Mang Bầu Có Được Uốn Tóc / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bầu Bí Có Được Nhuộm Tóc, Uốn Xoăn?

Nội tiết tố thay đổi khiến mái tóc của bạn cũng thay đổi trong 9 tháng mang bầu.

Thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà còn tác động đến cơ thể của mẹ, một trong những dấu hiệu phổ biến, dễ thấy nhất là sự thay đổi của mái tóc.

Mái tóc mẹ bầu thay đổi là do đâu?

Lượng cân bằng của hoocmon estrogen bị phá vỡ do uống thuốc tránh thai, cai sữa, sẩy thai, phá thai…đều có thể ảnh hưởng đến mái tóc. Theo các chuyên gia chăm sóc tóc, trong thời gian mẹ không mang thai, sợi tóc sẽ phát triển theo một chu kỳ chung: mỗi tháng trong vòng từ 2 đến 6 năm (nếu như tóc không bị rụng), tóc có thể dài ra khoảng 1,5 cm và sẽ không dài ra thêm trong khoảng 2, 3 tháng tiếp theo. Sau đó, tóc mới sẽ mọc ra thay thế cho tóc rụng khi mẹ chải tóc hay gội đầu.

Những thay đổi về tóc khi mang thai

Nhiều người tin rằng trong thời gian mang thai, lượng estrogen cao sẽ kéo dài giai đoạn tăng trưởng của tóc và làm chậm lại giai đoạn rụng tóc. Điều này giải thích vì sao một số mẹ bầu có mái tóc dày, bồng bềnh hơn trong khi một số khác nhận thấy tóc mình mỏng đi đáng kể khi có thai.

Tình trạng này phụ thuộc vào gen di truyền của mẹ. Trong thời gian mang thai, tuyến dầu của mẹ có thể tiết ra lượng dầu nhiều hơn hay ít đi để phù hợp với sự thay đổi nội tiết tố. Vì thế, tóc mẹ đang thẳng có thể đột ngột trở nên xoăn, hay tóc khô lại biến thành tóc dầu.

Để khắc phục tình trạng này, hãy nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia chăm sóc tóc tư vấn loại dầu gội, dưỡng tóc nào phù hợp cho tóc mẹ trong giai đoạn mang bầu, “tác dụng phụ” khi mang thai này sẽ không khiến mẹ phiền lòng nữa.

Có thể làm đẹp tóc khi mang thai?

Có nhiều tranh cãi về việc nên hay không nên nhuộm tóc và uốn tóc trong khi mang thai. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều khuyên mẹ không nên sử dụng bất cứ phương pháp làm đẹp nào có dùng hóa chất bởi chúng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Do đó, các nhà tạo mẫu tóc khuyên mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ sản, phụ khoa khi muốn “khoác áo mới” cho mái tóc của mình.

Dạo qua một số diễn đàn dành cho bà bầu, mẹ có thể dễ dàng nhận ra có rất nhiều mẹ bầu quan tâm đến việc có nên uốn xoăn tóc hay không? Như thắc mắc của chị Linh (29 tuổi, Ba Đình, HN) chẳng hạn: “Các mẹ khuyên em có nên uốn xoăn không? Em nghe nói do ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai nên tóc thay đổi hẳn, bình thường uốn xoăn nhìn lọn tóc bồng bềnh sướng cả mắt nhưng giờ làm xoăn có khi không ăn thuốc hoặc nhìn cứng ngắc ý”. Ngoài mối quan tâm này của mẹ Linh, các mẹ cũng băn khoăn không biết các hóa chất được sử dụng khi uốn xoăn có hấp thụ qua da hay không, liệu có an toàn không?

Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi uốn tóc trong thời gian mang bầu có hay không gây hại cho thai nhi? Tuy nhiên, có một điều bác sĩ luôn khuyên mẹ đó là đừng sử dụng các biện pháp có chứa hóa chất cho tóc của mẹ trong thời gian ba tháng đầu của thai kỳ.

Sau ba tháng, nếu mẹ vẫn muốn uốn xoăn, hãy yêu cầu thợ làm tóc làm thử trên một lọn tóc nếu có thể để xem tóc mẹ có còn “ăn” thuốc hay không trước khi uốn toàn bộ mái tóc.

Thay đổi dầu gội đầu hay dầu dưỡng tóc có thể là “chìa khóa” giúp mẹ lấy lại vẻ đẹp cho mái tóc. Hiện nay để phục vụ đối tượng là mẹ bầu, nhiều công ty mỹ phẩm có sản xuất những sản phẩm chăm sóc tóc dành riêng cho các mẹ được điều chỉnh từ các dòng sản phẩm quen thuộc.

