Mang Thai 3 Tháng Cuối Webtretho / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Mang Thai 3 Tháng Cuối

Mang thai 3 tháng cuối bà bầu cần tăng 2-3kg/ tháng là hợp lý, bổ sung đủ canxi, sắt, axit folic cho sự phát triển trí não của trẻ, tránh ăn quá ngọt, quá mặn vì có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ, suy thận.

Vẫn phải khẳng định từ đầu là trí thông minh của trẻ do di truyền, thừa hưởng “gen” từ cha mẹ và do rất nhiều yếu tố khác tác động đến sau khi bé chào đời, ví dụ như giáo dục trẻ như thế nào, chơi với bé ra sao, giúp bé phát triển trí tuệ từng bước đúng cách… Việc phát triển trí thông minh của trẻ không thể “khoán” cho dinh dưỡng, càng không thể chỉ phụ thuộc vào dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ.

* Uống đủ nước.

* Không bỏ bữa, cách khoảng 4 giờ phải có một bữa ăn.

* Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân, tránh tăng quá nhiều hoặc tránh để thai nhi thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng trí não.

Dinh dưỡng căn bản của người mẹ vẫn là: Ăn đầy đủ các chất, chế độ dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten… Bạn lưu ý ở tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ tăng tới 6-7kg. Để đủ chất cho bé phát triển trí não cũng như đáp ứng được mức tăng cân, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức.

Mỗi ngày, bạn phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal như 3 tháng giữa, tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất là đừng bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng không nên quên rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn.

Thai phụ thường tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối mang thai. Vào cuối thai kỳ, trẻ sẽ nặng khoảng 3,0-3,4kg.

Đặc biệt, nên nhớ rằng trong 3 tháng cuối thai kỳ, tay chân bạn có thể sưng húp do tăng lượng máu lưu thông, nhưng triệu chứng này chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện ở mức độ “nhẹ nhàng”. Nếu việc thấy cơ thể sưng húp nhiều, tăng cân từ 2kg mỗi tuần thì cần gặp bác sĩ ngay.

Tăng cân đột ngột ở mức cao như thế thường là dấu hiệu mẹ bị huyết áp cao hoặc bé yêu bị nhiễm độc thai nghén. Cũng nên biết là một khi mắc phải huyết áp hay đái tháo đường do tăng cân quá nhiều, quá nhanh, bạn có thể khiến đứa con trong bụng bị ảnh hưởng sức khỏe, phát triển không bình thường.

– Canxi: Làm cho răng và xương chắc khỏe, ngoài ra hỗ trợ chức năng thần kinh. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày bạn cần khoảng 1.500mg canxi. Để có được canxi, nên uống nhiều sữa, ăn tép nhỏ, cá nhỏ lẫn xương.

– Chất béo: Đừng sợ lên cân mất dáng sau này đến độ hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể. Thực chất, như đã nói ở trên, chất béo không thể thiếu trong quá trình bé phát triển hệ thần kinh. Thai phụ cần 70-80g chất béo/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá.

– Chất sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là điều rất nguy hiểm cho mẹ trong 3 tháng cuối và giai đoạn sinh nở. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (nhất là rau bồ ngót), phủ tạng (tim, gan…). Bác sĩ cũng có thể cho bạn uống bổ sung viên sắt trong quá trình mang thai nếu như thấy lượng sắt đưa vào cơ thể qua dinh dưỡng không cung cấp đủ.

Axit béo giúp phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối khi bộ não của bé đang phát triển rất nhanh. Bạn có thể bổ sung axit béo vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối của mình như:

* Uống dầu cá theo hướng dẫn của bác sĩ.

* Dùng các loại hạt bí, hạt hướng dương để làm món “nhâm nhi”.

* Ăn các loại rau lá xanh như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh.

* Thêm dầu ăn vào các món ăn chế biến hàng ngày. Chọn dầu ô liu, dầu hướng dương hay dầu mè rất tốt.

* Ăn nhiều đậu phụ.

Nếu như bạn biết rõ các chất mình ăn / uống vào mang đến lợi ích gì cho bé yêu trong bụng ở 3 tháng cuối, chắc chắn bạn sẽ nhắc nhở mình chịu khó ăn hơn.

– Đạm (Protein): Chất đạm giúp hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng tế bào và tạo máu. Bạn có thể bổ sung đạm cho bản thân và bé yêu qua các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu, đậu phụ. Nhu cầu chất đạm của bạn trong tam cá nguyệt cuối cùng là 70g/ngày.

– Chất bột đường: Cung cấp năng lượng hàng ngày. Bạn hãy ăn cơm, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, mì… Ngoài ra, ăn thêm nhiều hoa quả để có được lượng đường tự nhiên, tốt cho cơ thể.

Tuyệt đối không được tự ý giảm ăn nếu không hỏi qua ý kiến bác sĩ vì đây là giai đoạn bé cần được cung cấp đủ năng lượng phát triển hoàn thiện.

* Thận trọng với vấn đề tiểu đường thai kỳ vì mẹ dễ mắc phải trong các tháng cuối nếu tăng khẩu phần ăn quá nhiều.

* Tránh ăn quá mặn để giảm áp lực cho thận.

* Tránh ăn các hàng quán ngoài đường không đảm bảo vệ sinh. Tránh các thực phẩm đóng hộp dễ có chất bảo quản.

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Sốt Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối

Thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu rất yếu khiến vi khuẩn, virus trong môi trường có thể xâm nhập dễ dàng. Khi cơ thể bị xâm nhập bởi vi khuẩn, virus sẽ dẫn đến các hiện tượng như ho, cảm lạnh, cảm cúm, thậm chí là sốt.

Ngoài ra, khi thai kỳ bước vào giai đoạn cuối, cơ thể sẽ có những chuyển biến để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Quá trình chuyển biến này cũng là điều kiện để cho vi khuẩn, virus dễ xâm nhập và gây bệnh dẫn đến sốt. Vậy sốt khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, thông thường vào giai đoạn cuối của thai kỳ mẹ bầu đã được kiểm tra tất cả các xét nghiệm để chẩn đoán những dị tật, hình dạng đầy đủ của thai nhi. Thời gian này, thai nhi sẽ bước vào giai đoạn tiếp tục phát triển và hoàn thiện để có đủ sức khỏe chuẩn bị cho một môi trường sống mới – môi trường bên ngoài.

Đây cũng chính là lý do khiến mẹ bầu bớt lo lắng về các nguy cơ có hại đối với thai nhi như sảy thai, sinh non,… Nhưng, cũng chính trong thời kỳ cuối thai kỳ này mẹ bầu dễ bị sốt do sức đề kháng yếu. Điều này khiến không ít mẹ bầu lo lắng.

Sốt virus khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, nếu chỉ là sốt thông thường, sốt nhẹ thì sẽ không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trường hợp bị sốt cao lên đến 39 độ C và cứ kéo dài mãi sẽ khiến tử cung bị co bóp và điều này dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Cho nên, mẹ bầu cần hết sức lưu ý, nếu bị sốt trong giai đoạn này cần tìm cách giải quyết ngay để không ảnh hưởng tới mẹ và bé.

Mặc dù, sốt virus khi mang thai 3 tháng cuối không quá nguy hiểm đến thai nhi nhưng khi phát hiện dấu hiệu sốt mẹ bầu vẫn cần đến bệnh viện để được thăm khám, tìm nguyên nhân và có hướng giải quyết hợp lý, đặc biệt là bị sốt vào những ngày cuối cùng của thai kỳ. Khi đó, cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuyệt đối không tự tìm biện pháp hạ sốt.

Trong trường hợp, nếu sốt khi mang thai 3 tháng cuối mà chưa thể đến bệnh viện gặp bác sĩ thì mẹ bầu có thể dùng thuốc giảm sốt tạm thời paracetamol. Đây là thuốc an toàn với mẹ bầu và giảm sốt hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không được quá lạm dụng vào thuốc mà thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn.

Hoặc mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để hạ sốt mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Trị sốt bằng lá tía tô hay lá xương sông từ lâu vẫn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo không gây ra bất cứ một tác hại nào.

Đầu tiên, mẹ bầu cần phải được sống trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ. Nên dùng khăn ướt lau mát người cho mẹ bầu thường xuyên để giảm nhiệt độ cơ thể, nhưng nên nhớ là không được thay quần áo thường xuyên vì khi cởi quần áo dễ bị nhiễm lạnh.

Khi lau cơ thể, cần lau bằng nước ấm 39 – 40 độ C và chỉ nên lau ở ngực, cổ, nách, bẹn. Lau liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm, chú ý không dùng nước lạnh hay nước đá lau cho người bệnh.

Bị sốt virus khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cũng cần liên tục được đo nhiệt độ cơ thể bằng cách dùng nhiệt kế để biết được nhiệt độ cơ thể là bao nhiêu.

Mẹ bầu khi bị sốt nên được ở môi trường không có gió, ở trong nhà không nên mở cửa sổ, nhất là khi đang có gió bên ngoài. Tuy nhiên, cũng cần có môi trường thông thoáng, nên chọn lúc không khí bên ngoài mát mẻ thì mở cửa cho thoáng.

Cần bổ sung nước lọc và trái cây nhiều trong lúc bị sốt để cung cấp đủ lượng nước đã bị mất do sốt. Những loại nước trái cây tốt cho mẹ bầu như nước cam vừa có tác dụng bổ sung nước, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Mẹ bầu bình thường đã không nên ăn quá nhiều đồ mỡ và mẹ bầu đang bị sốt khi mang thai càng không nên ăn.

Mẹ bầu cần dùng thuốc xịt mũi có tinh chát tự nhiên để giảm sốt.

Tỏi luôn được biết đến là nguyên liệu giúp phòng tránh cúm vô cùng hiệu quả. Cho nên, muốn ngăn ngừa nguy cơ bị sốt khi mang thai thì mẹ bầu nên ăn nhiều tỏi thậm chí là uống nước tỏi hàng ngày. Mẹ bầu có thể giã tỏi cho nát rồi hòa lẫn nước nóng để uống. Hoặc, dùng tỏi nấu lẫn thức ăn đều có công dụng ngăn ngừa sốt rất hiệu quả.

Gừng cũng luôn được biết đến là bài thuốc trị cảm cúm rất hiệu quả, nhất là người bị cảm lạnh. Khi mới đi ra ngoài về, mẹ bầu muốn ngăn ngừa sốt thì có thể pha 1 cốc nước gừng với đường đỏ và uống vào buổi tối là tốt nhất.

Kẽm cũng là thành phần không thể thiếu giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Cho nên, muốn ngăn ngừa sốt khi mang thai 3 tháng cuối thì mẹ bầu nên bổ sung thêm kẽm vào thực đơn hàng ngày. Những thực phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt nạc, các loại đậu, hạt hướng dương.

Vitamin C có khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Cung cấp đủ lượng vitamin C sẽ giúp cơ thể loại bỏ nguy cơ bị cảm cúm, cảm lạnh thậm chí là sốt. Cho nên, cần bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể bằng cách bổ sung thêm nhiều trái cây và rau xanh.

Đây là biện pháp rất quan trọng và nó giúp loại bỏ nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Nên tiến hành tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng là loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Với người mang thai lần kế tiếp, nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian tiêm phòng để có hiệu quả cao nhất.

Ngoài những cách phòng bệnh trên, muốn tránh trường hợp sốt khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần:

Uống nhiều nước mỗi ngày.

Dùng nước muối súc miệng mỗi sáng sau ngủ dậy.

Nên rửa mặt bằng nước lạnh vào buổi sáng.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, nhất là vào mùa lạnh.

Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

N.L.V (t/h)

Đau Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối

Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Đau bụng trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân. Có thể, mẹ bầu quá lo lắng nên thường cảm thấy đau bụng. Cũng có thể, do thai nhi đã lớn và thường xuyên đạp, gây đau, tức bụng cho mẹ.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối.

Sẽ không có gì lo lắng khi đau bụng xuất phát từ 2 nguyên nhân trên. Tuy nhiên, nếu mẹ đau bụng và kèm theo một số triệu chứng khác như đau ở hông hoặc bụng dưới, dạ dày co thắt, tiêu chảy, vỡ nước ối, âm đạo co thắt, đau lưng… Đây có thể là biểu hiện của sinh non. Mẹ nên nhớ, việc này có thẻ xảy ra bất cứ lúc nào từ tuần 24 đến tuần 37. Nhưng từ tuần 37 trở đi, rất có thể mẹ bầu sắp chuyển dạ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng khi mẹ bầu 3 tháng cuối đau bụng dâm dan thì không nên quá lo lắng.

Nguyên nhân nào gây đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối?

Trong 3 tháng cuối cùng, bụng của mẹ đã phát triển khá to, lưng ưỡn ra, khiến trọng lực đè nặng lê đôi chân và sống lưng, hai vú căng phồng. Mẹ bầu cũng có thể cảm thấy các cơn co thắt tử cung diễn ra thường xuyên hơn nhưng không đau. Nguyên nhân là cổ dạ con giãn nở mở đường cho em bé ra ngoài. Vì vậy, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn tiểu.

Cũng trong thời gian này, mẹ có thể cảm nhân dễ dàng những cú đá mạnh vào xương sườn và bụng. Tần suất đạp của thai nhi cũng nhiều hơn. Thỉnh thoảng, chân và tay bé dường như có thể chạm đến tận tử cung mẹ. Từ đó, hình thành những cơn đau bụng thưởng xuyên.

Khi cơn đau bất ngờ ập đến, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi. Nếu đau bên trái, mẹ có thể nằm nghiêm sang bên phải và ngược lại, chân gác hơi cao. Mẹ cũng có thể chườm túi ấm hoặc tắm nước ấm để giảm đau. Nếu cơn đau quá dữ dội và kéo dài, mẹ cần phải đến viện ngay lập tức.

Những lưu ý mà mẹ bầu 3 tháng cuối cần biết

Những cơ đau lâm râm xuất phát từ tần suất đạp của thai nhi thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để hạn chế các triệu chứng đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối mẹ cần chú ý đến cách đi đứng, ngồi làm việc hay đi ngủ.

– Mẹ cần tìm được tư thế ngủ thích hợp để có một giấc ngủ ngon, giúp mẹ nạp lại năng lượng. Nhiều bà mẹ loay hoay không tìm được thế ngủ phù hợp sẽ khiến mẹ mệt mỏi và khó chịu.

Mẹ bầu nên lựa chọn tư thế ngủ phù hợp.

– Trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, mẹ cần hạn chế sinh hoạt tình dục. Theo nghiên cứu, sau tuần thứ 36, bà bầu quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm gấp 2-5 lần nhóm bà bầu không quan hệ trong thời gian này.

– Ngoài ra, trong tinh trùng còn chứa chất prostaglandin. Chất này hết hợp với 1 loại hoocmon được thải ra trong quá trình ‘”giao ban” khiến dạ con co bóp. Mẹ bầu sẽ bị chuyển dạ sớm hơn.

– Mẹ bầu cũng cần cẩn thận trong việc đi lại để hạn chế những trường hợp không mong muốn xảy ra. Trong tháng cuối cùng, bụng mẹ bầu ngày càng lớn hơn, khả năng giữ thăng bằng của mẹ giảm dễ gây vấp, ngã.

Phù Chân Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối

Phù chân khi mang thai – Nguyên nhân thường gặp

Hầu hết các mẹ bầu đều có ít nhất một lần bị phù chân trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt, càng về cuối thai kỳ, tình trạng phù chân càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể tăng thêm 50%. Hơn nữa, lượng chất lỏng trong cơ thể cũng tăng lên và tích trữ ở nhiều vùng khác nhau. Sự tích nước này chính là nguyên nhân làm tay, chân của mẹ bầu dễ bị phù hơn.

Rất nhiều mẹ bầu bị phù chân khi mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt thứ 3

Ngoài ra, bà bầu bị phù chân cũng có thể do phải đứng liên tục trong thời gian dài. Vì khi đứng, lượng máu dồn về chân sẽ nhiều hơn bình thường, làm chân dễ sưng phù hơn.

Bà bầu bị phù chân – Cẩn thận sản giật!

Trong một số trường hợp, bà bầu phù chân tháng cuối có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật, một trong những vấn đề rất nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu thấy tình trạng phù chân đi kèm với những dấu hiệu sau:

Mặt, chân, tay sưng lên một cách bất ngờ.

Đau đầu dữ dội

Thị giác suy giảm, nhìn mọi vật bị nhòe, chói

Đau dữ dội dưới các xương sườn

Nôn mửa

Đặc biệt, những mẹ bầu thuộc nhóm sau đây nên chú ý đặc biệt đến tình trạng phù chân, hoặc sưng phù bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể:

Mẹ bầu lớn tuổi (trên 40 tuổi)

Chưa từng mang thai hoặc sinh con

Khoảng cách giữa 2 lần mang thai từ 10 năm trở lên

Thai đôi, đa thai

Gia đình, hoặc bản thân có tiền sử tiền sản giật

Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30

Bị cao huyết áp trước khi mang thai

Những cách giảm phù chân khi mang thai 3 tháng cuối

– Kê cao chân khi nằm: Cách này sẽ giúp giảm bớt lượng máu dồn xuống chân, hạn chế bớt tình trạng sưng phù. Khi ngồi, mẹ bầu cũng nhớ kê thêm ghế nhỏ dưới chân và thường xuyên nhúc nhích chân để không bị tê, mỏi.

– Tập luyện nhẹ nhàng: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là yoga không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai hiệu quả. Nguyên nhân là do khi mẹ tập luyện, lưu lượng máu trong cơ thể sẽ được điều hòa và cân bằng, không dồn quá nhiều vào phần tay chân.

– Mang giày phù hợp: Giày quá chật cũng khiến máu bị dồn về phía chân nhiều hơn. Mẹ bầu nên chọn những đôi giày bệt rộng rãi và thoải mái.

Ngoại trừ việc gây khó chịu, phù chân khi mang thai sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên hết sức lưu ý. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường đi kèm với triệu chứng sưng phù, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để có thể kịp thời điều trị.

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái Đặt tên cho con gái Đặt tên con trai hay

Đầy Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối

Nguyên nhân khiến mẹ bầu đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Do chế độ ăn uống bất hợp lý, mẹ bầu dung nạp nhiều thực phẩm khó tiêu, các loại đồ chua, thức ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng nhiều dầu mỡ.

Trong thời kì mang thai, hormone trong cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Cơ thể mẹ bầu sản sinh ra một số hormone khiến các cơ quan của hệ tiêu hóa mềm ra. Điều này làm quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm, acid dạ dày dư thừa và dễ trào ngược lên.

Tử cung giãn rộng tạo điều kiện cho thai nhi phát triển là nguyên nhân khiến cho dạ dày bị chèn ép, ruột không thể hoạt động tốt như bình thường. Do đó, bụng của mẹ bầu sẽ đầy chướng lên do lượng khí gas được sinh ra nhiều hơn.

Nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị đầy bụng có thể do sử dụng viên uống bổ sung sắt hay canxi.

Thói quen lười vận động cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở mẹ bầu thường đi kèm với các triệu chứng sau đây:

Rối loạn tiêu hóa cũng có thể là hệ quả của chứng chướng bụng đầy hơi ở mẹ bầu. Táo bón và tiêu chảy là hai vấn đề thường gặp, trong đó tình trạng táo bón thường phổ biến hơn.

Mẹ bầu thấy phần bụng trên của mình trở nên căng tức, khó chịu, có thể kèm những cơn đau bụng lâm râm, ợ chua, ợ khan…

Không có cảm giác đói, không thèm ăn, thậm chí là chán ăn cũng là những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu khi bị đầy bụng.

Cách khắc phục tình trạng đầy bụng cho mẹ Thiết lập lối sống khoa học

Tập thể dục, rèn luyện thân thể nhẹ nhàng mỗi ngày

Tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc

Tránh xa khói thuốc

Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi, stress

Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích

Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Uống nước chanh nóng giúp mẹ hạn chế được tình trạng đầy bụng hiệu quả. Mẹ bầu có thể cho một thìa nước cốt chanh pha vào ly nước ấm và thêm một chút muối rồi uống trước bữa ăn.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống nước nghệ tươi. Sau khi cạo sạch vỏ và xay nhuyễn 1 củ nghệ tươi, chỉ lấy nguyên phần nước cốt, hòa tan trong khoảng 100ml nước ấm và chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối.

Massage vùng bụng là giải pháp an toàn kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng căng cứng bụng và khó chịu vùng bụng ở mẹ bầu. Các mẹ chú ý sử dụng lực tay nhẹ nhàng khi massage để tránh phát sinh vấn đề ngoài ý muốn.

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Ăn các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như táo chín, chuối, lê…

Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh và trái cây

Uống đủ lượng nước, bổ sung sắt hay canxi

Hạn chế thức ăn cay nóng, đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn có nhiều chất phụ gia

Chia nhỏ bữa ăn ra thành 5 – 6 bữa trong ngày

Tránh việc ăn quá no hoặc quá nhiều

Chú ý nhai kỹ khi ăn.

Mẹ bầu đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối khi nào nên gặp bác sĩ?

Đầy bụng nếu không khắc phục được kéo dài diễn biến nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng. Tuy là tình trạng phổ biến nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Khi gặp biểu hiện sau mẹ nên đến ngay bác sĩ:

Có dấu hiệu tức ngực

Sụt cân nhanh

Tiêu chảy

Thay đổi màu phân hoặc tần suất đi ngoài

Sốt cao

Đau bụng.

Lưu ý:

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng dưới mọi hình thức mà không có chỉ định của bác sĩ

Tùy từng cơ địa mỗi người, những dấu hiệu trên đôi khi có thể là do các loại bệnh lý về đường tiêu hóa khác nghiêm trọng hơn.

Đầy bụng ở bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé yêu. Chính vì vậy, mẹ nên trang bị những kiến thức về dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt để đảm bảo sự phát triển cho thai nhi, cũng như giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên, mẹ bầu sẽ có những biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả nhất nếu gặp tình trạng đầy bụng.