Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Ngã / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Ngã Nên Làm Gì? Bà Bầu Cần Biết!

Tại sao mẹ bầu dễ bị ngã khi mang thai?

Khi mang thai, phụ nữ thường xuyên mệt mỏi trong người, đặc biệt trong 3 tháng đầu ốm nghén khiến cơ thể mẹ bầu chóng mặt, buồn nôn. Điều này khiến việc di chuyển hoặc vận động của chị em khó khăn hơn và đôi lúc vì hoa mắt, không cẩn thận nên rất dễ bị ngã. Với những mẹ bầu lần đầu mang thai chưa có kinh nghiệm lại càng dễ bị ngã hơn do không chú ý đến một số vấn đề.

Bên cạnh đó, khi mang thai mẹ bầu sẽ cảm thấy vướng víu về cơ thể khi kích thước bụng càng ngày càng lớn lên, khó khăn trong việc di chuyển nên dễ bị ngã. Mẹ bầu bị thay đổi trọng tâm về phía trước và khi làm việc hoặc đi đứng khó khăn khi đi trên những nơi có bề mặt không bằng phẳng. Đồng thời khi mang thai các khớp xương của mẹ bầu trở nên lỏng lẻo hơn do hormone ralaxin của thai kỳ khiến đôi chân không còn trụ vững như bình thường.

Hormone này có lợi cho bà bầu tron quá trình sinh nở. Vì nó khiến các khớp xương và các mô liên kết ở xương chậu và cổ tử cung giãn ra trong quá trình rặn đẻ. Chính vì thế nên các khớp xương lỏng hơn khiến mẹ bầu dễ bị ngã nếu bị tác động. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến mang thai 3 tháng đầu hoặc các tháng tiếp theo dễ bị ngã là do chị em quá mệt mỏi, căng thẳng nên thiếu tập trung trong di chuyển và vận động hoặc một số nguyên nhân nào khác nữa.

Mang thai 3 tháng đầu bị ngã nên làm gì?

Nếu mang thai 3 tháng đầu không may chị em bị ngã mà cảm thấy cơ thể bất ổn như bị chảy máu trong, co thắt tử cung, thai nhi chuyển động giảm hoặc đau buốt… dù nặng hay nhẹ đều phải đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra nhịp tim, siêu âm thai nhi để đưa ra kết luận có dấu hiệu gì ảnh hưởng thai nhi hay cơ thể mẹ không.

Trường hợp mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đau đớn kéo dài, bị xuất huyết hoặc cảm thấy giảm chuyển động của thai nhi thì nên lập tức báo ngay triệu chứng của mình cho bác sĩ chuyên khoa để họ tiến hành các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Thêm vào đó, mẹ bầu nên mang giày bằng phẳng, thoải mái chân, đi chậm rãi, vịn vào những nơi an toàn khi vận động, di chuyển hoặc nhờ người thân giúp đỡ nếu khó khăn trong việc đi đứng.

Nếu mang thai 3 tháng đầu hoặc bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ chị em bị ngã dẫn đến gãy xương cần phải điều trị bằng tia X-quang hoặc mổ thì chị em cần báo cáo với bác sĩ tình hình hiện tại của mình để có phương pháp chữa trị phù hợp nhất:

Nếu bắt buộc phải điều trị bằng tia X-quang thì mẹ bầu cần đảm bảo vùng chậu và vùng bụng phải được che chắn cẩn thận, tuyệt đối không để tia X-quang chiếu vào thai nhi.

Nếu tình trạng gãy xương của mẹ bầu không quá nghiêm trọng thì hạn chế việc sử dụng thuốc gây mê vì nó sẽ ảnh hưởng mẹ và thai nhi về sau. Nếu dùng thuốc giảm đau thì chỉ nên dùng ở một liều lượng nhất định và hạn chế tối đa nếu không thật sự cần thiết.

