Kiêng Ăn Uống Gì Khi Mang Thai / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Sau Khi Uống Thuốc Phá Thai Cần Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?

Sau khi uống thuốc phá thai cần kiêng gì và nên ăn gì không? Để đảm bảo việc phá thai diễn ra an toàn và không xảy ra bất kỳ biến chứng nào, bác sĩ Kim Vân – chuyên khoa I Sản phụ khoa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên phái đẹp cần lưu ý chăm sóc sức khỏe và tinh thần của mình. Nhất là những kiêng kỵ sau thực hiện phá thai bằng thuốc để phòng tránh viêm nhiễm có thể ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ trong tương lai.

Phá thai bằng thuốc là gì? Trường hợp nào không nên áp dụng?

Trước khi trả lời câu hỏi sau khi uống thuốc phá thai cần kiêng gì và nên ăn gì, chị em đã biết thế nào là phá thai bằng thuốc?

Phá thai bằng thuốc là phương pháp đình chỉ thai bằng cách sử dụng loại thuốc chuyên dụng, được cung cấp bởi bác sĩ chuyên khoa. Đây là loại thuốc có tác dụng cản trở quá trình làm tổ của phôi thai, tạo các cơn co bóp tử cung để đẩy thai ra ngoài.

Theo bác sĩ Kim Vân – chuyên khoa I Sản phụ khoa: ” Phương pháp đình chỉ thai này chỉ áp dụng trong trường hợp mang thai dưới 7 tuần. Đối với người mang thai trên 7 tuần, tuyệt đối không dùng phương pháp này. Vì nguy cơ tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường “.

Phụ nữ trên 34 tuổi mang thai.

Người từng nạo hút thai trong thời gian 6 tháng trước đó.

Người sở hữu tử cung dị dạng, bất thường.

Người mang thai ngoài tử cung hoặc sử dụng biện pháp tránh thai đặt vòng.

Phụ nữ có sức khỏe và cơ địa yếu, thiếu máu.

Rất nhiều chị em thắc mắc sau khi uống thuốc phá thai cần kiêng gì để tránh biến chứng nguy hiểm? Thực tế, phương pháp phá thai mang trong mình nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp nạo, hút. Tuy nhiên, nếu chị em coi thường, xem nhẹ thì vẫn tiềm ẩn một số biến chứng như:

Nếu tự ý dùng thuốc phá thai tại nhà có thể dẫn tới tử vong, vô sinh.

Dùng thuốc phá thai quá liều có thể ảnh hưởng đến tử cung, làm hỏng nội mạc tử cung,…

Dùng thuốc phá thai không rõ nguồn gốc có thể dẫn tới nhiễm trùng, băng huyết kéo dài.

Thậm chí, phá thai bằng thuốc khiến sót thai. Lúc này, thai phụ tiếp tục phải sử dụng phương pháp nạo hút thai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vậy, sau khi uống thuốc phá thai cần kiêng gì?

Thứ nhất. Không ra về ngay lập tức

Thông thường, sau phá thai bằng thuốc tại các địa chỉ y tế chuyên khoa, khoảng 1 giờ sau đó là chị em có thể về nhà.

Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa I Kim Vân khuyến cáo: ” Chị em đừng quá vội vàng đứng dậy, bởi việc phục hồi còn tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa từng người.

Nếu thấy cơ thể ổn định, bạn có thể về nhà và nghỉ ngơi sau 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn cảm thấy mệt mỏi, đau đớn thì đừng vội vã ra về, hãy nán lại một chút. Nếu có vấn đề gì, bác sĩ còn xử lý kịp thời được “.

Thứ hai. Sau khi uống thuốc phá thai cần kiêng gì – Hãy tránh xa tampon

Sau phá thai bằng thuốc, vùng kín của chị em sẽ ra máu như đến ngày “đèn đỏ”. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày hoặc 1 tuần tùy cơ địa từng người. Chị em đừng quá lo lắng, hãy sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon.

