Vào tuần thứ 29 của thai kỳ, bé nặng khoản 1,4 kg (1400 gam)và có chiều dài cơ thể tính từ đỉnh đầu đến ngón chân đạt chừng 39 cm, ít hơn khoảng 10 cm so với chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh. Giờ đây, bé đã tăng cân nhiều hơn và tăng chiều dài so với tuần thứ 28. Có khoảng 0.8 lít nước ối đang bao quanh bé và khối lượng nước ổi này sẽ giảm đi và chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung khi em bé ngày một lớn dần.
Trong giai đoạn này, thi lực của bé tiếp tục phát triển. Khi mở mắt bé sẽ có thể phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng, nhưng chỉ đạt 1/20 thị lực. Khi ngủ, bé thường chuyển động mắt rất nhanh.
Thai 29 tuần đã quay đầu chưa
Nhiều bà mẹ khi mang bầu đến khoảng tuần thứ 29 đều thắc mắc ” liệu 29 tuần thai nhi đã quay đầu? Mỗi cơ thể mẹ khác nhau thì thời gian quay đầu của thai nhi sẽ khác nhau. Với những thai phụ mang thai lần đầu thì thai nhi có thể sẽ chúc xuống và quay đầu sớm hơn vào tuần thai thứ 29. Còn đối với các trường hợp không phải mang thai lần đầu, thì phải đến khoảng tuần thứ 35-36 mẹ mới biết thai nhi đã quay đầu hay chưa.
Trong khoảng thời gian này mẹ không nên quá lo lắng việc thai nhi đã quay đầu hay chưa. Bởi việc mẹ lo lắng quá nhiều như vậy sẽ khiến cơ thể bé bị ảnh hưởng. Khi sang tuần thứ 30 trở đi, người mẹ nên siêu âm để biết chính xác nhất việc bé đã quay đầu hay chưa. Nếu bước sang tuần thứ 36 mà vẫn chưa thấy có biểu hiện thai nhi quay đầu thì mẹ nên kịp thời đến cơ sở y tế nơi khám thai để được chẩn đoán và đưa ra giải pháp chữa trị kịp thời.
Mẹ bầu tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài chia sẻ : Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu
Thai nhi 29 tuần nên ăn gì
Vào tuần thai thứ 29, cơ thể bé đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Não đã phát triển và lúc này bé có thể tự điều hòa thân nhiệt. Trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu DHA có trong các loại sữa, dầu hạt cải, quả óc chó, trong các loại cá…..
Ngoài ra, để mẹ và bé luôn khỏe mạnh, bạn cũng nên bổ sung các loại vitamin C, protein, axit folic và sắt bằng cách ăn nhiều sữa chua, nước cam…Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc gì về chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin trên Internet hoặc hỏi trực tiếp các bác sĩ sản khoa để có được những thông tin hữu ích nhất.
Nhiều thai phụ thường bị ra máu trong nửa cuối thai kỳ. Hiện tượng này có thể là biểu hiện của những triệu chứng như rau tiền đạo, rau bong non, đẻ non… Những dấu hiệu này thường rất nguy hiểm đối với bà bầu, có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của cả mẹ và bé. Nếu thấy bị chảy máu bạn nên lập tức đi khám để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai , mẹ bầu nên làm gì khi gặp trường hợp trên qua bài viết.
Theo các chuyên gia y tế của những bệnh viện hàng đầu, khám thai ở giai đoạn thai nhi được 28- 30 tuần tuổi có thể phát hiện được các vấn đề về tiền sản giật và nhiễm độc thai nghén. Những vấn đề này đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của bé khi đang trong bụng mẹ. Cho nên, chị em nên đi khám thai để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề xấu có thể xảy ra với bé.
Ở mốc thời gian này, thai phụ sẽ được bác sĩ khám đầy đủ với các khâu cơ bản sau:
Ngoài ra, người mẹ cũng sẽ được các bác sĩ cho biết tình trạng ngôi thai, tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp với thể trạng của người mẹ.
Bài viết sau: Thai 30 tuần