Nếu mẹ bầu buộc phải dùng thuốc gây mê để điều trị gãy xương thì thai nhi cần phải được theo dõi một cách chặt chẽ. Sau khi đã điều trị xong mẹ bầu cần cẩn thận nhiều hơn nữa, không được chủ quan trong việc đi đứng. Trước khi vào nhà hoặc bất kỳ nơi nào tối thì nên bật đèn trước khi vào và nhờ người thân bật để đảm bảo an toàn hơn. Chú ý khi đi đứng trên sàn nhà trơn trượt, đặc biệt là sàn trong nhà vệ sinh, nhà tắm…

Thường phụ nữ mang thai thường bị chóng mặt, hoa mắt nên dễ bị ngã nên cần lưu ý hơn trong việc nghỉ dưỡng. Chị em cần có tư thế nằm đúng, nằm nghiêng sang trái ngủ và kê một chiếc gối mỏng ở hông. Như vậy các mạch máu được lưu thông tốt hơn, nằm ngửa sẽ khiến các mạch máu bị chèn ép không lưu thông được nên gây ra thiếu máu lên não và chóng mặt.

# 1Bị Ngã Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Không?

Bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu dù vì lý do gì cũng sẽ khiến mẹ bầu không khỏi hoang mang. Vậy trường hợp này có thật sự nguy hiểm, khi nào mẹ bầu cần tới bệnh viện? bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu

Bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Khi mang bầu, cơ thể mẹ bầu dần trở nên nặng nề, mệt mỏi. Vì lý do nào đó mà mẹ bầu bị té ngã mà không đạp bụng bầu xuống đất hoặc bị vật nặng đè lên bụng bầu thì thường không gây bất kì ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến thai nhi.

Trên thực tế, thai nhi nằm trong túi ối, được bao bọc và bảo vệ bởi chất lỏng trong túi ối cũng như lớp màng khá dầy. Điều này sẽ giúp thai nhi được an toàn và chịu được một số tác động ở những mức độ lực nhất định. Hầu hết các trường hợp thai nhi chỉ bị tổn thương nếu phải chịu một cú va chạm rất lớn là mạnh.bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu

– Chảy máu âm đạo.

– Đau bụng dữ dội.

– Co thắt tử cung bất thường.

– Thai nhi giảm chuyển động…

Việc thăm khám sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy an tâm hơn, đồng thời nếu có bất thường, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương hướng xử trí phù hợp nhất.

Ngoài ra, cú ngã khiến mẹ bầu gặp những tổn thương nghiêm trọng dù không phải ở vùng bụng như gãy xương thì cũng cần hết sức lưu ý. Bởi trong quá trình thăm khám, xử trí có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai như sử dụng tia X – quang, dùng thuốc giảm đau, thuốc gây mê… Vì vậy, mẹ bầu cần tuyệt đối thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Cách phòng tránh bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu

Để hạn chế tình trạng bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần:

– Lựa chọn các loại giày, dép có đế bằng, thấp, đúng kích cỡ. Chọn các loại giày dép có độ ma sát lớn để tránh trơn trượt, nhất là vào mùa mưa.

– Khi đi lên xuống cầu thang cần bám vào tay vịn. mang thai tháng đầu bị ngã

– Khi đi vào nhà vệ sinh hoặc phòng tắm cần mở đèn sáng và chú ý bước chân, đi dép để tránh trơn trượt.

– Khi đi bộ cần đi chậm, trên vỉa hè hoặc sát lề đường, đi vào những đường bằng phẳng, đủ ánh sáng.

– Khi thấy hoa mắt, chóng mặt cần đứng lại và ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, đồng thời gọi người đến trợ giúp. Không nên cố gắng bước đi tiếp.

– Không nên thay đổi tư thế đột ngột.

Tóm lại, khi bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân, nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu cũng cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp.

Mang Thai Tháng Thứ 7, Mẹ Bị Ngã Phải Làm Sao?

Trong thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều được dặn dò nên cẩn thận trong việc đi đứng, sinh hoạt cá nhân… Thế nhưng tôi lại bị ngã khi mang thai tháng thứ 7, liệu điều này có ảnh hưởng xấu đến con tôi? Có phải việc mang thai làm cho mẹ dễ bị vấp ngã hơn?

Mẹ bị té ngã ư? Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ ba, có rất nhiều yếu tố phối hợp với nhau khiến cho mẹ dễ bị chúi nhũi như vậy.