Đối phó với rụng tóc sau sinh

Sau khi sinh, nhiều mẹ có thể thấy hoảng mỗi lần gội đầu vì phải “tạm biệt” một nắm tóc, lo lắng: “cứ thế này chẳng mấy mà hói ?!”. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn bình thường và tương đối phổ biến.

Sau khi sinh, lượng estrogen tăng cao của mẹ đang dần trở lại bình thường, đồng nghĩa với việc tóc sẽ ngừng dài ra và rụng đi. Hiện tượng này chỉ là tạm thời và thường diễn ra khoảng 4 tháng sau sinh. Các bác sĩ cho biết tóc rụng sẽ được thay thế trong vòng 6 đến 12 tháng nên mẹ đừng quá lo lắng.

– Kiểm tra chế độ ăn uống và lượng hoocmon

Các bác sĩ cho biết tóc rụng tạm thời là do nội tiết tố thay đổi nhưng không có nghĩa là mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc vitamin. Do đó, để cải thiện tình trạng này mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra và đảm bảo sự cân bằng của hoocmon và có một chế độ ăn lành mạnh, giàu trái cây, rau và khoáng chất. Một số loại rau và khoáng chất có chứa flavonoid – chất chống oxy hóa và thúc đẩy mọc tóc cũng như bảo vệ nang tóc. Thiếu sắt hay chế độ ăn không đủ lượng protein cũng là hai trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc.

Bác sĩ cũng giới thiệu cho mẹ một số chất dinh dưỡng mẹ nên bổ sung hoặc có thể phù hợp với chế độ ăn của mẹ theo từng thời kỳ như vitamin B tổng hợp, vitamin H, glucozo, vitamin C, vitamin P, coenzyme Q10, vitamin E…

– Không buộc các kiểu tóc như đuôi ngựa hay tết tóc quá chặt khiến chân tóc bị kéo căng.

– Không sấy tóc quá nóng hay sử dụng các dụng cụ tạo kiểu như máy uốn tóc, duỗi tóc. Nếu có thể, mẹ nên để tóc khô tự nhiên thay vì sấy tóc để tránh tóc hư tổn.

– Không gội đầu hàng ngày khiến da đầu mất đi lượng dầu tự nhiên và khiến tóc càng thêm khô. Các nhà tạo mẫu tóc cho biết gội đầu 2 hoặc 3 tuần là thích hợp, đủ để loại bỏ bụi bẩn trên tóc. Mẹ nên sử dụng loại dầu gội và dưỡng tóc có chứa biotin và silica có tác dụng giúp tóc chắc khỏe.

– Nhẹ nhàng với tóc ướt. Sau khi gội đầu, mẹ nên dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng để tránh ma sát dễ làm tóc gãy rụng. Dùng lược răng thưa để gỡ tóc rối dễ dàng hơn.

Theo Thanh Nga (Theo BC) (Khampha.vn)

Mang Thai Có Nên Uốn Nhuộm Tóc Không?

Mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, có thể khiến phụ nữ có những thay đổi nhất định về tóc. Trên thực tế khi mang thai tóc có thể khô, tiết dầu nhiều hơn, bết. Sau sinh tóc sẽ rụng nhiều hơn. Trong đó cũng có tín hiệu mừng đó là trong khi mang bầu tóc phụ nữ sẽ dày hơn bình thường. Chăm sóc tóc đúng cách thời kỳ mang thai giúp tóc chống lại những sự thay đổi nhất định. Bạn có thể nhờ sự tư vấn của các salontoc uy tín để chọn mua được các sản phẩm phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong thời kỳ bầu bí nhuộm tóc có ảnh hưởng tới thai nhi không? Nhuộm tóc có an toàn không? Có khá nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, các chuyên gia đều khuyên không nên sử dụng hóa chất như thuốc nhuộm tóc khi mang thai. Việc nhuộm tóc trong khi mang bầu có thể gây ra 1 số dị ứng lên mặt, tay và khắp cơ thể. Nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới thai nhi bởi hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong trường hợp các mẹ vẫn muốn nhuộm tóc và làm đẹp thì vẫn có cách. Bạn có thể nhuộm tóc bằng các cách tự nhiên như cà phê, chanh, trà…hoặc các sản phẩm thuốc nhuộm thảo dược an toàn. Tuy nhiên, vẫn cần phải chú ý từng khâu 1 để đảm bảo an toàn nhất.

Khi mang thai có được uốn tóc, làm xoăn?

