Lúc Mang Thai Bị Ra Máu / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Trong Lúc Mang Thai Đại Tiện Ra Máu Tươi Có Sao Không

Trong lúc mang thai đại tiện ra máu tươi có sao không? Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ rất nhiều đọc giả trong thời gian gần đây. Sẽ không để mọi người chờ đợi lâu thêm nữa, các chuyên gia y tế phòng khám Hồng Phong sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này, ngay trong bài viết sau đây.

Những lý do dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu tươi lúc mang thai

Trong thời gian mang thai, sức khỏe thai phụ luôn được chú trọng, quan tâm, bất kỳ một yếu tố bất thường nào, cũng sẽ khiến chị em hoang mang, lo lắng, trong đó có cả chứng đi cầu ra máu tươi trong lúc mang thai.

Nói về nguyên nhân mang thai đi ngoài ra máu tươi, các chuyên gia y tế phòng khám Hồng Phong, cho biết như sau:

Một trong những nguyên nhân đầu tiên, thường được nghĩ đến khi chị em thai phụ chính là bệnh trĩ. Bởi, đây là căn bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Nếu tình trạng này không được khống chế kịp thời, khi lượng máu chảy quá lớn, cũng như là khi sa búi trĩ, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cả sức khỏe của thai phụ và bé.

Ngoài ra, hiện tượng đi cầu ra máu tươi lúc mang thai còn có thể là do polyp hậu môn, viêm loét đại tràng… Đặc biệt, đối với triệu chứng viêm loét đại tràng, ngoài đi cầu ra máu, thì người bệnh còn có thể bị đau bụng quặn, phân khi đi đại tiện có chất nhầy…

Như vậy, đi cầu ra máu tươi trong lúc mang thai có thể do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến. Để nhận biết chính xác nguyên nhân cụ thể trong tình trạng của mình, chị em hãy nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

Vậy, trong lúc mang thai đại tiện ra máu tươi có sao không? Trả lời cho câu hỏi này, các bác sĩ Đa khoa Hồng Phong cho biết thêm:

Hiện nay, tại TPHCM, để điều trị tình trạng mang thai đi ngoài ra máu tươi hay bệnh trĩ, thì phòng khám Đa khoa Hồng Phong ắc hẳn sẽ là sựa lựa chọn đáng tin cậy nhất. Với vai trò là cơ sở y tế chịu tránh nhiệm chính chăm sóc sức khỏe cho người bệnh trong khu vực thành phố và là đơn vị nhiều năm liền đạt được đánh giá cao trong hiệu quả khám chữa bệnh hậu môn, trực tràng, phòng khám Hồng Phong chắc chắn sẽ đem đến cho thai phụ một kết quả điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Nếu bạn đọc còn bất kỳ khúc mắc gì về Trong lúc mang thai đại tiện ra máu tươi có sao không, có thể trò chuyện với các bác sĩ phòng khám Đa khoa Hồng Phong bằng một trong những cách sau:

► Cách 1: Để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại ngay hoặc chat trực tiếp với các bác sĩ trên các trang mạng tư vấn trực tuyến của phòng khám đa khoa Hồng Phong.

► Cách 2: Trực tiếp đến địa chỉ: 160 – 162 Lê Hồng Phong, phường 3, quận 5, T.P Hồ Chí Minh . Thời gian làm việc của phòng khám từ 8h – 20h, tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.

Mang Thai Bị Ra Máu Nâu, Máu Đỏ Có Gì Đáng Ngại Không? Do Đâu Bị Ra Máu?

Khi mang thai bị ra máu nâu hoặc đỏ là triệu chứng mà tất cả các bà mẹ vô cùng lo lắng. Hiện tượng này dù là biểu hiện tự nhiên của thai kỳ hay là bị tác động nào đó, đều là biểu hiện cho tình trạng thai sản của bạn. Tình trạng ra máu âm đạo khi mang thai mẹ bầu cũng không nên bỏ qua vì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý bà mẹ.

Hiện tượng ra máu trong thai kỳ thường diễn ra phổ biến nhất là trong 3 tháng đầu, có đến 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu trong thai kỳ. Ra máu thông thường không quá nguy hiểm nhưng việc theo dõi là rất cần thiết. Cùng tìm hiểu nguyên nhân mẹ mang thai bị ra máu âm đạo và dấu hiệu của các bệnh kèm theo khi mang thai bị ra máu.

Vậy do đâu ra máu khi bị mang thai?

Ra máu nâu hay máu đỏ khi mang thai không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm nhưng cũng đủ làm các mẹ bầu khi gặp trường hợp này đều “bạt vía” sợ hãi. Các mẹ bầu nên tìm hiểu rõ các nguyên nhân của hiện tượng ra máu nâu, máu đỏ khi mang thai để luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi. Ra máu nâu, máu đỏ khi mang thai do những nguyên nhân sau:

– Chảy máu màng: Khi mẹ bầu mang thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ bị bong trong do nội tiết tố trong cơ thể được đẩy lên mức cao. Hiện tượng này được xem là bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng các mẹ cũng nên để ý xem có phải đơn giản là hiện tượng này hay do nguyên nhân nào khác.

Thêm vào đó, nếu mẹ bị chảy máu nhẹ trong thời gian đầu hoặc là suốt khoảng thời gian mang thai, điều này không bình thường và nguyên nhân có thể do cơ địa mẹ bầu đang thay đổi dó lượng hoocmôn quá nhiều.

– Qúa trình trứng được thụ tinh: Qúa trình này thường kéo dài từ 2-5 ngày và thường có có hiện tượng chảy máu nhẹ.

– Mang thai ngoài tử cung: Ra máu khi mang thai cũng là một dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc nguy cơ sắp sảy thai.

Nguyên nhân

– Do nhiễm trùng: Vùng âm đạo hoặc cổ tử cung bị nhiễm trùng có thể dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết vài vết máu. Vào trường hợp này các mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để kiểm tra chuẩn đoán tìm ra nguyên nhân như bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

– Mất một song thai: Trong quá trình mang song thai, thai phụ có thể gặp trường hợp bị sẩy một còn một. Khi sẩy thai, tất nhiên sẽ chảy máu. Lưu ý, sau đó bạn phải hết sức cẩn thận để giữ em bé còn lại.

– Tụ máu nhau thai (hay còn gọi là tụ dịch màng nuôi): Ra máu khi mang thai mà nguyên nhân do tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai (cũng dẫn đến chết thai nhi). Hiện tượng này thường có nguy cơ cao đối với các phụ nữ lớn tuổi mà vẫn muốn mang thai vì tụ máu nhau thai đôi khi còn phụ thuộc vào tuổi tác của người mẹ và tuổi thai.

– Thai ngoài tử cung: Các triệu chứng thường gặp của thai ngoài tử cung bao gồm: đau nhói ở bụng, chuột rút dữ dội, xét nghiệm nồng độ hormone thai kỳ hCG thấp và chảy máu âm đạo ở những tuần đầu thai kỳ. Thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm tính mạng của mẹ nếu không phát hiện sớm, do đó nên siêu âm kiểm tra vị trí khối thai ngay khi có kết quả dương tính với que thử thai.

Nguyên nhân

– Sẩy thai tự nhiên: Sẩy thai thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể sau thời kỳ đó. Thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 24 gọi là sẩy thai. Trong vài tuần đầu của thai kỳ, bạn thấy có ra máu màu đỏ tươi kèm theo nhầy nâu thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.

– Tụ máu nhau thai: Hay còn gọi là tụ dịch màng nuôi Chảy máu nhau thai được gọi là tiểu tụ máu màng đệm, hiện tượng này dễ phát hiện khi siêu âm phôi thai. Tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai. Tuy nhiên nếu lượng máu tụ ít thì nó sẽ tự “tiêu tan” còn nếu lượng máu tụ quá 30-40% đoạn từ nhau thai nối với nội mạc tử cung, gây nên sức ép đối với túi thai dẫn đến sảy thai. Nguyên nhân của hiện tượng này đôi khi phụ thuộc vào tuổi tác của người mẹ và tuổi thai. Nguy cơ cao đối với phụ nữ lớn tuổi mà vẫn muốn mang thai.

Nguyên nhân

– Động thai, dọa sảy thai: Trong khi có thai, có các dấu hiệu thai động không yên như đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, hoặc thai kích ngược lên trên, hoặc thai sa thấp xuống dưới, hoặc âm đạo có thể ra ít dịch mầu hồng nhạt hoặc bị ra máu thì gọi là động thai, bào trở … Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra.

Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu và đau bụng, các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sảy thai( không còn gọi là động thai nữa).

Hiện tượng ra máu nâu, máu đỏ trong khi mang thai có gì đáng ngại không?

Ở phụ nữ thường, việc ra máu âm đạo có thể là hệ quả của việc sử dụng một số loại thuốc tránh thai đường uống hoặc tiêm steroid. Thành phần hóa học có trong thuốc có khả năng làm đổi màu máu kinh nguyệt.

Còn đối với mẹ bầu, ra máu khi mang thai có thể nói là hiện tượng bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Thế nhưng, nếu hiện tượng ra máu nâu, máu đỏ kéo dài và màu máu đậm hơn bình thường, rất có thể đó là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung, tiền mãn kinh, mãn kinh, viêm vùng chậu, rối loạn chảy máu tử cung, hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.

Những điều cần làm khi bị ra máu trong 3 tháng đầu mang thai

Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi có trường hợp này để có cách giải quyết hợp lý.

– Theo dõi số lượng máu qua băng vệ sinh để có thể biết được mình ra bao nhiêu máu và biết được loại máu gì (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục).

– Đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc (động thai , sảy thai, sinh non, chửa ngoài tử cung…).

– Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu, món cháo cá chép là thực phẩm rất tốt cho người bị động thai. Đặc biệt, người phụ nữ không nên quan hệ vợ chồng vào lúc này.

Cần lưu ý

– Chế độ vệ sinh: Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân ra máu của bạn.

– Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone của bạn.

– Kiểm tra mức độ mở của cổ tử cung

– Siêu âm để kiểm tra tim thai

– Cần đến ngay cơ sở y tê nếu có các triệu chứng: Đau quặn ở bụng dưới, chảy máu nhiều dù đau hay không, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông, choáng hoặc ngất, sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh.

Cần lưu ý

Đa số mọi người đều xem tình trạng chảy máu như một dấu hiệu “dọa sảy thai”. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn đúng. Các triệu chứng sảy thai thường bao gồm chảy máu âm đạo với những cục máu lớn, đi kèm với những cơn co thắt mạnh, đau lưng dưới… Một số phụ nữ bị ra máu trong tam cá nguyệt đầu tiên có khả năng gặp phải tình trạng tương tự trong những tam cá nguyệt sau. Vì vậy, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý các trường hợp phải đưa bà bầu đi cấp cứu ngay lập tức:

– Đau bụng dữ dội, hoặc đau bụng dữ dội ở phần bụng dưới.

– Chảy máu nghiêm trọng dù không có đau bụng

– Chóng mặt hoặc ngất xỉu

– Sốt cao trên 38 độ hoặc cảm lạnh.

Cách phòng tránh nguy cơ ra máu khi mang thai

– Khám thai và siêu âm thai định kỳ để phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.

– Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị cũng như theo dõi tình trạng bệnh.

Ra máu âm đạo trong thời gian mang thai dù là nguyên nhân gì thì thai phụ cũng nên báo cho người thân để đưa tới bệnh viện kiểm tra một cách kịp thời nhất. Vì chảy máu đôi khi có thể là một dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ nên điều quan trọng là phải biết những nguyên nhân và cần được khắc phục càng sớm càng tốt. Cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi hợp lý, tuân thủ khám thai định kỳ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.

Điều Gì Xảy Ra Khi Bạn Bị Cúm Lúc Đang Mang Thai?

Các triệu chứng cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, nhức đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Một số người cũng có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù những triệu chứng này xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ. Một số khác có thể bị nhiễm cúm và có các triệu chứng hô hấp mà không có biểu hiện sốt.

2. Điều trị cúm sớm cho phụ nữ mang thai

3. Phòng tránh bệnh cúm cho phụ nữ mang thai

3.1 Tiêm vắc-xin

Tiêm vắc-xin cúm được chứng minh là an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, vắc-xin xịt mũi (LAIV) không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai, hoặc đang cố gắng thụ thai. Đó là bởi vì vắc-xin xịt mũi (LAIV) có thành phần chứa chủng virus sống giảm động lực.

Phụ nữ mang thai có thể chủng ngừa cúm bất cứ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai, trong đó tiêm phòng sớm vào mùa cúm (tháng 10) là sự lựa chọn tốt nhất. Ngoài lợi ích ngăn ngừa mẹ bị cảm cúm khi mang thai, vắc-xin cúm còn mang lại một số lợi ích cho thai nhi.

Khi người mẹ được tiêm vắc-xin trong khi mang thai, các kháng thể được truyền từ người mẹ đã được tiêm phòng sang đứa trẻ chưa sinh qua nhau thai. Việc tiêm phòng có thể bảo vệ trẻ sơ sinh đến 6 tháng sau khi sinh. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc phòng ngừa cúm ở phụ nữ mang thai bằng cách tiêm chủng có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi.

Tiêm phòng cúm cũng đã được chứng minh là an toàn cho các bà mẹ đang cho con bú, vì các kháng thể được truyền qua sữa mẹ là vô hại đối với trẻ. Tác dụng phụ của tiêm phòng cúm chỉ bao gồm một số phản ứng nhẹ bao gồm đau nhức, đau và đỏ nơi tiêm thuốc.

3.2 Phòng ngừa khác

Ngoài việc tiêm phòng cúm, phụ nữ mang thai nên thực hiện các hành động phòng ngừa hàng ngày giống như CDC khuyến nghị của mọi người, bao gồm che miệng khi ho, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có nhiều lợi ích, bao gồm giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng, trong đó có cúm.