Khả năng giữ thăng bằng của mẹ đã không còn hoàn hảo như trước.Mang thai tháng thứ 7 trở đi, bụng mẹ lớn lên làm cho trọng lực trọng tâm của cơ thể bị đẩy về phía trước nên mẹ chẳng thể linh hoạt và giữ thăng bằng tốt.

Sự lỏng lẻo, bất ổn định của các khớp, sẽ làm cho mẹ trở nên vụng về hơn và khiến mẹ dễ ngã sấp xuống, đặc biệt là những cú chạm bụng xuống mặt đất.

Mệt mỏi khi mang thai cũng có thể là “thủ phạm” khiến mẹ bị té ngã. Mẹ dễ ưu tư và hay mơ mộng hơn, cũng như việc mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn thấy được chân của mình do bụng to – tất cả những đều vừa kể ở trên đều khiến cho mẹ dễ vấp bậc thềm hay trượt té.

Thai nhi có sao không nếu mẹ bị ngã?

Mặc dù khi bị té ngã như vậy sẽ để lại cho mẹ nhiều vết trầy xước và bầm tím trên da (đặc biệt mẹ sẽ bị bầm tím và dễ tổn thương về tinh thần nếu bị té chốn đông người), nhưng thai nhi thực sự rất hiếm khi phải chịu tác động gì từ sự vụng về này của mẹ.

Tại sao ư? Bởi thai nhi được bảo vệ bởi hệ thống hấp thụ rung động tinh vi nhất thế giới, bao gồm nước ối, màng nhau dẻo dai, cơ tử cung rắn chắc và đàn hồi tốt, khoang bụng cứng cáp, được bao phủ bởi lớp cơ và xương.

Nếu như hệ thống này bị xuyên thủng hoặc thai nhi trong bụng bị tổn thương, thì hẳn là mẹ đã bị chấn thương rất nghiêm trọng, và khi tình huống này xảy ra chắc chắn mẹ sẽ được đưa đến bệnh viện ngay rồi.

Mẹ bầu 7 tháng lỡ bị té ngã phải làm gì?

Khi mang thai tháng thứ 7, dù chỉ là một cú ngã nhẹ nhưng cần đảm bảo rằng mẹ đã ổn.

Sau khi bị ngã, mẹ hãy cố gắng ngồi xuống và nghỉ ngơi một chút, ngưng mọi việc mẹ đang làm (làm việc hoặc mua sắm), dùng một tách trà tại một quán nước gần đó nếu đang ở ngoài, hoặc ngồi trên ghế sofa nếu như đang ở nhà.

Xuất huyết ra nước ối âm đạo.

Nhận thấy thai hoạt động ít hơn hẳn

Bụng cứ đau liên tục, kéo dài một khoảng thời gian sau khi té ngã (bỏ qua cơn đau nhỏ mẹ có thể cảm nhận ngay sau khi té, có thể đó là do bị căng một chút khi té).

Phòng tránh té ngã trong thai kỳ

Hãy cẩn thận vào mùa mưa. Trời mưa đường xá rất trơn và việc té ngã rất dễ xảy ra, mẹ nên cẩn thận.

Thận trọng khi tắm hoặc đi toilet. Khi đi toilet hoặc vào nhà tắm nên mở đèn trước khi bước vào, và đặc biệt cần chú ý sàn nhà vì thông thường sàn toilet hoặc nhà tắm rất hay ướt và dễ bị té ngã nếu mẹ không cẩn thận.

Mang Thai Tháng Thứ 3 Bị Đau Đầu

Khi mang thai tháng thứ 3 mà đau đầu dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật

Việc đau đầu khi mang thai tháng thứ 3 bạn cũng đừng nên xem thường mà để ý tới. Khi mang thai tháng thứ 3 mà đau đầu dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Nguyên nhân dẫn đến đau đầu khi mang thai tháng thứ 3

– Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất sự thay đổi, sự gia tăng các hoocmon bên trong cơ tiết ra làm cho người mẹ mệt mỏi, dẫn đến đau đầu.

– Trọng lượng tăng, bà bầu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, làm bà bầu căng thẳng

– Mất nước: Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể đi tiểu thường xuyên hơn, mất nước do nôn mửa. Bà bầu cần nhiều nước hơn khi bà bầu đang mang thai.

