Vì sao bà bầu hay bị ‘chuột rút’ Đang mang thai tháng thứ 7, đêm nào Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng bị chuột rút đau đến chảy nước mắt. Có đêm, Linh bị đến vài lần, mỗi lần kéo dài 10 phút khiến cả ông xã cũng phải mất ngủ theo vì bị vợ dựng dậy. Cũng như Linh, rất nhiều chị em phải trải qua cảm giác bị đau do chuột rút, nhất là vào ban đêm trong thời kỳ bầu bí. Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (đường Thái Hà, Hà Nội), đây là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ có thai, nhất là vào quý 2, 3 của thai kỳ. Thường, khi phải di chuyển nhiều (như chơi thể thao) hay đứng lâu một ở tư thế nào đó có thể khiến các cơ bắp mệt mỏi đến mức chúng ta cảm thấy đau, được gọi là chuột rút (hay vọp bẻ). Với các bà bầu, khi tăng thêm trọng lượng lên các cơ bắp ở chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi đêm về. Theo bác sĩ Dung, đa số các bà bầu bị hiện tượng này là do thiếu can xi. “Lúc có thai, nhu cầu canxi của phụ nữ cao hơn nhiều bởi ngoài cung cấp cho cơ thể còn phải nuôi thai nhi. Và nếu không được cung cấp đủ, cơ thể mẹ sẽ theo một cơ chế tự rút xương, tủy từ mình để tập hợp cho con, khiến chị em càng thiếu trầm trọng canxi”, bà Dung giải thích. Để khắc phục hiện tượng này, theo bác sĩ, ngay khi bị chuột rút, bạn có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút. Bạn cũng có thể lấy một chai nước nóng chườm lên chỗ đau hay cố gắng đi lại vài bước. Nếu mẹ thiếu canxi quá nhiều khi bầu bí có thể ảnh hưởng đến em bé: Bé sinh ra có thể bị còng chân, xương ngực dô ra, còi xương, suy dinh dưỡng… Bởi vậy, khi bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung liều canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc bổ sung can xi. Để phòng ngừa, bạn nên tập co duỗi chân trước khi đi ngủ, đặt chân lên gối, ban ngày tránh đứng lâu hay ngồi vắt chân. Nhưng quan trọng nhất và về lâu dài, bạn cần bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày, và tốt nhất là từ khi còn chưa bầu bí. Ưu tiên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, ếch và các sản phẩm sữa, phomai…
Mang Bau Thang Thu 3 Bi Cam / TOP 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Mang Bau Thang Thu 3 Bi Cam được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Mang Bau Thang Thu 3 Bi Cam hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chảy Máu Cam Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Có Sao Không?
Chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối có sao không là vấn đề mà nhiều mẹ bầu gặp phải quan tâm. Những tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nên mẹ bầu cần chú ý cẩn trọng chăm sóc tốt sức khỏe để bảo vệ cả mẹ và bé.
Vì sao nữ giới dễ bị chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối
Chảy máu cam là tình trạng thường xảy ra ở một số thai phụ khi mang thai 3 tháng cuối. Có khoảng 20% số chị em mang thai bị ra máu cam. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?
Thay đổi nội tiết tố
Thời kỳ mang bầu, các hormone là estrogen và progesterone tăng cao, từ đấy lượng máu trong cơ thể cũng tăng lên. Lượng máu này để đáp ứng nhu cầu phát triển cơ thể của mẹ và thai nhi. Những mạch máu từ đó giãn ra, tăng áp lực máu lên trên thành mạch, dễ tăng khả năng vỡ mạch máu.
Những thay đổi trong nội tiết tố ở bà bầu cũng khiến cho màng nhầy ở mũi của mẹ bầu sưng lên, dẫn đến nghẹt mũi, tương đối khó thở, dễ bị chảy máu cam.
Chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối do sức đề kháng suy giảm
Trong thời kỳ mang bầu, hệ miễn dịch của phái nữ giảm đáng nhắc, dễ mắc một số chứng bệnh như cảm cúm, viêm xoang, viêm nhiễm mũi, dị ứng hoặc thời tiết thay đổi khiến khô mũi. Thường xuyên ở trong phòng máy lạnh cũng làm cho khô mũi cũng như gây nên xuất huyết mũi.
Bệnh lý là tác nhân gây chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối
Các chấn thương cũng như bệnh lý như rối loạn đông máu, tăng huyết áp ở chị em mang thai cũng có thể dẫn tới chảy máu cam.
