Kinh Nghiệm Khi Mang Thai Webtretho / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Kinh Nghiệm Chữa Mề Đay Cho Bà Bầu Trên Webtretho

Lang thang trên mạng vô tình học được kinh nghiệm chữa mề đay cho bà bầu trên webtretho đã giúp mình khỏi bệnh một cách an toàn không sợ hại tới thai nhi. Mình xin tóm tắt lại kinh nghiệm này để những ai đang gặp phải bệnh mề đay khi mang thai có cách điều trị đúng nhất.

Mình là Vũ Thị Thu Hương, 28 tuổi. Mình mới sinh em bé đc 3 tháng. Nhớ lại thời điểm khi mang thai mình khỏi nhớ lại những cơn ngứa ngái, nóng rát da, nổi phù nề do bệnh mề đay gây ra. Thời điểm này mình mới mang thai được hơn 2 tháng nên làm gì giám uống thuốc trị mề đay. Chịu đựng từng cơn ngứa làm mình mất ăn mất ngủ. Và rồi tình cờ lang thang trên mạng vô tình mình thấy chia sẻ của chị Thanh An về cách chữa mề đay cho bà bầu an toàn trên webtretho. Lúc này mình mới nhanh tay học được những bí quyết vô cùng hữu ích.

Những cách chị chia sẻ khá thông dụng, nguyên liệu dễ kiếm, cách dùng đơn giản nên mọi người có thể học hỏi với vài bài thuốc sau.

1- Cách chữa mề đay cho bà bầu bằng cây ngổ diếc

Trong Đông y rau ngổ diếc có vị cay, thơm mát, tính hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố, trừ tiêu thũng, kháng viêm, sát trùng… Thường dùng điều trị nhiều bệnh khác nhau như trị viêm kết mạc, thủy đậu, đau thắt bụng, ngừa ung thư, sốt nóng, nổi mề đay mẩn ngứa.

Bạn có thể thực hiện cách dùng như sau: Lấy 50g cây ngổ diếc, đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với 600ml nước. Đun sôi 10 phút thì chắt ra lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Cách này thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh biến mất từ những lần dùng đầu tiên.

2- Cách chữa mề đay cho bà bầu bằng trà hoa cúc

* Bên cạnh việc dùng cây ngổ diếc thì các chị em còn có thể dùng thảo dược trà hoa cúc để khắc phục các triệu chứng của bệnh mề đay gây ra. Trà hoa cúc có tác dụng mát gan, giải độc tố tốt cho gan. Do vậy nên khi dùng trà hoa cúc sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây nên bệnh mề đay, giúp trị em điều trị bệnh một cách an toàn hơn.

Bạn có thể thực hiện cách dùng như sau: Chỉ cần dùng trà hoa cúc uống 1-2 ly mỗi ngày. Khi dùng cho thêm vào lát gừng vào pha nước sẽ giúp trừ phong độc tốt hơn cải thiện các triệu chứng do bệnh mề đay gây ra. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng bã trà hoa cúc đắp, chà sát lên vùng da bị nổi mề đay cũng sẽ giúp cải thiện đi các cơn ngứa, lặn dần .

3-Cách chữa mề đay cho bà bầu bằng cay đinh lăng

* Đặc tính chữa bệnh: Theo y học cổ truyền thì rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch tốt, giúp bồi bổ khí huyết, giúp tăng cường hệ miễn dich, giải độc mat gan, chống dị ứng tốt. Dựa trên các tính chất này mà các thầy thuốc đã tận dụng vị thuốc này chữa nổi mề đay cho các mẹ bầu rất hữu ích.

Bạn có thể thực hiện cách dùng như sau: Lấy 10g rễ đinh lăng đã phơi khô. Đem sắc với nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Người bệnh có thể kết hợp bài thuốc dùng ngoài từ đinh lăng là dùng rễ ngâm rượu sau đó dùng xoa lên vùng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa sẽ giúp giảm sưng viêm vô cùng hay.

BẠN CÓ THỂ BIẾT THÊM:

Kinh Nghiệm Mang Thai Tháng Thứ 4

Em bé lúc này đã có thể nhăn mặt hoặc nheo mắt. Thận bé bắt đầu tiết nước tiểu sẽ bài tiết vào môi trường nước ối quanh bé. Các cơ quan sinh sản phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, từ tuần này trở đi, bạn có thể đi siêu âm để biết được giới tính bé rồi đấy! Tuần thứ 13

Chúc mừng bạn đã bước vào 3 tháng giữa thai kỳ – giai đoạn mang thai ổn định và dễ chịu nhất. Với hầu hết phụ nữ, sự khó chịu của những cơn ốm nghén đã hoàn toàn biến mất. Lượng nước ối trong cơ thể bạn ngày càng tăng lên, tạo môi trường cho sự phát triển của em bé.

Tuần này, bộ não của bé phát triển nhanh chóng nhưng thân thể bé còn phát triển với tốc độ nhanh hơn, bé đang dài ra. Dấu vân tay của bé cũng đã xuất hiện. Mặc dù mẹ chưa thể nhận thấy những cú đấm đá rất nhỏ, nhưng những nắm tay và chân của bé đã linh hoạt và năng động hơn rất nhiều.

Tuần thứ 14

Những thay đổi tinh tế đang diễn ra đối với vòng eo của bạn. Dù em bé chưa đủ lớn để khiến bạn nhìn như một bà bầu thực thụ nhưng chắc chắn vòng eo đã dần dày lên. Bạn nên chú ý lựa chọn những thực phẩm tốt, đặc biệt cần bổ sung nhiều protein cho cả mẹ và bé.

Cũng trong tuần thai thứ 14, ngực của bạn đã bắt đầu tiết ra sữa non, loại sữa cực kỳ bổ dưỡng, cần thiết cho trẻ sơ sinh. Nếu ngực của bạn có kích cỡ nhỏ thì bạn cũng đừng quá lo lắng liệu mình có đủ sữa để cho bé bú hay không, vì chất lượng và nguồn sữa dồi dào không bị ảnh hưởng từ kích cỡ ngực của người mẹ.

Em bé lúc này đã có thể nhăn mặt hoặc nheo mắt. Thận bé bắt đầu tiết nước tiểu sẽ bài tiết vào môi trường nước ối quanh bé. Các cơ quan sinh sản phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, từ tuần này trở đi, bạn có thể đi siêu âm để biết được giới tính bé rồi đấy!

Tuần thứ 16

Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi trong dáng vóc của mình với một niềm hạnh phúc lớn lao. Bạn cũng sẽ thấy ăn ngon miệng hơn cũng như tăng cân. Nếu có bất cứ vấn đề gì, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Nét mới nhất của tuần này là bé có sự nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bạn chiếu đèn vào bụng mình, bé thường sẽ di chuyển để tránh nơi có ánh sáng. Những chuyển động của bé trong bụng bạn rất nhẹ, chỉ như cảm giác một cái quẫy đuôi của cá và bạn sẽ khó mà phân biệt được nếu bạn mang thai lần đầu.

Theo Afamily

Cùng Chuyên Mục Bình Luận Facebook

Kinh Nghiệm Mang Thai Tháng Thứ 2

Tuần này bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng đầu tiên của thai kì. Nếu như không cảm thấy gì, bạn cũng đừng lo lắng, thai nhi vẫn đang phát triển bình thường. Tuần thứ 5

Nếu như bạn vẫn chưa có kinh và que thử cho kết quả dương tính thì chắc chắn bạn đã có em bé rồi đấy!

Ở thời điểm này, bạn có thể thấy mình hơi thất thường về tâm trạng. Điều này là hoàn toàn bình thường: đó là do sự biến đổi của nội tiết tố Tất cả mọi thứ đang thay đổi, không chỉ đối với bạn mà còn với chồng bạn nữa. Hãy cho mình thời gian để chuẩn bị cho bước ngoặt lớn này. Bạn có thể sẽ không cảm thấy mình đang mang thai, nhưng những thay đổi quan trọng đang diễn ra trong cơ thể bạn đấy.

Từng bước, một sinh linh bé nhỏ đang dần hình thành. Trong tuần này, thai nhi bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai. Qua siêu âm, bạn có thể thấy đầu của bé với những điểm tối – chính là vị trí mắt và mũi đang hình thành. Lúc này, bé dài khoảng 6mm.

Tuần thứ 6

Tuần này bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng đầu tiên của thai kì. Nếu như không cảm thấy gì, bạn cũng đừng lo lắng, thai nhi vẫn đang phát triển bình thường.

Không phải tất cả phụ nữ đều có hiện tượng ốm nghén. Một số người sẽ thấy bứt rứt buồn nôn hoặc đau tức ngực. Đó là “bằng chứng” cho sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy, thiếu các triệu chứng này thì cũng không sao cả, em bé của bạn vẫn đang trải qua một số giai đoạn phát triển quan trọng nhất.

Sang tuần thứ 6, cơ thể của con bạn đã dần thành hình rõ ràng hơn, bụng bạn cũng đã to lên gấp đôi so với trước. Bàn tay, bàn chân của bé bắt đầu hình thành, kích thước cũng tăng gấp đôi so với tuần trước – 12mm. Cả hai bán cầu não, gan, tụy và hệ tiêu hóa dần hình thành và phát triển.

Tuần này, những cơ quan quan trọng của em bé như phổi và ruột, bắt đầu phát triển. Đầu em bé trở nên lớn hơn so với cơ thể, đồng thời bộ não cũng phát triển nhanh chóng. Những ngón tay, ngón chân bắt đầu xuất hiện.

Tuần thứ 8

Những dấu hiệu mang thai ngày càng rõ hơn. Bạn sẽ thấy sự khổ sở bắt nguồn từ những cơn ốm nghén liên tục, kèm theo đó, cảm xúc của bạn cũng ngày càng thất thường hơn.

Em bé giờ đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam. Bé bắt đầu được định hình, các bộ phận chính của cơ thể đã phân chia rõ ràng. Tim bé đã chia thành 4 ngăn và các van tim đã bắt đầu hình thành. Các cơ quan và các tế bào thần kinh đang phát triển nhanh. Cơ quan sinh dục ngoài đã hình thành nhưng chưa đủ để phân biệt được bé trai hay bé gái. Hai mắt bé đã thành hình, tuy nhiên mí mắt lúc này vẫn đóng chặt. Vành tai cùng với miệng, mũi và lỗ mũi có thể phân biệt được. Nhau thai cũng đã phát triển đủ để đảm nhận hầu hết việc sản sinh nội tiết tố.

Theo Afamily

Cùng Chuyên Mục Bình Luận Facebook

Kinh Nghiệm Mang Thai Sau Lưu

Kinh nghiệm mang thai sau lưu: Thai lưu có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay không?

Trong trường hợp thai lưu, người bệnh sẽ được các bác sĩ kê thuốc gây sẩy thai. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ dễ bị rối loạn tạm thời do tác dụng của thuốc. Việc tính toán ngày rụng trứng trở nên khó xác định hơn, điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thụ thai. Tuy nhiên, sự thật là đa số tình trạng thai lưu không ảnh hưởng đến vấn đề hiếm muộn hay vô sinh. Điều đó có nghĩa là chị em đã từng bị thai lưu hoàn toàn có thể có con như bình thường.

Nhưng cần lưu ý rằng, để mang thai lần tiếp theo trở nên an toàn thuận lợi, mẹ hãy chú ý tìm hiểu thêm nhiều kinh nghiệm mang thai sau lưu để đảm bảo sức khỏe thuận lợi cho bản thân và thai nhi.

Kinh nghiệm mang thai sau lưu: Sau bao lâu nên có thai lại?

Tình trạng thai lưu gây ảnh hưởng tới cơ thể mẹ như rối loạn đông máu, nhiễm trùng… cũng như ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của mẹ, đặc biệt với những chị em hiếm con.

Sau khi lấy thai lưu ra, cơ thể mẹ cần có thời gian để được phục hồi về mặt thể chất và tinh thần. Thai lưu càng lớn, mẹ càng cần nghỉ ngơi nhiều. Vậy chính xác thì sau bao lâu thì nên có thai lại? Chị em hãy để cơ thể nghỉ ngơi trong vòng 30 ngày với trường hợp thai lưu hơn 15 tuần. Khi mẹ tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm mang thai sau lưu, cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng đã ổn định, thoải mái, có ham muốn thì đó là lúc có thể quan hệ tình dục được nhưng vẫn cần những biện pháp tránh thai.

Thời gian thích hợp và an toàn nhất để mang thai trở lại là 3 – 6 tháng sau khi lấy thai lưu . Khi đó, tử cung và các cơ quan trong bộ phận sinh sản mới được tái tạo lại như lúc đầu.

Kinh nghiệm mang thai sau lưu: Đi khám trước khi mang thai

Khi có ý định có thai lại, chị em nên đi khám tổng quát trước tiên để xác định chắc chắn nguyên nhân gây chết thai, thai lưu. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro trong lần mang thai tiếp theo.

Để kiểm tra được nguyên nhân và kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra, các mẹ sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ, việc này giúp phát hiện những bất thường về yếu tố di truyền ở hai vợ chồng.

Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết, để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu.

Tiến hành siêu âm ổ bụng, để kiểm tra bộ phận sinh sản có dị dạng hay bất thường không.

Khám nội khoa, kiểm tra chức năng của tim, gan, thận, phổi,…

Xét nghiệm tinh dịch đồ, để xem xét chất lượng tinh trùng của chồng nếu trên 40 tuổi.

Xét nghiệm yếu tố Rh trong máu, để phát hiện các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con.

Bên cạnh đó, chị em cũng cần tiêm phòng 1 số loại vacxin trước khi mang thai để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, đảm bảo sức khỏe thai kỳ như vacxin viêm gan B, thủy đậu, sởi, cúm, HPV. Mẹ cũng nên xin thêm tư vấn của bác sĩ về kinh nghiệm mang thai sau lưu, về thời gian nên có bầu trở lại.

Kinh nghiệm mang thai sau lưu: Những lưu ý để đảm bảo sức khỏe.

Sau thai lưu, chị em cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, cân bằng để cơ thể sớm phục hồi. Các mẹ nên ăn thêm nhiều rau và trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. Hãy lựa chọn các loại thịt tăng cường bổ sung chất sắt cho cơ thể như thịt bò, thịt lợn, thịt dê, … Các loại rau củ quả nên chọn bao gồm bí ngô, súp lơ xanh, nho, chuối, các loại hạt đậu, ngũ cốc, … cũng là thực phẩm giàu chất sắt.

Ngoài ra, các mẹ cần bổ sung chất axit folic, uống elevit trước khi mang thai hợp lý để có được thai kỳ khỏe mạnh, phòng tránh dị tật cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Song song với đó, chị em còn cần chủ động kiêng các loại thực phẩm có hại cho cơ thể như đồ uống có cồn, đồ tanh, đồ ăn sẵn, đồ ăn chưa chín kỹ …

Tham khảo các bài biết cho mẹ và bé khác của Mhome Kids:

Chia Sẻ Những Kinh Nghiệm Hay Khi Mang Thai Lần Đầu

Tiếp thu quá nhiều thông tin mang thai chưa hẳn đã tốt

Khi mang thai, bạn có thể sẽ tìm đọc ngấu đọc nghiến rất nhiều thông tin để chuẩn bị cho thiên chức làm mẹ. Nhưng đáng tiếc là đọc quá nhiều chỉ khiến bạn thêm… hoang tưởng (nếu không tin, bạn cứ thử đi). Thay vào đó, tốt nhất là bạn hãy trò chuyện với mẹ, các cô bạn và các y tá hoặc bác sĩ khi bạn có điều gì thắc mắc hoặc đắn đo. Chắc chắn câu trả lời từ họ sẽ khiến bạn thấy nhẹ nhõm trong lòng hơn là “hấp thu” quá nhiều thông tin.

Mẹo giảm ốm nghén ít người biết

Không chỉ riêng vào buổi sáng, mẹ bầu có thể thường xuyên buồn nôn vào buổi chiều, buổi tối hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy muốn “tống” mọi thứ trong dạ dày ra liên tục dù bụng lúc đó trống không. Quả là trải nghiệm hết sức kinh khủng chỉ phụ nữ mang thai mới hiểu được.

Ốm nghén có thể là một cảm giác rất tệ, nhất là khi đầu bạn đang bận quay cuồng trong nhà vệ sinh. Mẹ bầu hãy làm bạn với tất cả các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi trong nước pha với chút mật ong sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả. Chị em bầu bị ốm nghén nên nhâm nhi kẹo gừng hàng ngày. Ngoài ra nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.

Chẳng cần đợi bạn thông báo tin vui, mọi người có thể ngầm đoán ra bạn có mang thai hay không, hoặc biết được bạn đang ở tháng thứ mấy dựa vào số đo ba vòng của bạn. Ngực to hơn, mông cũng bắt đầu nảy nở và dĩ nhiên bụng lại càng không thể che giấu. Mập lên cũng là một trong những dấu hiệu để người khác đoán rằng xác suất bạn đang mang thai là rất cao.

Chứng rạn da bụng khi mang thai Siêu âm thai có hại cho thai nhi không Nên tạo mối quan hệ tốt với cả hộ sinh và bác sĩ

Bạn luôn muốn giữ quan hệ mật thiết với bác sĩ để “gửi gắm” chuyện sinh nở sau này? Tại sao không phải nhóm nữ hộ sinh nhỉ? Họ cũng sẽ là những người sẽ trực tiếp giúp bạn “vượt cạn” thành công. Thay vì đổ xô đi tìm bác sĩ và khó khăn để “theo đuổi”, bạn có thể đổi đối tượng sang các nữ hộ sinh.