Mang Thai 12 Tuần Bị Ra Máu / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Thai 12 Tuần Bị Ra Máu Tươi, Mong Các Mẹ Tư Vấn Giúp

Chào các mẹ,

Mình mang thai bé thứ 2 được 12 tuần. Bé đầu trộm vía khỏe mạnh ko hề bị nghén ngẩm gì và ăn rất tốt, chỉ bị ra 1 chút máu báo vào tầm 5w thôi.

Bé thứ 2 này cũng thế, trộm vía ko nghén ngẩm gì và cũng ăn được, nhưng ko có máu báo như bé đầu. Tuy nhiên hôm qua (được 12w) thì tự dưng mình bị ra máu tươi 🙁 sợ lắm các mẹ ạ.

Trước đó mình đang có chút căng thẳng về công việc và một vài chuyện cá nhân khác, ko biết có phải vì thế mà bị stress rồi bị động thai ko? hu hu mình k hề bị va đập gì cả, đi lại làm những việc rất nhẹ nhàng thôi.

Ban đầu mình bị khi đi tiểu. Vừa ngồi xuống đi tiểu thì thấy có cái gì đó ào ra như khi hành kinh, mình vội nhìn xuống thì thấy có tí máu ở đũng quần chip – chỉ 1 tí thôi và 1 ít ở bồn cầu. Cảm giác là chỉ 1-2 giọt thôi nhưng máu đỏ tươi.

Mình về nhà nghỉ ngơi luôn, nằm và ngồi 1 chỗ và theo dõi. Máu ra nhiều hơn nhưng ko ồ ạt đâu. Mình đến VP khám (VP ngay gần nhà mình) thì bác sĩ khám trong và bảo mình bị bong nút nhày cổ tử cung, cổ tử cung thì vẫn đóng kín và bảo ko có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên mình vẫn cần nghỉ ngơi và hạn chế đi lại.

Siêu âm thì tim thai vẫn bt, nhau thai bt, ko có hiện tượng bong nhau hay tụ máu …

Bác sĩ kê cho mình uống thuốc Spasmaverine trong 1 tuần, mỗi ngày 4 viên (viên 40mg) và bảo mình uống thuốc này cũng được mà ko uống cũng được. 2-3 ngày thì sẽ hết ra máu và hẹn 1 tuần sau khám lại.

Mình bị ra từ tầm trưa hôm qua, đến tối qua thì gần như ko ra nữa. Sáng nay thì ra ít máu nâu kèm theo tí dịch (chất nhầy) như kiểu những gì còn lại thì ra nốt ấy – mình ko cần đóng băng vệ sinh nữa.

Vì thế mình yên tâm hơn chút và ko uống thuốc bác sĩ kê cho nữa.

Mình có số dt của bác sĩ và định sáng mai sẽ gọi lại hỏi bs cho yên tâm hơn.

(bây giờ thì mình biết rồi các mẹ ạ hu hu con và mình là quan trọng nhất, là No 1)

Cầu mong cho con được bình an mạnh khỏe! Mẹ tặng hoa cho con đây nè, con yêu của mẹ (rose)

Mang Thai 4 Tuần Bị Ra Máu

Hiện tượng mang thai 4 tuần bị ra máu xảy ra ở hầu hết chị em. Hiện tượng này báo hiệu trứng đã được thụ tinh. Và đây chính là một trong những dấu hiệu sớm báo hiệu việc mang thai ở chị em. Tuy nhiên cũng cần lưu ý hiện tượng ra máu báo này có những đặc điểm sau đây:

-Máu có màu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm.

-Lượng máu ra ít và kết thúc sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt

Còn nếu mang thai 4 tuần bị ra máu kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng, thời gian ra máu kéo dài, máu có màu đen hoặc nâu thì chị em cần cẩn trọng. Bởi có thể hiện tượng ra máu này là lời cảnh báo về sức khỏe của chị em đang gặp phải những vấn đề như:

-Dọa sảy hoặc sảy thai

-Chảy máu cấy ghép

-Do nhiễm trùng âm đạo hay những tổn thương nhất định ở vùng kín.

-Ngoài ra nhiều trường hợp ra máu khi mang thai do quan hệ quá mạnh hoặc do thành tử cung quá mỏng.

Vì vậy nếu thấy việc ra máu khi mang thai với các triệu chứng bất thường thì chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.

Trong trường hợp mang thai 4 tuần bị ra máu với triệu chứng bất thườngbác sĩ sẽ yêu cầu chị em làm xét nghiệm để tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề. Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:

-Tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

-Tiến hành siêu âm tổng thể để kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

-Tiến hành kiểm tra độ mở của tử cung để biết rõ tình hình thai nhi như thế nào?

Như vậy mang thai 4 tuần bị ra máu các chị em không nên chủ quan mà cần quan sát để có giải pháp kịp thời nếu trường hợp xấu có thể xảy ra. Chúc chị em có sức khỏe tốt để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Mang Thai Tuần Thứ 3 Bị Ra Máu

Các mẹ bầu thường quan tâm tới vấn đề mang thai tuần thứ 3 bị ra máu phải làm sao và hiện tượng này có thật sự gây nguy hiểm gì tới thai nhi hay không, liệu có cách khắc phục nào nhanh chóng hiệu quả nhất. Hiểu được những trăn trở và lo ngại của hầu hết các chị em thai phụ hiện nay, chúng tôi đã chắt lọc thông tin kiến thức và lời khuyên tư vấn từ nhiều bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm để giúp mẹ giải đáp tất tần tật mọi câu hỏi thắc mắc đặt ra. Bà bầu bị ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, điển hình là ra máu ở tuần thứ 3 của thai kỳ ban đầu được xác định là do một vài nguyên nhân như do chảy máu màng, quá trình trứng được thụ tinh, mang thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng hoặc tụ máu nhau thai, sảy thai tự nhiên. Thế nên, trong bất cứ trường hợp nào, khi phát hiện dấu hiệu chảy máu bất thường ở bà bầu thì nên đi khám bác sĩ ngay để phòng ngừa mọi nguy cơ biến chứng nguy hiểm ngoài mong đợi.Thường thì trong 3 tuần đầu mang thai sau khi quan hệ, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện nhiều biểu hiện khác thường và ra máu cũng là một trong số các triệu chứng rất thường gặp. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân do đâu và tình trạng ra máu khi mang thai ở thời điểm này có nhiều hay không, màu sắc trông như thế nào và mật độ ra máu như thế nào. Việc nắm bắt rõ những thông tin này là cực kỳ cần thiết đó, vì vậy đừng bỏ qua nội dung quan trọng sau đây:

1. Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 3

Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu, mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi ở cơ thể mình như:

Có thể có cảm giác bình thường và không thay đổi gì nhiều so với tuần trước.

Xuất hiện cơn buồn nôn vào sáng sớm hoặc sau khi ăn xong.

Cảm thấy người mệt lã, yếu dần đi, đầu óc quay cuồng và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn.

Căng tức và khó chịu ở vùng bụng, tương tự như cảm giác khi có kinh.

Khứu giác trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

Mẹ bầu có thể cảm nhận sự nhạy cảm và nặng nề hơn ở phần ngực.

Tâm sinh lý và cảm xúc cũng thay đổi một cách thất thường khó kiểm soát.

2. Bà bầu bị ra máu tuần thứ 3 có đáng lo ngại không?

Ở những tuần đầu tiên, phôi thai sau khi di chuyển từ buồng trứng đến tử cung sẽ nhanh chóng tìm một vị trí thích hợp để cấy ghép, tức có nghĩa là “bám rễ” vào tử cung để thuận lợi hơn cho quá trình phát triển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu mang thai tuần thứ 3 bị ra máu. Và hiện tượng này được xem là hiện tượng tự nhiên, là chảy máu do cấy ghép.

Lưu ý khi máu có màu nâu, màu đỏ kéo dài, đậm hơn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, mãn kinh, tiền mãn kinh, rối loạn chảy máu tử cung hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục khác.

3. Ra máu khi mang thai tuần 3 nguyên nhân vì sao?

Ngoài nguyên nhân chảy máu do cấy ghép thì mang thai tuần thứ 3 bị ra máu cũng xuất phát điểm từ những nguyên nhân chính sau:

Quá trình trứng được thụ tinh: Quá trình này thường kéo dài từ 2-5 ngày và kèm theo chảy máu nhẹ. Đây là dấu hiệu có thai sớm chính xác nhất.

