Nhiều mẹ lo lắng khi mới mang thai 12 – 14 tuần thì hay bị hắt xì hơi nhiều, vậy hắt xì hơi sổ mũi khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi nhiều không? Những nguy cơ gì sẽ dẫn đến hoặc xảy ra với thai nhi nếu mẹ bầu hắt hơi quá mạnh va thường xuyên sẽ được giải đáp tại đây.
Hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi?Hắt xì hơi thường xuất hiện báo hiệu mẹ bầu bị nhiễm trùng đường hô hấp, đây là bệnh do virus cúm gây ra và có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Nếu mẹ bầu đang mang thai thường sức đề kháng đã suy giảm nhiều dẫn đến dễ bị cúm và hắt xì trong thời gian mang thai.
Nếu mẹ bầu có tiêm ngừa cúm trước khi mang thai thì sẽ không vấn đề gì
Những nguy cơ xảy ra khi thai phụ bị cúm với thai nhiSẽ có các nguy cơ xảy ra với mẹ bầu dẫn đến các biến chứng của Thai nhi theo từng giai đoạn trong tam cá nguyệt như sau:
Tam cá nguyệt thứ nhất: cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, down…
Tam cá nguyệt thứ 2: nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương
Tam cá nguỵệt thứ 3: cúm có thể làm tăng khả năng thai chết lưu hoặc đẻ non
Vì vậy các mẹ bầu mới mang thai khi bị nhiễm cúm cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước lọc, nước trái cây để tăng cường sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, theo dõi và làm xét nghiệm Triple test mới biết được chính xác cần uống thuốc hay không.
Mẹ bầu cũng có thể uống trà nóng (trà Tây) với mật ong hoặc trà ta với gừng (ít gừng thôi) trong lúc đợi đi BS khám. Và nhỏ mũi bằng dung dich Nacl (nước muối sinh lí)
Chia sẻ của mẹ Anna ” Mình cũng bị viêm mũi dị ứng, thay đổi thời tiết là cúm. Hồi bé bị bác sĩ BV Xanh pôn chọc thủng hết 2 xoang mũi thành ra đề kháng kém hẳn. Chỉ cần lướt qua người cúm là lây. Hồi bầu mình cũng rất sợ, cứ thấy cúm với hắt xì hơi sổ mũi là chạy biến. Trộm vía cũng có dính 1-2 lần nhưng ko ảnh hưởng gì tới con. Thậm chí hồi 7 tháng bị nặng, phải đi xông mũi xông họng, ho như cuốc, chỉ sợ kích thích dạ con may mà ko sao cả. Nghe nói khi mang bầu cơ thể mẹ sẽ sinh ra đề kháng tốt hơn. Mình được 1 chị truyền cho kinh nghiệm là đi ngoài đường về thì rửa mắt, súc miệng và hít sâu vào xoang mũi nước muối sinh lý 0.9% rồi xì ra. Đây là loại nước muối nhạt dùng được cho trẻ sơ sinh nữa. Trời lạnh thì bạn có thể ngâm chai nước muối vào nước nóng cho ấm. Sinh con xong đúng vào đợt rét này, thỉnh thoảng mình cũng hơi sụt sịt, dùng cái này thấy đỡ hơn hẳn bạn ạ. “
Mẹ bầu hắt hơi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?Tuy nhiên, không phải là hắt xì hơi không có tác động đến thai nhi. Có trường hợp mẹ bầu đã ân hận khi hắt xì hơi quá mạnh và liên tục như mẹ này ” Tôi có thai đang ở tuần thứ 8, siêu âm có tim thai, thai sống có chiều dài 13,6cm, sau đó 2 ngày tôi bị sổ mũi và rát họng, gây ngạt mũi bít đường thở. Trong những ngày này, tôi xì mũi khá mạnh và có kèm hắt xì hơi, 1 tuần sau đó, đi siêu âm lại thì bác sĩ bác sĩ báo không nghe thấy tim thai, thai ngừng phát triển. “
Bác sĩ trả lời: Thai lưu của bạn có thể do tình trạng nhiễm siêu vi, nhiễm trùng (viêm hô hấp trên), kèm theo đó là những động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh (ho, hắt hơi liên tục) trên nền thai đang bị yếu (động thai). Noãn hoàng góp phần trong dinh dưỡng phôi thai, khi phôi thai ngưng phát triển, noãn hoàng sẽ thoái hóa và không nhìn thấy được qua siêu âm.
Những điều khiến bà bầu ngại ngùng khi mang bầu và đẻ
Tiểu khi hắt xì hơi: Càng về những tháng cuối, xương chậu càng tăng kích cỡ để chuẩn bị đón em bé chào đời khiến bàng quang phải chịu sức nén rất lớn. Bởi thế khá nhiều bà bầu bị rỉ nước khi đang nói cười hoặc hắt xì hơi. Bài tập Kegel (luyện cơ vùng chậu) nhiều lần trong ngày có thể giảm thiểu rò rỉ nước tiểu. Đi tiểu thường xuyên cũng là một cách tránh són tiểu, nhưng tốt nhất, mẹ hãy đóng một miếng băng vệ sinh vào quần trong để đề phòng và cũng tiện theo dõi dịch âm đạo vì đôi khi nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
Đầu ti ngứa ngáy: Không ít bà bầu phải luồn tay vào áo để gãi cho đỡ ngứa hoặc không muốn mặc áo lót cho thoải mái. Giải pháp tốt nhất là mẹ nên vệ sinh núm vú thường xuyên. Khi tắm, mẹ cho thêm vài giọt vitamin E để dưỡng ẩm, tránh để các loại vải làm từ len hay lông tiếp xúc với da. Nếu đầu vú đau và nứt nẻ, cần gặp bác sĩ để tư vấn.
Da dẽ trở nên xấu xí: Khi mang thai, các hormone tự nhiên của cơ thể tiết ra làm tăng lượng estrogen thúc đẩy sản xuất melanin, chất làm đậm sắc tố da. Chất này khiến mẹ bầu thường có vùng da bụng, núm vú, da mặt bị sậm màu, nám đen. Nhiều chị em còn mất tự tin bởi lông ở bụng, nách và cổ mọc dài ra. Đây là quá trình tự nhiên nên mẹ không thể ngăn chặn sự “xuống cấp” như thế. Tuy vậy, mẹ có thể đến các spa chuyên biệt dành cho mẹ bầu để được chăm sóc, lấy lại phần nào sự tự tin. Sau khi sinh, da mẹ sẽ dần trở lại như lúc ban đầu, thậm chí còn trắng và đẹp mịn màng hơn.
Không biết sao rậm rạp một cách kỳ lạ: nhiều mẹ khó chịu khi mang bầu là đến phòng đẻ rồi vẫn lo lắng vì chưa kịp “dọn cỏ” vùng kín. Bạn ngại các bác sĩ đỡ đẻ sẽ “phát khiếp”. Tuy nhiên điều đó là thừa, họ không hề quan tâm đến điều đó mà chỉ tập trung đón em bé chào đời một cách an toàn. Bác sĩ nhìn thấy “nó” hàng ngày nên bạn không việc gì phải lo lắng hay xấu hổ cả. Nếu vẫn xấu hổ, hãy nhờ y tá giúp trong việc làm sạch chỗ ấy trước.
Nôn oẹ: Hầu như phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng này. Mẹ nên thủ sẵn một gói kẹo gừng trong túi để giảm cơn buồn nôn. Nếu bị nôn thì cần ăn nhẹ để bù lại. Nếu đang ở công sở, mẹ nên thủ sẵn túi nilon bên cạnh. Khoảng từ tuần thứ 16 trở đi, mẹ bầu sẽ giảm các triệu chứng này.
Dễ xì hơi mọi nơi mọi lúc: Các mẹ bầu thường bị xì hơi nhiều lần trong ngày do hệ tiêu hóa luôn trong tình trạng bị chèn ép. Thật khó xử nếu bị “xì hơi” trong lúc ăn cơm, tiếp khách hay ở phòng làm việc. Để giảm bớt tình trạng này, các mẹ bầu nên ăn các thực phẩm như táo, lê, súp lơ, đậu, bông cải xanh để tránh bị “xì hơi”. Các đồ ăn như kem và đồ ăn nhẹ có thể làm cho hệ tiêu hóa của mẹ giống như quả bóng bay, bất cứ lúc nào cũng có thể phát nổ.
Bị táo bón: Để không phải đỏ mặt vì thường xuyên chiếm nhà vệ sinh quá lâu, mẹ cần ăn nhiều chất xơ. Các loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc sẽ giúp giảm chứng táo bón cho mẹ bầu. Nếu vẫn không cải thiện, mẹ nên thử đổi sữa dành cho bà bầu. Mẹ cũng nên uống nhiều nước để đề phòng táo bón.
hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi, hắt hơi mạnh khi mang thai, bà bầu hắt xì nhiều có sao không, bị hắt hơi nhiều khi mang thai, hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi, hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi