Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Chú Ý Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Chú Ý Những Gì?

Vậy mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

Giai đoạn đầu thai kỳ là một giai đoạn vô cùng quan trọng, trong quá trình hình thành và phát triển não bộ cho trẻ. Vậy nên những ai đang mang thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ cần lưu ý những điểm sau.

– Khám thai định kỳ trong 3 tháng đầu mang thai: Vẫn đang trong cảm giác háo hức khi có con, nên vì thế mà các bà mẹ thường có tâm lí muốn đi siêu âm khám thai nhiều lần. Nhưng việc đó đôi khi không cần thiết cho em bé trong giai đoạn này. Bạn chỉ nên khám thai định kỳ, ở những thời gian quan trọng và theo chỉ định của bác sỹ.

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho 3 tháng đầu thai kỳ: Giai đoạn 3 tháng đầu tiên là giai đoạn phát triển trí não của bé. Vậy nên bạn cần bổ sung những dưỡng chất theo đúng chỉ định của bác sỹ như: vitamin A, C, kẽm và DHA. Nhờ vậy sẽ đảm bảo quá trình phát triển tốt nhất cho thai nhi trong đầu thai kỳ.

– Mang thai 3 tháng đầu cần uống đủ nước: Cung cấp đủ nước là kiến thức cần ghi nhớ của bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Số lượng nước các bà bầu cần uống là tầm 2 lít nước mỗi ngày, khi bạn vận động nhiều thì có thể uống nhiều hơn để bổ sung thật nhiều. Hãy tập thói quen này đều đặn khi phát hiện mình ra có em bé trong 3 tháng đầu tiên, để đảm bảo được sức khỏe của cả mẹ và bé.

– Những thực phẩm kiêng kị cho bà bầu trong 3 tháng đầu: Đu đủ, quả dứa, rau ngót, sữa chưa tiệt trùng, caffeine, trứng sống… Đây là những thực phẩm gây co thắt tử cung và không tốt cho thai nhi, tiềm ẩn nguy cơ xảy thai cao

– Tâm lí bà bầu: Một yếu tố quan trọng khi mang thai. Thông thường khi mang bầu tâm lí thường thay đổi một cách chóng mặt. Nhưng dù thế nào thì hãy giữ cho mình một tâm lí thoải mái nhất có thể trong quá trình mang bầu. Giảm tải công việc nguyên nhân dẫn tới căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi nhiều tránh hoạt động nặng dẫn đến việc động thai.

– Không mang giày quá cao: Đây là một lưu ý khá quan trọng mà các chị em thường không để ý. Do sự thay đổi của cơ thể kèm theo trọng lượng cũng thay đổi. Những đôi giày cao gót không còn phù hợp với phụ nữ mang thai. Bởi nó tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ như trơn, trượt, té ngã dẫn đến tình trạng động thai, sảy thai. Từ đó lời khuyên cho các bà bầu là hãy chọn những đôi giày bệt phù hợp với kích thước chân, tốt nhất là có quai để tiện lợi trong việc đi lại và di chuyển.

– Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu: Vận động nhẹ trong suốt thời kỳ mang bầu là một điểm cực kỳ tốt, nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nó có thể làm cho các cơ mỏi mệt, phù chân, căng gối. Vậy nên nếu có thể thì mẹ bầu trong giai đoạn này đừng đứng hoặc ngồi quá lâu mà hãy vận động nhẹ trong suốt giai đoạn đầu đời của con.

– Mang vác đồ nặng, hạn chế với cao: Đối với quá trình mang thai việc bê đồ nặng sẽ vô tình tạo nên sự nguy hiểm trong toàn bộ quá trình mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Đừng với cao nếu không cần thiết, vì hành động này sẽ làm dãn một số cơ và mạch máu không tốt cho phụ nữ mang thai.

– Tránh xa các môi trường ô nhiễm: Các bà bầu nên được ở trong môi trường trong lành nhất có thể, để dưỡng thai một cách tốt nhất. Vậy nên hãy tránh xa môi trường có khói thuốc, ô nhiễm về nước, ô nhiễm bởi rác thải…Nó là một trong những tác nhân gây ra tình trạng sảy thai.