Trong giai đoạn thai kỳ do ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai nên tóc thay đổi hẳn. Bình thường tóc uốn vào thuốc dễ, phồng lên màu đẹp. Tuy vậy có thể giai đoạn này sẽ khiển kiểu tóc không được đẹp như khi không có em bé.

Theo các bác sỹ trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng các loại hóa chất thuốc nhuộm, thuốc ép. Sau 3 tháng nếu thực sự muốn thì có thể làm các kiểu tóc đẹp. Khi làm tóc cần chọn những salontoc uy tín, thuốc phải đảm bảo rõ nguồn gốc. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích.

Nguy cơ sảy thai khi nhuộm tóc

Rất ít bằng chứng khẳng định việc nhuộm tóc khi mang thai là an toàn hay không và cũng chưa có báo cáo khoa học nào kết luận thuốc nhuộm tóc gây ra những thay đổi trong thai kỳ của các mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn nên thận trọng, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Đây là thời điểm mà phôi thai đang phân chia và hình thành trong bụng mẹ.

Các mẹ bầu không nên nhuộm tóc hoặc tiếp xúc với các hóa chất uốn nhuộm, hấp, ép tóc. Vì trong thành phần của các loại thuốc nhuộm, ép tóc thường chứa các chất hóa học độc hại không tốt cho sức khỏe như chất phenilenediamine, aminophenol,… Những loại thuốc nhuộm tóc còn có chứa thành phần amonia, là chất oxy hóa với kiềm mạnh nên có thể làm thay đổi cấu trúc sợi tóc.

Đặc biệt, nếu hít quá nhiều chất này vào cơ thể còn có thể gây co thắt tử cung dễ dẫn đến sảy thai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra thuốc nhuộm tóc còn có khả năng gây dị ứng đối với cơ thể người mẹ, như gây phù mặt, ngứa ngái, dị ứng, nổi mụn đỏ,…

Nếu thực sự muốn nhuộm tóc, các mẹ nên nhuộm khi thai ngoài 3 tháng tuổi

Có Nên Cắt, Hấp, Ép, Duỗi, Nhuộm Và Uốn Tóc Khi Mang Thai?

Các hóa chất dùng để nhuộm tóc có thể gây hại cho bà mẹ và thai nhi, vì vậy hãy cố hy sinh nhan sắc một chút khi đã mang một mầm sống trong mình. Ngoài ra, một số loại kem trị mụn cũng được khuyến cáo là không nên dùng cho thai phụ.

Những loại sơn có chất chì (lead-based paint) đã bị cấm sử dụng kể từ năm 1978. Nếu căn nhà bạn ở được xây trước đó thì nên thuê những người sơn nhà chuyên nghiệp đến cạo bỏ và sơn lớp mới lên trên. Bạn đừng nên tự cạo lớp sơn lead-based này vì nó sẽ tạo ra bụi, bạn có thể hít vào và em bé có nguy cơ bị chậm phát triển về tâm thần. Trong khi loại sơn water-based hay latex được coi như an toàn hơn so với loại sơn gốc dầu (oil-based) thì hơi của nó vẫn còn làm cho thai phụ buồn nôn và nhức đầu. Nên tránh việc tiếp xúc với mùi sơn trong ba tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai; và đừng nên tự mình sơn một căn phòng không thoáng khí. Chúng chứa chất hóa học DEET, không tốt cho sức khỏe, nhất là cho người đang mang thai. Nếu tránh được việc sử dụng chất này hay sử dụng không thường xuyên thì tốt hơn. Khi làm vườn và ở trong bụi cây, nên mang quần dài, áo tay dài và xức chất chống sâu bọ vào áo quần. Thuốc trừ sâu và các loại sơn Ngoài ra, thai phụ nên tránh dùng loại kem trị mụn có tên Retin A hay Accutane. Không nên sử dụng sản phẩm chống lão hóa chứa nhiều vitamin K và E bởi chúng chưa được thử nghiệm về giới hạn an toàn trong khi mang thai. Chất Phthalates dùng trong các mỹ phẩm như thuốc đánh móng tay và nước hoa có thể gây ra tật bẩm sinh khi nghiên cứu trên loài vật. Chưa có bằng chứng về việc chất này làm hại con người. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cho rằng phụ nữ mang thai nên tránh dùng hay tiếp xúc quá nhiều với những sản phẩm kể trên, và không nên xịt nhiều nước hoa lên người. Ngay khi đang làm vườn, các bà mẹ cũng cần thận trọng, tránh các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc xịt diệt ruồi muỗi. Không phải bà mẹ đang mang thai nào cũng có điều kiện để thuê người giúp việc mà vẫn phải làm những công việc lau chùi dọn dẹp nhà cửa như thường lệ. Phần lớn những chất dùng để chùi rửa, thí dụ như chất để lau bàn ghế cho bóng láng (furniture polish), bột cọ rửa (Scouring Powder), dung dịch lau kính (glass cleaner) đều khá an toàn nếu sử dụng theo đúng lời chỉ dẫn: Đeo bao tay bằng cao su và làm việc trong một môi trường thoáng khí. Các bác sĩ cho biết, mùi vị của những chất hóa học này thường rất mạnh, có thể làm bạn mệt mỏi. Thuốc nhuộm tóc chứa Coaltar và một số chất hóa học rất độc khác có thể gây hỏng thai. Gần đây, thuốc nhuộm tóc có nồng độ hóa chất nhẹ hơn nhưng bác sĩ vẫn cảnh báo các bà mẹ nên cẩn thận. Họ vẫn có thể nhuộm tóc một vài lần trong thời gian mang thai và điều này hầu như không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyên nên chờ ít nhất là ba tháng sau sinh mới nhuộm tóc lại. Nếu bạn cẩn thận hơn thì có thể yêu cầu người thợ cắt tóc dùng một loại thuốc nhuộm làm bằng rau cải (vegetable dyes). Đa số phụ nữ đang mang thai đều hiểu biết về mấy điều cấm kỵ căn bản là không nên uống rượu, hút thuốc lá và một vài món ăn. Nhưng như thế chưa đủ, vì trong sinh hoạt hằng ngày, chẳng hạn như khi làm đẹp, lau chùi buồng tắm, sức khỏe của bà mẹ và thai nhi có thể bị đe dọa.