Lợi ích:

Giữ gìn vùng kín

Giảm nguy cơ nhiễm trùng vùng kín

Giảm đau đớn vùng kín

Thứ ba. Không di chuyển xa và đi lại nhiều sau phá thai

Những chuyến đi phượt hay đi du lịch khi chị em vừa phá thai xong là điều cần kiêng.

Vì những chuyến đi đường dài cần nhiều thời gian di chuyển ít nhất 3 – 4 giờ hoặc lâu hơn, điều này có thể khiến chị em bị huyết khối tĩnh mạch sâu.

Giải pháp: Chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà. Sau khoảng 1 tháng nghỉ ngơi là có thể lên kế hoạch du lịch để quên đi chuyện cũ và lấy lại tinh thần.

Tác hại:

Quan hệ tình dục khi vùng kín chưa hồi phục hoàn toàn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục

Tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn thêm lần nữa

Sau phá thai, chị em sẽ rơi vào tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vùng kín gây viêm nhiễm. Do đó, chỉ nên quan hệ tình dục khi cơ thể thật sự phục hồi, thường là sau khoảng 3 – 4 tuần.

Thứ năm. Không làm việc ngay sau phá thai

Để tiếp tục trả lời câu hỏi sau khi uống thuốc phá thai cần kiêng gì, chị em nên nhớ tuyệt đối không quay trở lại làm việc ngay để bảo vệ sức khỏe toàn diện một cách tốt nhất.

Tác hại:

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản trong tương lai

Tác động xấu đến tử cung, khiến tử cung lâu phục hồi

Tốt nhất chị em sau khi phá thai bằng thuốc nên nghỉ ngơi khoảng 1 tuần rồi tiếp tục quay trở lại với công việc.

Thứ sáu. Không đi bơi, không ngâm mình trong bồn tắm

Tác hại:

Khiến vùng kín bị viêm, nhiễm trùng

Giải pháp:

Chỉ nên tắm tại nhà

Tắm dưới vòi hoa sen

Tiến hành làm sạch vùng kín bằng nước ấm

Nếu muốn đi bơi, hãy chờ khoảng 1 tháng để đảm bảo an toàn

Thứ bảy. Không sử dụng chất kích thích

Vẫn câu hỏi sau khi uống thuốc phá thai cần kiêng gì, câu trả lời là chị em tuyệt đối không sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

Tác hại: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phục hồi của tử cung

Thứ tám. Kiêng đồ ăn cay nóng, đồ ăn vặt, đồ ăn có tính hàn,…

Tác hại:

Đồ ăn cay nóng khiến nhiệt độ âm đạo tăng, lượng máu chảy ra nhiều hơn

Tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm

Đồ ăn có tính hàn khiến hiện tượng băng huyết tăng cao, cơn đau bụng trầm trọng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng thai phụ,…

Thông qua nội dung ở trên, chị em đã biết sau khi uống thuốc phá thai cần kiêng gì. Như vậy, ngoài những thứ nên kiêng, chị em nên nhớ bổ sung cho cơ thể những thực phẩm nên ăn để nhanh hồi phục sau phá thai.

Thứ nhất. Bổ sung protein từ thực phẩm giàu dưỡng chất

Sau phá thai chị em mất nhiều máu. Do đó, nên bổ sung protein – dưỡng chất rất tốt cho việc tái tạo máu.

Những thực phẩm chứa nhiều protein: thịt bò, gan động vật, đậu, trứng và sữa,…

Lưu ý: Nếu hấp thụ quá nhiều protein, chị em có thể gặp phải tình trạng táo bón. Chính vì thế, chị em nên cân bằng chế độ ăn uống hợp lý, điều độ.

Thứ hai. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Vitamin C, B1, B2, vitamin E có tác dụng:

Giảm khả năng viêm nhiễm

Tăng cường sức đề kháng

Thực phẩm giàu vitamin: rau ngót, rau dền, cà chua, giá sống, bí đỏ, táo, nho,… chứa nhiều vitamin, chứa nhiều sắt, photpho,… cải thiện tình trạng thiếu máu.