4. Xử trí khi bị cúm trong thời gian mang thai

Nếu bạn bắt đầu cảm nhận được cơ thể bất thường với bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cúm, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc kháng vi-rút an toàn để điều trị cúm. Uống thuốc kháng vi-rút ngay khi bạn phát hiện ra mình bị bệnh cúm có thể giúp giảm thời gian kéo dài của bệnh. Các bước khác để điều trị cúm bao gồm nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Theo Văn phòng Dịch vụ Sinh lý học, loại thuốc an toàn để hạ sốt và điều trị đau nhức là acetaminophen (như Tylenol). Các loại thuốc an toàn khác có thể bao gồm dextromethorphan (Robitussin-DM hoặc Delsym), guaifenesin hoặc thuốc ho. Tuy nhiên, điều luôn quan trọng là tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Một số loại thuốc không an toàn trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai (chỉ thứ ba) và một số loại thuốc khác có yêu cầu đặc biệt (ví dụ: một loại không chứa cồn hoặc ibuprofen). Bác sĩ có thể cung cấp chi tiết cụ thể cho tình huống của bạn.

5. Trường hợp khẩn cấp

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức:

Khó thở

Đau hoặc áp lực ở ngực hoặc bụng

Đột ngột chóng mặt hoặc nhầm lẫn

Nôn nhiều hoặc liên tục

Giảm hoặc không có chuyển động của thai nhi

Sốt cao (trên 102 độ F) hoặc thấp hơn không giảm trong 24 giờ với Tylenol.

Chóng mặt dai dẳng, nhầm lẫn

Co giật

Không đi tiểu được

Đau nhức cơ

Sốt hoặc ho cải thiện nhưng sau đó trở lại hoặc xấu đi

Với mục đích chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ mang thai, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã bổ sung thuốc tiêm phòng cúm, cụ thể là vắc – xin cúm Vaxigrip (0,25ml và 0,5ml) của hãng GSK (Bỉ) – một trong những công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe dựa trên nghiên cứu và phát triển hàng đầu trên thế giới.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bị Đi Ngoài Ra Máu Khi Mang Thai

Điểm trung bình: 4.6/5 Bài viết có ích: 951 lượt bình chọn

Bị đi ngoài ra máu khi mang thai là hiện tượng thường gặp nhất ở những thai phụ. Vậy hiện tượng đó gây ra những ảnh hưởng gì? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau của các chuyên gia tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng .

Nguyên nhân bị đi ngoài ra máu khi mang thai

Giai đoạn mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi nhất. Sự thay đổi đó không chỉ thể hiện ở bề ngoài mà còn ở cả bên trong. Một trong những thay đổi mà thai phụ thường gặp nhất là hiện tượng đi ngoài ra máu khi mang thai.

Hầu hết, các thai phụ đều có hiện tượng này, nhưng họ không biết bị đi ngoài ra máu do đâu. Đi ngoài ra máu tươi có thể là một trong số những biểu hiện của các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng như: Trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn…

Phụ nữ mang thai có nguy hiểm gì khi bị đi ngoài ra máu

Vì vậy, khi có biểu hiện đi ngoài ra máu, các thai phụ cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa để thăm khám. Tại đó, bác sỹ sẽ làm các xét nghiệm chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Tránh để bệnh chuyển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Sở dĩ, các bà mẹ mang thai hay gặp phải hiện tượng bị đi ngoài ra máu là do: khi mang thai do sự chèn ép của thai nhi lên vùng chậu, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, quá nhiều dinh dưỡng… dẫn đến thai phụ bị táo bón, gây ra các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Bên cạnh đó, khi mắc các bệnh trên, thai phụ lại không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn đúng cách, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển mạnh hơn gây ra tình trạng viêm nhiễm, kích ứng các tế bào ung thư phát triển, gây ra ung thư trực tràng.

Bệnh đại tiện ra máu và những vấn đề bạn cần biết

Bị đi ngoài ra máu trong quá trình mang thai có nguy hiểm?

Bị đi ngoài ra máu ở các thai phụ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: Thai nhi chậm phát triển, tử vong, thai phụ mệt mỏi, khó chịu, kém ăn, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng máu…

Do đó, người bệnh cần phải được sớm, tránh tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của các bác sỹ chuyên môn để không gây ra những ảnh hưởng tới thai nhi cũng như sức khỏe của bà mẹ.

Phương pháp điều trị phù hợp đem lại hiệu quả cao

Bên cạnh đó, các bà mẹ cần thực hiện một số lưu ý sau:

– Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, vùng kín. Mỗi lần đi vệ sinh xong cần sử dụng giấy mềm và rửa lại bằng nước ấm có pha muối loãng.

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng trước đó, bổ xung thêm nhiều chất xơ, hoa quả tươi, ăn sữa chua, uống nhiều nước…

– Tập đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, không nhịn đại tiện và gồng mình rặn khi đi đại tiện.

– Mặc quần áo lót rộng rãi, khô thoáng, thấm hút mồ hôi…

Hy vọng những thông tin về bị đi ngoài ra máu khi mang thai mà các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.