Tác dụng phụ của thuốc gây chảy máu cam
Một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm như warfarin,aspirin, enoxaparin hoặc thuốc không chứa steroid có thể làm cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối bị ra máu cam. Hơn thế nữa, một số mẫu thuốc kháng, thuốc xịt mũi, thông mũi, vô tình khiến cho bà bầu bị chảy máu cam.
Điều kiện thời tiết khô khiến cho thai phụ chảy máu cam
Màng nhầy trong mũi sẽ khô rất nhanh trong điều kiện thời tiết lạnh và khô, trong không gian có máy lạnh, hoặc thời tiết hanh khô làm tăng khả năng ra bị chảy cam cao hơn.
Nữ giới dễ bị chảy máu cam khi mang thai
Chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối có sao không?
Sau khi đã tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam ở thai phụ, chúng ta có thể giải đáp câu hỏi “Chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối có sao không?”.
Hiện tượng chảy máu cam khi mang thai thường hiếm khi gây ra nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó có khả năng làm tăng khả năng bị băng huyết sau sinh.
Thống kê cho thấy có đến 10% bà bầu bị ra máu mũi khi mang thai sẽ bị băng huyết sau sinh. Trong khi đó ở nhóm đối tượng không bị chảy máu cam thì tỉ lệ đấy là 6%.
Thế nhưng, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh hiện tượng chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối sẽ dẫn đến hậu quả này.
Ra máu mũi rất hiếm khi làm tác động đến phương pháp sinh con. Tuy vậy, nếu như bạn bị chảy máu cam nặng và kéo dài trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì có thể bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ.
Làm gì để ngừng máu lúc bị chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối
Khi bị ra máu cam, thì mẹ bầu nên ngồi xuống và dùng tay bịt chặt phần trên cánh mũi, thở bằng miệng. Tiếp tục giữ chặt trong khoảng 10-15 phút. Nên cúi người về phía trước, nhằm giúp máu còn đọng lại chảy ra khỏi lỗ mũi, ngăn không để máu chảy ngược lại vào trong họng cũng như dạ dày.
Theo quan niệm dân gian, chúng ta phải ngửa đầu về sau để máu cam chảy ngược vào trong. Đây là điều hoàn toàn sai và mẹ không nên làm. Vì nếu máu chảy ngược vào trong với lượng nhiều quá sẽ gây kích thích ở đường thở rất nguy hiểm.
Bạn nên cúi xuống thay vì ngửa lên khi bị chảy máu cam
Nếu như bạn bị chóng mặt khi chảy máu cam thì có thể nằm nghiêng qua một bên.
Mẹ bầu nên nhớ canh thời gian chảy máu. Đa số những cơn chảy máu cam sẽ ngưng trong vòng 20 phút, nếu như thời gian này kéo dài hơn thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay.
Ăn gì khi bị chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối
Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, 4 vitamin cũng như khoáng chất quan trọng sau giúp cầm máu tốt, đồng thời ngăn chặn hiện tượng ra máu cam hiệu quả, bao gồm:
✜ Vitamin K: có vai trò đảm bảo khả năng đông máu ổn định, thiếu vitamin K dễ khiến bạn bị chảy máu cam. Những thực phẩm giàu vitamin K mà bạn cần bổ sung: rau lá có màu xanh đậm, hành lá, bắp cải, cải bruxen, tỏi, dưa leo…
✜ Vitamin C: Giúp ngăn bệnh scorbut dẫn đến xuất huyết, trong đấy có chảy máu cam. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: rau lá xanh, bông cải xanh, ớt chuông, quả mọng, trái cây họ cam quýt…
✜ Sắt: Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, dễ gây ra hiện tượng bầm tím đồng thời tăng tỉ lệ chảy máu cam. Thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản,… là những thực phẩm tốt mà mẹ bầu nên ăn để ngăn ngừa chảy máu cam 3 tháng cuối thai kỳ.
✜ Kali: có vai trò điều hòa chất lỏng trong cơ thể, ngăn chặn mất nước, tránh một số mô trong mũi bị khô dẫn tới việc ra máu cam. Thực phẩm giàu kali cần bổ sung là bơ, chuối, cà chua…
Ngoài 4 nhóm thực phẩm trên, mẹ bầu cần xây dựng một chế độ ăn cân bằng carbonhydrat với những thực phẩm chứa protein lành mạnh… nhằm giảm thiểu tình trạng ra máu cam khi mang thai.