– Đường huyết dao động: lượng đường máu dao động khi cơ thể bà bầu đang cố gắng để cung cấp glucose cho em bé.

– Stress: tiếng ồn, nhiều căng thẳng trong công việc có thể gây ra nhức đầu.

Ngoài ra, chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ, là tác nhân gây đau đầu: sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá không chỉ gây dị tật bẩm sinh mà còn gây đau đầu khi mang thai cho các mẹ

Đau đầu có ảnh hưởng đến thai nhi tháng thứ 3 hay không?

Thực tế, nhiều thai phụ thường bỏ qua triệu chứng đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối,nhưng đây là triệu chứng báo hiệu nhiều nguy cơ tiềm ẩn tới thai nhi:

Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu: Báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, tiền sản giật thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kì. Những phụ nữ trên 40 tuổi thì nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn khoảng từ 2-3 lần. Bệnh này thường phối hợp cùng với các bệnh cao huyết áp, phù, xuất hiện protein trong nước tiểu. Tuy nhiên không ngoại trừ có mẹ bầu bị tiền sản giật nặng và kéo dài, càn được theo dõi. Lúc này thậm chí chứng đâu đầu khi mang thai 3 tháng cuối cũng rấ nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Làm giảm chất lượng cuộc sống: nếu bạn bị đau đầu trong thai kì, khiến bạn luôn mệt mỏi, bị những cơn đau đầu hành hạ, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và con.

Bí quyết giảm đau đầu cho bà mẹ mang thai 3 tháng đầu

Sử dụng những kĩ thuật giúp thư giãn: Thiền, sự liên hệ suy tưởng, yoga, tự thôi miên rất hữu ích cho bạn để giảm stress, đau đầu; Mát xa cổ vai lưng: sự thả lỏng cơ thể, cảm giác thoải mái sẽ giúp bạn giảm được những mệt mỏi vùng cổ, vai, lưng. Nếu có điều kiện, bạn nên tìm tới tiệm spa có dịch vụ mát xa dành riêng cho bà bầu hoặc nhờ tới “bàn tay vàng” của ông xã.

Mang thai tháng thứ 3 ngồi thiền

– Nghỉ ngơi đầy đủ: trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu, cơ thể chị em phải đối diện với những thay đổi chóng mặt do đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Cố gắng chợp mắt một lúc vào buổi trưa sẽ giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bị đau nửa đầu, các mẹ nên cố gắng ngủ trong một căn phòng yên tĩnh, tối mờ.

-Tránh thức khuya hay ngủ quá nhiều thay vào đó đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Khi thấy công việc nhà quá nhiều, chị em nên chủ động nhờ chồng và người thân giúp đỡ.Tập thể dục thường xuyên: Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm tần suất và mức độ đau đầu. Bởi vậy chị em nên ghi danh vào các lớp học yoga, thiền dành riêng cho bà bầu. Vài phút đi bộ loanh quanh nhà, công viên, vừa hít thở không khí trong lành, vừa thư giãn lại tốt cho sức khỏe cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ.

– Đừng để mình quá khát hoặc quá đói: Để ngăn lượng đường giảm trong máu (nguyên nhân chung dẫn tới việc đau đầu), bạn nên ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn. Nếu như bạn thường xuyên di chuyển, bạn nên mang theo những thức ăn nhanh như bánh quy giòn, hoa quả, sữa chua.

– Sự thả lỏng cơ thể, cảm giác thoải mái sẽ giúp bạn giảm được những mệt mỏi vùng cổ, vai, lưng. Nếu có điều kiện, bạn nên tìm một trung tâm mát xa cho bà bầu chuyên nghiệp.Quan tâm đến chế độ ăn uống: Các bác sĩ khuyên rằng khi mang bầu, chị em nên cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước (có thể thấy qua màu nước tiểu, màu nước tiểu càng đậm, vàng thì càng thiếu nước) nhằm hạn chế nguy cơ đau đầu.

