Danh sách câu trả lời (2)
Khi mang thai cac thai phụ nên kiêng những thứ sau:
Không ăn thức ăn nhiều mỡ
Nhiều nghiên cứu y họccho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng ditruyền gia tộc. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài,con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục. Các nhà y học đãtừng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiềuthức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú,ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Không ăn thức ăn nhiều đường
Ở phụ nữ mang thai chứcnăng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đườngtrong máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, khôngcó lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấpthụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đếngiảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virut.
Không ăn nhiều chất chua
Phụ nữ mang thai thời kỳđầu thường nghén, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuynhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức pháthiện, thời kỳ đầu thai nghén nếu cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua(axit) và các chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong tổ chức bàothai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bìnhthường của tế bào thai nhi, đồng thời dẫn đến đột biến gen, thai dễ dịdạng. Vì thế, phụ nữ mang thai trong 2 tuần đầu không nên ăn và uốngnhiều đồ chua.
Không nên lạm dụng thuốc bổ
khi phụ nữ mang thai,lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việcnhiều hơn, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôntrong trạng thái dãn nở, sung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết củaphụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn, rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề,tăng huyết áp.
Mặt khác, dịch vị dạ dàycủa phụ nữ mang thai tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn khôngthấy ngon miệng, dạ dày trướng khí táo bón. Trong trường hợp này, phụnữ mang thai lại thường xuyên uống như thuốc bổ, nhân sâm, lộc nhung vàcác thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết mất cân đối, khí thịnh âmhao, phù nề, tăng huyết áp, táo bón, thậm chí còn sảy thai hoặc thai bịchết lưu.
Không ăn thực phẩm đã biến chất
Phụ nữ mang thai ăn cácloại thực phẩm bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấptính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 – 3 thángđầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giaiđoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phávỡ hoặc có biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bịchết hoặc sảy thai, có khi bị quái thai, dị tật bẩm sinh như bị timtiên thiên.
Mặt khác, trong thời kỳthai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Đặcbiệt là chức năng của gan, thận đều rất yếu, các chất độc gây nhiễm độccho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không ăn chay dài ngày
Có một số phụ nữ trongthời kỳ mang thai muốn có thân hình gọn gàng, thon thả, hoặc một sốngười vì điều kiện kinh tế hạn chế, thường ăn chay dài ngày, làm ảnhhưởng đến thai nhi. Theo các nhà y học, nếu thời kỳ mang thai không chúý dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, số tế bào nãocủa thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này. Nếu lượng mỡ hấpthụ không đủ, thai không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém. Nếu ăn chay,bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyếtáp.
Không uống đồ uống có chứa chất kích thích
Các nghiên cứu y học chothấy, nếu phụ nữ mang thai uống rượu, cồn trong rượu sẽ vào cơ thể thainhi qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi, thai pháttriển chậm, hoặc có một số bộ phận bị dị dạng như: đầu nhỏ, cằm ngắn,thân ngắn (lùn), thậm chí tứ chi và tim cũng dị dạng, có trẻ ra đời trítuệ đần độn, ngu dốt, bướng bỉnh, dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, các nhà y họckhuyến cáo phụ nữ mang thai không nên uống nhiều đồ uống lạnh, khôngnên ăn nhiều đồ ăn lạnh, đề phòng động thai và thai phụ dễ bị đau bụng đi ngoài.
Kiêng kị những thức kích thích
Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi.
Thuốc lá có thể gây dị dạng, sinh non.
Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường.
Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non.
Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu.
Kiêng ăn quá mặn
Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.
Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối.
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe