Khi Mang Thai Tuan 35 / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

#35 Mang Thai Tuần 35

Tuần 35, bé yêu của bạn đã dài khoảng 46 cm và nặng khoảng 2,6 kg, như một quả dừa. Bé vẫn còn đang tiếp tục tăng cân và mỗi tuần tăng thêm khoảng 30g mỗi ngày. Do chiều dài và cân nặng của bé đã vừa vặn trong tử cung nên bé không còn nhiều chỗ trống để nhào lộn nữa nhưng số lần bé đạp vẫn khá nhiều mà mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được.

Bé đang “rụng” dần phần lớp lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời. Thận của bé cũng đã phát triển đầy đủ, gan cũng đã có thể xử lý một số chất thải. Lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển để tạo dựng lên một hình hài hoàn thiện. Da bé bớt đỏ và căng ra giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ. Nói chung, các phát triển thể chất của bé hoàn tất, trong những tuần tiếp theo bé chủ yếu thay đổi về cân nặng mà thôi.

Nếu mẹ chưa từng trò chuyện với bé trong thai kỳ thì đây là thời điểm rất thích hợp bởi khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Vào cuối tuần này và đầu tuần 36 bé đã được xem là đủ ngày đủ tháng nên mẹ không cần lo lắng về nguy cơ sinh non.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 35

Ở tuần thứ 35, mẹ đã tăng tổng cộng 9 -13 kg (tính từ đầu thai kỳ). Việc tăng cân bao nhiêu, có tăng cân hay không phụ thuộc vào kích cỡ cơ thể trước khi mang thai, kích cỡ của em bé và tất nhiên là lượng thức ăn mẹ nạp vào trong thai kỳ.

Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời điểm này, và bạn nên mang băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng bình thường, bạn đừng quá để ý trừ khi bạn ra dịch quá nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường và nó khiến bạn khó chịu. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu, và hoạt động của nội tiết tố.

Khoảng cách từ rốn đến đỉnh tử cung của bạn lúc này khoảng 15 cm, từ đỉnh tử cung đến khớp dính là 35 cm. Bé đã xuống khá thấp gây áp lực lên các dây thần kinh khiến mẹ hay bị đau râm ran và tê vùng xương chậu. Lúc này, chị em nên thư giãn, nghỉ ngơi và đừng quá hoang mang vì cảm giác này sẽ giảm dần khi bé chào đời. Cũng do bé đi sâu xuống dưới khung xương chậy nên sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm.

Khi mang thai, tử cung của bạn phát triển lớn hơn, đặt áp lực nhiều lên dạ dày khiến chứng ợ nóng ngày càng thường xuyên ở giai đoạn này. Ợ nóng gây cảm giác nóng rát khó chịu trong thực quản của mỗi người. Đây là biểu hiện của chứng khó tiêu, axit từ dạ dày quay trở lại thực quản của bạn, tạo ra cảm giác cháy rát ở cổ họng. Chứng bệnh này sẽ biến mất ngay sau khi bé chào đời.

Quá trình này gọi là sa bụng thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu đây là bé đầu lòng. Nếu mẹ đã từng sinh, quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ.

Nếu bé đã lọt xuống, có thể mẹ sẽ thấy áp lực tăng lên ở vùng bụng dưới của mình, khiến việc đi lại thêm nặng nề, phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu bé ở vị trí rất thấp, mẹ có thể cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo và khá khó chịu.

Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối, hoặc nếu mẹ thấy có chảy máu âm đạo, bị sôt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.

Ở thời điểm này, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp với xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp khi chuyển dạ thuận lợi hơn. Nhưng nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn hơn.

Mang thai ở tuần thứ 35, trọng lượng của thai nhi trong tử cung đè lên ruột và tác động lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn. Việc bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến táo bón. Ngoài ra khi mang thai, nội tiết tố thay đổi gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột. Táo bón là một triệu chứng bình thường và không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, mẹ không nên quá chủ quan, khi thấy những biểu hiện bất thường kèm với các cơn đau nhói thì cần phải đi khám và theo dõi vì rất có thể đó là dấu hiệu sinh non, bong thai nhau, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khi mang thai ở tuần thứ 35, tử cung phát triển khiến cho động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu bị chèn ép khiến máu không xuống đến chân được. Đây là một triệu chứng rất phổ biến ở giai đoạn cuối của thai kỳ và thường trở nên tồi tệ hơn vào tháng cuối cùng. Phù nề là một tình trạng hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng, trừ khi bạn bị sưng khuôn mặt hoặc quanh mắt. Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý vì đây cũng có thể là biểu hiện của tiền sản giật, một bệnh lý rất nguy hiểm trong thai kỳ.

Để khắc phục phù nề, bạn không nên đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Mang giày dép thoải mái khi di chuyển. Và quan trọng nhất là uống thật nhiều nước. Bàn chân sẽ trở lại kích thước bình thường sau khi sinh.

Thai 35 tuần doạ sinh non

Khi thai nhi 35 tuần tuổi, hệ hô hấp chưa được phát triển hoàn thiện, vì thế chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Vì vậy nếu bé chào đời ở thời điểm này, bé sẽ gặp các vấn đề về hô hấp.

Ngoài ra bé phải được chăm sóc trong lồng ấp để duy trì nhiệt độ cơ thể do lượng chất béo lưu trữ trong cơ thể trẻ thấp, dễ bị hạ nhiệt độ. Sinh non khá phổ biến trong những trường hợp mang thai đôi hoặc nếu bạn bị các biến chứng như tiền sản giật hoặc viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, sinh non cũng phổ biến ở những phụ nữ mang thai trong độ tuổi vị thành niên hay những người phụ nữ lớn tuổi. Việc sử dụng rượu, ma túy hoặc thuốc lá cũng gây sinh non.

Thai nhi 35 tuần nên ăn gì

Vào thời điểm này, những mẹ bầu nên hạn chế ăn những thức ăn nguội hoặc đông lạnh. Đây là những thực phẩm khiến mẹ và bé tăng nguy cơ mắc một số bệnh lây lan. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường để tránh mắc phải các bệnh như tiểu đường hay thừa cân.

Vào tuần thai 35, bạn không nên bỏ qua các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm này giúp cơ thể bạn được nhẹ nhõm, thoải mái. Ngoài ra nên bổ sung canxi cho mẹ và bé bằng cách dùng sữa dành cho bà bầu hay bất kỳ loại sữa nào bạn thích có chứa nhiều canxi, các chất có lợi cho sự phát triển thể chất và trí não của bé, luôn là lựa chọn tối ưu cho mẹ bầu.

Trong quá trình mang thai bạn nên uống nhiều nước hơn sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ được những độc tố trong thời kì mang thai, giúp bạn tránh được những cơn ợ nóng, táo bón.

Khi đi khám thai 35 tuần, mẹ bầu sẽ được bác sĩ đo biểu đồ tim thai, cơn gò. Những xét nghiệm này cần được thực hiện ở những thai kỳ có nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Bài viết sau : Thai 36 tuần

Những Biến Chứng Khi Phụ Nữ Mang Thai Sau 35 Tuổi

Sức khỏe cộng đồng cho biết, những phụ nữ quyết định sinh con sau tuổi 35 thường phải đối diện với những biến chứng thai kỳ cao như chứng tiểu đường thai nghén, huyết áp, những căn bệnh này có thể khiến phụ nữ sinh non, hoặc chuyển dạ sớm.

Nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm sắc thể

Ở những phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai những đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các hội chứng như down, turner cao.

Tuy rằng chưa có bằng chứng khoa học nào lý giải lý do vì sao nhưng người mẹ khi mang thai tuổi càng cao thì thì tỷ lệ rối loại di truyền càng cao. Do vậy các chuyên gia y tế khuyên bạn những thai phụ trên 35 tuổi nên làm các xét nghiệm ở tuần thứ 9-12 của thai kỳ để phát hiện khả năng trẻ có thể mắc các bệnh về nhiễm sắc thể.

Đối diện với nguy cơ sẩy thai

Những phụ nữ lớn tuổi khi mang thai thường phải đối diện với nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn phụ nữ trẻ tuổi, vậy nên khi quyết định mang thai phụ nữ trên 35 tuổi cần lưu ý cẩn trọng khi đi lại, cũng như chế độ ăn uống.

Có khả năng mang thai đôi cao

Dù chưa có câu trả lời chắc chắn 100% nhưng các chuyên gia y học gần đây đã đưa ra 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sinh đôi phổ biến hơn ở những thai phụ cao tuổi, bao gồm: thay đổi nội tiết tố và việc tăng sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Chất lượng trứng giảm

Chất lượng trứng bắt đầu bị suy giảm khi phụ nữ bước sang độ tuổi từ 30 tới 40, với các khiếm khuyết di truyền trứng cao hơn và khả năng thụ thai thấp hơn. Ngoài ra, số lượng trứng giảm đi theo độ tuổi cũng khiến khả năng thụ thai đi xuống.

Mất nhiều thời gian để thụ thai

Ngoài việc khả năng sinh sản giảm sau tuổi 35, phụ nữ ở độ tuổi này thường cũng mất nhiều thời gian hơn để thụ thai. Ví dụ, một đôi vợ chồng ở độ tuổi 20 có thể chỉ mất vài tháng để mang thai thì ở độ tuổi ngoài 35 có thể mất vài năm. Dinh dưỡng, trọng lượng, lối sống, cũng như tần suất quan hệ tình dục giảm là các nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này.

Một số biện pháp có thể ngăn ngừa các biến chứng

Trước khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, lượng protein trong nước tiểu, lượng đường trong máu của bạn. Bằng cách đó, bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cũng có thể được xử lý kịp thời.

– Không thay đổi đột ngột chế độ ăn uống hoặc thời gian tập luyện thể dục, nhưng bạn nên cố gắng ăn đủ bữa và đủ chất dinh dưỡng. Một nghiên cứu mới cho thấy lượng calo của phụ nữ mang thai giảm sẽ dẫn đến bệnh cao huyết áp và tiền sản giật cũng như bệnh tiểu đường thai kì khi sinh em bé.

– Trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn cũng là yếu tố rất quan trọng cho một thai kì khỏe mạnh. Trạng thái cảm xúc tiêu cực khi mang thai có thể tạo ra một số hormone có hại cho sức khỏe của bạn. Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga trong quá trình mang thai có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và áp lực trong cuộc sống cũng như công việc.

Bạn hãy nhớ rằng luôn giữ gìn sức khỏe thật tốt, ăn uống đầy đủ và thường xuyên tập thể dục đúng cách sẽ làm giảm đáng kể những rủi ro khi mang thai sau 35 tuổi. Ngày nay, mang thai sau 35 tuổi ngày càng được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn bởi khi đó họ đã hoàn thành được tham vọng nghề nghiệp và có điều kiện tài chính vững chắc.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Chữa lãnh cảm bằng y học cổ truyền

10 lí do bạn nên ăn mướp đắng

Điều trị bệnh lãnh cảm

Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh lãnh cảm

Theo GDVN

Mang Thai Ở Độ Tuổi 35

Kiểm tra sức khỏe và hỏi ý kiến bác sỹ trước mang thai

Khi bạn quyết định rằng bạn đã sẵn sàng để có con, hãy đi khám bác sĩ để chắc chắn mình có đủ sức khoẻ để mang thai. Bác sỹ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn, tư vấn cho bạn để chuẩn bị tốt nhất về tâm lý và sức khỏe để mang thai.

Khám thai sớm và thường xuyên

8 tuần đầu của thai kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Do vậy, bạn nên đi khám ngay khi trễ kinh 1 tuần hoặc thử thai dương tính bằng que thử thai tại nhà. Chăm sóc trước sinh sớm và thường xuyên đảm bảo một thai kì an toàn và sức khỏe tốt cho mẹ và bé. Chăm sóc trước sinh bao gồm siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán trước sinh, khám sức khoẻ định kỳ, cung cấp thông tin giáo dục cho bà mẹ khi mang thai và sinh con…

Bổ sung vitamin trong thời kỳ mang thai

Tất cả phụ nữ mang thai được khuyến cáo dùng hàng ngày ít nhất 400 microgram axit folic. Cung cấp đủ axit folic mỗi ngày trước và trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ở hệ thần kinh của bé. Dùng axid folic làm tăng mức độ bảo vệ đối với phụ nữ lớn tuổi, những người có nguy cơ cao có con bị dị tật bẩm sinh. Trên thực tế, một số phụ nữ cần hơn 400 mcg axit folic để bảo vệ bé khỏi các dị tật bẩm sinh. Không nên uống nhiều hơn 1.000 mcg (1 mg) mỗi ngày và chỉ sử dụng theo kê đơn của bác sỹ với bất kì loại thuốc hay vitamin nào trong thai kì.