Ngoài ra, các mẹ nên cố gắng chia nhỏ bữa ăn và mang theo các loại snack như hoa quả khô, các loại hạt trong túi để có thể “ứng phó” với mọi hoàn cảnh. Giảm dần và hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffein hay chất cồn là cách giúp chị em tránh xa những cơn đau như muốn nổ tung đầu.

Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Táo Bón

Táo bón thường gặp vào 3 tháng đầu cũng như 3 tháng cuối khi mang thai. Đây là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu nhất, nhưng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là có thể giúp giải quyết táo bón một cách hiệu quả.

Tại sao mang thai 3 tháng đầu dễ bị táo bón?

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón là hormon progesterone, nó được tạo ra với lượng lớn từ nhau thai vào gần cuối thai kì thứ nhất. Một trong những tác dụng chính của progesterone là giãn các cơ trơn, đảm bảo cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, progesterone làm giảm tần số và cường độ của các cơn co thắt ruột, khiến vận chuyển trong ruột chậm hơn, giúp tăng cơ hội hấp thu các chất dinh dưỡng và chất lỏng từ thực phẩm.

Kết quả là, khối chất thải trở nên khô cứng, kết hợp với việc di chuyển khó khăn, khiến thai phụ không thể đi vệ sinh thường xuyên.

Chính vì vậy mà mang thai 3 tháng đầu rất dễ bị táo bón. Một số mẹ bầu đã có trải nghiệm không đi vệ sinh sau 5 ngày hoặc nhiều hơn.

Việc bổ sung một số chế phẩm chứa sắt có thể làm cho mẹ bầu gặp tình trạng táo bón hoặc làm táo bón trở nên nặng hơn.

Thời gian đầu mang thai, các mẹ thường khá cẩn thận trong việc đi lại. Nhiều mẹ thậm chí rất ít vận động, dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi trên giường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón khi mới mang thai.

Trong thời gian này, hầu hết các mẹ đều bị ốm nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, các chất dinh dưỡng cũng vì thế mà được hấp thụ ít hơn, đặc biệt là chất xơ. Từ đó dẫn tới táo bón.

Tâm lý lo lắng về các vấn đề khi mang thai như sẩy thai, hay việc sẽ trở thành một bà mẹ, hoặc bất cứ điều gì khác cũng có thể gây ra táo bón.

Nếu bạn dễ bị táo bón trước khi mang thai, rất có thể nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thai kì, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai.

Làm thế nào để ngăn ngừa mang thai 3 tháng đầu bị táo bón?

Ít nhất là 6 – 8 ly mỗi ngày. Khi bạn uống đủ nước, nó giúp phân trở nên mềm và di chuyển dễ dàng hơn.

Uống một cốc nước chanh ấm khi thức dậy vào buổi sáng trước khi ăn.

Bắt đầu mỗi bữa ăn với rau hoặc trái cây:

Trái cây tươi, chẳng hạn như cam, bưởi, quýt và nho.

Mận khô

Rau xanh: cần, cải xoong, cải bắp

Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên cám

Các loại đậu (Psyllium trong hạt từ đậu, có thể có hiệu quả đối với táo bón, đặc biệt nếu bạn có hội chứng ruột kích thích (IBS). Psyllium chứa chất nhầy, giúp tăng lượng phân).

Đồng thời, mẹ bầu cần tránh uống trà, cà phê và nước ngọt có ga. Vì chúng có chứa caffeine có thể làm mất nước và làm tình trạng táo bón tồi tệ hơn.

Các bữa ăn chính có thể làm quá mức đường tiêu hoá của bạn, dẫn đến ùn tắc vận động của ruột, khiến táo bón dễ xảy ra. Hãy thử ăn sáu bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa chính. Điều này không chỉ giúp hạn chế tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón mà còn giúp mẹ bầu giảm đầy hơi nữa.

Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ đậu, cám, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi và rau xanh. Chất xơ vừa hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất vừa giúp giảm táo bón (không chỉ táo bón trong 3 tháng đầu mang thai mà còn táo bón trong suốt cả thời gian thai kì).

Thực phẩm có nhiều chất xơ – đặc biệt là trái cây, rau, đậu, đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm táo bón hiệu quả. Hãy thử những trái cây tươi như mận, táo, cam và lê.