– Tắm và ngâm mình quá lâu: Là phụ nữ ai hầu như cũng đều thích tắm và ngâm mình thư giãn, sau một ngày làm việc mệt mỏi căng thẳng. Nhưng điều này hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai. Nó làm tăng khả năng dị tật bẩm sinh, bị các bệnh nhiễm trùng khi vệ sinh không sạch sẽ. Không nên tắm nước quá nóng , mà hãy điều chỉnh sao cho nhiệt độ vừa với thân nhiệt của mình.

– Kiểm tra bảo hiểm: Trong suốt thời gian mang thai thì việc bạn có bảo hiểm, thì làm tâm lí của bạn an tâm phần nào. Vậy hãy chắc chắn cho bản thân trong suốt quá trình mang bầu bảo hiểm của bạn chưa hết hạn. Để phòng tránh những rủi ro và bất chắc có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên nói riêng và những tháng còn lại nói chung.

Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Cần Chú Ý Những Gì?

Đau lưng khi mang thai dù là ở 3 tháng đầu cũng là triệu chứng hết sức bình thường. Có đến 80% thai phụ gặp phải tình trạng đau lưng trong thai kỳ. Thế nên, nếu có đau lưng, mẹ không cần phải lo lắng quá nhé! Việc tử cung và bụng to chèn lên cột sống khiến các cơ cột sống giãn ra chắc chắn sẽ gây đau lưng. Tình trạng này chỉ gây khó khăn cho mẹ trong việc đi lại và sinh hoạt thường ngày, chứ hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Đau lưng khi mang thai khiến chị em vô cùng mệt mỏi – Ảnh Internet

Đau lưng là hiện tượng mẹ bầu phải trải qua, dù mới ở 3 tháng đầu thai kỳ đi chăng nữa. Mẹ cũng đừng quá lo lắng, Yeutre.vn sẽ chia sẻ với mẹ một số lời khuyên cũng như cách điều trị đau lưng hiệu quả các mẹ không nên bỏ qua nhé.

1. Các kiểu đau mỏi lưng khi mang thai

Trong quá trình mang thai, mẹ sẽ gặp rất nhiều kiểu đau mỏi lưng và cơ thể vì sự thay đổi theo từng tháng khi thai nhi lớn dần lên. Những trường hợp mà mẹ thường gặp nhất là:

Đau thắt lưng: đau ở các đốt xương sống ngang thắt lưng (phần dưới của lưng). Đây có thể là nguyên nhân từ trước khi mẹ mang thai đã từng có thời gian bị đau ở phần eo và có xu hướng mạnh hơn và cuối thai kỳ.

Đau xương chậu: đau vùng đệm ở mặt sau xương chậu. Kiểu đau này phổ biến hơn ở bà bầu trong suốt quá trình mang thai. Thông thường mẹ sẽ cảm thấy đau sâu bên trong mông, ở một hay cả hai mông hoặc mặt sau đùi. Cơn đau xuất hiện sai khi đi bộ, leo cầu thang, lăn mình trên giường, vặn mình…

Đau lưng khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn – Ảnh Internet

2. Đau lưng khi mang thai là do đâu?

Khi mang thai, hormone relaxin được tiết ra với mục đích giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Sự gia tăng hormone này làm dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn. Thay đổi này làm suy giảm chức năng năng đỡ của xương chậu và đau lưng là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, khi mẹ đau lưng do nhiều yếu tố bên ngoài khác như:

Tăng cân nhẹ : trong tháng đầu của thai kỳ, nhất là ở tuần thứ 4, mẹ sẽ có hiện tượng tăng cân nhẹ. Việc tăng trọng lượng cơ thể sẽ tạo sức ép khiến lưng phải chống đỡ nặng hơn, dẫn đến đau.

Ngồi làm việc và nghỉ ngơi sai tư thế : tháng đầu của thai kỳ đa số chị em sẽ không biết mình mang thai, do đó, chưa có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Ngồi quá lâu trong lúc làm việc hay ngủ không đúng tư thế khiến cơ lưng bị mỏi gây đau.

Tư thế ngồi sai dẫn đến đau lưng kéo dài – Ảnh Internet

Stress : nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng stress tác động làm căng cơ lưng dẫn đến đau lưng khi mang thai. Tâm trạng chung của chị em khi biết mình mang thai thường là vui, buồn đan xen chút lo lắng, sợ hãi kèm theo những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, buồn nôn, khó chịu… trong người càng làm gia tăng những cơn đau lưng không mong muốn.