3 Tháng Đầu Mang Thai Có Nên Uống Nước Cam Không
Nước cam từ lâu đã n ổi tiếng vì có hàm lượng vitamin C dồi dào giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống những loại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, ho, ngạt mũi khi mang thai,…
Hạn chế thiếu máu cho bà bầu
Trong cam chứa nhiều vitamin C giúp bà bầu tăng khả năng hấp thụ chất sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu khi mang thai. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường tính co giãn, đàn hồi của thành mạch máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu khi mang thai và sau khi sinh.
Bổ sung canxi
Mẹ có biết rằng lượng canxi có trong cam sành vượt trội hơn nhiều so với sữa và các chế phẩm từ sữa. Canxi là thành phần quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng ở trẻ sơ sinh. Trong quá trìnhmang thai, mẹ bầu bổ sung một lượng canxi thích hợp sẽ giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng hệ thống xương và răng của trẻ.
Điều hòa huyết áp
Do trong nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên đây chính là loại thức uống “vàng” dành cho bà bầu cao huyết áp
Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi
Trong nước cam có chứa nhiều axit folic. Do đó, bà bầu uống nước cam thường xuyên, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, có thể dẫn đến dị tật não và tủy sống ở thai nhi.
Giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng
Chất limonoid trong nước cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu.
Mẹ bầu nên bắt đầu uống nước cam khi nào?
Tác dụng của nước cam với bà bầu
Ngày nay, phụ nữ không phải mang bầu 9 tháng 10 ngày nữa, mà phải mang bầu 12 tháng. Vì sao tôi lại nói vậy. Những tháng trước khi mang bầu là thời gian để bạn chuẩn bị, chuẩn bị tâm lý, kiến thức dinh dưỡng, chăm sóc bầu bì, điều gì kiêng cử, nói chúng là chuẩn bị những điều tốt nhất dành cho bà bầu. Bởi vậy kiến thức chăm sóc bầu bì bạn cần phải nắm vững.
Lưu ý khi bà bầu dùng nước cam
Mẹ cũng không nên sử dụng những loạinước cam đóng hộp bởi các loại nước này có thể được pha thêm đường hóa học dễ khiến mẹ bầu dễ tăng cân và nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước cam có thể bị nhiễm khuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Những mẹ bầu có vấn đề về dạ dày, tá tràng, viêm tuyến tụy hay viêm loét dạ dày tốt nhất không nên uống loại nước này bởi trong cam có nhiều chất hữu cơ sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Không nên uống sữa sau khi uống nước cam bởi protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong nước cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy,…
Cam có tính nhuận tràng rất tốt cho bà bầu bị táo bón nhưng ngược lại, những mẹ bầu bị tiêu chảy chỉ nên uống nước cam pha loãng và uống từng chút một mỗi lần.
Bà bầu nên sử dụng cam tươi (cam có da bóng, hơi vàng đáy, cầm nặng tay), có nguồn gốc rõ ràng, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường.
Chuyện Bi Hài Chỉ Có Trong Phòng Đẻ
Tại phòng đẻ ở các bệnh viện phụ sản, có những câu chuyện mà chỉ có y bác sĩ và bệnh nhân biết với nhau, thầm nhủ sẽ không kể với người thứ ba vì những tình huống dở khóc dở cười. Bác sĩ Lê Quang Hòa, khoa D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chứng kiến rất nhiều tình huống hài hước mà chỉ làm bác sĩ đỡ đẻ mới có cơ hội được trải nghiệm. Bác sĩ vẫn còn nhớ sản phụ quê Hưng Yên sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sản phụ được chỉ định đẻ thường. Khi lên bàn đẻ, tử cung đã mở 8-9 phân bà bầu vẫn cầu xin bác sĩ cho không đẻ nữa với lý do “đau không chịu được”. “Trường hợp này bắt buộc bác sĩ phải nghiêm khắc nói to để át được tiếng la hét của sản phụ, yêu cầu không la hét, dặn dò giữ sức để rặn con ra”, nam bác sĩ chia sẻ.
Cảnh sản phụ la hét “xin thôi đẻ” vì quá đau đớn rất thường gặp ở bệnh viện phụ sản. Có chị em trong cơn đau gọi chồng, gọi mẹ, có sản phụ “bắt đền” chồng để giờ phải chịu đau một mình. Bác sĩ Nguyễn Văn Quyết, công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, còn nhớ sản phụ ở Thái Bình đi đẻ lần đầu nên còn nhiều điều bỡ ngỡ, lo sợ. Mặc áo váy thùng thình của người vượt cạn, sản phụ bước chậm vào phòng đẻ. Chị di từng bước chân như kiểu sắp phải đi đến đoạn đường cùng. Khi bác sĩ yêu cầu cởi váy áo để nằm lên bàn sinh, bà bầu nói: “Cái bàn đẻ này bé quá, em sợ lúc đẻ đau quá lăn lộn ngã xuống đất thì sao”. Bác sĩ phải trấn an: “Ở đây chưa bao giờ có chuyện sản phụ ngã xuống đất khi đẻ cả”.
Sản phụ e ngại cởi từng món quần áo sau khi mặc cả với bác sĩ được mặc áo ngực “để đẻ cho đỡ ngại”, nhất khi người đỡ đẻ là bác sĩ nam. Cũng theo bác sĩ, nhiều sản phụ đi đẻ thắc mắc “sao cả bệnh viện này không có bác sĩ nữ nào?”. Bác sĩ trấn an bệnh nhân: “Đã đi đẻ sản phụ không nên ngại ngần gì nữa”, bác sĩ Quyết cho biết. Cũng theo bác sĩ Quyết, bác sĩ sản khoa nam thì tác phong, thái độ là rất quan trọng. Bác sĩ cần nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng phải có tác phong nghiêm túc, không sỗ sàng để bệnh nhân tin tưởng và người nhà bệnh nhân tôn trọng.
Bác sĩ Lê Quang Hòa kể, sản phụ đẻ thường cần rất nhiều sức để rặn đẻ, nhất là khi những cơn gò đến liền nhau. Vì vậy, thay vì la hét gây mất sức, sản phụ nên cố gắng dành sức. “Trên bàn đẻ, hai tay sản phụ được đặt vào vị trí cố định để nằm chặt, dồn lực xuống phía dưới nhưng cũng có không ít bà bầu không ghìm chặt tay mà huơ lung tung, giơ lên đập xuống rồi la hét”, bác sĩ Hòa kể.
Chị Nhung ở Hà Đông, Hà Nội, chuyển dạ, nhập viện và được chỉ định đẻ thường. Trước khi sinh, chị Nhung tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các mẹ đi trước mách nước nên đã đem vào phòng đẻ vỏ chai nước để bóp giải tỏa cơn đau. Chỉ bóp được vài cái, cảm thấy không có tác dụng, chị vứt đi chai nước lúc nào không hay rồi huơ tay lung tung, bất chợt chị vơ mạnh vào “chỗ nhạy cảm” của bác sĩ nam đứng bên cạnh. Chỉ khi mẹ tròn con vuông, sức khỏe và tâm lý ổn định trở lại, chị mới cảm thấy xấu hổ vì hành động của mình. Dù ái ngại nhưng các nam bác sĩ cũng coi đó là “tai nạn nghề nghiệp” mà thôi.
Ngoài việc giúp các sản phụ vượt cạn thành công, các bác sĩ còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác bởi sản phụ đẻ xong nhất định không ra viện mà chờ ngày đẹp. Bác sĩ Quyết cho biết, các bệnh viện phụ sản tuyến trên hầu hết đều quá tải nhất là vào những hôm đẹp ngày.
Sản phụ đẻ thường 2 hôm có thể ra viện, còn đẻ mổ thì lâu hơn một chút. Nhiều sản phụ đẻ mổ nên chọn ngày đẹp cho con ra đời và chọn cả ngày đẹp để đưa con về nhà. Khoa dịch vụ D3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 sản phụ, có hôm đỉnh điểm lên tới hơn 100 sản phụ hầu hết sinh mổ. Sinh xong, theo dõi 6 tiếng, sản phụ được về phòng thường và gặp con. Bác sĩ tiếp tục kiểm tra sức khỏe của sản phụ và em bé đến khi đủ điều kiện xuất viện.
Theo bác sĩ, có sản phụ đến ngày ra viện thì đưa ra những lý do như “em đau bụng lắm”, hay “em đi tiểu lạ lắm cho ở lại theo dõi thêm” mà không giải thích được lạ như thế nào. Có sản phụ nói: “Con em làm sao ấy bác sĩ ạ, nó toàn nhắm mắt, chỉ ti mẹ mới mở mắt” trong khi em bé đang ngủ. “Chúng tôi biết rõ sản phụ viện lý do để chờ ngày đẹp xuất viện nên phải làm công tác tư tưởng rất kỹ để mẹ con ra viện đúng ngày trong khi có rất nhiều sản phụ khác đang chờ giường trống để nằm”, bác sĩ Quyết nói.
Nguyên Phương
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Mang Bau Thang Thu 3 Bi Cam xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!