Các loại rau giàu chất xơ có thể được tiêu thụ dưới dạng súp, salad… Bạn có thể lựa chọn cà rốt, các loại hạt, các loại đậu, rau xanh… kết hợp với trứng – dạng protein dễ tiêu hóa.

Đồng thời, mẹ bầu nên kết hợp giữa chế độ ăn giàu cám với uống nhiều chất lỏng. Vì cám sẽ làm tăng số lượng phân, nếu kết hợp với tình trạng thiếu nước, sẽ khiến việc di chuyển của phân trở nên khó khăn hơn.

Đi bộ, bơi lỗi, đạp xe hay các lớp thể dục dành cho bà bầu đều rất có ích trong việc ngăn ngừa và hạn chế việc bị táo bón khi mang thai. Các mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi khi hoạt động thể chất, tuy nhiên đi bộ 5-10 phút sau bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa mang thai 3 tháng đầu bị táo bón và các bệnh về thai nghén khác.

Chú ý thời gian và cách bạn đi vệ sinh, chẳng hạn:

Cố gắng đi nhà vệ sinh vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh.

Không nhịn đi vệ sinh, hãy đi tiêu ngay khi cảm thấy có cảm giác

Tư thế ngồi xổm tốt hơn cho việc đi tiêu, tuy nhiên nếu ngồi bệ bệt các mẹ có thể kê một chiếc ghế dưới chân. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại ghế kê chân để đi toilet nhằm tạo tư thế ngồi xổm.

Khi đi vệ sinh, hãy hít sâu, sau đó thở ra để cơ sàn chậu được thư giãn. Đồng thời các mẹ giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong trường hợp chưa thể đi tiêu ngay.

Các chất bổ sung làm giảm táo bón

Viên sắt có thể giúp điều trị tình trạng thiếu máu, nhưng có thể khiến bà bầu bị táo bón. Có thể thay thế dạng sắt khác nếu dạng sắt đang dùng làm tình trạng táo bón của bạn nặng thêm.

Sắt dưới dạng lỏng có thể ít gây táo bón hơn. Việc đổi thuốc nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Hãy hỏi bác sĩ về việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn. Đảm bảo theo bổ sung từ từ, từng ít một, để cơ thể quen với việc này.

Men vi sinh có thể giúp làm giảm hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón, nhưng vẫn cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. Sữa chua là một nguồn bổ sung probiotics tốt.

Nếu táo bón nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc nhuận tràng

Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn, phụ thuộc vào thuốc

Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi việc thay đổi chế độ ăn cũng như thói quen không có hiệu quả

Khi uống thuốc, cần uống thật nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.

Sử dụng thuốc nhuận tràng ở phụ nữ có thai

Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.

Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân

Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.

Cảnh báo

Bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc không kê đơn) mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ

Isilax Mamma – Thảo dược châu Âu giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón

Táo bón là hiện tượng mà 40% mẹ bầu gặp phải, nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, mẹ bầu không thể tùy tiện sử dụng thuốc bởi thuốc có thể thấm qua nhau thai gây ảnh hưởng tới thai nhi, tùy từng loại thuốc mà mức độ ảnh hưởng này ít hay nhiều.

Vậy có cách nào để ngăn ngừa mang thai 3 tháng đầu bị táo bón cho mẹ bầu vừa an toàn mà lại hiệu quả không? Câu trả lời là Có, và đó chính là Isilax Mamma.

Isilax Mamma là chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú.

Không chỉ ngăn ngừa táo bón, Isilax Mamma còn hỗ trợ điều trị táo bón ở bà bầu một cách hiệu quả. Bởi, thành phần của Isilax gồm:

Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.

Dịch chiết Mận và Kiwi: bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.

Inulin: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.

Pectin táo: tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.

Chính vì vậy, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.

Nếu có bất kì câu hỏi nào về sản phẩm Isilax Mamma, các mẹ có thể liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn giải đáp rõ hơn nhé. Đồng thời để tìm hiểu thêm về hiện tượng táo bón ở bà bầu cũng như hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón, các mẹ có thể tham khảo các bài viết cùng chủ đề tại website của chúng tôi hoặc gửi câu hỏi tư vấn, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.