Chảy máu màng: Do nội tiết tố trong cơ thể được đẩy lên mức cao nên khi thụ thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ bị bong tróc. Với hiện tượng này thì được xem là bình thường và mẹ sẽ thấy ít máu màu nâu nhạt xuất hiện kèm chất nhầy.

Mang thai ngoài tử cung: Ra máu khi mang thai tuần thứ 3 có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hoặc do động thai, sảy thai. Trường hợp chảy máu kèm đau bụng dưới quằn quại thì nên đến bệnh viện ngay.

Do nhiễm trùng: Nếu vùng âm đạo hoặc cổ tử cung bị nhiễm trùng, mắc các bệnh lây qua đường tình dục thì cũng gây chảy máu nhẹ. Chảy máu trong trường hợp này kèm ngứa vùng kín và đau rát khi đi tiểu.

Tụ máu nhau thai: Hiện tượng này xuất hiện ở những phụ nữ mang thai lớn tuổi, tụ máu nhau thai gây thai chết lưu, sảy thai và đứt nhau thai. Và hiện tượng này rất dễ phát hiện khi siêu âm phôi thai.

4. Cách khắc phục xử trí ra máu khi mang thai ở bà bầu trong tuần thứ 3

Nếu phát hiện thấy một lượng máu nhỏ xuất hiện ở đáy quần lót, bà bầu cần:

Theo dõi lượng máu qua băng vệ sinh để biết máu chảy nhiều hay ít và có màu sắc bất thường gì hay không.

Nếu nhận thấy có điều gì đó bất thường, thai phụ nên đi khám bác sĩ ngay để phòng tránh nguy cơ sinh non, sảy thai, thai ngoài tử cung,…

Khi thấy chảy máu của dấu hiệu dọa sảy thai, cách tốt nhất là mẹ nên nằm nghỉ hoàn toàn và lưu ý, không nên quan hệ vợ chồng trong trường hợp này.

Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu kèm theo các triệu chứng sau thì nên đi khám ngay càng sớm càng tốt, đó là đau quoặn ở bụng, chảy máu nhiều, kèm sốt cao trên 38 độ C, ớn lạnh, choáng hoặc ngất thì không nên xem nhẹ.

Báo cho người thân biết rõ tình trạng chảy máu kéo dài ở tuần thứ 3 để gia đình có phương án kịp thời hỗ trợ đưa tới bệnh viện.

5. Biện pháp phòng ngừa chứng ra máu ở mẹ bầu hiệu quả nhất

Ngoài ra, để phòng ngừa hiệu quả nhất tình trạng ra máu khi mang thai, các mẹ nên nắm rõ một số điều sau:

Ghi nhớ lịch khám thai và đừng bỏ qua bất kì một kỳ khám thai siêu âm thai định kỳ nào để sớm phát hiện, giải quyết mọi biến chứng thai kỳ bất thường.

Nên thiết lập chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ hợp lý nhằm hạn chế mọi bất thường khi mang thai không mong muốn.

Đừng quên uống vitamin bổ sung đầy đủ cho thai kỳ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.

Cần hạn chế sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi mang thai tuần thứ 3 bị ra máu nếu không có chỉ định từ bác sĩ bởi có một vài loại thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của phôi thai.

Bảo Yến tổng hợpMẹ – Bé –

Mang Thai Tuần Thứ 7 Bị Ra Máu

Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu là dấu hiệu không nên chủ quan. Mẹ bầu nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho mẹ và bé. Theo các chuyên gia, mang thai tuần thứ 7 bị ra máu có thể do bong nhau thai hoặc có nguy cơ sẩy thai. Hãy cùng gonhub.com giải đáp “tất tần tật” những lưu ý về hiện tượng này nhé.

1. Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu nguy hiểm như thế nào?

Nhiều ý kiến cho rằng những tuần đầu mang thai bị ra máu thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, có hơn 20% phụ nữ mang thai tuần thứ 7 bị ra máu doạ sảy thai do chủ quan. Vì thế, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi và đến khám thai định kỳ để có cách giải quyết.

Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu có những ảnh hưởng sau:

Lượng máu chảy ra nhiều khiến mẹ hoang mang, suy sụp tinh thần. Một vài trường hợp máu có màu đỏ sẫm hoặc vón cục khác thường.

Triệu chứng ra máu khiến mẹ dễ mắc các bệnh phụ khoa viêm nhiễm và nấm ngứa.

Đặc biệt, mang thai bị ra máu còn làm tăng nguy cơ động thai, sẩy thai hoặc sinh non, gây hậu quả đáng tiếc cho mẹ và bé.

Ngoài dấu hiệu ra máu, những dấu hiệu sau cũng gây nguy hiểm đến sức khoẻ sinh sản mà mẹ bầu cần quan tâm:

Đau bụng dữ dội, đau quặn thắt phần bụng dưới

Máu âm đạo chảy ra nhiều, có thể kèm theo đau bụng hoặc không.

Chóng mặt, ngất xỉu

Sốt cao và đổ mồ hôi lạnh

Mẹ bầu cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị.

2. Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu và những việc nên làm

Để tránh những rủi ro ngoài ý muốn, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi mang thai như:

Xét nghiệm máu và nước tiểu, đo nồng độ nội tiết tố của thai phụ

Kiểm tra mức độ dãn nở của tử cung

Siêu âm tim thai nhi

Các xét nghiệm trên chỉ là bước cơ bản để bác sĩ tiện theo dõi cũng như chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé.

Ngoài ra, thai phụ có thể áp dụng những biện pháp để phòng tránh và làm giảm sự khó chịu của hiện tượng ra máu khi mang thai ngay tại nhà

2.1 Theo dõi sát sao dấu hiệu xuất huyết

Sử dụng băng vệ sinh để theo dõi lượng máu bị mất và nhận diện tình trạng máu (máu màu hồng, máu đỏ vón cục, máu đỏ sậm,…) để bác sĩ kiểm tra và có chẩn đoán chính xác nhất.

2.2 Không nên quan hệ tình dục

Tuyệt đối không nên quan hệ tình dục nếu mang thai tuần thứ 7 bị ra máu. Việc xảy ra quan hệ khi mang thai và trong lúc bị ra máu sẽ gây động thai, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.

2.3 Không tham gia các hoạt động vui chơi mạnh

Cử động mạnh là điều các mẹ bầu nên hạn chế. Vì vậy, bạn cần tránh tham gia những cuộc vui vận động giải trí tốn nhiều sức. Khi ra đường cần có người thân đi cùng nhằm phòng trường hợp té ngã.

Mẹ nên cẩn thận hơn với việc lên xuống cầu thang, nên mang giày bệt thay cho giày có gót để bước đi them vững vàng.

2.4 Dành thời gian nghỉ ngơi

Tinh thần thoải mái là yếu tố rất quan trọng cho mẹ bầu, đặc biệt là khi mẹ gặp phải tình trạng chảy máu trong những tuần thai đầu.

Mẹ nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, luôn giữ tinh thần ổn định và thư giãn, tránh cáu gắt. Các bố cũng nên quan tâm và chia sẻ để mẹ và bé có được tinh thần tốt nhất nhé.

2.5 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Một số ít trường hợp mẹ mang thai tuần thứ 7 bị ra máu là do ăn những món ăn không phù hợp, dẫn đến hormone thay đổi. Vì vậy việc ăn uống là rất quan trọng.

Các thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung như thịt, cá, trứng, sữa và rau củ. Mẹ cần hạn chế ăn đồ ngọt, béo, nhiều dầu mỡ hoặc uống nước có ga, có cồn.

Mẹ có thể bổ sung thêm vi chất bằng các loại thực phẩm chức năng nhưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh lạm dụng quá liều khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ. Chia bữa ăn thành nhiều bữa phụ để bé trong bụng mẹ được hấp thu tốt nhất dưỡng chất.

2.6 Massage bụng và cơ thể

Mẹ hãy tham khảo một số động tác massage bụng để xoa dịu sự khó chịu khi bị chảy máu trong quá trình mang thai. Xoa bóp vùng bụng còn là cách giúp mẹ cảm nhận được sự phát triển của bé.

Bên cạnh đó, một vài bài tập mà mẹ cũng nên áp dụng như xoa bóp bầu vú, kích thích tuyến mạch của vú nhằm lợi sữa cho bé. Xoa bóp lòng bàn chân cũng là một cách hay giúp mẹ bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng và an giấc.

Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu thực sự khiến nhiều mẹ bầu lo âu. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Mặc dù đây là dấu hiệu không nên xem thường nhưng mẹ cũng đừng quá căng thẳng, hãy giữ tinh thần lạc quan và thoải mái để có những biện pháp phù hợp. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh.

Hạnh Sử tổng hợpMẹ – Bé –

【Tìm Hiểu】Mang Thai 6 Tuần Bị Ra Máu

Nguyên nhân mang thai 6 tuần bị ra máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng mang thai 6 tuần bị ra máu mà mẹ bầu nên biết như:

– Thay đổi nội tiết tố: Có thể đây chỉ là biểu hiện bình thường do sự thay đổi hormone trong cơ thể gây ra. Điều này tùy thuộc vào cơ thể mỗi người và không đáng lo ngại.

– Chảy máu màng: Lớp niêm mạc tử cung rất dễ bong tróc trong thai kỳ, dẫn đến việc chảy máu – đây cũng là dấu hiệu bình thường

– Độ nhảy cảm của tử cung tăng cao: Cũng do sự thay đổi nội tiết tổ khiến lượng máu truyền đến tử cung tăng cao, gây chảy máu sau khoảng thời gian ngắn giao hợp hoặc khi soi cổ tử cung và khám âm đạo sẽ phát hiện ra

– Mang thai ngoài tử cung: Chảy máu cũng là có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc nguy cơ sắp sảy thai.

– Nhiễm trùng: Không loại trừ khả năng mang thai 6 tuần bị ra máu là do nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng dễ lây nhiễm qua đường tình dục là: chlamydia, lậu, herpes…

– Sẩy thai: Nếu trong vài tuần đầu mà mẹ bầu thấy chảy máu màu đỏ tươi kèm theo dịch nhầy nâu thì phải liên hệ với bác sĩ ngay vì có thể đó là dấu hiệu của việc bị sẩy thai.

Mẹ nên làm gì khi mang thai 6 tuần bị ra máu?

Như vậy, việc mang thai 6 tuần bị ra máu có thể không đáng lo ngại nhưng vẫn không nên chủ quan. Chị em cần theo dõi lượng máu chảy ra thông qua băng vệ sinh để biết máu chảy nhiều hay ít, màu máu có gì khác thường không…để thông báo những triệu chứng này cho bác sĩ.

– Nếu ngoài việc chảy máu còn kèm theo những triệu chứng bất thường khác như: sốt cao, đau bụng quằn quại… thì càng phải đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý, tránh những hậu quả đáng tiếc như động thai, sảy thai, sinh non,…

– Nếu máu rỉ ra có màu đỏ thẫm có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Trong trường hợp này, mẹ nên nằm nghỉ ngơi và ăn những thức ăn dễ tiêu hóa.

– Mẹ tuyệt đối không nên quan hệ trong thời điểm này. Ngoài ra, việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín là vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh.

– Thông báo cho người thân biết tình trạng chảy máu trong trườn hợp máu ra nhiều, choáng váng để kịp thời đưa tới bệnh viện

Phòng nguy cơ ra máu khi mang thai

Để phòng ngừa nguy cơ mang thai 6 tuần bị ra máu, các mẹ nên:

– Khám thai và siêu âm thai định kỳ để kịp thời phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.

– Đừng quên khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị cũng như kiểm soát tình trạng bệnh.

– Tuân thủ chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi hợp lý, nâng cao sức khỏe cho mẹ và đảm bảo cho sự phát triểm của thai nhi.

Khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ được theo dõi và đồng hành sát sao trong suốt thai kỳ và sau khi sinh con, giúp mẹ an tâm. Lịch khám thai của mẹ cũng đã lên chi tiết ở những mốc khám quan trọng. Nếu có gì bất thường hay lo lắng, mẹ cũng hoàn toàn có thể tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ.

Mang thai 6 tuần bị ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng nguy hiểm nên mẹ không nên chủ quan bỏ qua. Khi phát hiện ra những bất thường, tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ ngay để kịp thời xử trí. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.