Động thai : ra huyết nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng là những triệu chứng của động thai. Vậy nên nếu thai phụ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

3. Mẹo dân gian giúp trị đau lưng 3 tháng đầu hiệu quả

3.1 Sử dụng lá ngải cứu

Lá ngải cứu rửa sạch, trộn đều với muối hạt. Rang nóng hỗn hợp khoảng 5 phút, bọc lại bằng khăn mỏng hoặc túi vải. Chườm vào chổ bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mẹ kiên trì 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Lá ngải cứu trị đau lưng khi mang thai cực kỳ hiệu quả – Ảnh Internet

3.2 Dùng rượu gừng

Gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với 2 ly rượu trắng để 3 ngày là có thể dùng được. Thoa rượu gừng vào mỗi tối ở những chổ bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.

Rượu gừng có tác dụng trị đau lưng khi mang thai rất tốt – Ảnh Internet

3.3 Sử dụng lá ớt

Lá ớt rửa sạch, giã nát, rang nóng. Tiếp tục thêm rượu trắng rang khô. cho hỗn hợp này vào túi vải chườm lên phần lưng bị đau, thoa đi thoa lại nhiều lần làm liên tục chỉ trong 2 tuần sẽ bớt đau lưng.

Ngoài ra:

Bà bầu cần phải bổ sung nhiều dưỡng chất như: sắt, canxi…vừa tốt cho thai nhi lại vừa giúp mẹ tránh bị đau lưng.

Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế và nên thường xuyên vận động nhẹ như bơi lội, tập yoga, đi bộ. Luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.

Thư giãn giúp tinh thần thoải mái sẽ giảm đau lưng rất tốt – Ảnh Internet

4. Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ

Đau lưng khi mang thai có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ cho tới cực kỳ nghiêm trọng. Cùng với biện pháp giúp giảm đau lưng từ những tháng đầu, mẹ cũng cần lưu ý một số việc làm sau để tránh cơn đau lặp lại nhiều lần:

Không mang các vật nặng. Ở trường hợp buộc phải mang bất kỳ vật gì nặng, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống như thông thường cũng như hạn chế vặn người.

Đứng, ngồi đúng tư thế: tư thế đứng thẳng sao cho lưng và đầu thẳng hàng chạm vào tường. Nếu ngồi nên đặt gối nhỏ phía sau thắt lưng hoặc ngồi trên gối lõm hay gối có hình chữ D.

Kiểm soát cân nặng, đảm bảo không tăng quá 10 -12 kg trong suốt thai kỳ.

Thay những đôi giày cao gót bằng những đôi giày thấp, vừa chân đi lại thoải mái.

Khi ngủ, mẹ nên nằm ngủ nghiêng sang bên trái hoặc bên phải, thay đổi tư thế sao cho thoải mái nhất. Mẹ lưu ý không nên ngủ bằng tư thế nằm ngửa. Hãy đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối và một chiếc gối mỏng dưới phần thắt lưng, phần eo sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.

Nằm nghiêng kết hợp với gối ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn và giảm đau lưng – Ảnh Internet

Bùi Phường tổng hợp

Có thể nói rằng, đau lưng khi mang thai là hiện tượng không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ở 3 tháng đầu thai kỳ tình trạng đau lưng vẫn còn nhẹ. Dù vậy, đến những tháng tiếp theo, nhất là những tháng cuối của thai kỳ thì tình trạng đau lưng có thể kéo dài và tăng lên đáng kể. Do đó, ngay từ đầu, mẹ đã nên thực hiện theo những cách chỉ dẫn trên, nhằm đảm bảo một cơ lưng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé.

Mang Thai 3 Tháng Cuối Cần Chú Ý Những Gì?

