộ và người được nhờ. Và người được hưởng lợi duy nhất đó là những người môi giới, những người tổ chức dắt mối mang thai hộ. Để hạn chế những rủi ro và những hậu quả phức tạp khó lường này, theo các chuyên gia, quy định đối tượng được nhờ mang thai hộ phải mở rộng hơn nữa.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, gốc của vấn đề này nằm ở việc hiện nay pháp luật quy định khá “giới hạn” bó hẹp những trường hợp được mang thai hộ. Cụ thể quy định người được nhờ mang thai hộ, phải là người thân thích cùng hàng của vợ hoặc chồng. Quy định này rất khó cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Đã có nhiều trường hợp tìm được người nhưng lại vướng: Không cùng hàng với vợ hoặc chồng, người được đáp ứng yêu cầu này thì lại quá tuổi sinh sản. Người đáp ứng điều kiện về tuổi sinh sản thì quan hệ huyết thống lại không nằm trong phạm vi 3 đời như quy định.

Bác sĩ Nguyễn thị Diễm Tuyết cho rằng, hiện nay quy định chỉ cho phép những người thân thích cùng hàng mới được phép mang thai hộ, do đó những trường hợp không tìm được người phù hợp phải tìm những người mang thai hộ trái pháp luật.

“Mong muốn Bộ Y tế mở rộng thêm các đối tượng thực hiện được việc mang thai hộ và cũng mong rằng khi Bộ Y tế xây dựng được những thay đổi thì các đơn vị hỗ trợ sinh sản cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy định đó”, bác sỹ Nguyễn thị Diễm Tuyết nói .

Trước những vướng mắc trên, Chi hội Luật gia Bệnh viện Từ Dũ đã gửi văn bản đề nghị Bộ Y tế sớm bổ sung quy định, mở rộng đối tượng cho phép mang thai hộ, giúp các gia đình hiếm muộn tìm được niềm vui con cái một cách an toàn và đúng các quy định pháp luật.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!