Hãy đi khám sức khỏe sinh sản định kì. Nếu mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, hãy thường xuyên đi khám để bác sỹ sẽ điều trị và kiểm soát tốt các tình trạng này khi bạn mang thai.

Ngoài ra đừng quên chăm sóc sức khỏe răng miệng bởi vì răng và lợi khỏe mạnh làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các thành phần dinh dưỡng

Ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy ăn nhiều trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc, và các sản phẩm sữa ít chất béo. Bạn nên ăn uống sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mỗi ngày để giữ cho răng và xương khỏe mạnh cũng như đảm bảo cho sự phát triển của bé.

Ngoài ra hãy ăn các loại thực phẩm bổ sung axit folic như rau xanh lá (cải, súp lơ…), đậu khô, gan, và một số loại trái cây có múi (cam, quýt, bưởi…)

Đạt được cân nặng cơ thể hợp lý

Tham khảo ý kiến bác sỹ về cân nặng lí tưởng của bạn. Các phụ nữ có chỉ số BMI bình thường nên tăng từ 11 đến 16 kg trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn thừa cân trước khi mang thai, bác sỹ có thể khuyến nghị bạn chỉ tăng 7 đến 11 kg Các bà mẹ béo phì chỉ nên tăng 5 đến 9 kg.

Đạt được cân nặng hợp lý làm giảm nguy cơ bé chậm phát triển và sinh non. Đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và huyết áp cao của mẹ trong thai kì.

Không hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn

Tất cả phụ nữ mang thai đều không nên sử dụng đồ uống có cồn hoặc hút thuốc trong thời kỳ mang thai. Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần ở thai nhi. Hút thuốc có thể dẫn đến sinh con nhẹ cân, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Không hút thuốc cũng có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật

Sử dụng thuốc thận trọng khi mang thai

Hỏi ý kiến bác sỹ về các loại thuốc bạn sử dụng có an toàn khi mang thai và cho con bú. Không chỉ là các thuốc Tây y bán theo đơn mà cả thực phẩm chức năng cũng như các bài thuốc dân gian.

Những Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai Tuần Thứ 35

Biểu hiện mang thai ở tuần thứ 35

Mẹ bầu có thể đang cảm thấy rằng bụng mình gần như hết chỗ trống rồi – lúc này tử cung của mẹ bầu đã mở rộng đến 1.000 lần kích thước ban đầu.

Nếu cân nặng của mẹ bầu tăng khoảng từ 10kg đến 12,5kg kể từ khi bắt đầu mang thai đến giờ thì đây được coi là một sự khởi đầu rất thuận lợi. Tính từ tuần thai này trở đi rất có thể cần nặng của mẹ bầu sẽ không tăng thêm đáng kể nữa.

Nếu tóc của mẹ bầu trở nên bóng mượt hơn bình thường thì hãy tận hưởng nó khi còn có thể! Trong thời kỳ mang thai, tóc của mẹ bầu có xu hướng trở nên dày hơn bởi các hooc môn sẽ ngăn ngừa hiện tượng rụng tóc thông thường.

Tuy nhiên không phải tất cả mẹ bầu đều có được may mắn này, nhiều trường hợp tóc mẹ bầu trở nên khô hơn.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 35?

Thường xuyên đi tiểu

Tuần 35 vẫn là thời gian mà bé yêu đang phát triển nhanh chóng trong tử cung. Thế nên bàng quang vẫn phải chịu áp lực lớn từ tử cung vậy nên mẹ sẽ phải đi tiểu nhiều hơn.

Mẹ hãy làm rỗng bàng quang mỗi lần đi vệ sinh và bài tập Kegel là một gợi ý để tăng cường cơ xương chậu và kiểm soát són tiểu. Việc hạn chế uống nước là không nên, vì nước giúp ngừa táo bón, phù nề và bé yêu hấp thụ dinh dưỡng từ máu tốt hơn.

Dịch âm đạo trở nên nhiều hơn khiến mẹ phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày. Nếu như dịch bình thường, có màu trong, không có mùi lạ thì mẹ không cần phải quá lo lắng đâu.

Đầy bụng, ợ nóng

Ợ nóng khiến mẹ khó chịu trong thực quản vì áp lực lên dạ dày. Chứng ợ nóng sẽ làm mẹ khó chịu nhưng mẹ hãy cố gắng vì chúng sẽ biến mất sau sinh mà hơn. Mẹ không nên đồ ăn cay và béo để tránh bị trào ngược. Một số lời khuyên khác đó là ăn uống trước khi ngủ 2 giờ, không uống thực phẩm chứa caffein hay bỏ bữa.

Táo bón

Đau lưng

Một số mẹ bầu sẽ gặp tình trạng đau cột sống lưng. Trọng lượng của bé ở tuần 35, thêm cả nước ối và một số thành phần khác khiến cho lưng của mẹ khom xuống. Nội tiết tố thay đổi khiến cho dây chằng lỏng lẻo. Nếu mẹ không chịu được có thể tới khám bác sĩ để giải quyết vấn đề.

Thai 35 tuần có thể sinh được không?

Bé yêu đã lên cân một cách đáng kể ở tuần này vì lớp mỡ dưới da đang dày dần. Bé đã lên khoảng 500 gram và chiều dài thì phát triển chậm hơn. Năng lượng của mẹ tiêu thụ phần đa sẽ chuyển thẳng đến bé.

Bé yêu trật trội trong không gian bụng mẹ khi ngày càng lớn, mẹ lo lắng không biết thai 35 tuần có thể sinh được không. Bé yêu sinh dưới 37 tuần được xem là trẻ thiếu tháng và sinh non. Thời điểm bé yêu đủ tháng sinh là trong khoảng từ 37-42 tuần.

Trẻ sinh non 35 tuần

Tất nhiên bé yêu được sinh ra trong giai đoạn này vẫn có tỷ lệ sống sót cao thế nhưng không tránh khỏi được một số vấn đề về sức khỏe. Nếu như mẹ bầu không được chỉ định là phải mổ sớm hay gặp vấn đề nào đó thì không nên sinh con ở thời điểm này. Nếu như chào đời ở tuần 35, bé yêu có thể gặp các vấn đề đó là:

Trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về hô hấp vì hệ hô hấp chưa hoàn thiện hẳn. Vậy nên bố mẹ thường thấy bé được nuôi ấp trong lồng kính.

Nguy cơ bị vàng da của trẻ sinh non cao hơn.

Nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn trẻ sinh đúng thời gian.

Bé dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Nếu mẹ bầu lúc này đã bắt đầu kỳ nghỉ thai sản của mình thì hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều vào các buổi chiều. Đây cũng là thời gian lý tưởng để mẹ bầu luyện tập kỹ thuật hít thở sâu đã học được trước đó.

Mẹ cũng đừng quên chăm sóc cho bàn chân và móng chân của mình một cách cẩn thận khi đang có nhiều thời gian nghỉ ngơi lúc này.

Kể từ tuần thai này trở đi mẹ bầu sẽ phải đi khám thai một tuần một lần. Trong khoảng từ tuần thai thứ 37 đến 40, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra âm đạo và hậu môn để xem rằng liệu có liên cầu khuẩn nhóm B tồn tại hay không.

Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) thường không gây hại cho người trưởng thành, nhưng nếu mẹ bầu nhiễm bệnh và truyền sang cho bé trong quá trình sinh thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, hoặc nhiễm trùng máu cho trẻ.

Có đến 10 – 30% mẹ bầu nhiễm vi khuẩn này mà không ý thức được điều đó, do vậy việc xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh là vô cùng quan trọng.

Nếu mẹ bầu là người nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì các bác sĩ sẽ tiêm một liều kháng sinh IV trong thời gian chuyển dạ, điều này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị lây nhiễm của bé.

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)