Bắt đầu qua giai đoạn 3 tháng cuối thì lúc này bụng bà bầu bắt đầu to và nặng nề hơn, thời kì mang thai thì 3 giai đoạn đầu và 3 giai đoạn cuối là hết sức quan trọng. Chính vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số kiến thức cần biết trong giai đoạn cuối kì. Cùng đón xem bài viết: Mang thai 3 tháng cuối cần chú ý những gì? để hiểu rõ vấn đề này nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối

– Tới tuần 27, thai nhi mở to mắt, phân biệt ánh sáng với bóng tối cho dù sau khi sinh, bé chỉ nhìn được những vật cách 15cm. – Tuần 28-32, bé có thể tăng khoảng 500g mỗi tuần. Đó là lý do giải thích vì sao bạn đột nhiên thấy quần áo bầu chật chội từ giai đoạn này. – Từ tuần 32 đến tuần 35, bé có thể tăng 250g mỗi tuần. Bộ não phát triển nhanh đến mức chu vi vòng đầu của bé tăng khoảng 2,5cm mỗi tuần tại thời điểm này. Phổi cũng phát triển rất nhanh, bé sinh ở tuần thứ 34 thì cần hỗ trợ thở nhưng nếu chào đời ở tuần 36, bé có thể tự thở tốt. – Từ tuần 35, thính giác hoàn thiện. Do đó, hãy trò chuyện thường xuyên hơn với bé. Trong những tuần cuối cùng, hệ tiêu hóa của bé chứa đầy meconium (chất màu xanh đen, do các tế bào chết, lông tơ và chất bài tiết trong ruột, gan của bé). Đây cũng là kiểu phân đầu tiên sau khi bé chào đời. – Ở tuần 36, phần lớn bé lọt đầu xuống xương chậu mẹ. – Bào thai hoàn thiện ở tuần 37, hệ tim và hô hấp trưởng thành đủ để bé thích ứng với thế giới bên ngoài. – Ở tuần 40, nhau thai có chiều rộng như một chiếc đĩa lớn, dày 2-3cm và nặng 650g.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong những tháng cuối

Bà bầu cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối không bỏ bữa, cách khoảng 4 giờ phải có một bữa ăn. Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân, tránh tăng quá nhiều hoặc tránh để thai nhi thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng trí não.

Dinh dưỡng căn bản của người mẹ vẫn là: Ăn đầy đủ các chất, chế độ dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten… Bạn lưu ý ở tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ tăng tới 6-7kg. Để đủ chất cho bé phát triển trí não cũng như đáp ứng được mức tăng cân, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức.

Mỗi ngày, bạn phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal như 3 tháng giữa, tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất là đừng bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng không nên quên rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn.

Bạn có thể bổ sung axit béo vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối của mình như: + Uống dầu cá theo hướng dẫn của bác sĩ. + Dùng các loại hạt bí, hạt hướng dương để làm món “nhâm nhi”. + Ăn các loại rau lá xanh như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh. + Thêm dầu ăn vào các món ăn chế biến hàng ngày. Chọn dầu ô liu, dầu hướng dương hay dầu mè rất tốt. + Ăn nhiều đậu phụ.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối

– Hãy theo dõi cử động của thai nhi trong tháng cuối bằng việc đếm cử động mỗi lần 3 ngày. Và khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai. – Đi tiêm ngừa uống ván (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng). – Nếu thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng lúc càng ngắn, trong cơn gò bụng cứng hơn, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc ra chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo là bạn đã gần chuyển dạ. Khi thấy ra nước âm đạo điều đó có nghĩa là túi ối bị rỉ hoặc vỡ. – Giữ vệ sinh, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng thơm. Chị em có thể lót băng vệ sinh mỏng. Đồng thời, nếu bạn thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám. – Để có được lượng sữa tốt cho con, mỗi ngày nên lau rửa đầu vú, dùng nước ấm xoa bóp vú để tránh tình trạng nghẹt ống dẫn sữa đưa đến viêm tuyến sữa. – Không nên rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung. – Tích cực tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội. – Tham gia học những lớp chuẩn bị trước khi sinh. – Liên hệ để nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc sau khi sinh, hoặc đặt các dịch vụ chăm sóc sau khi sinh uy tín. – Chuẩn bị phòng và các vật dụng cần thiết chuẩn bị cho bé yêu sắp chào đời. – Giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn. Có thể đăng ký vài suất massage thư giãn cho mẹ bầu để giảm bớt mệt mỏi và áp lực trong những ngày cuối thai kỳ.

Trong suốt thời kì mang thai bà bầu có lẻ gặp nhiều vấn đề khó khăn, vì vậy dù là giai đoạn đầu hay cuối thì bà mẹ cũng phải chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi. Qua bài viết mang thai 3 tháng cuối cần chú ý những gì hi vọng giúp các chị em hiểu rõ hơn về quá trình thai nhi phát triển và chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần được chăm sóc như thế nào. Chúc các chị em sớm đón thiên thân của mình được chào đời nhé!

Mang Thai 3 Tháng Giữa Cần Chú Ý Những Gì?

3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển rất nhanh, do đó, thai phụ cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Những kinh nghiệm mang thai 3 tháng giữa được bật mí trong bài viết này sẽ giúp mẹ bầu nắm rõ các quy tắc cần thiết để thai nhi có thể phát triển tốt nhất.

Đến ngay mục bạn quan tâm

Kinh nghiệm mang thai 3 tháng giữa cho mẹ bầu?

Mang thai 3 tháng giữa chính là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vời và hạnh phúc trong giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu. Thời điểm này, sức khỏe của mẹ và bé sẽ được đảm bảo hơn so với khi mới mang thai, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý những kinh nghiệm mang thai 3 tháng giữa nên kiêng gì để bé khỏe mạnh sau đây.

Chú ý cẩn trọng khi có những dấu hiệu lạ

Dù rằng những dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu, ốm nghén hay nguy cơ dẫn đến sảy thai đã lùi xa vào 3 tháng giữa thai kỳ, nhưng bạn cũng không nên thản nhiên bởi những yếu tố bất ngờ, các dấu hiệu lạ trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa sau đây sẽ là những tín hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề có thể làm xáo trộn thai kỳ và gây ra hiện tượng sinh non hay thai lưu nguy hiểm.

Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, đau đầu và phát hiện thị lực ngày càng kém.

Khắp cơ thể, đặc biệt là mắt, tay, chân bị sưng, phù nề và tê nghiêm trọng.

Âm đạo bị rỉ nước khó chịu hay có dấu hiệu xuất huyết.

Không thấy thai nhi chuyển động, bụng bỗng nhiên bị gò cứng và thường xuyên xuất hiện các cơn đau quặn, khó chịu.

Giai đoạn hạnh phúc trong cơ thể của mẹ

Cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa, thường là ở tuần thứ 16 – 20, bạn sẽ dần dần cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi trong bụng. Cân nặng trong 3 tháng giữa này cũng sẽ có dấu hiệu tăng lên trông thấy, bụng mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện rõ hơn so với 3 tháng đầu. Đặc biệt thời điểm này, các hiện tượng như nghén, mệt mỏi, khó chịu đã đi qua, bạn có thể thoải mái ăn uống những gì mình thích mà không cần phải lo lắng đến vấn đề giữ dáng.

Ngoài ra, bạn còn có thể tận dụng 3 tháng giữa thai kỳ để làm những gì mình thích như đi chơi đến những địa danh nổi tiếng, giải trí và tận hưởng cuộc sống xung quanh để tạo niềm vui cho thai nhi và giúp quá trình mang thai của mình được thoải mái, tràn ngập năng lượng. Đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để bạn được thư giãn và tận hưởng cuộc sống khi đang mang trên mình thiên chức của một người mẹ.

Mang thai 3 tháng giữa cần chú ý những gì?

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Trong khoảng thời gian mang bầu, các hormone trong thai nhi sẽ tác động và làm mất đi sự cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn có trong âm đạo, điều này sẽ khiến cho các mẹ bầu thường xuyên có nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín.

Trong một số trường hợp nhiễm nấm nặng như strep B âm đạo, có thể khiến bạn bị viêm nhiễm tiết niệu, gây vỡ nội mạc tử cung hoặc nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non…

Những động tác vận động thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà nó còn tạo bước đệm để giúp quá trình vượt cạn của bạn được diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc bạn tập thể dục thường xuyên và đều đặn trong quá trình mang thai sẽ còn có thể khiến thai nhi tăng cường trí thông minh, rất tốt cho não bộ.

Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp

Ngay từ tuần thứ 21, bạn sẽ bắt đầu cần quan tâm đến tư thế ngủ của mình để đảm bảo sự an toàn cho bé yêu trong bụng. Bạn nên nằm nghiêng về bên trái để giảm bớt áp lực cho thai nhi và thoải mái cho xương sống của mình. Tìm kiếm các loại gối dành cho bà bầu ngon giấc và sử dụng để tốt cho sức khỏe cả mẹ lẫn con.

Nguồn: https://songkhonggioihan.com/