Thứ ba. Bổ sung axit folic

Axit folic là vitamin thuộc nhóm B có tác dụng:

Tái tạo tế bào hồng cầu

Tăng cường sức khỏe sinh sản, sức đề kháng cho chị em

Axit folic có nhiều ở thực phẩm: gan động vật, các loại rau xanh, bánh mỳ, bắp, đậu Hà Lan, các loại nấm,…

Thiếu canxi gây tác hại: mất ngủ, người mệt mỏi, uể oải, chân tay đau nhức,… Do đó, bổ sung canxi để nhanh chóng hồi phục cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều canxi: các loại hải sản, hạnh nhân, các loại rau có màu xanh đậm, kiwi, nấm,…

Thứ năm. Bổ sung thực phẩm dễ tiêu hóa

Thực phẩm dễ tiêu hóa: khoai lang, bí xanh, thịt gà, chuối, bơ,… Có tác dụng:

Tạo thuận lợi cho quá trình hấp thụ dưỡng chất

Tránh bệnh đường ruột

Bác sĩ Kim Vân – chuyên khoa I Sản phụ khoa nhắn nhủ: ” Ngoài việc bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất, chị em nên chú ý uống nhiều nước, tối thiểu phải uống đủ nước (2 lít/ngày) để thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Chị em có thể uống thêm sữa, uống thêm nước ép trái cây. Dù cơ thể có mệt mỏi không muốn ăn nhưng nhất định không được bỏ bữa. Nên chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế tình trạng chán ăn “.

Thông qua nội dung trong bài, chị em đã biết sau khi uống thuốc phá thai cần kiêng gì và nên ăn gì tốt nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc cần bác sĩ Kim Vân giải đáp, chị em có thể thực hiện theo 3 cách:

Đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội)

Liên hệ tới hotline: 0243.9656.999

Để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến] bác sĩ Kim Vân sẽ gọi lại cho bạn.

Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Khi Mang Thai: Ăn Gì, Kiêng Gì, Uống Thuốc Thế Nào?

Uống thuốc đau dạ dày

Trước hết khi bà bầu thấy mình có dấu hiệu bị đau dạ dày trong thai kỳ và muốn sử dụng thuốc để giảm bớt các triệu chứng thì nên đi thăm khám bác sĩ. Nhờ vậy, bác sĩ có thể biết được mức độ cơn đau dạ dày và sự phát triển của thai nhi để cho thuốc điều trị thích hợp. Thông thường ban đầu uống thuốc, bác sĩ sẽ dử dụng thuốc kháng axit, nếu không giảm thì sẽ sử dụng các kháng thụ thể H2 là hai loại thuốc có thể dùng trong thai kỳ.

Trong quá trình dùng thuốc, thai phụ tuyệt đối phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ theo nguyên tắc : đúng thuốc, đúng thời gian và đúng liều lượng. Các loại thuốc thuộc nhóm Metronidazol và Tetracylin chỉ dùng cho người bình thường, đối với thai phụ chống chỉ định loại thuốc này.

Đau dạ dày nên ăn gì?

Đối với phụ nữ mang thai bị đau dạ dày, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị giảm bớt bệnh. Thông thường, chị em ăn uống chú ý hạn chế các loại thức ăn khiến dạ dày tăng cường tiết ra axit làm ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, khiến bệnh lâu bình phục.

Bạn không cần phải kiêng khiem quá mà quan trọng là ăn uống khoa học, ăn đúng bữa với số lượng vừa đủ, không nên ăn quá no hay để bụng quá đói. Tốt nhất nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Các thực phẩm thích hợp như sữa và trứng, cơm, bánh mì … đều giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày tốt. Ngoài ra, bạn nên ăn các thức ăn mềm, luộc chín hoặc hầm như cháo, cơm, khoai tây, súp … để dạ dày dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn. Hạn chế ăn chuối tiêu, đu đủ, cà chua, dưa hấu, cam … khi đói.

Đau dạ dày nên kiêng gì?

Đối với phụ nữ bị đau dạ dày bạn nên hạn chế các đồ ăn sau đây:

Đồ ăn chua: Canh chua, dấm, mẻ, tai chua, sữa chua … các thực phẩm giàu axit làm tăng tiết dịch và tạo ra các cơn đau dạ dày.

Đồ ăn, uống có chất kích thích: hành, tỏi, ớt, hạt tiêu, tương ớt, đồ uống có gas … cũng không có lợi cho dạ dày

Các thực phẩm tạo hơi như : đậu đỗ, dưa muối, cà muối, hành muối

Các thực phẩm tăng tiết axit như : nước sốt thịt, cá đậm đặc, thức ăn mặn

Các loại chế biến sẵn: Thịt hộp, giăm bông, thịt xông khói … các món ăn không có lợi cho đường tiêu hóa.

Các loại hoa quả: Chuối tiêu, cam, quýt, khế, sấu, táo … Những loại hoa quả này làm tăng axit trong dạ dày khiến cho tì vị khó chịu, ợ chua, gây rối loạn chức năng của dạ dày và đường ruột. Riêng chuối tiêu khiến cho dạ dày có cảm giác khó tiêu, nóng rát gây tổn thương dạ dày.

Hạn chế các đồ ăn rán, chiên, muối, nộm vì chúng khó tiêu hóa và tăng thêm gánh nặng của dạ dày.

Ngoài ra, chị em nên chú ý rèn luyện cho mình thói quen ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt sự hoạt động nghiền thức ăn của dạ dày. Bữa tối nên ăn cách khi đi ngủ khoảng 3-4 tiếng để không làm tăng lượng axit trong dạ dày. Bạn cũng nên tránh các yếu tố căng thẳng về tâm lý, sự lo âu, xúc động khiến cho thần kinh bị kích thích, dẫn tới axit tiết nhiều hơn sinh ra các cơn đau dạ dày thường xuyên.

Từ khóa được tìm kiếm:

https://babaucanbiet com/ba-bau-bi-dau-da-day-khi-mang-thai-gi-kieng-gi-uong-thuoc-nao/

bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì

bà bầu bị đau dạ dày

đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì

co bau dau da day lam the nao

đau dạ dày khi mang thai

bà bầu bị đau bso tử ăn gì tốt cho mẹ và bé

mẹ bầu đau dạ dày nên ăn gì

dau da day o ba bau

Dau da day khi mang thai

Bà Bầu Khi Mang Thai Nên Kiêng Ăn Gì?

Vấn đề dinh dưỡng được các bà mẹ đặt lên hàng đầu trong 40 tuần thai. Họ không muốn vì một phút bất cẩn mà làm cho mẹ và bé nguy hiểm. Cho nên danh sách đen về các loại thức ăn và thức uống bà bầu không nên hoặc nên kiêng chế dùng được liệt kê một cách tỉ mỉ và chi tiết.

Bạn nên tránh các loại thức ăn sau đây. Hay tốt nhất là bạn hãy thay đổi cách chế biến.

Trứng sống, trứng lòng đào, hay các thức ăn được làm từ loại trứng sống như kem tươi tự làm, kem lạnh và sốt mayonnaise. Trứng phải được nấu chín kỹ.

Thịt và cá chưa nấu chín như thịt bò tái, hải sản tái chanh. Không được để còn chút màu hồng nào trên đó, cho dù trước đây bạn vẫn thường thích ăn như vậy!

Thịt hoặc cá sống như sushi, cá hồi hoặc hàu hun khói, nem chua, mắm sống.

Sữa tươi, phô-mai hay sữa chua không tiệt trùng.

Một số loại gỏi (rau trộn) cũng có thể chứa khá nhiều vi khuẩn.

Phô-mai mềm như phô-mai Pháp, phô-mai Ý, hay phô-mai gân xanh (tuy nhiên phô-mai dày hay phô-mai đã gạn kem thông thường thì không sao, miễn là đã được diệt khuẩn. Bạn hãy kiểm tra nhãn mác để biết chắc chắn).

Pa-tê hoặc gan, gan cá biển: đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vượt quá nhu cầu cần thiết của một phụ nữ mang thai, điều này có thể gây hại cho bé của bạn.

Cẩn thận với món thịt nướng vì thịt nướng thường được nướng trước một thời gian trước khi ăn. Hãy đảm bảo các thức ăn chế biến sẵn phải được hâm nóng kỹ trước khi ăn.

Cá kiếm và cá ngừ: Các loại cá này có thể chứa hàm lượng thủy ngân tự nhiên ở mức nguy hại, ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của bé. Vì vậy bạn không nên ăn không cá ngừ đóng hộp nhiều hơn 4 hộp loại vừa (140g/hộp) hoặc 2 lát cá tươi (không quá 170g/lát chưa nấu) trong một tuần.

Các loại thực phẩm đã từng gây dị ứng cho bạn trước đây.

Các thức uống nên tránh khi mang thai

Đồ uống có cồn có thể gây ra một loạt các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần cho thai nhi. Không có mức độ rượu dùng trong thai kỳ nào được chứng minh là an toàn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không được uống bất kỳ loại rượu nào bao gốm cả bia, rượu vang, nước trái cây có pha trộn rượu vang, rượu mùi… trong suốt thai kỳ và cả thời gian cho con bú.

Các thức uống bạn cần giảm hoặc tránh xa: trà, cà phê, chocolat, nước uống tăng lực… Những thức uống này có chứa caffeine, caffeine có tính chất lợi tiểu, do đó nếu uống nhiều bạn có thể bị mất nước thực sự.

Các loại nước ngọt, nước trái cây có đường đóng hộp công nghiệp có nhiều đường và chất bảo quản. Không được khuyến khích dùng trong thai kỳ. Nước ngọt có thể tạo ra năng lượng thừa nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến thừa cân khó phục hồi vóc dáng sau sanh.

Bà Bầu Kiêng Ăn Gì, Uống Gì Mẹ Đã Nắm Rõ?

Bà bầu kiêng ăn gì, uống gì là điều hầu hết chúng ta đều quan tâm. Ảnh Internet

1. Nguyên tắc ăn uống chung dành cho mẹ bầu

Mang thai là khoảng thời gian đặc biệt và rất nhạy cảm đối với người phụ nữ. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Trong đó không thể thiếu vấn đề ăn uống.

Các bà mẹ tương lai cần phải chú ý đến việc ăn uống của mình và đảm bảo hai nguyên tắc sau:

Ăn uống lành mạnh, với chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng

Tránh các loại thực phẩm gây hại hoặc ảnh hưởng xấu đến thai kỳ

Mẹ bầu cần ăn uống lành mạnh và tránh thực phẩm gây hại. Ảnh Internet

Trong hằng hà sa số các loại thực phẩm hàng ngày, bà bầu kiêng ăn gì, uống gì cũng là việc có thể khiến mẹ bối rối.

2.1. Bà bầu kiêng ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao là tốt nhất

Thủy ngân là một chất rất độc hại đối với thai nhi. Nó thường được tìm thấy ở những nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện chưa có một mức khuyến cáo an toàn nào đối với loại chất này.

Ở hàm lượng cao, thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận. Nó cũng gây ra những vấn đề về phát triển đối với trẻ em.

Vì các đại dương hiện nay hầu như đều bị ô nhiễm, nên những loại cá sống trong đó cũng bị hấp thụ loại chất độc hại này.

Chính vì vậy, phụ nữ có thai được khuyên nên giới hạn lượng cá tiêu thụ xuống không quá 1-2 khẩu phần một tháng.

Mẹ bầu được khuyên giảm tiêu thụ cá biển để an toàn cho sức khỏe thai kỳ hơn. Ảnh Internet

Một số loại cá có chứa hàm lượng cao thủy ngân gồm:

Tuy nhiên mẹ lưu ý là chỉ một số kể trên chứ không phải tất cả các loại cá biển đều nên hạn chế.

Một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân thấp rất giàu các dưỡng chất có lợi cho thai kỳ. Ví dụ như các loại cá béo.

2.2. Hải sản tái hoặc sống là thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn

Hải sản sống, đặc biệt là những loại có vỏ có thể gây nhiều dạng nhiễm khuẩn. Một số loại nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, khiến mẹ bị mất nước, mất sức. Một số khác có thể gây hại cho thai nhi, thậm chí gây thai lưu.

Đặc biệt khi mang thai , hệ miễn dịch của mẹ bị yếu đi. Lúc này, mẹ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cao gấp nhiều lần so với người bình thường.

Ví dụ như đối với vi khuẩn Listeria, mẹ bầu có nguy cơ nhiễm tăng gấp 20 lần so với người thường. Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong đất, nước bị ô nhiễm hay thực vật sống trong môi trường ô nhiễm. Cá sống có thể bị nhiễm khuẩn này trong quá trình chế biến bao gồm cả xông khói và sấy khô.

Listeria có thể truyền cho thai nhi qua nhau thai ngay cả khi mẹ không có dấu hiệu bệnh. Điều này có khả năng dẫn đến sinh non, sảy thai, thai lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Do đó, mẹ bầu nên tránh tiêu thụ cá sống và động vật có vỏ, bao gồm cả các món sushi.

Hải sản sống thuộc danh sách thực phẩm bà bầu kiêng ăn, dù đó là món sushi hấp dẫn. Ảnh Internet

2.3. Thịt tái, sống và chế biến sẵn cũng thuộc danh sách thực phẩm mà bà bầu kiêng ăn

Tương tự như hải sản tái, sống, thịt tái, sống và chế biến cũng có thể gây nhiễm khuẩn cho bạn khi mang thai.

Trong khi một số loại vi khuẩn được tìm thấy trên bề mặt thịt. Một số loại khác có thể tồn tại bên trong thớ thịt.

Thịt bao gồm cả của gia súc và gia cầm đều không nên được tiêu thụ tái hoặc sống. Bản thân chúng có thể chứa ký sinh trùng. Hoặc thịt bị nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến. Dù là kiểu nào thì cũng đều gây tác hại cho sức khỏe của bạn và em bé.

Nếu muốn sử dụng các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói,…mẹ bầu cần làm nóng đến nhiệt độ sôi để đảm bảo an toàn.

2.4. Bà bầu nên kiêng ăn trứng sống

Bà bầu nên kiêng ăn trứng sống. Ảnh Internet

Trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Samonella.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn Samonella thường chỉ có mẹ trải qua. Chúng gồm sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy.

Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể gây chuột rút trong tử cung, dẫn đến sinh non hoặc thai lưu.

Thực phẩm thường chứa trứng sống gồm:

Trứng ốp la

Trứng chần

Sốt Hollandaise (một loại sốt làm từ lòng đỏ trứng, bơ chảy và nước chanh)

Sốt trứng gà (mayonnaise) làm tại nhà

Salad

Kem tự làm

Bánh kem

Hầu hết các loại thực phẩm thương mại chứa trứng sống đều được làm từ trứng đã tiệt trùng. Chúng an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên bạn cần luôn đọc nhãn sản phẩm để đảm bảo an toàn.

2.5. Bà bầu cũng nên kiêng tiêu thụ nội tạng động vật

Nội tạng động vật là một nguồn rất giàu các dưỡng chất, đặc biệt là sắt, vitamin B12 và vitamin A. Tuy nhiên chúng cũng chứa nhiều cholesterol không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.

Đặc biệt nội tạng là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn và hư hỏng. Vì vậy việc tiêu thụ sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tốt nhất mẹ nên tránh hoặc hạn chế tối đa tiêu thụ loại thực phẩm này khi mang thai.

Bà bầu tránh ăn nội tạng động vật. Ảnh Internet

2.6. Caffeine là chất bà bầu rất nên kiêng tiêu thụ trong thai kỳ

Chính vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo tiêu thụ không quá 200mg caffeine một ngày. Liều lượng này tương đương với khoảng 2-3 tách cà phê.

2.7. Rau mầm sống cũng nằm trong black list cần kiêng ăn của bà bầu

Rau mầm sống cũng thuộc black list thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn. Ảnh Internet

Rau mầm sống bao gồm mầm cỏ linh lăng, mầm cỏ ba lá mầm cải và giá đỗ có thể bị nhiễm khuẩn Samonella.

Môi trường ẩm ướt cần có để hạt giống nảy mầm rất lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển. Và chúng gần như không thể rửa sạch.

Vì lý do này, bà bầu nên tránh ăn rau mầm sống. Tuy nhiên chúng an toàn cho mẹ khi đã được nấu chín.

2.8. Mẹ bầu không nên ăn rau, củ quả chưa được rửa sạch hay gọt vỏ

Rau, củ, quả chưa được rửa sạch cũng là một trong những đáp án cho thắc mắc bà bầu kiêng ăn gì của mẹ.

Vì bề mặt của các loại rau củ, hay trái cây chưa rửa (gọt vỏ) chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng.

Chúng bao gồm Toxoplasma, E.coli, Salmonella và Listeria. Những loại vi khuẩn này có thể bị nhiễm từ đất hay qua quá trình thu hái.

Sự nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, lưu trữ, vận chuyển hoặc bán lẻ. Nó có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng từ các loại trên khi mang thai, mẹ nên rửa kỹ, gọt vỏ hoặc nấu các loại rau củ quả mà mình tiêu thụ.

Mẹ nên rửa trái cây thật kỹ. Ảnh Internet

2.9. Sữa, phô mai và nước trái cây chưa tiệt trùng cũng là loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn

Sữa tươi, phô mai và nước trái cây chưa được tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn gây hại. Ví dụ như: Listeria, Salmonella, chúng tôi và Campylobacter.

Sự nhiễm trùng từ các loại khuẩn trên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm này. Thay vào đó, hãy sử dụng những loại đã được tiệt trùng.

2.10. Rượu là loại đồ uống nên kiêng trong thai kỳ mà chúng ta không cần phải bàn cãi

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tránh sử dụng đồ uống có cồn trong thai kỳ. Vì chúng làm tăng nguy cơ sảy thai và thai lưu. Chỉ một lượng nhỏ loại đồ uống này cũng có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của em bé.

Vì không có liều lượng nào được xem là an toàn khi mang thai, nên mẹ bầu được khuyến cáo nên tránh hoàn toàn việc tiêu thụ đồ uống có cồn trong thai kỳ.

2.11. Thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn với calories rỗng (junk foods) là những loại bà bầu nên kiêng ăn

Bà bầu nên kiêng thức ăn nhanh vì chúng chứa calories rỗng không có lợi cho sức khỏe. Ảnh Internet

Nhu cầu năng lượng tăng lên khi mang thai, không có nghĩa là bạn cần ăn lượng cho hai người. Bạn chỉ cần bổ sung thêm 350-500 calories một ngày mà thôi. Và những loại thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn có lẽ sẽ vượt xa mức cần thiết này của bạn. Dù chúng có thể đáp ứng nhu cầu khẩu vị và ăn vặt của bạn khi mang bầu. Nhưng điều quan trọng là lượng calories mà chúng mang đến là calories rỗng, không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Những loại thực phẩm này còn thường chứa nhiều đường, dầu mỡ khiến mẹ dễ bị tăng cân không lành mạnh.

Theo Healthline Lily Nguyễn lược dịch

Cát Lâm