Bà Bầu Có Được Cắt Tóc Không, Vì Sao Mang Thai Kiêng Cắt Tóc

Nhiều bà mẹ bỉm sữa hỏi bà bầu có được cắt tóc không và vì sao ông bà ta lại kiêng cắt tóc khi mang thai cũng như những lưu ý về việc cắt tóc của bà bầu trước khi sinh. Các chị em thường nghĩ mang bầu chỉ kiêng nhuộm, hấp và ép tóc thôi chứ không nghĩ bà bầu mang thai lại kiêng luôn việc cắt tóc. Thậm chí, nhiều mẹ chồng còn cấm tiệt việc con dâu làm đẹp, đặc biệt chỉnh sửa, cắt ngắn tóc khi đang còn có thai. Vậy lý do đàng sau nó là gì?

Nhiều ông bà cứ bắt con dâu không được cắt tóc lúc mang thai vì sợ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, làm hư nhau thai hoặc mất sữa sau sinh. Thậm chí, có người nói mẹ bầu cắt tóc sẽ làm giảm tuổi thọ của con.

Không chỉ lúc mang bầu mà nhiều chị em còn kiêng cắt tóc ngày đầu tháng, đầu năm vì niềm tin. Đa phần sẽ có suy nghĩa cắt tóc những thời điểm đó sẽ làm mất đi may mắn, luôn gặp điều xui xẻo, vậy đâu là sự thật.

Vì sao mọi người kiêng cắt tóc lúc mang bầu?

Theo quan điểm tâm linh của người Việt, tóc là bộ phận của con người nên nếu cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể dịp đầu năm, đầu tháng thì đều khiến ta mất thứ gì đó. Từ đó mà cả năm, cả tháng sẽ chẳng có chuyện gì suôn sẻ, lại hay ốm đau. Đó là văn hóa kiêng kỵ truyền miệng, nó truyền sang cả các mẹ bầu, sợ ảnh hưởng đến cái thai trong bụng nên không dám cắt tóc.

Do Việt Nam đa phần lầm nghề nông nên phụ thuộc nhiều thiên nhiên, từ đó có tâm lý nghe lời thần linh, tin vào sự may rủi vì không tự quyết định được cuộc sống trước những tai ương của đất trời. Vì thế, ngày càng có tâm lý lo sợ, kiêng cự cái gì đó mà mình cho là sẽ động đến vận may của mình.

Thêm nữa, dân gian cho rằng hàm răng mái tóc là gốc của con người, nên cắt nó đi trong những dịp trọng đại, như mang bầu, sẽ là điều không nên. Tuy nhiên, đây là quan điểm mang tính tâm linh, không có cơ sở khoa học nào cả.

Hy vọng các mẹ bỉm sữa đã có câu trả lời về thắc mắc bầ bầu có được cắt tóc không. Quan niệm sai lầm sẽ kìm hãm chị em, thậm chí gây họa vì ở giai đoạn này, các mẹ cần chăm sóc mình thật tốt để thấy mình luôn xinh đẹp, tránh stress sau này.